Chương 43

     Ngày 9 tháng 12, 1977 Lance lên 7 tuổi. Sáng này tôi dậy sớm, để kem lên mấy cái bánh ngọt cho Lance đem đến trường chia với bạn trong lớp. Còn tôi đâu có biết nó là vị cứu tinh của tôi trong những giờ phút rối beng này. Tôi còn dẫn Lance ra công viên Regent Park gần nhà liệng banh, thấy Frisbee, đi cầu tượt khi rỗi rảnh. Tội nghiệp má tôi: bà không tìm được một thứ tiêu khiển nào. Má tôi ngồi trong nhà may cái áo, cái khăn, nấu nồi cơm. Suốt ngày chỉ có bây nhiêu việc làm, trong khi thêu dệt tương lai với ba tôi ở một nơi nào tự do, không có bóng hình Cộng sản đe doạ. Chúng tôi chắc chắn 99% là ba tôi sẽ qua Luân Đôn, nhưng không biết chừng nào. Đó là câu hỏi mà Bộ tư pháp hỏi Bill ngày một, vì họ phải bắt Trương Đình Hùng và Ronald Humphrey càng sớm càng tốt, phòng khi động tĩnh, hai tên gián điệp này chuồn đi mất.
Đại sứ Võ Văn Sung gọi cho tôi biết là ba tôi đã rời Hà Nội tối hôm qua để bay qua Moscow. John và tôi gặp Rob và Bill, cho họ hay ngay để họ chuẩn bị. Điều này chứng tỏ toà đại sứ Hà Nội tại Luân Đôn chỉ là văn phòng đại diện cho Hà Nội chớ chưa có đại sứ. Mọi tin tức quan trọng về chuyến đi của ba tôi đều được thông qua đại sứ Võ Văn Sung. Đây cũng là một chi tiết quan trọng cho CIA. Toà đại sứ chưa có đại sứ, thì vấn đề canh gác an ninh cũng chưa được hoàn hảo, nhờ vậy CIA có thể cho chuyên viên của CIA “bảo trì” toà đại sứ với những máy móc tối tân của ngành gián điệp.
Một hôm, sau khi họp xong với FBI và CIA, trên đường về nhà, tôi đi ngang tiệm Selfridge's, cửa tiệm đã chưng bày hàng hoá Giáng Sinh. Tôi sực nhớ, lễ lộc năm nào cũng là những dịp buồn im lặng trong đời tôi. Ngày chúng tôi theo ba tôi vô vùng kháng chiến, trong khu không có Tết, chỉ có mừng sinh nhẹt Hồ Chí Minh, mừng thắng trận, mừng đồng chí của ba tôi từ ngoài Bắc vô Nam mà thôi. Rồi năm 1954, ba tôi đi tập kết, hẹn “Tết ba sẽ về”. Mười chín năm sau, Tết đến rồi Tết đi, hứa hẹn rồi lỗi hẹn. Tóc của má tôi thay mầu; bướm không bay trong bụng mỗi lần tôi nghe Tết đến nữa. Mai vẫn nở. Tôi lớn lên rồi, đám con trai vẫn rủ chúng tôi ra vườn hái mai đem về lấy hên cho năm mới. Nhưng gần hai mươi năm, không có cành mai nào đem may mắn tới. Tết Mậu Thân, tôi và má tôi mua hai chậu mai để trước cửa thềm nhà, thì đem giao thừa súng nổ, đạn bay, Việt Cộng tấn công. Tôi nhớ hoài, đêm đó nắm dưới sàn mà má tôi nói: “Mình có trồng một vườn mai cũng không may mắn nổi với Việt Cộng đâu”. Lâu lắm rồi, với tôi, lẽ Tết là biểu tượng của thất vọng và phản bội.
Giáng Sinh tới, thành phố tập nập người đi mua sắm; xe taxi không có, còn xe bus thì chật cứng, nên tôi đi bộ về nhà. Nhưng đúng hơn, tôi chưa muốn về nhà, hay là không dám về nhà gặp má tôi. Biết nói gì đây, khi tôi biết trong bụng má tôi vừa mừng vừa trách, tại sao tôi đồng ý hợp tác với FBI. Làm con, tôi đâu dám ngồi xuống nói cái câu “Tự do nó có cái giá của nó”. Má tôi đã sống nhiều, đã qua biết bao nhiêu thử thách, khỏi cần nhắc, má tôi cũng biết giá trị của tự dó. Tôi đi bộ về phía nhà thờ St. Marks. Đêm nào tôi cũng cầu trời, xin Chúa cho tôi sức mạnh, cho tôi trí tuệ để vượt qua những khó khăn. Vì vậy, tôi không gì tốt bằng vô ngay nhà của Chúa cần nguyện; tôi là khách, chắc Chúa sẽ sẵn sàng giúp tôi. Bốn mươi lăm phút tôi rời nhà thờ, đi thẳng về nhà, vừa đi vừa nhớ lại đôi mắt dịu hiền của đức mẹ Maria lúc nãy trong nhà thờ nhìn tôi.
Chiều hôm đó tôi gọi “đồng chí” Lại Xuân Chiểu, cho ông biết là ba tôi sẽ rời Sài gòn sáng thứ Bảy. Ông sửng số vì tại sao tôi biết lịch trình của ba tôi trước ông. Lợi dụng lúc ông đang lúng túng, tôi cho ông biết là vợ chồng tôi sẽ ra phi trường đón ba tôi. Nhưng ông không đồng ý, nói liền:
- Không. Đó là bổn phận chúng tôi phải ra phi trường đón khách của toà đại sứ. Ngay bây giờ, chúng tôi không có phương tiện chuyên chở, nhưng chúng tôi sẽ đi mượn xe.
- Sao làm rắc rồi như vậy? Chúng tôi sẵn có xe nhà, anh để chúng tôi rước ông cụ! - Tôi nói.
Tôi không muốn làm phiền anh đồng chí ày, nhưng theo kinh nghiệm mấy tháng nay với cán bộ cộng sản, chuyện gì tôi cũng phải tranh đấu dù nhỏ nhặt, chớ không thì sẽ bị nắm đầu nắm thóp khi có đại sự. Tôi không để Lại Xuân Chiểu xỏ mũi bắt tôi theo họ “cho đúng lệ nhà nước. Bên kia đầu dây, không nghe “đồng chí” Chiểu trả lời, nhưng tôi kiên nhẫn đợi.
- Như vậy không đúng luật của chúng tôi, nhưng tôi không biết tính sao cho ổn. - Chiểu nói.
- Tôi xin hứa sẽ đưa ông đại sứ của anh về nhà an toàn. Tôi hứa khi rước ông đại sứ về tới nhà, tôi sẽ gọi cho anh hay. Nhờ anh cho tôi số điện thoại của toà đại sứ Việt Nam ở Mạc Tư Khoa đi?
Tôi đỏi sang chuyện khác thật nhanh, để ông không kèn cựa vấn đề ai rước ba tôi ở phi trường. Mắc mưu tôi, “đồng chí” Chiểu hỏi:
- Chị không có số đó sao?
- Để không mất thì giờ đi tìm, anh cho tôi số điện thoại bên đó đi, để tôi hỏi cho chắc chắn giờ chuyến bay của ba tôi.

*

Tối hôm sau, Rob và Bill lại tới nhà tôi nữa, mặc dầu hai bên là thoả thuận trước, là kể từ ngày biết ba tôi rời Sài gòn, CIA và FBI tuyệt nhiên không được lui tới nhà tôi. Sở dĩ chúng tôi đi đến quyết định đó, là vì chúng tôi tin rằng nhân viên của toà đại sứ Hà Nội tại Luân Đôn sẽ cho người thăm dò khu nhà tôi ở và có thể luôn cả nhà tôi, để giứ ăn ninh, để bảo vệ ông đại sứ của họ. Tôi cũng nói với Rob và Bill rằng, theo kinh nghiệm của tôi, các nhân viên tình báo của Việt Nam có trường Orly, hầu như tất cả mọi người, trừ mấy ông bà già, đều phải mở hành lý cho nhân viên quan thuế kiểm soát. Trong khi loay hoay mở cái va-li lớn và nặng trĩu trước mặt nhân viên quan thuế, tôi suy nghĩ lưng tung kiếm một lý do giải thích về hai bao thơ đầy những bí mật quốc gia. Tôi sẽ khai, tôi là sinh viên về khoa học chánh trị, nghiên cứu về nhân chủng học và Việt Nam là môn chánh của tôi. Nếu không tin, họ có thể làm khó dễ tôi. Lúc đó, tôi phải kêu điện thoại khẩn cấp cho CIA; chúng tôi chưa bao giờ đề cập tới chuyện khẩn cấp này.
