Chương 10


Chương 12

     ã mấy ngày nay Thới Bình thôn hứng những trận mưa dầm tầm tã. Suốt ngày lẫn đêm mưa không ngớt hạt. Gió thổi cuồng loạn như muốn tàn phá tất cả mọi vật. Nước sông Trẹm dâng cao phụ họa với nước trên trời đổ xuống làm ngập cả đường làng. Công việc đồng áng bị ngưng trệ rất nhiều. Người dân quê đứng trong song cửa sổ nhìn mưa gió mà thở dài. Lũ ểnh ương thi nhau rên rỉ khóc than cơn sôi động của trời đất. Những ngôi nhà yếu bay tốc nóc, những cành cây mảnh khảnh gãy lìa, lá rụng trôi lêu bều khắp nơi bày ra cảnh thê lương ảm đạm. Người ta đoán có bão ở đâu đây. Sông Trẹm sùng sục nổi sóng.
Trong những ngày mưa gió tơi bời này, chứng bệnh già của bà Triệu Phú thình lình trở nặng. Tối ngày bà nằm liệt giường. Cơm cháo bà chẳng buồn ăn. Bà lên cơn sốt li bì. Toàn thân bà đau nhức như có ai hành hạ. Ban đêm bà không hề chợp mắt. Những hình ảnh ghê rợn luôn luôn hiện lên trước mặt bà. Không ăn, mất ngủ, bị ám ảnh bởi những cơn ác mộng, bà Triệu Phú thường lảm nhảm trong mồm những gì không ai nghe rõ. Thỉnh thoảng bà lại hét lên và quơ hai cánh tay yếu đuối trong không khí như chống cự với một con quỷ vô hình.
Những lúc đó là những lúc cả nhà xáo động. Vợ chồng Triệu Vĩ thay phiên nhau túc trực cạnh giường bệnh. Họ không khỏi lo sợ chứng bệnh già của mẹ. Vị bác sĩ mời ở tận Bạc Liêu đã lắc đầu thất vọng trước căn bệnh của bà Triệu Phú, một căn bệnh thiên nhiên mà không một ai tránh khỏi. Khoa học không thể cướp nổi quyền tạo hóa. Già là phải chết. Triệu Vĩ dư biết, nhưng ai lại chẳng đau lòng trước giờ tử biệt của một người thân yêu nhất đời mình.
Giờ tử biệt! Giờ mà thần chết ra tay đưa một linh hồn sang thế giới mới! Còn gì đau đớn hơn! Những người sống tiễn đưa người chết bằng những giọt lệ chân tình nhất của đời mình.
Giờ chết của bà Triệu Phú đã điểm. Chính bà tự nhận thấy rõ rệt như thế. Bà cố tìm sự yên tĩnh cho tâm hồn trước khi vĩnh biệt cõi đời. Nhưng nào có được đâu, vì giờ sắp chết cũng là giờ sám hối của bà. Lương tâm dằn vặt bà dữ dội, bắt buột bà nhớ lại tất cả mọi hành động của bà bao nhiêu năm qua, mặc dù bà không muốn nhớ lại một chút nào. Bà chẳng khác nào một tội nhân đang đứng trước vành móng ngựa.
Tòa án lương tâm nhóm họp để xử tội bà, những cái tội mà tòa án của loài người không biết đến để xử. Tòa án lương tâm chỉ nhóm họp vào giờ sắp chết của con người. Kẻ tội lỗi có thể dùng tiền bạc, thế lực hoặc mưu cơ để vượt khỏi lưới bủa giăng của tòa án loài người. Những kẻ tội lỗi chẳng bao giờ thoát khỏi sự trừng trị của tòa án lương tâm. Những kẻ cầm cán cân cho tòa án lương tâm bao giờ cũng công bình, vô tư và không có một cái gì mua chuộc được họ. Những vị thẩm phán vô hình này, chỉ có kẻ sắp chết mới được thấy thôi.
