THÁNG BẢY
TRANG THƯ CUỐI CÙNG CỦA MẸ TÔI

(Thư của mẹ)

     hứ bảy 1.
Thế là năm học đã hết, Enricô nhỉ? Thật là năm học đã kết thúc rất đẹp với câu chuyện cậu bé anh hùng đã hy sinh dời mình cho người bạn nhỏ. Con sắp phải xa các thầy và các bạn của con, và mẹ phải báo cho con một tin buồn. Cuộc xa cách không phải chỉ hai tháng, mà là mãi mãi, con ạ. “Do yêu cầu của nghề nghiệp, bố sẽ rời khỏi Tôrinô, và tất cả chúng ta cùng đi theo bố. Chúng ta sẽ ra đi vào mùa thu tới. Con sẽ vào học một trường mới. Việc này sẽ làm phiền lòng con phải không? Mẹ chắc chắn rằng con yêu trường cũ mà trong bốn năm qua con có mềm vui là ngày hai buổi đến học tập. Ở đấy trong thời gian dài như thế con gặp những bạn học ấy, những thầy giáo, cô giáo ấy, những người bố mẹ học sinhấy, và bố con, và mẹ con đứng chờ con với một nụ cười; ngôi trường cũ nơi mà trí thông minh của con đã được mở rộng, nơi mà con dã gặp biết bao bạn tốt, nơi mà mỗi lời nói ra đều cất đem lại ích lợi cho con! Cả đến các hình phạt cũng có ích đối với con... Con hãy mang theo kỷ niệm ấy khi gửi tới các bạn con lời từ biệt phát ra từ chốn sâu thẳm nhất của lòng con. Có thể nhiều bạn con sau này sẽ gặp những điều đau khổ, họ có thể sớm mất bố hoặc mất mẹ; cũng có người chết lúc tuổi còn xanh, những người khầc có thểđổ máu một cách vinh quang trên chiến trường; hầu hết sẽ là những người công nhân dũng cảm và lương thiện, những người chủ gia dình lao dộng đáng kính, và biết đâu trong số eác bạn con lại không có người cống hiến lớn lao cho Tổ quốc, và tên tuổi sẽ được lưu truyền? Con hãy thân ái từ biệt họ, để lại một phần tâm hồn con trong cái gia đình lớn ấy mà con bước vào khi còn là chú bé con, nay bước ra đã thành một thiếu niên. Và bố con, mẹ con yêu mến cái gia đình ấy biết ngần nào, vì trong đó con đã được yêu mến! “Trường học là một bà mẹ hiền, Enricô ạ! Trường học đã nhận con từ hai tay mẹ lúc con vừa mới biết nói, nay trả con lại cho mẹ, khỏe mạnh, ngoan ngoãn, chăm chỉ! Mẹ cầu phúc cho nhà trường, còn con, con không nên bao giờ quên nhà trường con ạ! Sau này con thành người lôn con sẽđi vòng quanh thế giới, sẽ thấy những đô thị mênh mông và những lâu đài tráng lệ, nhưng con sẽ nhớ mãi mãi mãi ngôi nhà quét vôi trắng tầm thường ấy với những cửa chớp đóng kín, khu vườn rợp bóng cây, lầ nơi dã nảy đóa hoa đầu tiên của trí tuệ con; con sẽ nhìn thấy ngôi trường ấy cho mãi đến ngày cuối cùng của đời con, cũng như mẹ đây, mẹ sẽ nhớ mãi ngôi nhà mâ ở đấy nghe tiếng nói đầu tiên của con vậy.
Mẹ của con”.
CÁC BUỔI THI
Thứ ba 4.