Bao nhiêu lo lắng từ nãy giờ uổng sức, vì nhân viên hải quan chỉ hỏi biên lai của cây thuốc lá Black Russian tôi mua cho đại sứ Võ Văn Sung; tôi nghe anh Thái nói ông thích thuốc lá hiệ đặc biệt này.
Một tiếng đồng hồ sau, taxi đậu ngay trước cửa khách sạn Intercontinenlal. Người gác cửa mau mắn tới mở cửa taxi cho tôi ra phía sau đón lấy va-li của tôi từ tay người tài xế. Tôi mệt lả người, nhưng phải ghé qua cái quầy để ghi tên, lấy phòng. Mùi thơm từ phòng ăn bay ra làm tôi đói bụng. Ăn thì tôi chờ được, nhưng bây giờ tôi cần đi ngủ, vì suốt 24 tiếng đồng hồ tôi làm việc không ngưng.
Gián điệp cần ngủ kỹ mới tỉnh táo để chuẩn bị tinh thần. Trước mặt những cán bộ cộng sản, tôi là “phe ta” của họ, tôi phải suy nghĩ như họ để nói bằng ngôn ngữ của họ. Như con cắc ké, tôi chuyển từ một người con gái Việt Nam da vàng ngạo nghễ qua một người đầy tớ của đảng và nhà nước.
Một giờ trưa, Rob gọi điện thoại. Anh hỏi:
- Tôi có đánh thức bà không vậy?
- Có chớ sao không!
Tôi trả lời quạu đeo. Hồi con ở nhà, má và chị em, ai cũng biết cái tánh xấu của tôi, nên một lần tôi nhờ bất cứ ai trong nhà đánh thức giùm, không ai thêm nhận việc đó. Mà tôi hay nói “đưa nào dại lắm mới đánh thức cọp”.
Nhưng rồi tôi thức dậy, sửa soạn để bắt đầu công tác. Theo quy tắc, Rob luôn luôn gặp tôi xem có gì thay đổi bất thường trong chương trình của tôi không. Hai mươi phút sau đó, tôi gặp anh vài ba phút rồi tôi bắt đầu chuyến đi Paris bằng một bữa ăn trưa trong một quán café xinh xắn ở Rue de Rivoli; sau taxi đi thẳng tới gặp Phan Thanh Nam.
Trước khi ra khỏi phòng, tôi đã tìm nơi an toàn để giấu ba cái bao thơ. Cái duyên, là nhờ khách sạn đang sửa chữa, máng quần áo có một lỗ trống nhỏ đủ để người thợ điện bò vào mở miếng ván tạm đậy lỗ trống trong bức tường, thì phía trong tối như như đêm, dây điện chẳng chịt. Tôi nghĩ, hôm nay là ngay Chúa Nhứt không có thợ nào làm việc. Tôi để ba cái bao thư trong đó, rồi đậy lỗ trống lại, rồi đem quần áo trong va-li máng đầy lên.
Tôi cố ý chớ không phải vô tình mà không báo cho Phan Thanh Nam biết giờ nào tôi đến gặp ông. Ông chỉ được báo khoảng thời gian từ 20 tới 25 tháng Tư tôi sẽ tới Paris. Tôi muốn Nam làm gì trong một buổi chiều Chúa Nhựt. Nếu ông vẫn ở nhà, thì tôi có thể gặp bất cứ ai trong cơ quan đó. Bây giờ, ai sống trong cơ quan này cũng đã biết tôi rồi; may ra ghé vô đó để nghe chuyện thâm cung bí sử trong lúc đợi ông về. Nhưng cái duyên chưa tới, mà tôi chỉ làm Nam giựt mình khi tôi nhấn chuồng, ông ra mở cửa thấy tôi. Trong tay ông còn quyển “Cộng sản học”.
Chắc ông cũng như tôi, bỏ qua những lịch sự trong cách giao thiệp hàng ngày: tôi không gọi ông trước khi tôi tới, thì ông cũng không hỏi qua loa về sức khoẻ gia đình tôi, mà ông rối rít hỏi tôi có làm những công tác ông giao phó không?
Tối hôm đó, tôi gọi Huỳnh Trung Đồng, cho anh biết tôi đã tới Paris. Không như Phan Thanh Nam, Huỳnh Trung Đồng luôn luôn lịch sự, hoà nhã. Anh hỏi thăm sức khoẻ má tôi, gia đình tôi. Anh hỏi tôi đi đường xa có mệt lắm không. Sau đó anh mới hỏi chừng nào tôi đến gặp anh. Tôi cho anh biết, sáng hôm sau tôi sẽ ghé qua hội quán gặp anh. Anh ngập ngừng hỏi tôi:
- Cô tới sáng sớm. Vì … vì chúng tôi cần tài liệu đó lắm.
Tôi hẹn gặp anh 10 giờ sáng.
Sáng hôm sau tôi sửa soạn xong, chui vô cái cửa sau lưng tủ áo, lấy gói tài liệu bỏ vô cái bóp có máy ghi âm.
Nhiều lần vợ chồng tôi đi săn, anh John dậy tôi bí quyết săn nai. Trước hết là phải ăn điểm tâm, phải kiên nhẫn, chú ý tới những thói quen của bầy nai như: nó ra ăn giờ nào, uống nước chỗ nào. Phải ngồi trên cây chờ đợi có khi cả năm, sáu tiếng đồng hồ mà không được nhúc nhích. Hôm nay, tôi không có săn nai, mà săn cán bộ Cộng sản, xem “chúng tôi” của Huỳnh Trung Đồng là những ai. Tôi chờ họ ngồi đâu vào đó, rung đùi chờ tôi, chừng đó tôi mới thấy được hết mặt mấy ông quan cách mạng. Vì thế, tôi chần chờ một lát, ghé qua mua tờ báo, tìm một tiệm cafe, aen điểm tâm, chuẩn bị tinh thần.
Tôi tự dặn mình rằng, tôi đang là một công tác cho an ninh quốc gia của Hoa Kỳ, một việc làm nguy hiểm, chứ không phải tôi là du khách ghé qua Paris để tận hưởng mùa Xuân Paris. Việt Cộng, KGB, phản gián Tây có thể theo dõi tôi từng giờ từng phút. Họ có thể chụp hình, họ có thể giả dạng ăn cắp, ăn mày, mà giựt bóp tôi. Dù vậy, tôi luôn luôn đi đứng tự nhiên, không để bị chú ý. Uống cafe xong, tôi thong thả gọi taxi tới hội quán của hội Việt kiều yêu nước.
Sáng nay, trước cửa trụ sở của hội Việt kiều yêu nước vắng hơn mọi khi; không có sinh viên và mấy ông bà già Việt kiều yên nước, dù trong trụ sở có nhiều người hơn mọi khi. Con chó vàng thường nằm ngủ trước cửa hội quán, hôm nay có vẻ ngồi đứng không yên. Nó đứng chặn cửa nên tôi không dám bước vào, người quản gia phải đá bên hông nó, nó mới tránh đường cho tôi đi vô.
Huỳnh Trung Đồng dẫn tôi vô phòng học tập, có ba người đàn ông trạc 40, 50 và một người đàn bà cũng trạc tuổi đó. Tất cả mặc đồng phục mầu xẫm xám, nhìn vào là biết mầu xã hội chủ nghĩa Hà Nội liền. Tất cả đều đeo hình Hồ Chí Minh trên người. Anh Đồng giới thiệu mọi người, cuối cùng là “chị Vân”. Được biết trước kia chị là phụ tá của bà Nguyễn Thị Bình trong thời gian hội đàm Paris. Thì ra, chị này đã phục vụ bà Bình, đã làm việc và sống trong cái villa mà ba má tôi đã đến đó ở một lần. Chị đón bắt tay tôi, và nói:
- Tôi kính trọng bác Năm, ba cô lắm. Bác dậy tôi rất nhiều.
Trên vẻ mặt hân hoan của mọi người, tôi biết tất cả đang chờ một điều gì, một cái gì, mà bây giờ nó đã đến. Tôi nghĩ họ chờ tôi; đúng hơn, họ chờ tài liệu của Trương Đình Hùng do tôi mang tới. Tôi trao cho anh Đồng cái bao plastic đựng ba cái bao thơ.
- Em có đem quà cho anh đây!
Vừa nói tôi vừa bấm cái nút “ghi” của máy ghi âm trong bóp của tôi. Anh Đồng nhanh nhẹn nhận lấy bọc plastic. Anh nói: “Cô đến thật là đúng lúc”. Anh liền đưa một trong những cán bộ cái bao thơ dầy nhứt. Ông như một đứa trẻ mở quá Giáng Sinh, trong khi ba người kia hăm hở chơ. Anh Đồng dẫn tôi qua phòng khác để họ làm việc. Tôi thấy chịn Vân trọn mắt rồi kêu lên:
- Trời ơi, chắc chúng ta phải mất ít nhứt năm tiếng đồng hồ để chuyển ngữ đống tài liệu này!
