CẬU BÉ VIẾT THUÊ NGƯỜI PHIRENZÊ

     ruyện đọc hàng tháng)
Cậu học lớp bốn sơ đẳng. Cậu là một người dân Phirenzê duyên dáng, mười hai tuổi, tóc đen, da trắng, con đầu của một nhân viên đường sắt, lương ít lại đông con nên đời sống rất chật vật. Ông bố rất quý con, hiền từ và khoan dung đối với con. Khoan dung về mọi mặt, trừ những gì liên quan đến việc học hành. Về điểm này, ông lại khó tính và nghiêm khắc; vì đứa con đầu này, phải làm thế nào cho có việc làm sớm nhất để giúp gia đình. Mà muốn được thế thì phải học nhiều và trong một thời gian ngắn. Tuy cậu bé rất chăm, nhưng người bố vẫn luôn luôn giục con học. Ông tuổi đã cao và lao động quá sức lại càng làm ông già đi nhiều so với tuổi. Dù vậy, để kiếm thêm tiền nuôi gia dình, ngoài gánh nặng của công việc hàng ngày, ông còn đi nhận thêm nơi này nơi khác những việc chép thuê và đêmđêm phải thức rất khuya để làm. Sau cùng, ông nhận của một nhà xuất bản sách báo việc viết tên và địa chỉ của những người mua sách, báo dài hạn lên những băng giấy để gửi đi. Cứ năm trăm băng địa chỉ viết chữ to và đều, ông được ba lira. Nhưng công việc này làm cho ông rất mệt và thường trong bữa cơm chiều ông hay than thở: “Mắt tôi đến hỏng mất thôi! Việc làm đêm thế này làm tôi kiệt sức”.
Một hôm, cậu bé nói với bố.
- Bố ạ, để con viết thay bố. Bố thấy đó, con viết giống chữ bố nhưđúc...
- Không con ạ, con phải học, - ông bố trả lời, việc học của con quan trọng hơn việc viết băng của bố. Bố sẽ rất ân hận nếu làm mất của con một giờ. Bố cảm ơn con nhưng bố không muốn con viết chút nào đâu. Cậu bé biết là bố mình sẽ không khoan nhượng, nên không cố nài. Nhưng cậu làm như thế này. Cậu biết rằng cứđến nửa đêm thì bố thôi viết và ra khỏi phòng làm việc để sang phòng ngủ. Nhiều lần, cậu nghe thấy sau khi chuông đồng hồ dứt mười hai tiếng, bố dẹp cái ghế ngồi vào chỗ cũ rồi chậm rãi bước về phòng ngủ. Một đêm, chờ cho bố ngủ yên, cậu trở dậy, lặng lẽ mặc áo, rón rén mò vào phòng làm việc của bố, thắp đèn lên, lại ngồi vào bàn giấy trước một chồng băng còn trắng nguyên và bản danh sách người mua báo; rồi cậu bắt đầu viết, bắt chước y hệt nét chữ của bố. Cậu viết say sưa, trong lòng vui vẻ, nhưng không khỏi có chút lo ngại...
Và các băng viết xong cứ chồng cao dần lên... Chốc chốc cậu đặt bút xuống, xoa tay, rồi lại tiếp tục viết say sưa hơn, vừa nghe ngóng vừa mỉm cười. Cậu viết một trăm sáu mươi cái địa chỉ.
Được một lira rồi? Thế là cậu dừng lại, để cái bút vào chỗ cũ, tắt đèn và rón rén trở về phòng ngủ.
Tr ưa hôm ấy, ông bố ngồi vào bàn ăn, có chiều vui vẻ hơn mọi khi. Ông không hay biết gì hết. Ông làm cái việc ấy như một cái máy, vừa làm vừa nghĩ đến việc khác; và những băng đã viết xong đến hôm sau ông mới đếm. Thế là vào bữa ăn, ông ngồi vui vẻ, đặt tay lên vai con, nói:
- Này, Giuliô, bố con làm việc tốt hơn là con tưởng. Trong hai tiếng đêm qua, Bố đã làm nhiều hơn các đêm trước một phần ba công việc, tay bố còn nhanh và mắt còn được việc đấy.
Giuliô rất bằng lòng và tự nhủ:
Bố thật đáng thương, ngoài việc kiếm được tiền, mình còn đem cho bố niềm vui vì tưởng rằng ta trẻ lại. Vậy mình hãy can đảm lên!”