Trong giờ phút hấp hối, bà Triệu Phú đã nhìn thấy rõ những gương mặt lạnh lùng của quan tòa vô hình. Bên tai bà văng vẳng không ngớt những câu buộc tội đanh thép:
- Nhà ngươi có còn nhớ con bé Mỹ Lan khốn khổ đã chôn cả cuộc đời xanh thẳm dưới mái Phật đường chỉ vì lòng ích kỷ của ngươi? Nhà ngươi hẳn chưa quên thằng bé thơ Trần Đức vô tội đang gắng sức làm việc, để nuôi sống trước móng vuốt của ngươi à? À, chắc chắn ngươi nhớ nhiều lắm, Mỹ Lan đáng lẽ là dâu của ngươi. Trần Đức đáng lẽ là cháu của ngươi, tại sao ngươi lại nhẫn tâm đến thế? Ngươi đã giết chết hạnh phúc của Mỹ Lan và làm hư hỏng đời Trần Đức. Ngươi đã nhận thấy tội ác của ngươi rồi chớ? Ngươi nên nhớ lương tâm lúc nào cũng sáng suốt. Hãy mau sám hối tội lỗi của ngươi, nếu ngươi muốn cho linh hồn được siêu thoát?
Tiếng khiển trách của lương tâm vang lồng lộng. Bà Triệu Phú nằm quằn quại trên giường bệnh. Đang nằm mê man, bỗng bà mở bừng mắt. Bà định ngồi nhổm dậy tung cửa chạy ra ngoài, nhưng sức lực bà đã kiệt quệ hết rồi. Bà úp mặt lên gối. Bà vẫn thấy rõ ràng gương mặt đau khổ của ni cô Diệu Linh và gương mặt đẫm mồ hôi của Trần Đức. Bà muốn hét lên nhưng không thành tiếng. Bà mệt nhọc thở hổn hển gần đứt hơi.
Ngoài trời, mưa gió vẫn gào thét. Nhiều tiếng sấm nổ vang rền. Bà Triệu Phú bịt chặt hai lỗ tai bà tưởng đến lưỡi tầm sét ghê rợn của Thiên Lôi.
Bà Triệu Phú ôm ngực ho sù sụ. Thân thể gầy đét của bà run lên bần bật. Hai mắt lờ đờ của bà bỗng dưng sáng rực trong khi môi bà xanh dần dần.
Sám hối! Sám hối!
Bà Triệu Phú rên rỉ:
- Trời ơi! Ta là một kẻ khốn nạn nhất trong thiên hạ!
Lương tâm của bà Triệu Phú cũng xáo động dữ dội như cơn giận khủng khiếp của tạo hóa. Tâm hồn bà vẫn chưa được yên ổn trong những ngày tàn của một người.
Bà nằm lăn lộn trên giường, cố ngủ nhưng không sao chợp mắt được. Bà nhìn lên trần nhà, bỗng bà ôm mặt rú lên: “Mỹ Lan và Trần Đức đang nhìn sững bà với đôi mắt oán hờn”.
Nghe tiếng rú thất thanh của bà Triệu Phú, Ngọc Anh từ nhà ngoài chạy vội vào. Nàng sợ hãi hỏi mẹ chồng:
- Chuyện gì đó thưa mẹ?
Giọng nói êm dịu của Ngọc Anh làm cho bà Triệu Phú trở lại bình tĩnh. Bà thở dài:
- Chẳng có chuyện gì hết. Mẹ thấy trong mình khó chịu quá, có lẽ...
Bà nói lảng:
- Con ra ngoài gọi Triệu Vĩ vào đây cho mẹ bảo chút chuyện.
Chẳng dán trở thành một làng quê trù phú. Con người chàng đã vạch sẵn rất tốt đẹp và xán lạn. Muốn tiến hành công việc, trước hết chàng cần phải san bằng tất cả mọi trở lực ngăn cản trên bước đường đi của chàng.
Năm Hương là kẻ tham lam, tàn ác, bất nhân. Gã là cái gai độc mọc trước mặt Triệu Vĩ. Phải nhổ cái gai đó. Nếu cứ để Năm Hương ở mãi Thới Bình thôn thì công việc của Triệu Vĩ sẽ bị nhiều khó khăn. Và chàng còn mất uy tín đối với nhân công. Không thể dung dưỡng một tên chuyên môn bóc lột và hiếp đáp nhân công.
Triệu Vĩ thực hành ngay ý định, chàng cho người gọi Năm Hương đến văn phòng giám đốc.
Vẫn với gương mặt ngang tàn, Năm Hương bước vào phòng và hỏi Triệu Vĩ bằng giọng kẻ cả:
- Cậu Hai có chuyện chi bàn với tôi?