Tôi vừa nhìn anh Đồng vừa cười thầm:
- Chị có muốn lần sau thông dịch viên của FBI dịch cho chị trước khi tôi đem qua không?
Anh Đồng không ngớt cảm ơn tôi. Anh còn cho biết là anh sẽ báo cáo với “những người có trách nhiệm bên nhà” về những đóng góp “to lớn” của tôi.
- Chừng nào phái đoàn của mình gặp phái đoàn của Mỹ? - Tôi hỏi.
- Sắp sửa. Khi nào thuận lợi cho bên ta thôi. Chúng ta sẽ được báo trước. Cô tới quá kịp thời, đúng lúc”. Vừa nói anh vừa quay lưng lại chỉ vào bốn người cán bộ đang chia nhau tài liệu của Trương Đình Hùng gởi qua cho họ. Tôi chưa bao giờ thấy anh Đồng cười; vậy mà hôm nay anh vui ra mặt.
- Vậy thì bên mình sẽ nói cái gì với họ hả anh Đồng?. - Tôi ngây thơ hỏi anh.
- Chung quanh vấn đề Mỹ phải giữ lời hứa của tổng thống Nixon. - Huỳnh Trung Đồng nhắc lại việc bồi thường chiến tranh ba tỷ rưỡi dollars sau khi chiến tranh chấm dứt, anh tiếp tục - để hàn gắn vết thương của chiến tranh gây nên!
Tôi nhủ thầm:
- Vết thương chiến tranh trên xứ mình gẩy tổn thất gấp trăm ngàn lần ba tỷ rưỡi dollars mà cộng sản gây ra, chớ Nixon nào gây ra mà đi đòi tiền Mỹ?
Mỗi lần Cộng sản và những người phản chiến nhắc đến những đổ vỡ, những thiệt hại do chiến tranh gây nên, họ đều có lập luận giống nhau. Tất cả đều đổ lỗi cho “đế quốc Mỹ”. Đã một lần tôi nói với ba tôi, là suốt thời gian chiến tranh, miền Nam ở trong thế thủ để bảo vệ mảnh đất tự do, trong khi Hà Nội ở thế tấn công. Liên Xô và Trung Cộng viện trợ, xít cho Hà Nội nhuộm đỏ miền Nam. Vậy thì ai là người gây thiệt hại trong cuộc chiến này? Ba tôi chỉ nói:
- Con không hiểu.
Tôi trả lời ba tôi:
- Con là con nhà họ Đặng, nhưng được họ Trận nuôi dậy, chớ đâu phải cháu ngoan của bác Hồ, nên con hiểu nhiều lắm, bà à!
Tôi biết ba tôi thương tôi lắm, và tôi là người làm rắc rối cho ông hơn “đế quốc Mỹ”.
Phan Thanh Nam muốn xài tôi như người ta xài trái chanh, trong khi Huỳnh Trung Đồng thì cư xử với tôi như người ta vun vén cây chanh. Ở anh Đồng, cái thiện nó có trong tâm anh, những cái lẹ nó ở trong hành động của anh. Má tôi biết, sau khi trở về Việt Nam nhận thẻ đảng viên của đảng Cộng sản, anh trở lại Paris hai vai mang nặng nợ nước nhiều hơn thời kỳ “chống Mỹ cứu nước“. Huỳnh Trung Đồng chưa sống dưới chế độ Cộng sản một nào trước 75. Suốt thời gian chiến tranh, anh phục vụ Mặt trận giải phóng tại Paris; về Việt Nam một tháng, khi trở qua Paris, anh như người bị mất hồn.
Anh kể cho tôi nghe, anh xuất thân từ một gia đình khá giả ở Nam, nên anh được du học. Chị của anh là một quả phụ, tháng 4-1975, chị phải “dâng hiến” tài sản cho nhà nước, không còn nơi nương tựa, nên dọn về ở với ba của chị. Cũng là dịp ông đau nặng không còn tiền, không đủ “tiêu chuẩn” đi nằm nhà thương. Khi về nhà, thấy tình cảnh gia đình thê thảm quá, anh tôi gặp ba tôi, nhờ ông giới thiệu với chính quyền thành phố, nâng cao tiêu chuẩn của ba anh lên bậc “có cong với cách mạng” (có công vì ông là ba của Huỳnh Trung Đồng), Ngay sau đó, ba của anh Đồng được đưa vào nhà thương chữa trị. Anh không ngớt nhắc đến sự giúp đỡ của ba tôi.
Trong khi tôi chỉ trích nhà nước, anh Đồng khéo léo: “Rồi đâu sẽ vào đó!”.
Hôm đó, anh Đồng cho tôi cái giấy mời để được đi xe cùng với Việt kiều ra phi trường đón thủ tướng Phạm Văn Đồng. Chuyến công du này, trước tiên là thiết lập tình hữu nghị với nước Pháp. Ông cũng sẽ gặp các đại biểu của tất cả hội Việt kiều yêu nước ở mọi nơi, để mở đầu cho chiến dịch ngoại vận. Những hội viên, những đại biểu nào mà trước đó không Việt Nam được về một lượt với Huỳnh Trung Đồng, vì lý do chưa có đủ giấy tờ để du lịch - trường hợp những người tỵ nạn mới, chưa có thẻ xanh, trong đó có những sinh viên du học, được gặp thủ tướng trong chuyến công du này.
Tôi nhận cái giấy của anh Đồng, nhưng tôi không có leo lên xe bus ra phi trường phất cờ đỏ sao vàng đón ông, mà tôi cần thấy sắc thái của ông thủ tướng già để báo cáo với CIA thôi. Có giấy mời đó, tôi được đi vào toà đại sứ để dự bủoi tiếp tân, nhưng tôi lại đứng sắp hàng với mấy trăm người trước toà đại sứ. Ông Phạm Văn Đồng ra trước cửa toà đại sứ nói mấy câu chào mừng Việt kiều, hai tay nắm vào nhau đưa lên mặt không có thần, mặt nặng như chì, không nhếch mép cười với những tiếng vỗ tay của đám người chờ sắp hàng hơn một tiếng đồng hồ, trong đó có tôi, có Việt kiều đã sinh sống trên đất Pháp suốt đời, có lính Lê dương, có mấy người Corsican với mấy bà vợ Việt Nam, ông Phạm Văn Đồng nói tình bạn giữa hai quốc gia rất quan trọng cho hai dân tộc Việt-Pháp, vì vậy chuyện cũ bỏ qua, lỗi lầm tha thứ hết. Tôi thầm trong bụng “Tây nó bắn, nó giết, nó đâm nó dầm dân tộc Việt Nam, nó không hề hến gì, ông bới bỏ lịch sử đó để đi ăn mày được, chớ Việt Minh của tôi không tha thứ, cũng không quên tội lỗi của đồ thực dân này đâu!”. Phạm Văn Đồng xuất hiện có mấy phút rồi trở vào trong toà đại sứ.
Chuyến công tác này, tôi ở Paris 18 ngày. Mười tám ngày Xuân đẹp hơn trong những tác phẩm đã ca ngợi mùa xuân ở Paris, nhưng tôi chỉ được hưởng khi tôi biết cách làm cho ngày dài hơn 24 tiếng đồng hồ, vì tôi làm việc từ 10 giờ sáng tới 12 giờ khuya. Tôi tìm gặp người tỵ nạn, tâm tình với người Sài gòn vừa chạy qua Paris. Tôi gặp Cộng sản Hà Nội, tôi thăm dò tình ý người của Mặt trận giải phóng miền Nam. Tôi được tới nhà những người Việt Nam đã sinh sống ở Paris, đã nhiệt tình ủng hộ Mặt trận giải phóng qua nhiều giai đoạn, nhưng sau 1975 họ mới thấy rõ bộ mặt thật của cộng sản Hà Nội. Những anh chị em này lập thành một nhóm để cùng nhau tẩy chay chế độ mới. Trong khi đó, hàng ngày tôi phải liên lạc, báo cáo với CIA. Nhưng không vì vậy mà Paris không mùa xuân.

*

Trong thời gian tôi công tác ở Paris, ở nhà, FBI điều tra rối rít để tìm ra danh tánh người bạn Mỹ của Trương Đình Hùng, người mà anh đã một lần khoe với tôi là ông ấy có thể lên lầu 7 Bộ ngoại giao lấy tài liệu mật cho anh ta.
