Dịch giả: Trương Bảo Sơn
Chương XXII

     ang tháng Một, ông Xu và bọn Phó Lém mới nhận thấy rõ kết quả tai hại của bệnh dịch và muông thú, khi mùa đông tới, sẽ ra làm sao. Hươu nai còn sống sót, so với trước không thấm vào đâu. Kìa có một đàn độ mười con ẩn ở gần trại; một con hươu đơn độc nhẩy qua hàng rào vào trong ruộng kiếm ăn nhưng không có gì ăn cả.
Mang và hoãng liều gan vào tận ruộng khoai tìm mồi, nhưng khoai đã dỡ đi rồi.
Cun cút hình như không bị hại, nhưng gà tây thì bị tàn sát rất nhiều. Ông Xu thấy thế cho là bệnh sinh ra do nước ở đầm, vì gà tây đến uống nước ở đầm, còn cun cút thì không.
Những con thịt như hươu nai và gà tây, sóc và phụ thử hiếm đến nỗi có hôm đi săn suốt ngày chẳng được một con. Thú dữ chết cũng nhiều. Đầu tiên, ông Xu tưởng như thế là may, ai ngờ lại tai hại hơn, vì chúng thiếu mồi, càng bị đói, càng liều lĩnh hơn. Ông Xu lo cho đàn lợn của ông. Ông làm cho chúng nó một cái chuồng ở bên trong chuồng ngựa. Cả nhà vào rừng để nhặt hạt dẻ dại về cho lợn ăn. Ông Xu lại để riêng cho chúng nó một ít lúa đểăn cho chóng béo. Vài ngày sau, đương nửa đêm, chợt có tiếng chân chạy và có tiếng la hét ở trong chuồng. Mấy con chó thấy động sủa vang lên. Ông Xu và Cu Tý chỉ kịp mặc một cái quần đùi, vác đuốc chạy ra. Thế nhưng cũng lỡ rồi. Quân gian phi đã hành động hết sức mau lẹ, không có dấu vết vật lộn, chỉ có một dòng máu nhỏ chạy dài ra khỏi hàng rào. Con thú phải to lớn lắm mới giết nổi và vác nổi một con lợn nặng như thế đi một cách mau lẹ.
Ông Xu đưa mắt nhìn nhanh lốt chân và nói:
- Một con gấu, mà to lắm.
Mướp già cứ lồng lộn lên muốn đuổi theo, ông Xu cũng muốn thế, vì chắc con thú đã no nê rồi, có đuổi cũng dễ bắt kịp. Nhưng đêm tối quá, ông Xu ngại lỡ bắn không trúng, gấu chỉ bị thương quay lại đánh lộn thì biết làm sao. Ông Xu chắc sáng ra lốt chân còn in rõ, ông liền quay về đi ngủ để lấy sức. Sáng sớm hôm sau ông đã dậy gọi Cu Tý và chó đi. Lốt chân là lốt chân Gấu Thọt.
Ông Xu nó:
- Ba không ngờ trong số tất cả những gấu ở trong rừng, con này lại thoát khỏi mắc dịch.
- Gấu Thọt ăn cách đấy có một quãng. Nó ăn hung lắm, vuốt bám sâu vào xác lợn. Rồi nó đi về phía nam, lội qua rạch Du Nhi Bá.
Ông Xu nói:
- Thế nào nó cũng trở lại ăn nữa. Một con gấu thường giữ mồi đến một tuần lễ.
Ba thấy có con tranh nhau với cả diều hâu, mặc dầu nó đã chán rồi, không thiết ăn nữa. Nếu phải con gấu khác thì có thể gài bẫy được, nhưng với con nầy từ khi nó bị mất một ngón chân, nó không mắc nữa.
- Mình rình bắt nó lúc trở lại ăn, có được không?
- Để thử xem.
- Mai chứ, ba?
- Ừ, mai.
- Hai bố con dắt chó trở về. Đương đi chợt thấy có tiếng một con vật phi nhẹ nhàng đến gần, thì ra Thơ Thơ đã xông ra khỏi chuồng và chạy theo.
Nó nện gót xuống và vểnh đuôi lên.
- Trông nó đẹp không ba?
- Đẹp lắm.