Thế là chúng tôi đã bước vào kỳ thi. Trên những đường phố gần trường học, không nghe nói gì khác hơn là: thi, điểm, bài dịch, v.v.. Trẻ con, bố mẹ, thầy giáo và cô giáo, các bà dạy trẻ, tất cả mọi người chuyện trò với nhau cũng chỉ quanh cái đề tài ấy thôi. Sáng hôm qua đã thi bài văn kể chuyện. Sáng nay thi toán. Thật là cảm dộng khi nghe những lời dặn dò cuối cùng của các cha mẹđưa con đến trường; và những bà mẹ dắt con nhỏđến tận bàn học, thử lại ngòl bút cho con, và ra đến ngưỡng cửa còn ngoái lại kêu: “Can đảm! Và cẩn thận, con nhé!...”
Thầy giáo coi thi của chúng tôi là thầy Côatti, mắng học trò thì giả làm tiếng sư tử gầm, nhưng không phạt ai bao giờ. Có nhiều cậu mặt mày tái xanh vì lo quá. Khi thầy giáo bóc phong bì có đóng dấu tỉnh để lấy đề thi tính, trong lớp không nghe thấy một hơi thở. Thầy Côatti dọc to dề toán, vừa đọc vừa đưa mắt nhìn chúng tôi nghiêm khắc. Thế nhưng chúng ta đoán biết rằng nếu thầy có thể đọc luôn cả lời giải, thì thầy sẽ rất vui lòng làm ngay. Chúng tôi bắt đầu làm. Sau một tiếng đồng hồ, đã có nhiều cậu bắt đầu nản lòng, vì bài toán khó. Một cậu khóc thút thít Crôtxi thì lấy nắm tayđấm đấm vào đầu. Tội nghiệp các cậu! Nhiều cậu không có lỗi, có phải lỗi họ không nếu họ chỉ có rất ít thì giờđể học, hoặc bố mẹ họ không hề quan tâm đến bài vở của con? May mà Đêrôtxi có đấy, Đêrôtxi đã vất vả không thể tưởng tượng được để giúp các bạn, đưa cho họ một con số hay gợi ý cho họ làm một phép tính, mà không ai trông thấy cả; cậu chăm sóc đến tất cả mọi người, khác nào cậu là thầy giáo vậy. Garônê cũng giỏi toán, giúp được ai là giúp, và giúp cả cậu Nôbitx kiêu hãnh nữa; cậu này bối rối quá không làm được, đã trở nên rất dễ thương. Còn xitacđi thì ngồi im phăng phắc đến hơn một tiếng đồng hồ, mắt nhìn chằm chằm vào đầu bài, trán tựa vào hai nắm tay; thế rồi bỗng cầm lấy bút và giải luôn bài toán trong năm phút.
Thầy giáo đi đi lại lại trong lớp và nói: “Bình tĩnh! Tôi khuyên các con bình tĩnh!”
Khoảng mười một giờ, nhìn qua các cửa chớp, đã thấy khá đông bố mẹ học sinh lo lắng, đi đi lại lại ngoài đường, nóng lòng muốn biết kết quả bài thi tính. Có bốcậu Prêcôtxi mặc bộ quần áo lao động, mặt mũi đen những khói vì vừa thoát khỏi xưởng để đến đây. Mẹ cậu Crôtxi, bà bán rau quả, mẹ cậu Nenli hết sức băn khoăn. Trước mười hai giờ một tí, bốđến và ngước mắt nhìn lên cửa sổ. Ôi? Bố thân yêu?. Mười hai giờ thì mọi việc đều xong. Ở cổng ra là cả một tấn kịch. Bố, mẹ chạy đến đón con, mồm hỏi, tay lật vở xem, lấy bài của con so với bài của các bạn.
“Con làm mấy phép tính? Tổng số là bao nhiêu? Thế cái tính trừ” Thế cái số nhớ? Thế cái dấu phẩy thập phân?...” Các thầy giáo thì bị người ta gọi từđủ mọi phía. Bố giật tờ nháp ở tay tôi, xem, rồi nói: “Đúng đấy”. Cạnh chúng tôi là bác thợ rèn Prêcôtxi, đang xem bài làm của con. Bác có vẻ hơi lo và quay sang nói với bố. “Xin ông làmơn đọc cho tôi nghe kết quả bài tính”. Bốđọc cho bác nghe. Bác nhìn ngay vào vở con. Cũng đúng. Bác hể hả, nói to: “Khá lắm, con trai bố Bố và bác thợ rèn nhìn nhau một lúc, gắn bó với nhau trong cùng một ý nghĩ:
sự thành công của con cái mình. Và hai người mỉm cười với nhau nhưđôi bạn thân, Bố đưa tay ra, bác thợ rèn nắm chặt lấy, bác nói: “Giờ, đến thi vấn đáp”.