Thành công đã khuyến khích cậu bé. Nửa đêm hôm sau Giuliô lại dậy làm việc. Cậu làm như vậy nhiều đêm liền. Ông bố không nghi ngờ gì cả. Chỉ một lần trong bữa ăn tối, ông bỗng thốt lên: “Lạ quá, dạo này ta dùng nhiều dầu hỏa quá?” Giuliô giật mình. Nhưng câu chuyện chỉ thế thôi, và cậu bé vẫn tiếp tục làm cái việc ban đêm của mình. Nhưng thức khuya và đêm nào cũng làm việc như vậy, cậu bé không được nghỉ ngơi đầy đủ. Sáng dậy cậu thấy mệt, và tối đến, khi làm bài, mắt cậu cứ nhíu lại, không cưỡng nổi buồn ngủ.
Một buổi tối, lần đầu tiên trong đời, cậu gục đầu trên trang vỏ mà ngủ.
- Cố lên, cố lên! - Ông bố vừa kêu vừa vỗ tay, - dậy học đi con! Giuliô cựa mình thức dậy và tiếp tục học. Nhưng hôm sau, rồi cũng như vậy,và càng ngày s ự mỏi mệt càng tăng. Cậu gục trên sách mà ngủ, dậy trưa hơn thường lệ, học bài vội vã, và dường như chán cả việc học. Ông bố bắt đầu nhận xét vài điều, rồi đến trách mắng, và đó là lần đầu tiên ông trách mắng con. Một buổi sáng, ông bảo:
- Giuliô, con thay đổi nhiều quá, con không còn như trước nữa. Con hãy nhớ rằng tất cả hy vọng của gia đình đều đặt vào tương lai của con. Bố không bằng lòng con, bố nói thật như vậy”. Nghe thế, cậu bé bối rối và tự nhủ rằng: “Phải, đúng thế thật, mình không thể eứ tiếp tục như vậy được nữa, phải chấm dứt trò dối trá này thôi”. Nhưng cũng chính tối hôm đó, ông bố rất vui vẻ nói rằng tiền công viết băng của ông tăng hơn tháng trước ba mưới hai lira. Và vừa nói, ông vừa lấy trong túi ra một gói kẹo ông đã mua để cùng các con ăn mừng khoản tiền thu trội ấy. Các con được kẹo hớn hở vỗ tay reo mừng. Trước cảnh ấy, Giuliô lại vững lòng và tự nhủ: “Không, bốđáng thương ạ, không, con sẽ chưa thôi đánh lừa bố dược, con sẽ cố gắng nhiều hơn nữa, ban ngày con sẽ học nhiều lên, và đêm đến, con sẽ tiếp tục làm việc cho bố và cho các em...”
Ông bố nói tiếp:
“Ba mươi hai lira được thêm! Bố vui lòng lắm. Nhưng khốn nỗi là cậu này -
và ông lấy tay chỉ Giuliô - làm cho bố rất khổ tâm”.
Giuliô chịu đựng những lời trách móc của bố, cố nén hai giọt nước mắt to đang trào ra. Nhưng mà long cậu thấm thía một niềm vui hết sức dịu dàng.
Cậu lại hết sức tiếp tục làm việc. Nhưng mệt nhọc chồng chất thêm vào mệt nhọc, càng ngày cậu càng khó mà chống chọi nổi. Tình trạng ấy kéo dài trong hai tháng.
Ông bố cứ trách mắng con về tội uể oải không thể tha thứđược, và nhìn con với con mắt ngày càng tức giận. Một hôm ông đến gặp thầy giáo để hỏi xem con mình đã làm những gì. Vâng, thầy giáo nói - cậu ấy đã thành đạt vì thông minh, nhưng độ này
không còn có ý chí như trước nữa.
Cậu ta thường buồn ngủ, lơđãng và ngáp vặt luôn. Các bài văn của cậu ngắn ngủn, viết vội lên giấy cho xong chuyện, chữ viết cẩu thả. Ông ạ, cậu ấy có thôi học tốt hơn thế nhiều!
Tối hôm ấy, ông bố gọi con ra một góc vắng trách mắng con dữ hơn thường lệ.
Giuliô, mày thấy tao làm việc như thế nào, thấy tao mòn mỏi cuộc đời để nuôi gia đình như thế nào.
Mà mày không giúp tao. Mày không thương tao, không thương cả các em mày, không thương cả mẹ Ôi! Xin bốđừng nói như vậy, bố ạ. - Giuliô ngắt lời bố và òa lên khóc. Cậu định thú thật việc mình đã làm, nhưng lại bị bố ngắt lời.