Ngày hôm sau, ông Xu lên cơn sốt rét. Ông phải nằm mất ba ngày. Thế là bỏ cả chuyện đi rình Gấu Thọt. Cu Tý xin đi một mình, và nấp bắn, nhưng ông không cho. Ông bảo Gấu Thọt tinh khôn và nguy hiểm lắm, mà Cu Tý thì hay cuống trí.
Khi ông Xu ngồi dậy được, ông Týnh nên làm thịt lợn ngay chứ không nên đợi đến ngày trăng tròn, hay ngày lợn béo nữa. Cu Tý đi bổ củi, và ra hồ gánh nước về đổ vào một cái nồi lớn để đun. Bên cạnh bếp Cu Tý để sẵn một thùng gỗ lớn.
Ông Xu chọc tiết lợn xong nhúng vào thùng nước, ông cầm cẳng nó quay đi quay lại trông rất thạo. Bà Ba và Cu Tý giúp ông treo lợn lên một cái móc sắt, rồi cả ba xúm vào làm lông thật nhanh để chậm nó cứng lại Một lần nữa, Cu Tý nghĩ lấy làm lạ về cách biến thể của những con vật mà Cu Tý vốn ưa thích và có cảm tình, chúng nó đương sống, bỗng bị giết đi làm thành ra thịt ăn được. Sau khi chọc tiết xong Cu Tý thấy sung sướng. Bây giờ cạo hết lông trơn cứng đi, Cu Tý trông da lợn trắng trẻo, nhẳn nhụi thì thích lắm. Cu Tý hít lấy hít để mùi dồi rán vàng trong chảo mỡ. Không bỏ đi một chút gì cả, cả bộ lòng cũng ăn được. Chính thịt thì pha ra, thành đùi này, thân này, mỡ này, rồi đem ướp muối, hương vị, mật mía, và sấy khô từ từ bằng khói hạnh đào. Còn lại chân giò đem ngâm dấm; sườn và xương sống sau khi rán lên rồi đem bọc một lớp mỡ để dành; thủ lợn và tim gan thì cuốn thành giò. những miếng thịt mỏng thì đem băm ra làm dồi. Mỡ lạng ra rán thành nước đựng vào hũ hay vào hộp.
Bao tử và lòng moi sạch ở bên trong xong đem treo lên với đùi và thịt mỡ để sấy khói. Thịt bạc nhạc dùng làm chả cho chó. Ngay cái đuôi cũng nấu ăn được. Chỉ trừ có mỗi một cái giống cái khí quản là vô dụng, vứt đi.
Làm tất cả tám con lợn. Còn lại có một con lợn đực, hai con nái tơ và con lợn sề để gây giống. Con lợn sề là món quà làm lành của bọn Phó Lém cho dạo trước.
Ngày bốn con đi kiếm ăn lấy, chiều đến bà Ba cho chúng ăn nước gạo và một ít lúa hay hạt dẻ rồi lùa tất cả vào chuồng, nhốt lại cẩn thận. Còn tất cả những con vật khác hoàn toàn kiếm lấy mà ăn, no đói hay sống chết mặc.
Bữa ăn chiều hôm ấy là cả một bữa tiệc, và luôn mấy ngày hôm sau, bữa nào cũng đầy thức ăn. Kể ra nhà Cu Tý không phải lo gì thiếu thốn về vụ rét nữa, mặc dầu đã bị thiệt hại rất nhiều về trận bão.
Mía đổ xuống, mọc rễ ra suốt thân cây và bám chặt dưới đất. Bây giờ nhổ lên, cây mía mềm nhủn, phải chặt bỏ hết rễ đi mới ép được. Cu Tý dắt Ô mã đi vòng quanh cái máy ép, còn ông Xu thì cho mía ra, vào hai cái trục ép. Nước mía rất ít, mật thì loãng và hơi chua, tuy thế cũng gọi là có đường để mà ăn. Khi còn mẻ mật cuối cùng, bà ba đổ thêm cam vào nấu thành mứt.