Triệu Vĩ trỏ ghế trước mặt mời tên quản lý:
- Chú ngồi đó, tôi có chuyện quan trọng muốn nói với chú.
Đợi cho Năm Hương ngồi yên chỗ, Triệu Vĩ nghiêm giọng nói:
- Chú Năm à, mẹ tôi đã chết, tôi không còn ham muốn khuếch trướng công việc kinh doanh ở cái làng quê hẻo lánh này nữa.
Năm Hương ngắt ngang:
- Cậu muốn về chợ à?
Triệu Vĩ lắc đầu:
- Không, tôi vẫn ở đây nhưng tôi giảm bớt sự hoạt động.
Hiểu lầm ý định của triệu Vĩ, Năm Hương lộ sắc mừng:
- Cậu muốn giao tất cả công việc cho tôi cai quản? Cũng được, tôi sẽ cố gắng để làm giàu thêm cho cậu.
Triệu Vĩ muốn phỉ nhổ ngay vào mặt Năm Hương nhưng chàng cố dằn lòng. Chàng cười khinh bỉ:
- Không, tôi nghĩ khác chú. Tôi định đóng cửa nhiều xưởng máy không cần dùng lắm.
Năm Hương ngạc nhiên buột miệng:
- Cậu điên rồi hở? Xưởng máy đã đào tạo sự nghiệp cho bà chủ.
Triệu Vĩ gật đầu:
- Đành rồi, nhưng tôi khác hẳn mẹ tôi. Xưởng máy mang tới số bạc to tát nhưng tôi không thích hoạt động về ngành máy móc. Tôi định để tất cả tâm trí, sức lực và cả tài sản vào công việc xây dựng đời sống mới cho dân quê.
Một lần nữa Năm Hương trợn tròn đôi mắt:
- Cậu sẽ phá sản! Cái sự nghiệp mà bà chủ đã gây nên bằng cả một đời lao lực nặng nhọc sẽ tiêu tan một cách vô lối, vì sự điên rồ của cậu. Cậu hãy nghĩ kỹ.
Triệu Vĩ lạnh lùng:
- Tôi đã suy nghĩ kỹ và đã nhất quyết. Không ai ngăn cản được công việc của tôi. Vì vậy tôi mới mời chú đến đây.
Chàng cao giọng:
- Từ nay trở đi, chú có thể nghỉ việc để dưỡng già vì ở đây chẳng còn công việc gì để cho chú làm. Tôi trả đủ tiền thiệt hại cho chú và còn ban thưởng chú nữa. Tôi rất biết rõ công lao khó nhọc của chú từ bao nhiêu năm nay đối với cha mẹ tôi. Tôi chẳng bao giờ dám quên ơn chú.
Trước ý định bất ngờ và táo bạo của Triệu Vĩ, Năm Hương biến sắc mặt. Gã nhìn trân trối Triệu Vĩ, xem chàng có loạn óc hay không. Năm Hương hằn học hỏi:
- Cậu muốn đuổi tôi?
Triệu Vĩ vẫn dịu giọng:
- Tôi đời nào dám đuổi chú. Tôi nhận thấy công việc làm mới mẻ sắp tới của tôi chẳng còn hạp với chú nữa. Sự cộng tác của chú sẽ không đem đến lợi ích nào cho tôi. Tôi muốn chú trở về chợ để an dưỡng tuổi già, mong chú hiểu cho tôi.
Năm Hương căm giận sùi bọt mép. Gã dư biết Triệu Vĩ không ưa nên kiếm cách tống cổ gã đi cho rảnh mắt. Năm Hương vỗ bàn to tiếng:
- Cậu trả ơn cho tôi bằng cách đuổi tôi? Bà chủ cho phép cậu làm điều đó?
Triệu Vĩ mỉm cười:
- Chú chớ vội nóng giận. Bao giờ tôi cũng kính trọng chú nên tôi mới cho chú nghỉ việc.
Năm Hương nuốt nước bọt, hỏi:
- Cậu nhất định đuổi tôi?
Triệu Vĩ điềm tĩnh gật đầu:
- Phải!
Năm Hương quát tháo ầm lên:
- Bà nhà vừa mới chết cậu đã làm nhiều điều bậy bạ. Cậu là một kẻ vô ơn bạc nghĩa. Ngày này cậu được ngồi ở địa vị này là nhờ ai? Có phải nhờ thằng Năm Hương này chăng? Chưa chi cậu đã lên mặt chủ nhân với tôi. Tôi cho cậu biết trước, nếu tôi không còn làm ở đây nữa thì cậu sẽ trở thành một thằng tay trắng, linh hồn bà dưới suối vàng hẳn là phải tủi nhục vì có một người con trai như cậu.