Thời điểm đó Bộ tư pháp không được phép mở thơ, không được nghe lén, không được đặt may ghi âm người bị điều tra, nếu người đó là công dân Mỹ hay thường trú nhân. Chỉ khi nào cơ quan điều tra có đủ bằng có, thì cuộc điều tra mới được tiến hành đến giai đoạn này.
Trường hợp của Trương Đình Hùng, FBI và Bộ tư pháp đã ra toà xin phép điều tra anh bằng cách nghe lén điện thoại của anh, những toà không cho. Sau đó, ông bộ trưởng Bộ tư pháp là ông Griffin Bell trình lên tổng thống Jimmy Carter. Hai ông cùng là người xuất thân từ tiểu bang Georgia. Ông Griffin Bell Bell lớn tuổi hơn tổng thống Carter, là một vị luật sư nổi tiếng thế giới, giầu kinh nghiệm. Ông đã từng phục vụ nhiều tổng thống nước Mỹ trong thời gian ông Carter còn là sĩ quan hải quân. Tổng thống Carter đã mời ông Griffin Bell giữ chức bộ trưởng Bộ tư pháp khi ông đắc cử tổng thống. Ông Griffin Bell đích thân đến Toà Bạch ốc gặp tổng thống Carter để trình bày một vấn đề có liên quan đến an ninh quốc gia. Tổng thống Carter lắng nghe và cho phép Bộ tư pháp mở cuộc điều tra Trương Đình Hùng với những kỹ thuật của ngành phản gián. Đây là lần đầu tiên Toà Bạch ốc cho phép ban phản gián dùng máy móc và nhân lực để điều tra thường trú nhân và người có quốc tịch Mỹ.
Bill Fleshman cho biết Trương Đình Hùng xài điện thoại liên miên, cho nên người thông dịch viên của FBI phải làm việc ngày đêm. Chỉ có mấy ngày nghe điện thoại của Trương Đình Hùng, FBI lấy được tên của người bạn Mỹ của Hùng. Ông ta tên là Ron. Một hôm, Hùng biểu Ron tới gặp anh ở chung cư anh đang ở. Tên Mỹ là tên Ron cũng như người Việt Nam tên Hồng, tên Hùng, tên Dũng… bây giờ FBI phải biết Ron họ gì mới tiếp tục điều tra xem người bạn đó của Hùng là ai?
Tối 13 tháng Năm, nhân viên FBI ngồi trong xe “van” ngang cửa chung cư của Hùng ở, thì thấy có một người Mỹ đi vô. Một lát sau ông đi ra và đi bộ. Những chiếc xe của FBI bố xua ra một cách kín đáo, theo gót ông đi thẳng vô Bộ ngoại giao. Nhân viên ra vào Bộ ngoại giao phải ký tên vào sổ ngoài cổng có lính gác. Khi ông Mỹ ký tên vào, thì một chiếc xe khác trờ tới, cũng đưa thẻ, cũng ký tên vào sổ, nhưng thẻ đó là thẻ của nhân viên FBI. Người này yêu cầu người gác cho xem tên của người vừa ký để vô cửa. Đó là Ronald Louis Humphrey, nhân viên của U.S. Information Agency, ghi là ông lên văn phòng trên lầu 7. Bingo!
Sau đó, Bộ tư pháp cho phép ban phản gián của FBI gắn máy chụp hình trong văn phòng làm việc của ông. Gắn máy ghi âm luôn trong apartment của Trương Đình Hùng.
Cuộc điều tra bắt đầu diễn ra trong khi tôi vắng mặt. Tôi chỉ biết được sau ngày tôi trở về Mỹ. Họ còn cho tôi biết người bạn của Trương Đình Hùng là một nhân viên cao cấp Bộ ngoại giao, cấp bực GS-14, ông có “top secret clerance”.
Trước khi tôi rời Paris, Phan Thanh Nam đưa cho tôi một bì thơ dán kín. Ông bộ trưởng Bộ tư pháp được tổng thống Carter cho phép mở thơ đó. Phan Thanh Nam viết: “Tôi hoan nghinh cách anh sắp đặt công việc làm ăn… Đôi khi chúng ta cũng phải dùng tới sự lừa đảo và dối trá nhau”. Chúng tôi không hiểu Nam khuyến khích Hùng lừa đảo ai, dối trá với ai, nhưng khi Hùng mở thư, anh vừa đọc vừa mỉm cười.
Hùng cười tươi hơn, khi tôi cho anh biết là sự đóng góp của anh tối quan trọng; anh đưa tài liệu cho tôi đem qua Paris, vừa kịp thời, vừa giúp ích cho cuộc hội nghị giữa Mỹ và Hà Nội. Tôi nói lại cho anh biết, anh Huỳnh Trung Đồng nhắn với anh, là anh nên tiếp tục công tác hăng say. Anh Đồng cũng dặn anh “phải giữ sức khoẻ”.
Khi tôi nhắc đến “giữ gìn sức khoẻ”. Hùng liền hỏi tôi có luật sư không? Khi tôi trả lời là không, thì anh khuyên tôi nên có sắn một luật sư giỏi. Anh còn nói là trong “nghề nghiệp” của tôi và anh, nên có một luật sư phòng khi hữu sự.
Một hôm, anh mời tôi đến nhà anh vào ngày Chúa Nhựt uống trà. Chúa nhựt đó là Father's Day, John dẫn Lance đi câu cá, nên rỗi rảnh. Nhà của Hùng ở đường F ngoại ô Washington, D.C, phòng anh ở sạch sẽ, yên tĩnh. Trong phòng không có cây, không có hình, không bông hoa, mà chỉ có sách và báo chí. Thế giới của anh ở không có mầu, không có sự sống, không có tiếng động, chỉ trừ một lát sau, tiếng nước sôi trên cái ấm nước anh nấu để pha trà là tiếng kêu quen thuộc.
Tôi nhìn quanh căn phòng của một người sống đời sống bóng tối, chờ đời sống hào quang, đời sống của một điệp viên cộng sản. Tôi nghĩ đến Hải Vân em tôi, và cuộc sống đầy ý nghĩa của em trước khi em tử nạn. Trong giây phút đó, cái thiện của con người tôi muốn bước ra nắm tay Hùng, biểu anh hãy bỏ tất cả. Hãy rước ba má của anh ra khỏi Việt Nam. Tôi muốn nói, anh nên ra khỏi cái thư phòng, đi tìm việc làm xứng hơn với học vấn của anh. Cha mẹ anh đã nuôi anh khôn lớn, cho anh du học, tổn hao biết bao nhiêu tiền, nuôi biết bao là hy vọng. Tỉnh dậy đi Hùng, không thôi anh sẽ thức với cơn ác mộng!
Chúng tôi ngồi uống trà. Tôi cố không khơi chuyện về việc làm của anh, bởi vì tôi biết phòng anh đang ở bây giờ đã có gắn máy ghi âm. Nhiều đêm tôi nằm nghĩ, làm gián điệp không phải là nghề của tôi, mà là cái nghiệp, bởi vì tôi cứ bị cái thiện và cái ác vật ờng thì tôi chịu được và chấp nhận. Nhưng bây giờ tôi nghĩ rằng áp lực đó sẽ có phản ứng ngược.
Tôi xin các vị cao cấp cho tôi được “tự do hoạt động, đừng kiểm soát tôi nhiều quá!”. Cuối cùng, tôi khen hai ông Roll và Bill là “những người tốt và cho tới lúc này chúng tôi vẫn là bạn”. Tôi nghĩ rằng áp lực của hai ông đối với tôi chính là áp lực mà quý vị ở Washington đòi hỏi. Vậy xin quý vị hãy kiên nhẫn và tôi đoán chắc rằng kết quả của việc làm của tôi vẫn tốt đẹp như hai năm rưỡi vừa qua. Sự tính toán sai lầm sẽ có thể làm tôi hối tiếc suốt đời. Xin quý vị hay tin tưởng ở tôi và chồng tôi như quý vị đã tin tưởng chúng tôi trong quá khứ. Câu chuyện thần tiên này có thể kết thúc tuyệt vời.

*

Nhờ số điện thoại mà Lại Xuân Chiểu đã cho, tôi kêu sang Moscow. Một phụ nữ Nga trả lời tại toà đại sứ Việt Nam. Khi tôi nói bằng tiếng Việt, ngỏ ý muốn nói chuyện với một nhân viên người Việt của toà đại sứ, thì bà ta nói bằng tiếng Nga một câu gì đó. Tôi nhắc lại lời yêu cầu bằng tiếng Anh, thì bà ta nói “Không”. Tôi hỏi thêm bà có biết tiếng Anh không, thì bà cúp điện thoại.