- Mày hẳn đã rõ hoàn cảnh hiện nay của gia đình ta, mày biết rằng cần phải có thiện chí và những sự hy sinh của tất cả mọi người góp vào với nhau. Mày thấy đấy, chính tao, tao đã phải làm việc gấp đôi. Tao hy vọng tháng này sẽ được một trăm lira tiền thưởng của đường sắt, thế là sáng hôm nay người ta cho biết rằng họ sẽ không cho gì hết.
Nghe tin ấy, Giuliô im lặng và thôi không thú nhận với bố cái điều cậu định
nói nứa. Cậu nghĩ rằng:
“Không, b ốạ, không, con sẽ không nói gì với bố nữa, con sẽ giữ bí mật của con, vì con muốn làm việc cho bố. Việc ấy sẽđền bù lại nỗi đau khổ mà con đã làm cho bố phải chịu. Còn việc học thì con sẽ luôn luôn cố gắng để thi đỗ. Điều quan trọng là giúp bố kiếm ăn và làm nhẹ bớt nỗi mệt nhọc đang làm bố chết dần, chết mòn”.
Lại hai tháng nữa làm việc đêm, lại những ngày uể oải nhọc nhằn, những cố gắng tuyệt vọng của cậu con, và những lời trách mắng cay đắng của ông bố.
Nhưng, điều nguy hại hơn cả là dần dần ông bố lạnh nhạt với con, đi đến chỗ coi con như một đứa ương ngạnh, một đứa bạc bẽo, không còn trông mong gì được nữa. Giuliô thấy những thay đổi của bố, lấy làm đau khổ vô cùng. Mỗi khi bố quay lưng đi, cậu thầm lén gửi bố một cái hôn, và gương mặt cậu để lộ tấm lòng trìu mến, xót thương và buồn bã. Nỗi phiền muộn cộng với mệt nhọc làm cho Giuliô gầy gò và mất hết vẻ hồng hào xinh đẹp; càng ngày cậu càng phải trễ biếng việc học hành. Cậu rất hiểu rằng tình hình này nhất định phải chấm dứt, và mỗi tối cậu lại tự bảo: “Đêm nay mình sẽ không dậy làm việc nữa”. Nhưng khi chuông điểm nửa đêm vừa dứt, chính lúc mà cậu phải cương nghị trong quyết tâm của mình thì một nỗi ân hận lại cắn rứt eậu. Cậu cho rằng cứ nằm trong giường là bỏ bổn phận của mình, là ăn cắp một lira của bố và của gia đình. Và thế là cậu dậy, thầm mong rằng một đêm nào đó, bố thức giấc và bắt gặp mình đang làm việc, hoặc tình cờ bốđếm lại số băng và phát hiện sự lừa dối và như vậy, mọi việc sẽ kết thúc một cách tự nhiên, tự cậu không phải làm một việc mà cậu không đủ can đảm để làm. Thế là cậu cứ tiếp tục. Một buổi tối, ông bố nói lên một lời quyết định đối với cậu Bà mẹ nhìn Giuliô, thấy em gầy yếu và xanh xao hơn trước, bà hỏi: “Giuliô, con ốm dấy à?”. Rồi lo sợ, bà quay sang nói với chồng: “Giuliô ốm đấy, ông xem, nó xanh quá đi mất! Con ơi, con thấy khó chịu như thế nào?”
Ông bố liếc nhìn con và nói:
Lương tâm không tốt làm cho sức khỏe xấu đi đó thôi. Trước kia Giuliô không thế, khi còn là một học sinh siêng năng và một người con trai quả cảm.
- Nó ốm... - bà mẹ nói tiếp.
- Cái đó không việc gì đến tôi, - ông bốđáp lại.
- Câu nói ấy là một nhát dao găm đâm thẳng vào tim cậu bé đáng thương. Ôi? Cái đó không việc gì đến tôi! Bố cậu, ngày nào đây, chỉ nghe con ho là đã lo cuống lên! Thế ra bố không còn thương cậu nữa sao? Chẳng còn nghi ngờ gì nữa, Giuliô quảđã chết trong lòng bố rồi...