Lúa không thiệt hại lắm, ngay những bông lúa bị mưa cũng không việc gì. Mỗi ngày Cu Tý phải bỏ ra mấy giờ đồng hồ để xay lúa. Cái cối có hai thớt, thớt dưới có đục những khe xoáy trôn ốc từ giữa trở ra. Thớt trên thì trũng xuống như một ciá phễu lớn. Hai cái thớt chồng lên nhau, có một cái khung gỗ có bốn chân giữ lấy, khi xay lúa thì đổ hạt vào cái phễu ở cái thớt trên, và khi bột xay ra đã khá nhỏ thì chảy theo một cái lỗ vào trong một cái thùng gỗ. Suốt ngày Cu Tý đứng quay cái cần cao hơn đầu, cũng chán, nhưng Cu Tý không lấy thế làm khó chịu;
Cu Tý kiếm một cái thân cây làm ghế, lúc nào mỏi lưng thì ngồi nghỉ.
Cu Tý nói với bố:
- Con ngồi đây để suy nghĩ.
Ông Xu nói:
- Ba mong con nghĩ cho nhiều, vì trận lụt làm cho con không có thầy học. Ba và bên Phó Lém đã định đến mùa đông này đón một thầy về dạy con và Diều Rơm. Khi Diều Rơm chết ba Týnh săn hươu nai bán đi lấy tiền mướn thấy riêng cho con vậy, nhưng không ngờ bây giờ những con vật ấy hiếm quá, lông lại xấu, đành chịu vậy.
Cu Tý nói có vẻ quả quyết:
- Không cần, ba, con đã biết được nhiều điều lắm rồi.
- Nghe con nói thế, đủ biết con còn dốt lắm, con ơi, ba không thích thấy con lớn lên mà chẳng biết gì cả. Nhưng năm nay, ba sẽ dạy con được chút nào hay chút ấy, con phải cố gắng mà học lấy.
Việc học cũng vui. Ngày ông Xu bắt đầu dạy tập đọc hay làm toán, nhưng rồi quanh quẩn một lúc, ông xoay ra nói chuyện lúc nào mà cà hai thầy trò cũng không biết. Cu Tý lại xay lúa, lòng thảnh thơi vui vẻ.
Thơ Thơ lại gần, Cu Tý ngừng lại để cho Thơ Thơ liếm bột dính quanh cái lỗ cối. Chính Cu Tý cũng hay ăn bột ấy. Xay nhiều, hai thớt cối đã bị nóng lên, và bột có mùi bắp ngô rang. Khi đó Cu Tý bóc cả một nắm đểăn, nhưng ngửi thích hơn là ăn. Thơ Thơ đứng một lúc chán lại bỏ đi. Mỗi ngày Thơ Thơ một bạo dạn, có khi đi cả vào trong rừng đến một tiếng đồng hồ, hay hơn. Không có cách nào giữ Thơ Thơở trong kho nữa. Thơ Thơ đã hất đổ được cái cửa nhẹ. Bà Ba bảo Thơ Thơ sẽ thành ra thú rừng và một ngày kia sẽ đi mất, mà chính bà cũng ao ước như vậy. Cu Tý vẫn không dể ý đến điều ấy, và cho là Thơ Thơ cũng hiếu động như mình. Thơ Thơ chỉ thích chạy cho đỡ cuồng chân và mò mẫm ở xung quanh nhà. Cu Tý và Thơ Thơ hiểu nhau lắm. Cu Tý biết nếu Thơ Thơ có đi chơi thì chỉ đi vòng vòng xung quanh, trong tầm tiếng gọi của Cu Tý thôi, chứ không đi xa quá. Thơ Thơ đi đâu Cu Tý gọi lên một tiếng là nghe thấy và trở về ngay.
Chiều hôm ấy Thơ Thơ lám một việc dại dột quá. Khoai rửa sạch chất đống phơi khô ở trước cửa. Trong lúc mọi người vắng mặt, Thơ Thơ chợt lảng vảng đến đấy, lấy đầu húc vào đống khoai. Khoai lăn ra, trông hay hay. Thơ Thơ húc nữa, húc mãi kỳ cả đống tung tóe khắp sân. Thơ Thơ lấy chân nhọn giẫm lên mấy củ.