Tôi lập tức kêu lại số đó; vẫn tiếng bà ta trả lời. Tôi nói bằng tiếng Pháp:
- Xin bà cho tôi nói chuyện với một người Việt Nam.
Bà hiểu, nên cho tôi số của “Uỷ ban tiếp tân”. Lần này thì một người Việt Nam trả lời. Tôi cho biết tôi kêu từ Luân Đôn. Ông ta hỏi lại:
- Luân Đôn là ở đâu?
Khi biết tôi đang ở Anh Quốc, ông ta có vẻ thích thú lắm, không hỏi tôi là ai, mà hỏi kêu có chuyện chỉ. Tôi nói, tôi muốn biết Đại sứ Đặng Quang Minh hiện ở đâu, ông liền trả lời:
- Đại sứ đang đi trượt băng với các bạn. Bà có thể nói chuyện với ông ở “nhà khách” chiều này ạ.
Sau đó ông cho tôi số điện thoại ở “nhà khách”.
Mới đầu ông không hỏi tôi là ai. Sau khi cho số điện thoại của “nhà khách”, ông mới thắc mắc. Tôi ngập ngừng không muốn trả lời, nhưng tôi thầm nghĩ, tại sao phải giấu? Cả hai chục năm này, tôi vẫn muốn cho mọi người biết tôi là con của ai, nhưng không dám nói, sợ bị bắt, sợ bị mất việc, sợ bị đủ thứ. Trong những năm học trung học, tủi cho thân phận không có cha, buồn buồn tôi hay ngó lên mái ngói đỏ của phòng hiệu trường, muốn leo lên đó để la lớn cho cả tỉnh Cần Thơ biết tôi con nhà ai. Muốn lắm, nhưng ai mà dám làm như vậy, vì năm phút sau đó Công an sẽ bắt giam tôi trong khám liền, và không còn ai nghe được tiếng tôi nữa. Những bây giờ thì tôi đã có thể nói ngay với tổng thống Hoa Kỳ ba tôi là ai. Vì vậy, tôi mau mắn trả lời nhân viên toà đại sứ:
- Thưa ông, tôi là con gái của ông Minh.
Nói xong, tôi sung sướng vô cùng tận!
Lát sau, tôi lại kêu cho Uỷ ban tiếp tân để hỏi coi bao giờ ba tôi tới Luân Đôn. Một người khác trả lời. Ông ta có vẻ thận trọng, lịch sự hơn:
- Thưa bà, bà có thì cho tôi biết tôi đang được nói chuyện ai không?
Tôi lại phải hãnh điện giới thiệu:
- Thưa ông, tôi là con gái của ông Minh.
Người ở đầu dây bên kia im lặng một hồi lâu, nhưng tôi biết ông ta vẫn còn đó. Một lát sau mới có tiếng hỏi:
- Bà nói bà là con gái của ông Minh? Và bà kêu từ Luân Đôn?
Tôi xác nhận là dùng như vậy, thì ông ta lại hỏi:
- Con thật của ông Minh à?
Tôi cười sung sướng, rồi đáp:
- Dạ, đúng là con thật. Không phải con giả. - Tôi cười như đã quen nhau rồi.
Bây giờ thì ông ta tin tôi, nên nói:
- Tôi là bạn học cùng lớp của anh Khôi ở Mạc Tư Khoa Chúng tôi rất thân nhau. Tôi sắp về Việt Nam và sẽ gặp anh của chị.
- Anh may mắn hơn tôi, vì anh sắp được gặp anh tôi, còn tôi thì không được!
Ông hỏi tên tôi, tôi cho biết ngay. Ông liền reo lên:
- A, chị là “cô em nghịch như con trai”.
Như tôi nghe được tiếng reo vui của anh ta bên kia đầu dây.
Đến đây thì anh chợt nhớ ra rằng hiện tôi đang ở xa, nên vội nói:
- Mình đang nói chuyện qua đường dây viễn liên, tôi không nên dài dòng. Ông cụ hiện đi chơi trượt băng với mấy người Nga. Lúc khác xin chị gọi lại cho bác.
- Tôi muốn biết chừng nào ba tôi sang đây?
- Tôi không nhớ số chuyến bay của ông, chỉ biết trưa thứ Hai ông sẽ rời Mạc Tư Khoa, chị à.
- Tôi biết bấy nhiêu cũng đủ rồi. Tôi cảm ơn anh ta và chúc anh được hạnh phúc khi về Việt Nam.
Nhân viên vẫn phòng của hàng máy bay Aeroflot ở Luân Đôn cho biết mỗi ngày chỉ có một chuyến bay từ Mạc Tư Khoa tới Luân Đôn vào xế trưa và hạ cánh ở phi trường Heathrow lúc 9 giờ tối. Tôi nghĩ rằng tôi đã kêu hai cú điện thoại, có thể làm cơ quan KGB lén nghe đã rồi, nên không muốn kêu thêm nữa. Vợ chồng tôi quyết định tối thứ Hai sẽ ra phi trường để đón ba tôi. Nếu tối hôm đó ông chưa tới, thì chúng tôi sẽ tiếp tục đi đón ông tối hôm sau. Chừng nào gặp ông mới thôi.
Sáng thứ Hai, John vẫn đi làm như thường lệ. Rồi sau bữa cơm tối, tôi để Lance ở nhà với bà ngoại, vợ chồng tôi lấy taxi ra phi trường. Chúng tôi phải đợi rất lâu, vì máy bay từ Mạc Tư Khoa tới trễ hai giờ năm mươi phút. Rồi thêm nữa giờ nữa mới thấy hành khách đi ra. Nhưng không có ba tôi.
Tối thứ Ba, 13 tháng Chạp, chúng tôi lại ra phi trường một lần nữa. Chuyến bay từ Mạc Tư Khoa lại tới trễ hai tiếng. John và tôi nhìn đám khách của hãng Aeroflot lẻ tẻ đi về phía các nhân viên quan thuế. Tôi bắt đầu thất vọng khi đám hành khách ra đã gần hết. Bỗng tôi nhận thấy một dáng người quen thuộc, một người mặc bộ đồ xanh, đội nón nỉ mà tôi đã tung thấy ở Paris năm rồi. Ba tôi là người cuối cùng ra khỏi máy bay.
Khi đã thấy ba tôi, những gì chung quanh tôi tan biến đi hết. Tôi chỉ chăm chú vô ba tôi và khả năng có thể thuyết phục ba tôi bỏ cộng sản để sống hạnh phúc với má tôi.
Bỗng ba tôi đứng dừng lại, đưa mắt nhìn quanh phi trường đông nghẹt khách. Tôi nắm lấy tay John rồi kéo anh đi theo tôi. Vừa nhìn thấy tôi, ba tôi buông cái xách tay bằng da xuống đất, dang hai tay để đón tiếp tôi. Ông ôm tôi thật chặt, rồi quay sang ôm người con rể mà ông chưa từng gặp. Ông thốt kêu bằng tiếng Viết:
- Con!
Sau đó, ông quay sang tôi hỏi:
- Người của ba đâu con?
Tôi hiểu rõ ông muốn nói gì, liền chỉ John và tôi nói:
- Người của ba đây chứ còn ai nữa?
Ông nói rõ hơn:
- Anh tài xế và mấy nhân viên toà đại sứ đâu?
- Con biểu họ dùng tại đón ba, vì con đã nhận trách nhiệm lo cho ông đại sứ rồi.
Tôi cũng hơi buồn, vì ba tôi chỉ quan tâm tới nhân viên toà đại sứ thôi.
Ông tỏ vẻ bực mình, nói:
- Đáng lẽ con không nên làm như vậy. Ba đã báo toà đại sứ ở Mạc Tư Khoa phải báo cho Luân Đôn biết. Họ phải ra phi trường đón ba, con à.
- Ba ơi, ba đâu có đi công tác, ba đi thăm gia đình mà.
Tôi ráng làm ba tôi vui, nên ôm ngang lưng ông, kéo ông về khu lấy hành lý, vui vẻ nói giỡn:
- Thưa đồng chí, bây giờ đồng chí là thượng khách của con!
Ba tôi nói với John bằng tiếng Việt, như một nhà ngoài giao thích nói tiếng mẹ để với người ngoại quốc:
- Ba cám ơn con đã thương yêu con gái của ba và cháu ngoại của ba; và ba cũng xin đặc biệt cảm ơn con đã săn sóc má của Dung giùm ba.
Ông nói chậm chạp và rành mạch.
John nói với tôi bằng tiếng Anh:
- Em thưa với ba rằng anh rất hãnh diện được làm một phần tử của gia đình em.
Ba tôi lắng nghe từng tiếng John rồi mỉm cười với anh. Những hình như ông đang suy nghĩ khác.