“Ôi! Không th ể thế được, bốơi, - cậu bé tự nhủ mà lòng thắt lại, khắc khoải,
- Giở thì con thôi hẳn không viết nữa. Không có lòng thương của bố, con không thể nào sống được, con muốn khôi phục lại hoàn toàn lòng thương ấy; con sẽ nói hết với bố, con không lừa dối bố nữa, con sẽ học tập như trước; dù sau này ra sao chăng nữa, miễn là bố vẫn thương con, bố thương yêu tội nghiệp của con ạ. Lần này con sẽ giữ vững quyết tâm của con”. Mặe dù như vậy, đêmấy cậu vẫn cứ dậy, hình như là do thói quen. Khi đã dậy, cậu muốn nhìn lại vài phút trong cảnh yên tĩnh của ban đêm, lần cuối cùng, cái phòng nhỏ mà cậu đã thầm lén làm việc bao đêm; lòng chan chứa yêu thương và hạnh phúc: Nhưng khi đã ngồi vào bàn, ngọn đèn đã thắp lên, và thấy những tờ băng giấy trắng mà cậu sẽ không còn bao giờ được viết lên những tên người và tên thành phố mà cậu đã thuộc lòng, thì tự nhiên cậu thấy một nỗi buồn vô hạn; thế rồi bất giác cậu cầm lấy quản bút tiếp tục cái công việc đã bắt đầu. Nhưng khi dang tay ra, cậu chạm phải một quyển sách làm rơi xuống đất. Cậu giật mình lo sợ. Nếu bố thức dậy thì sao? Tất nhiên không phải bố sẽ bắt được cậu đang làm một việc gì xấu xa, chính cậu cũng quyết nói hết ra với bố, tuy vậy... nghe tiếng chân của bố trong đêm tối, bị bắt gặp bất ngờ trong đêm hôm khuya khoắt như thế này, trong cảnh vắng lặng như thế này? Cứ nghĩ rằng lần đầu tiên bố có thể tủi thân trước mặt mình... cậu thấy run sợ.
Giuliô nín thở, lắng tai nghe; chẳng thấy một tiếng động nào cả. Không! Chẳng có gì? Cả nhà đều ngủ say.
Bố không nghe thấy gì cả. Cậu trấn tĩnh lại, tiếp tục viết và mảnh băng này chồng lên mảnh băng khác... Tập trung hết tinh thần vào việc làm, Giuliô viết, viết mãi. Nhưng mà Bố đã đứng sau lưng cậu. Ông đã thức dậy khi nghe tiếng cuốn
sách r ơi, và chờ lúc thuận tiện nhất, đã rón rén bước những bước chân trần đi vào phòng giấy. Đúng, ông đang đứng đó, mái đầu bạc ngay trên mái tóc đen của con trai. Ông thấy ngòi bút đang chạy thoăn thoắt trên các băng giấy, và đã hiểu hết; có những sự việc mà ông đã quên bỗng trở lại trong trí nhớ, và ông hối hận vô cùng vì đã ngờ vực con mình. Lòng ông tràn ngập một tình thương yêu vô hạn, làm ông đứng sững đầy xúc động, bồi hồi đằng sau đứa con mình. Bỗng Giuliô kêu lên: Hai bàn tay run rẩy ôm chầm lấy đầu cậu.
Ôi? Bố, bố ạ, tha lỗi cho con, tha lỗi cho con! - Cậu kêu lên, vì nghe tiếng nức nở sau lưng, cậu nhận ra bố. Chính con hãy tha lỗi cho bố, Giuliô yêu quý của bố.
- Ông bố vừa trả lời, vừa hôn khắp trán con những cái hôn đầm đìa nước mắt. - Bố đã biết hết rồi, bố biết hết và chính bố phải xin lỗi con, con yêu quý của bố, nào, con lại đây với bố.
Ông bố nhắc con lên, dúng ra là bế xốc con, mang vào giường bà mẹ vừa thức giấc, đặt con vào vòng tay bà và nói:
- Hôn con đi, hôn đứa con tận tuy, từ bốn tháng nay nó đã không ngủ để làm việc thay tôi; tôi cứ trách mắng nó, trong khi nó kiếm ra miếng ăn cho gia đình.
Bà mẹ siết con vào lòng, không nói nên lời; sau cùng đã hôn con mãi, bà mới bảo: “Đi ngủ đi con, ngủ đi, để lấy lại sức” Ông bố lại bế Giuliô về buồng cậu, đặt con vào giường, âu yếm vuốt ve con, sửa gối, đắp chăn cho con.
- Cám ơn bố, - cám ơn bố, Giuliô nó;, nhưng bố cũng đi ngủ đi, con vui lòng lắm, chúc bố ngủ ngon, bố ạ!
Ông bố cứ muốn nhìn con ngủ. Ông ngồi ở đầu giường con, nắm tay con và nói: “Ngủ đi, ngủ đi, thiên sứ của bố”.