Hai người chia tay nhau. Một lúc sau, nghe cất lên một giọng hát như giọng đàn bà hay trẻ con, chúng tôi ngoảnh đầu lại: đó là bác thợ rèn ra về vừa đi vừa hát.
BUỔI THI CUỐI CÙNG
Thứ sáu 7.
Sáng nay là những bài thi vấn đáp. Tám giờ tất cả chúng tôi đã có mặt ở lớp, đến tám giờ mười lăm thì người ta bắt dầu gọi một lúc bốn thí sinh vào một phòng lớn. Quanh một cái bàn phủ thảm màu lục, thầy hiệu trưởng với bốn thầy giáo đã ngồi sẵn, trong đó có thầy Pecbôni của chúng tôi. Tôi là một trong những người được gọi đầu tiên. Tội nghiệp thầy giáo? Ai cũng thấy ngay là thầy thương yêu chúng tôi thực sự. Thầy chỉ nghĩ đến chúng tôi, chỉ lo cho chúng tôi. Khi chúng tôi trả lời, thầy cảm động đến luống cuống. Thầy đưa tay làm dấu hiệu muốn bảo chúng tôi:Đúng lắm - không phải thế - cẩn thận - từ từ, can đảm lên!...” Nếu có thể thì cỏ lẽ thầy đã nhắc cho chúng tôi những câu trả lời. Đến bố mẹ học sinh cũng chưa chắc đã lo lắng bằng thầy. Tôi muốn nói với thầy muôn nghìn lời cảm ơn?
Khi các thầy cho tôi ra và nói: “Tốt lắm, thôi, cậu ra” thì đôi mắt thầy sáng lên vui sướng.
Tôi trở về lớp học chờ bố. Hầu hết học sinh đều còn dấy. Tôi ngồi cạnh Garônê. Tôi buồn khi nghĩ rằng đây là lần cuối cùng tôi ngồi bên cạnh cậu. Tôi chưa nói cho Garônê biết là tôi sẽ không cùng học lớp bốn với cậu nữa, vì gia đình chúng tôi sắp rời khỏi Tôrinô. Cậu chưa biết gì cả. Cậu ngồi đấy gập người xuống mặt bàn, đang dùng bút vẽ những hình trang trí quanh một bức ảnh của bố cậu, mặc áo quần thợ máy, một người đẫy đà, khỏe mạnh, nhưng trông tốt bụng và thật thà như cậu con vậy. Dưới áo sơ mi để hở của Garônê tôi thấy cái thánh giá bằng vàng mà mẹ Nenli đã đưa biếu cậu khi biết rằng cậu bảo vệ đứa con tội nghiệp của bà.
Cuối cùng, tôi đánh bạo nói với bạn: “Garộnê ạ, bố mình nay mai sẽ rời khỏi Tôrinô mãi mãi đấy”. Garônê hỏi tôi có đi theo bố không, tôi trả lời là có. “Vậy cậu không học năm thứ tư với mmh nữa, à.” Cậu im lặng một lúc, tay vẫn cứ vẽ, và hỏi tôi mà không ngẩng đầu lên: “Sau này cậu có nhớ đến bạn bè cùng học lớp ba không?”
- Có chứ, tôi trả lời, nhớ tất cả... nhưng nhớ cậu hơn tất cả mọi người, ai mà có thể quên cậu được?