Ông nhíu mày, hỏi tôi:
- Chắc má sẽ buồn khi không thấy anh Khôi con đi cùng ba?
Tôi xiết chặt tay ba tôi, rồi đáp:
- Má sẽ mừng lắm khi gặp ba, nhưng con hy vọng ba đã đặt sẵn câu trả lời về chuyện này với má.
Ông gật đầu:
- Ba sẽ giải thích cho má biết tại sao anh Khôi không cùng đi với ba được.
Tôi chọc ba tôi:
- Ba cần có đồng minh ba ơi. Ba có muốn con có mặt khi nói chuyện với má không?
- Không, con không cần phải giúp ba, vì má con là người hiểu ba nhứt trên đời này.
Đôi mắt ba tôi dường như đang nhìn về một nơi xa xăm, có thể là ngôi làng mà ông đã sống cùng má tôi và hoạt động cách mạng. Cũng có thể là ba nhớ Việt Nam rồi. Tôi liền nói:
- Ba à, ba có thể thực hiện điều mong ước đó nếu ba từ bỏ đảng của ba.
Tôi đã vi phạm lại hứa với John là chỉ để cập tới vấn đề này khi nào đúng lúc. Những quả thiệt, tôi bỗng cảm thấy lúc này là đúng lúc, vì tôi nghĩ rằng tôi sẽ có ít thời gian riêng với ba tôi, chỉ có lúc này cũng là thuận tiện nhứt.
Có thể tôi dự tính sai.
Đôi mắt của ba tôi tức thì trở nên nghiêm nghị. Ông tằng hắng, rồi gằn giọng nói:
- Con à, chuyện này không phải là chuyện để con nói giỡn.
Tôi biết mình đi quá xa không còn chỗ nào trở lại, nên tôi lấy hết can đảm nói luôn:
- Con đâu có nói giỡn. Con nói thiệt mà ba! Con hết lòng mong muốn ba về hưu, để có thể sống với má cho trọn những năm tháng còn lại của cuộc đời. Con có ý định này ngày lần gặp ba lần đầu tiên ở bên Nhựt kia. Rồi khi gặp ba ở Paris, con cũng có ý định y như vậy. Nhưng lúc đó không thuận tiện, vì ba đang háo hức về thăm Việt Nam sau ngày giải phóng. Bây giờ ba đã hưởng niềm vui thắng lợi của ba, và ba đã vui mừng cho Việt Nam, cũng như đã thất vọng khi thấy cuộc giải phóng đi lạc đường, lạc lối.
Ông nhìn tôi bằng đôi mắt đầy thất vọng, nói:
- Con à, sẽ không bao giờ thuận tiện để con nói tới chuyện này đâu. Ba yêu cầu con từ này đừng nhắc tới nữa.
Tôi buồn bã nói:
- Nghĩa là ba không bao giờ thương con, và cũng không muốn ở gần con, phải không?
Ba tôi hôn lên lên trán tôi, rồi dịu giọng:
- Như vậy là con không thương ba mới đúng. Con nên biết ssi của ba như thế nàt rất đặc biệt. Trong lịch sử của đảng, trước ba chưa có ai được phép đi như thế này. Ba đã được đảng tin cậy. Các đồng chí ở Hà Nội đã cho phép ba đi ngay cho kịp, vì con đã làm cho mọi người tin rằng cố tình trạng cấp bách. Gia đình mình ở trong một hoàn cảnh không đơn giản. Vậy con không nên toan tính làm chuyện gì để người ta phải thất vọng vì gia đình mình. Ba rất cảm động và vui sướng khi biết con yêu thương ba, con muốn được sống bên cạnh ba. Nhưng ba yêu cầu con đừng bao giờ đòi ba từ bỏ đảng, điều đó khiến ba đau lòng, vì con đã coi ba tầm thường như những người khác.
Tôi vẫn chưa chịu, nên nói thêm:
- Ba không thể chọn lựa cả hai được. Hoặc ba về ở với má, hoặc ba theo đảng, bỏ rơi má. Ba đã hy sinh cả cuộc đến ba cho đảng. Trong khi đó, má cũng đã hy sinh cả một thời xuân sắc để chờ đợi ba. Bây giờ đã đến lúc ba nghĩ tới má và gia đình thân yêu của ba. Bốn mươi sáu năm, nửa thế kỷ, ba sống với đảng, xây dựng đảng vững mạnh như ngày nay. Bây giờ gia đình này cần ba để chúng con được trọn vẹn có mẹ có cha, mấy đứa cháu có đủ ông bà. Chắc ba thất vọng về con, vì thấy con ích kỷ?
- Nói chung thì chúng ta đều ích kỷ. Chúng ta được quyền ích kỷ, con à.
John vừa chạy đi kiếm va-li của ba tôi nhưng chưa có. Anh khuyên chúng tôi nên ngồi nghỉ, vì họ chậm trễ trong việc chuyển hành lý. Chúng tôi ngồi xuống mấy cái ghế trống. Tôi trở lại chuyện bỏ đảng về với gia đình, y như một người bán hàng rong vẫn lải nhải mời mọc dù chủ nhà đã đóng sập cửa lại rồi.
- Mấy năm sau khi ba đi rồi, con đã đủ trí khôn để nhận ra rằng lý thuyết cộng sản hay như chuyện thần tiên, nhưng khi đưa vô thực tế thì lý thuyết đi một đàng, thực tế đi một nẻo. Con rất buồn khi hiểu được điều đó, và, con cũng buồn cho ba lắm con biết ba của con. Trước khi ba là Cộng sản, ba là người Việt Nam, ba là Việt Minh. Con biết từ đáy lòng ba, ba thành thật mơ ước một nền hòa bình và thịnh vượng cho dân tộc Việt Nam. Bạn hữu của ba, bạn của má con, các cô, các dì, các chị con, đã cho con hiểu rất rõ về ba. Vì vậy, con biết ba đã dâng hiến cả cuộc đời ba cho dân tộc, không phải chỉ riêng cho đảng. Trong một bức thơ ba viết cho con sau ngày thống nhứt đất nước, có câu: “Một con én không thể đem mùa xuân trở lại được”. Chắc ba còn nhớ?
Hồi đó ba tôi tỏ vẻ thất vọng vì Giải phóng đã làm cho người dân miền Nam buồn chán, nhưng ông quyết định cố gắng hết sức để thay đổi cho tốt đẹp hơn, ông thừa nhận, ông không có đủ quyền hành trong tay: ông cần các đồng chí có cùng chung sự suy nghĩ mà hành động như ông.
Ba tôi ngồi im lặng nghe tôi say sưa nói.
Mắt ông tỏ về tức giận dù ông vẫn giữ im lặng. Rất may, lúc đó John trở lại, làm cho tình hình căng thẳng giữa ba tôi và tôi dịu xuống. Anh đã lấy được hành lý của ba tôi. Chúng tôi đi ra ngoài ngay, đón taxi về nhà.
Khi xe rời khỏi phi trường, ba tôi nhìn thắng phía trước, rồi gỡ kiếng ra cầm tay mân mê. Đó là dấu hiệu ông đang tức giận vì lời đề nghị và chỉ trích thẳng thắn của tôi. Ông giữ im lặng một lúc, rồi hỏi tôi:
- Con nói hết chưa?
Tôi gật đầu. Ông nói bằng một giọng bình tĩnh và ôn tồn:
- Trước hết ba cảm ơn con đã rộng lượng đề nghị ba về ở với con. Thứ hai, ba muốn con ghi nhớ điều này suốt đời, là ba rất yêu anh Khôi và em Hoà Bình của con, nhưng con là niệm hãnh diện của ba. Ba rất vui khi được con lo lắng, săn sóc. Ba cũng rất hãnh diện khi biết con quan tâm nhiều đến dân tộc ta. Con cởi mở và cứng rắn, đồng thời con cũng dịu dàng. Con là một người đàn bà đặc biệt. Ba thương con vì con vẫn có nhiều tình thương cho đồng bào ta, dù con đã có quốc tịch Mỹ và là vợ của một sĩ quan Mỹ, mẹ của một đứa bé Mỹ. Nhưng ba biết được con vẫn yêu nước Việt Nam và dân tộc Việt Nam. Ba sung sướng về con lắm. Ba không muốn thay đổi con dù theo phương hướng nào.
Ngưng một chút, ba tôi nhìn tôi với một vẻ bằng lòng, rồi tiếp:
- Ba chỉ muốn con ghi nhớ tận đáy lòng con một điều, là con hãy vui mừng khi thấy ba của con vẫn có nghị lực và ý chí, quyết đem lại hòa bình vĩnh cửu cho đất nước của chúng ta.
