EDMONDO DE AMICIS VỚI
“NHỮNG TẤM LÒNG CAO CẢ”

HAI MƯƠI TUỔI CHIẾN ĐẤU VÌ ĐỘC LẬP, THỐNG NHẤT;

BỐN MƯƠI TUỔI ĐẤU TRANH CHO CÔNG BẰNG XÃ HỘI.

     rên thế giới, ở nhiều nước người lớn và trẻ em chẳng mấy ai không biết nhà văn Ý Edmondo De Amicis. Nhưng nhà văn được trẻ em yêu thích ấy lại không phải là người chuyên viết sách về trẻ em hay cho trẻ em. 
De Amicis sinh ngày 31 tháng mười năm 1846 ở Ônnêglia, xứ Liguria, trên bờ biển tây bắc bánđảo Ý. Sự nghiệp giải phóng và thống nhất Ý bắt đầu từ năm 1820, đến năm 1870 mới hoàn thành là phong trào dân tộc lớn nhất lịch sử châu u trong thế kỷ XIX. Khi trận Cutxtotza thứ nhất đánh quân xâm lược áo trong cách mạng 1848 diễn ra thì chú bé Edmondo chưa được hai tuổi; nhưng trận Cutxtza thứ hai diễn ra, thì người sĩ quan mới tốt nghiệp chưa đầy hai mươi tuổi De Amicis đã có mặt trên chiến trường, ngày 24 tháng sáu l866 ấy, chiến đấu dưới lá cờ ba màu, trong hàng ngũ quân đội Ý. Người thanh niên ấy cũng bắt đầu viết văn, và hai năm sau tác phẩm đầu tay ra đời, tập hợp một số truyện vừa dưới nhan đề Cuộc đời quân ngũ (La Vita Militare, 1868). 
Nước nhà độc lập, thống nhất rồi, De Amicis từ giã “cuộc đời quân ngũ” đi du lịch nước ngoài, để sáng tác theo một thể tài khác: thể du ký. Và các tác phẩm kế tiếp nhau ra đời: Tây Ban Nha (1873), Hà Lan (l874), Ma Rốc (1876), Cônxtantinôpôli (1878-79) và cuốn Chân dung văn hào (Ritratli letterari, 1881) được viết để tỏ lòng ngưỡng mộ những nhà văn lớn đương thời. 
Thống nhất xong, năm 1871 nước Ý đông dân mà rất nghèo, công nghiệp chưa có gì, địa chủ chiếm những diện tích mênh mông, dân số tăng nhanh, người Ý phải di cư rất nhiều đến đất khách quê người kiếm ăn, mỗi năm trung bình hơn nửa triệu, có năm gần một triệu, nhiều nhất thế giới. Di dân là vấn đề rất lớn trong đời sống nước Ý, đã được De Amicis chú ý và đầu tiên lấy làm đề tài cho một tác phẩm: Trênđại dương (Sull O’c’ Cano). Năm sau, 1890, lại tiếp theo cuốn Truyện một người chủ (Romanzo di un maestro). 
Cũng từ năm ấy ở Ý chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh, và người theo chủ nghĩa Mác ngày càng đông: trên đảo Xixilia nông dân tổ chức những hiệp hội, và từ năm 1893 đã bắt đầu nổi dậy. Không sống bàng quan, ngay năm 189l De Amlcis đã tham gia Đảng xã hội Ý là thành viên của Đệ nhị Quốc tế, và từđấy đấu tranh không ngừng cho công bằng xã hội, cho đời sống của người nghèo khổ và dân lao động; văn nhân biến thành chiến sĩ, diễn thuyết khắp nơi, rất nhiệt thành về các vấn đề xã hội; sau thu nhập những diễn văn ấy xuất bản thành tập Vấn đề xã hội (Questione sociate, l894). Đảng mình bị khủng bố dữ, De Amicis vẫn chiến đấu không ngừng. Những cuộc nổi dậy của quần chúng nghèo khổ và những đợt đàn áp của chính quyền tư sản đều được lấy làm đề tài cho luận văn chính trị Nội chiến (LotteCivili, l901). 
Trong cuộc đời mình, chưa đến hai mươi tuổi nhà văn Ý ấy đã chiến đấu cho độc lập và thống nhất của đất nước, ngoài bốn mươi tuổi lại phải đấu tranh cho đến trọn đời vì thắng lợi của công bằng xã hội; và De Amieis qua đời ở Boocdighêra tỉnh Giênôva, ngày 12 tháng ba năm 1908, hưởng thọ 61 tuổi. 
Cầm bút hơn bốn mươi năm, một nửa thời gian De Amicis chuyên viết du ký và phê bình văn học, một nửa viết về các chủ đề chính trị và xã hội, tác phẩm để lại cũng khá nhiều và sinh thời của tác giả cũng gây ra tiếng vang không ít; nhưng mà thành công nhất có lẽ lại là hai cuốn sách nhỏ viết nhẹ nhàng, thoải mái, tựa hồ chẳng đòi hỏi của tác giả lắm công phu, nhiều nhiệt tình như mọi cuốn khác: Những người bạn dí dỏm, thân mật, đầy lòng thương người, và nhất là Tấm lòng (Cuore) mà thế giới quen gọi là Những tấm lòng cao cả, ra đời vào đầu những năm 80 của thế kỷ trước, và gần một trăm năm nay đã làm cho De Amlcis nổi tiếng khắp thế giới.
Nhưng được như vậy chính là vì cuốn Coure ấy mang một hoài bão thiết tha của tác giả, “bấy lâu nay một chút lòng...”