Khoai vỡ ra, ngửi mùi thấy ngon, Thơ Thơ nhá một ít. Quen mùi Thơ Thơ đi nhá hết củ này đến củ kia. Khi bà Ba biết đã muộn rồi. Thiệt hại nặng quá. Bà tức giận cầm cái chổi cọ đuổi theo Thơ Thơ. Thơ Thơ tưởng bà đùa, cũng giống mọi bận Cu Tý vẫn hay đùa như vậy. Khi bà quay đi, Thơ Thơ chạy theo húc vào mông bà một cái. Cu Tý xay lúa về thấy chuyện lộn xộn và gay go quá. Ông Xu cũng về hùa với bà, cho là một việc nghiêm trọng. Cu Tý không chịu được nét mặt của bố, Cu Tý vừa mếu máo vừa nói:
- Nó có hiểu nó làm gì đâu.
- Ba biết thế, nhưng nó làm hại khoai này chẳng khác gì nó độc ác cả. Ở nhà bây giờ làm gì có đủ thức ăn trữ đến cuối năm.
- Vậy con không ăn khoai nữa, để bù vào đấy.
- Có ai phải bắt con nhịn khoai đâu, nhưng con phải trông chừng cái con ăn mày này. Nếu con muốn nuôi nó, thì phải giữ đừng để nó phá hại.
- Con không thể vừa trông nó vừa xay bột được.
- Không trông được thì nhốt nó vào kho ấy.
- Nhưng con ghét cái kho tối om ấy.
- Thế thì làm cho nó một cái chuồng.
Thế là, sáng hôm sau ngủ dậy, Cu Tý bắt tay vào làm một cái chuồng, ở một góc sân. Cu Tý chọn một chỗ vừa có thể lợi dụng hàng rào sẵn có làm hai mặt chuồng, vừa có thể đứng làm việc ở chỗ nào cũng trông thấy được. Cu Tý biết là Cu Tý có thể nhìn thấy Thơ Thơ, thì Thơ Thơ mới bằng lòng. Buổi chiều, sau khi làm hết công việc hàng ngày, Cu Tý làm xong một cái chuồng. Sớm hôm sau, Cu Tý tháo xích Thơ Thơở trong kho dắt ra chuồng mới. Thơ Thơ giậm chân không chịu, Cu Tý phải ôm vào. Nhưng Cu Tý vừa quay đi được mươi bước thì Thơ Thơ đã nhảy vọt ra khỏi chuồng rồi. Ông Xu ở ngoài đồng về, lại thấy con đương khóc.
- Thôi đừng khóc mãi, hư thân đi. Làm cách này không được, mình làm cách khác, thế nào cũng phải xong. Bây giờ, chỉ sợ Thơ Thơ phá hoại khoai thôi, mà trước sau thế nào cũng phải cất khoai vào một chỗ. Vậy ta lấy ngay cái chuồng này mà chứa. Con đem khoai xếp vào, rồi làm thêm một cái mái như mái chuồng gà, hai bên dốc xuống. Để ba làm đỡ cho.
Cu Tý lấy tay áo lau mũi:
- Cám ơn ba.
Sau khi che đậy khoai xong rồi, không có chuyện gì to tát đáng tiếc xẩy ra nữa, nhưng phải giữ không cho Thơ Thơ vào trong kho chứa đồăn, và vào trong nhà, vì Thơ Thơ bây giờ đã nhớn lắm rồi khi đứng lên hai chân sau nó có thể với tới thịt mỡ treo cất trên xà nhà và liếm lấy muối.
Bà Ba bảo:
- Tôi không bằng lòng cho ai liếm vào thức ăn của tôi, nhất là cái con bẩn thỉu này.
Thơ Thơ lại còn có Týnh tò mò lạ lắm. Có bận nó hất đổ một liễn mỡ trong kho để nghe tiếng cái nắp rơi xuống, và xem có gì ở bên trong liễn. May trời lạnh, mỡ đông lại và bà Ba biết ngay nên mỡ chưa kịp đổ ra ngoài. Nhưng muốn tránh những chuyện đó, không có khó gì cả, chỉ việc đóng các cửa lại thôi, Cu Tý dần dần lưu ý đến những việc vặt ấy.
Ông Xu bảo:
- Học làm ăn cẩn thận như vậy có khó khăn gì đâu. Nhưng cần nhất là phải biết giữ gìn thức ăn cho cẩn thận, phải biết giữ gìn trước rồi mới kiếm ra sau.