John ngồi cạnh tôi cũng lắng nghe cuộc nói chuyện, nhưng chắc chỉ hiểu được phân nữa thôi. Anh bỗng lên tiếng:
- Hãy từ tốn với ba, nghe Nhà (tiếng lóngg chi có John gọi tôi). Nên nói chuyện về má, về anh Khôi. Hỏi ba coi mấy ngày ở Moscow có dễ chịu không. Hỏi ba cuối tuần rồi đi trượt băng với các bạn có vui không? Hỏi ba có mong gặp má không. Đừng nói về chuyện Việt Nam, cũng đừng nhắc chuyện chánh trị. Bây giờ không phải là lúc nói mấy cái chuyện đó.
Tất nhiên là John nói đúng, tôi hối hận đã không đủ kiên nhẫn chờ dịp khác để nói. Những cũng chỉ vì tôi cảm thấy thời gian dành cho tôi có thể nói chuyện riêng với ba tôi ít quá. Lúc nào cũng có một ông già râu ria vô hình quay cho đồng hồ chạy lẹ hơn cả nhịp đập của tim tôi. Vì vậy, nếu tôi không nói ra những điều ấp ủ trong lòng, e sẽ chẳng bao giờ có dịp nói với ba tôi.
- Con đã cào, đã cấu, đã tìm mọi cách, đã vượt Thái Bình Dương, rồi vượt luôn Đai Tây Dương mà vẫn không được có ba. Có lẽ, cuối cùng con phải bắt cóc ba, ba ơi.
Ba tôi sửng sốt vì câu nói đó, ông xích ra xa tôi, rồi nhìn đường, ông hỏi:
- Còn bao lâu nữa thì tới nhà?
- Dạ, chừng hai mươi phút nữa, thưa ba! - Tôi đáp.
- Vậy thì muộn quá.
- Mà sẽ đợi suốt đêm để chờ mình ba à.
Ba tôi giữ im lặng chứng năm phút, hai tay vẫn mân mê cái kiếng, tỏ vẻ suy nghĩ. Cuối cùng ông lại lên tiếng:
- Con à, ba hy vọng con hiểu vị thế của ba hiện này. Tối nay, sau khi tới nhà, gặp má con, ôm hôn thằng cháu ngoại của ba một cái, rồi ba sẽ ra đi ngay.
Tôi hốt hoảng kêu lên:
- Con không hiểu ba nói gì!
Tôi quay sang John, dịch lại lời ba tôi vừa nói cho anh biết. Anh xua tay cho biết anh vẫn theo dõi câu chuyện và khuyên tôi nên nghe lời ba tôi.
- Nếu con chịu nghe ba nói, con sẽ hiểu.
Ba tôi nói tiếp, là một nhà ngoại giao thâm niên, ba cũng là một trong những người đặt ra nguyên tắc này. Nếu ba không sống theo nguyên tắc thì ba không có quyền đòi hỏi nhân viên dưới quyền của ba đúng nguyên tắc. Rất giản dị là ba phải về ngủ ở nhà của toà đại sứ sau một ngày công tác. Theo nguyên tắc, ban ngày với má con và các con, rồi ban đêm ba phải về ngủ ở nhà của toà đại sứ.
Ông nói một cách thản nhiên, coi đó như một luật thiên nhiên trong trái đất. Tôi hiểu rõ ràng những lời ông nói, những vẫn giận cành hông.
- Ba có biết tại sao các Chánh phủ cộng sản trên thế giới phải đặt ra nguyên tắc gắt gao cho đảng viên của họ không? Vì họ không tin tưởng ngay cả chế độ của họ, giống như một anh chồng có tánh ghen tuông, nhốt vợ trong tủ áo, sợ thả lỏng thì con vợ sẽ trốn đi mất tiêu.
Ba tôi chỉ cười. Ông hiểu ý tôi, nhưng tôi biết ông giữ vững lập trường của ông.
Chúng tôi về tới nhà khoảng mười một giờ rưỡi khuya. Chưa kịp gõ cửa thì má tôi đã mở ra và bật đèn của sáng choang. Với vẻ mặt rạng rỡ, bà bước ra ngoài đón chúng tôi. Bà mặc áo bà ba mới, trong bà trẻ hẳn ra và đầy sức sống.
Khi chúng tôi vô nhà. John và tôi đi thẳng vô bếp, nhường phòng khách cho ba má tôi. John nói nhỏ với tôi:
- Đang lé má phải ra dáng bịnh hoạn, chớ không nên ra ngoài đón ba như vậy, rủi VC nó thấy thì sao!
Tôi nghe thấy mùi cháo thơm, nên mấy phút sau quay trở ra phòng khách để mời ba tôi vô bếp. Tôi yêu cầu ông nhắm mặt lại. Ông hít một hơi rồi reo lên vui vẻ:
- A, đây là món cháo anh rất thích. Có mùi gan gà và hành lá nữa.
Tôi dọn cháo ra bàn ăn trong khi ba tôi lên lầu rửa mặt. Tôi bỗng nghe giọng ngái ngủ của Lance từ trên lầu vọng xuống:
- Ông ngoại. Sao ông tới trễ quá vậy?
- Ôm hôn ông ngoại, rồi đi ngủ đi, nghe. Mai ông sẽ tới!
Ba tôi hôn túi bụi lên mặt lên tóc của Lance.
Sau khi ăn cháo gà, ba tôi mở va-li, nói:
- Ba đem cho con mấy thứ lặt vặt hương vị Cần Thơ mà con thích.
Nói xong, ông mỉm cười. Tôi vô ngay lấy mọi thứ: bánh tráng ngọt, bánh phồng, mứt me, kẹo dừa, kựo chuối. Ba tôi khoe với má tôi mấy hộp trái cây; đó là sản phẩm của hãng làm đồ hộp mà chị Thuỷ Xinh người con nuôi của ba tôi làm giám đỗ. Trong khi chúng tôi đang vui vẻ, tôi thấy đồng hồ đã chỉ một giờ ba mươi sáng. Tôi hơi bối rối cho má. Tôi biết ba tôi không thể ngủ đêm ở nhà chúng tôi được, mà phải về nhà riêng của toà đại sứ. Phản ứng của má tôi không như tôi lúc này. Ba bình tĩnh sắp xếp lại túi xách cho ba tôi, rồi đề nghị chúng tôi đưa ba tôi đi ngay kéo quá trễ. Ba chỉ muốn cho ba tôi có một đêm ngủ ngon sau cuộc hành trình mệt mỏi. Như vậy, có phải chứng tỏ vợ hiểu chồng hơn con hiểu cha không? Tôi tự hỏi mà bối rối.
Sau khi ba tôi kêu điện thoại cho nhân viên toà đại sứ để báo cho họ biết ba tôi sắp tới, John và tôi chuyển hết hành lý của ba tôi lên xe, rồi cùng nhau đi trong đem tối. Đường đi không xa, chỉ chừng năm phút là tới. John ngồi đợi ngoài xe, tôi mang xách tay của ba tôi vô nhà. Đồng chí Chiểu ngái ngủ ra mở cửa, mặc bộ pyjama.
Trong nhà nóng một cách ngột ngạt; có lẽ máy sưởi mơ đến 80 độ. Sau khi dẫn chúng tôi tới phòng ngủ của khách, “đồng chí” Chiểu chúc ba tôi ngủ ngon, rồi trở về phòng của ông. Ba tôi sai tôi mở cửa sổ cho thoảng và mát. Trên giường có hai tấm mền, ông cất đi một. Tôi liền nói giỡn:
- Ba thấy chưa? Nếu ba ngủ ở nhà con, không ai dám nướng ba nóng như ở đây.
- Ba quen với khí hậu lạnh ở Mạc Tư Khoa rồi, dù mùa đông ở đó rất khắc nghiệt. Thôi, con về đi, dùng bắt chồng con đợi lâu quá. Sang mai, sau khi ăn điểm tâm, đến đón ba nghe. Ba cần thảo luận một vài vấn đề với mấy anh em ở đây trong bữa điểm tâm.
Khi tôi định đi ra của, ba tôi nói:
- Trước khi con về, ba muốn nói với con là ba mừng cho con, vì chồng con rất tốt.
- Cảm ơn ba.
Nói xong, tôi ôm hôn ông rồi đi ra ngoài trời đêm giá lạnh, để ba tôi ở lại với những người bạn cộng sản của ông.
Trên đường về, tôi nhìn lên bầu trời tối đen, cảm ơn đấng thiêng liêng nào đó ẩn sau đám mây đen. Tôi thất vọng vì ba tôi không chịu ngủ trong nhà tôi, nhưng tôi cũng mừng vì ông đã được ra khỏi nước để gặp chúng tôi. Đó là diễm phúc trời cho rồi.