Trước những lời xấc láo của viên quản lý, Triệu Vĩ không dằn được nữa. Chàng đứng phắt dậy:
- Chú đừng nhiều lời với tôi, đáng lẽ tôi muốn không thấy mặt chú kể từ sáng mai. Nhưng tôi buộc lòng phải để chú ở lại một thời gian ngắn. Hai tháng. Chú hãy chuẩn bị sẵn để nghỉ việc.
Năm Hương cười gay gắt:
- Cậu Hai là một người can đảm đấy. Tôi thành thật khen ngợi cậu. Bà chủ mới mất, cậu đã lên mặt không cần ai hết. Tôi rất tiếc công lao khó nhọc của tôi bấy lâu nay, nhưng tôi chẳng hề oán hờn cậu vì cậu còn nhỏ tuổi quá, chưa biết nghĩ suy chuyện phải trái.
Giọng nói của Năm Hương càng lúc càng nặng nề thêm:
- Tôi cho cậu biết, tôi chẳng bao giờ rời khỏi Thới Bình thôn trước ngày cậu trở thành một tên bạch đinh. Đời sẽ dạy cậu một bài học hay quý giá. Rồi người ta sẽ xua đuổi cậu, khinh rẻ cậu vì cậu đã mất cái thế lực to lớn nhất trong xã hội phù hoa này. Cậu có biết cái thế lực to lớn đó không? Tiền bạc đấy, cậu ạ? Sống trên đời này chẳng có cái gì qua được tiền. Cái nhân nghĩa, cái đạo đức của cậu nó rất là vô nghĩa lý. Cậu sống trên nhung lụa từ nhỏ chí lớn, cậu chưa được rõ những sự ích lợi của đồng tiền. Cậu coi rẻ nó vì cậu có làm gì khó nhọc đâu. Một khi đã trắng tay cậu sẽ thấy rõ ràng có tiền bạc là trên tất cả. Cậu có nghĩ đến bà chủ đã gầy dựng nên sự nghiệp ngày nay để lại cho cậu bằng bao nhiêu mồ hôi, nước mắt? Làm ra tiền không dễ dàng như cậu tưởng đâu...
Chẳng chịu nổi trước những lời hèn mạt của tên quản lý, Triệu Vĩ gạt ngang:
- Chú đừng nhiều lời vô ích. Tôi rất chán lời dạy đời hạ đẳng của chú. Một lần nữa, tôi chẳng cần ai dạy khôn tôi và chẳng cần nghe những lời nói của chú. Tôi hiểu công việc làm của tôi.
Chàng chấm dứt câu chuyện:
- Tôi không còn điều gì để nói với chú nữa. Thôi chú để yên cho tôi nghỉ. Chào chú.
Biết không đánh đổ được lòng dạ cứng cỏi của Triệu Vĩ, Năm Hương giận căm gan nhưng gã đành mím môi cố nén cơn tủi nhục với ý định tỏ cho Triệu Vĩ biết mình không cần. Năm Hương đẩy mạnh ghế đứng dậy, gã cười nhạt:
- Tôi đếch cần cộng tác lâu dài với một người ngu dốt nhưng song tàn như cậu.
Năm Hương nện mạnh gót giầy bước ra khỏi phòng nhưng không quên ngoái đầu biếm nhẽ:
- Vĩnh biệt... và tạm biệt ông chủ mới!
Triệu vĩ đóng rầm cửa lại và lẩm bẩm nguyền rủa:
- Đồ khốn nạn!
Bị Triệu Vĩ cho nghỉ việc. Năm Hương oán thù vô hạn. Gã nghiến răng:
- Triệu Vĩ ơi, tao không bao giờ quên được cái nhục to lớn này. Tao chỉ rời khỏi Thới Bình thôn khi nào mối hận này rửa xong. Rồi mầy sẽ biết tay tao. Thằng Năm Hương ngang tàng này chẳng bao giờ chịu thua một thằng trẻ ranh như mầy. Tao sẽ gài mìn cho nổ tan tành sản nghiệp của mầy. Rồi mầy xem.