Giuliô mệt quá, thiếp đi, cậu ngủ rất lâu; đã mấy tháng rồi, nay mới dược một giấc ngủ yên lành với những giấc mơ tốt đẹp.
Khi cậu tỉnh giấc, mặt trời đã lên cao; cậu thấy ngay cạnh mình, tựa đầu lên mép giường, bố ngủ cảđêm như vậy, sung sướng vì giấc ngủ êm đềm của con.
NGHỊ LỰC
Thứ tư 29
Tôi tin chắc rằng bạn cùng lớp với tôi là Xtacđi có đủ can đảm để làm như cậu bé thành Phlrenzê. Sáng nay ở trường có hai người sung sướng: Garôpphi sướng điên lên vì được trả lại cuốn album, trong đó người ta còn cho thêm ba chiếc tem nước cộng hòa Goa tê ma la nữa (cậu ao ước được thứ tem này đã ba tháng nay rồi), và cậu Xtacđi vì được nhận huy chương thứ nhì trong lớp, Xtacđi đứng đầu lớp sau Đôrôtxi thôi? Mọi người đều ngạc nhiên và hân hoan. Nào ai có thể ngờđược? Dạo tháng mười, cậu được bố đưa đến trường, mình mặc chiếc va rơi màu lục, chật bó; bố cậu nói với thầy giáo: “Xin thầy kiên nhẫn, thật kiên nhẫn vì con tôi nó tối dạ lắm”. Từđó, tất cả học trò đều gọi cậu ta là thằng “đầu gỗ Nhưng, về phần mình thì Xtacđi tự nhủ: “hoặc là mình chết, hoặc là mình thành công”. Và cậu ta bắt đầu học: học đêm, học ngày, học ở nhà, học trong lớp, học khi đi dạo, cần cù chịu khó như một con bò, gan lì như một con la. Và thế là, vì hết lòng siêng năng, trảđũa lại những kẻ chế giễu, đá những kẻ quấy rầy đi, cậu ta vượt lên tất cả mọi người, cái cậu rắn đầu ấy! Trước đây, cậu ta không biết một tí gì về phép tính; bài văn thìđặt những điều nhảm nhí, không thể nhớ nổi một ngày tháng nào, thế mà bây giờ cậu giải được cái bài tính đố, viết đúng văn phạm, và thuộc các bài học không chút lầm lẫn. Chỉ nhìn cái dáng thô lùn của cậu ta, cái đầu bè bè rụt vào giữa đôi vai, hai bàn tay ngắn ngủn, to tướng, chỉ nghe tiếng nói ồm ồm của cậu, là người tađoán ngay ra cậu có một nghị lực sắt thép. Mỗi khi có được mười xu là cậu mua ngay một quyển sách: cậu đã lập được một tủ sách nhỏ rồi, và trong một lúc phấn chấn, cậu đã buột mồm hứa sẽ cho tôi xem khi nào tôi đến chơi nhà cậu. Xtacđi không hề nói năng gì với ai, không hề chơi bời với ai, lúc nào cũng ngồi ở ghế mình, cằm tựa vào hai bàn tay nắm chặt, nghe thầy giảng bài.
Chắc cậu đã phải làm việc nhiều lắm, cậu Xtacđi tội nghiệp này. Sáng hôm nay, khi trao huy chương cho cậu, thầy giáo dù đang sốt ruột cũng phải thất lên: “Hoan hô Xtacđi! Có chí thì nên?”. Xtacđi thì dường như chẳng chút nào tự hào vì thành công của mình; cậu
cũng chẳng hề mỉm cười nữa, và trở về chỗ ngồi, lại tựa cằm vào hai nắm tay và càng chú ý hơn bao giờ hết.
Nhưng cái cảnh đẹp nhất là lúc tan học bố cậu đến đón cậu. Ông cũng to, lùn như cậu, khuôn mặt bành bạnh, tiếng nói oang oang. Vì ông ta không hề ngờ rằng con mình lại được huy chương, nên nghe chuyện, ông ta vẫn không tin. Phải có thầy giáo đến xác nhận, và thế là ông ta phá lên cười khanh khách, vỗ đánh bốp một cái vào gáy con và nói rất to: “Giỏi lắm, giỏi hết sức? Cái đầu to thân.yêu này!”. Ông ta lại nhìn con, rất đỗi ngạc nhiên. Những người có mặt chung quanh đều mỉm cười vui vẻ. Chỉ:mình Xtacđi thì vẫn yên lặng, và đã lẩm nhẩm bài học ngày hôm sau.