Tôi đã lớn lên trong một hoàn cảnh mà tôi không mong muốn bất cứ người nào khác phải chịu đựng như mình. Nhưng qua biết bao khó khăn, tôi cũng hãnh diện vì đã vượt được hết, cho đến ngày hôm nay. Tôi đã thừa hưởng được ý chí mạnh từ ông ngoại, và tôi đã tranh đấu cho những nguyên tắc riêng của mình, cho quyền lợi và cho chính cuộc đời mình, trong một xã hội mà tôi tin rằng nó là của tôi. Đồng thời, ông ngoại tôi cũng dậy tôi phải chấp nhận nhu cầu và quyền lợi của người khác, nghèo cũng như giầu. Nhưng ông tôi không dậy tôi phải chấp nhận tình trạng của hai người yêu nhau tha thiết, mà phải sống xa nhau vì lý tưởng, như ba má tôi. Tôi không thể chấp nhận điều này được.
Đêm hôm đó, tôi muốn nói chuyện với má tôi về những khó khăn trong dĩ vãng, về những giấc mộng dở dang hiện tại và về tương lai bắt trắc. Nhưng khi chúng tôi về tôi nhớ thì bà đã đi ngủ. Tôi rón rén đi tới phòng ngủ của má tôi, thấy bà nằm quay lưng ra ngoài và ngủ ngon lành. Dù sao tôi cũng cảm thấy yên tâm, vì bà không muốn đợi tôi về để bàn tới chuyện mà ba khng thích.
Tôi có cảm tưởng tôi như một con cá nhỏ lội ngược dòng. Những biến cố ào tới như thác lũ, khiến tôi không sao đối phó kịp. Ý nghĩ ba tôi sẽ trở về Việt Nam làm tôi hoảng sợ.
Mấy ngày sau, ba má tôi có nhiều thời gian sống bên nhau. Má tôi đi đâu ba tôi đi theo đó: lúc vô nhà bếp, lúc lên lầu, lúc xuống nhà. Hai ông bà nói chuyện với nhau không ngừng, hầu hết nói về bạn cũ trong vùng giải phóng. Có lúc hai ông bà cười vui vẻ với nhau. Lại có lúc ngồi im lặng, không biết hai người nghĩ gì? Nghĩ gì cũng được, miễn hai người ngồi nghỉ bên nhau là tôi sung sướng lắm rồi. Những ngày này, ba má tôi vui tươi, hạnh phúc lắm.
Tôi nghĩ rằng ba tôi đã rất tế nhị, không nhắc tới sự kiện má tôi chẳng có vẻ gì là đau ốm dù rằng, tôi viết trong thơ gởi ông Lê Duẩn, là má tôi đau nặng có thể chết.
Hai ngày sau khi ba tôi tới, tôi để ba má tôi ở nhà một mình, dắt Lance “đi shopping”. Đúng hơn là tôi đi gặp Rob và Bill. Tôi biết hai ông rất nóng lòng, như ngồi trên đống lửa, muốn biết những chuyện gì đang xảy ra ở trong căn nhà nhỏ của chúng tôi. Tất nhiên là không có gì nhiều để báo cáo, vì cho tới lúc này chỉ có chuyện cá nhân, không có một dấu hiệu nào về việc ba tôi sẽ đào thoát.
Cũng như tôi, họ đều tỏ vẻ thất vọng, vì anh Khỏi tôi không được đi. Bây giờ thì bầu không khí giữa họ và tôi không còn căng thẳng như trước nữa. Có thể lý do mà họ bớt gây gổ với tôi họ sắp được gặp những người thân yêu của họ. Hai cơ quan và CIA đều cho họ biết vợ con họ sẽ có thể sang Luân Đôn đón lễ Giáng Sinh với họ. Cảm ơn Thượng đế đã cấu tạo ra người ngay từ thuở khai thiên lập địa.
John cho Lance được nghỉ học để cháu ở nhà chơi với ông ngoại, dù ngày nghỉ lễ Giáng Sinh cũng sắp tới. Tôi cũng lấy làm lạ khi thấy Lance thích được ông ngoại ôm vào lòng. Thường thường Lance không thể ngồi yên được hai phút, vậy mà bây giờ Lance ngồi hàng giờ bên cạnh ông bà trong khi ông bà chuyện với nhau. Lúc thì Lance bầy đồ chơi ra, lúc thì vẽ hình cho ông ngoại xem. Thỉnh thoảng ba tôi kéo cháu lại gần để Lance hỏi hôn. Thứ Năm cháu có thể dẫn ông ngoại tới trường để khoe với bạn không? Mỗi tuần, ngày thứ Năm nào Lance cũng đem đồ chơi vô khoe với lớp. Má tôi hỏi:
- Cháu sẽ nói về ông như thế nào?
Lance đáp:
- Cháu sẽ nói với mọi người ông làm việc cho chánh phủ Việt Nam, và ông là ba của má cháu.
Ba tôi lại hỏi:
- Nếu ông không đi, cháu đem cái gì để khoe với các bạn?
- Cháu sẽ mang tôi trường cái máy bay trực thăng.
Vừa nói Lance vừa khoe với mọi người máy bay trực thăng làm lấy bằng những miếng cây trong hộp đồ chơi.
Tôi nói:
- Con hãy đem máy bay trực thăng đi. Trời lạnh quá không đi với con được.
Sau đó tôi nói với ba tôi, khi được gặp ông ngoại ở trường, cháu khoe với một bà ở toà đại sứ Mỹ, ông nó là “cộng sản tốt ở Việt Nam”.
Ba tôi thích lắm.
Tôi không thể diến tả được cảm giác kỳ diệu của tôi khi được cùng ba má tôi chuyện trò vui vẻ. Tôi nhìn tôi trên kiếng, sợ lên mặt, rồi thầm nói với mình: “Đây là thật, không phải chiêm bao”.
Ba má tôi nói đủ mọi thứ chuyện, rồi nhắc đến sự ra đi của những người thân yêu. Ba tôi nhắc đến ông nội, ba nội. Tôi đã thấy ba tôi chùi nước mắt cho má tôi, khi ông bà nhắc tới Hải Vân, em tôi. Nhưng hai người cũng có lúc cãi lộn, đề tài tranh luận bao giờ cũng là chánh trị. Cả hai cùng giữ vững lập trường của mình, một thì tích cực bênh vực cộng sản, con một thì chống cộng kịch liệt. Đó là lý do đã khiến hai người phải xa cách bấy lâu nay. Tôi nghĩ rằng các cuộc tranh luận ấy đều có lợi cho cả hai. Má tôi thì cần nói ra nỗi niềm riêng bà đã ôm ấp hai chục năm nay. Còn ba tôi cũng nên biết nỗi lòng của một người đã bị mất nước và mất tất cả vì cộng sản.
Má tôi hỏi ba tôi về số phận của miền Nam. Ông trả lời rằng:
- Thời gian xây dựng lâu dài hơn là thời gian phá hoại. Nước Việt Nam cần có nhiều thời gian để hàn gắn.
Má tôi không thoả mãn với những lời hứa hẹn như vậy. Bà nói:
- Làm sao anh có thể đem lại hoà bình, khi mà đảng cộng sản của anh mở chiến dịch chống lại nhân dân? Dân của tôi no ấm, miền Nam của tôi phồn thịnh, rồi đảng của mấy ông cáng xã hội chủ nghĩa vô họng người ta, dân của tui mới đói, mới rách.
Ba tôi đáp:
- Anh công nhận là miền Nam phong phú, nhưng chỉ một số nhỏ được đặc ân mà giầu có, còn đa số thì trắng tay.
- Cả ngàn năm nay, thời nào cũng có người giầu, kẻ nghèo. Tôi bảo đảm đảng của anh sẽ làm nên lịch sử, bằng cách tước đoạt hết của cải của mọi người, san bằng mọi “bất công” trong xã hội i, quay lại đảng viên ai nấy giầu có như nhau.
Ba tôi nhẹ nhàng đưa tay lên che miệng má tôi, rồi ông lắc đầu nhìn bà bằng đôi mắt van xin bà hãy ngưng cuộc tranh luận, vì lập trường của hai người hoàn toàn khác biệt; hãy tận hưởng những giây phút quý báu bên nhau.
Bên nhau, ba má tôi cũng có những giờ phút êm đẹp. Ông ngồi yên lặng bên cạnh bà để xem bà vá áo sơ mi cho ông, may quần áo ngủ mới, và đơm lại mấy nút áo không giống nhau. Những lúc thấy mái má tôi vui và nụ cười rạng rỡ trên mặt ba tôi, tôi thầm tự nhủ: “Nếu chẳng may hôm nay mình chết, chắc mình sẽ biến thành một thiên thần sung sướng nhứt.