Garônê đưa mắt nhìn tôi, cái nhìn muón nói biết bao nhiêu điều. Nhưng cậu không nói gì, chỉ đưa bàn tay trái cho tôi, tay kia làm bộ vẽ tiếp và tôi nắm bàn tay trung thực đó chặt như muốn bóp gẫy nó ra. Vừa lúc ấy, thầy Pecbôni bước vào, nét mặt linh hoạt và bảo nhỏ với chúng tôi, giọng sôi nổi: “Tốt lắm! Cho đến bây giờ đều tốt cả. Mong những người còn lại cố gắng thành công được bằng các bạn đã vào trước. Hoan hô và can đảm lên! Thầy rất hài lòng!” Và để tỏ sự vui mừng của mình và để làm cho chúng tôi vui nữa, khi đi ra thầy làm bộ trượt chân, phải bám tay vào tường mới khỏi ngã. Thầy Pecbôni mà chúng tôi chưa hề thấy cười bao giờ, thầy làm Thế đấy. Thật quả lạ lùng hết sức, nên đáng lẽ cười, tất cả chúng tôi đều lấy làm sửng sốt. Riêng đối với tôi thì trò đùa ấy của thầy tôi đã làm cho lòng tôi se lại. Phải chăng đó là cái phút vui độc nhất của thầy? Một sự đền bù cho chm tháng trời yêu thương, kiên nhẫn và phiền muộn nữa? Để có cái phút vui kia, thầy đã tốn bao nhiêu công sức! Đang ốm, đang mệt, đang buồn, thầy vẫn lên lớp. Đổi lại bao nhiêu nhọc nhằn, bao nhiêu chăm sóc, thầy đã xin chúng ta cái gì? Một nụ cười thôi! Tôi thấy là tôi sẽ nhớ suốt đời cái cử chỉ vờ trượt chân như trẻ con của thầy giáo tôi, và sau này khi tôi đã thành người lớn, mà thầy giáo Pecbôni còn sống, nếu tôi có hạnh phúc được gặp lại thầy, tôi sẽ kể lại để thầy rõ là cái việc làm của thầy đã làm cho tôi xúc động đến tận dáy lòng, và tôi sẽ sung sướng ôm hôn mái đầu bạc của thầy.
TỪ BIỆT
Thứ hai 10.
Mười hai giờ trưa, tất cả chúng tôi đều đến trường để nghe kết quả những buổi thi và nhận học bạ ghi lên lớp. Bố mẹ học sinh dông nghịt ở ngoài đường phố, họ tràn vào đầy cả phòng lớp. Trong trường nhiều người đã len cả vào các lớp học, đứng cạnh bàn thầy giáo. Trong lớp chúng tôi, ỏ khoảng giữa bức tường và bàn ghế học sinh, thấy có bố Garônê, mẹĐêrôtxi, bác thợ rèn Prêcôtxi, bố Côretti, bà mẹ Nenli, bác bán rau quả; bố cậu bé thợ nề, bố Xtacdi và nhiều những bố, mẹ khác nữa mà tôi chưa hề gặp. Đâu đâu cũng nghe tiếng chuyện trò nhưở một quảng trường vậy.
Thầy giáo vào, tất eả im phăng phắc. Tay thầy cầm danh sách học sinh và thầy bắt đầu đọc ngay:
“Abattisi lên lớp, Ackini lên lớp, cậu bé thợ nề Crôtxi lên lớp, Đêrôtxi lên lớp với phần thưởng nhất”. Tất cả các bố mẹở đấy đều biết Đêrôtxi, họ đều reo: “Hoan hô, hoan hô Đêrôtxi!” Còn Đêrôtxi chỉ nghiêng cái đầu tóc bạch kim, đưa mắt tìm mẹ và mẹ cậu đưa tay ra hiệu với cậu.
- Garônê, Garôpphi, cậu bé người Calabria lên lớp. Thầy Pecbôni đọc tên của ba, bốn cậu phải học lại lớp ba, một trong các cậu ấy khóc vì thấy bố cậu ra hiệu đe dọa.
Nhưng thầy giáo liền nói với người bố. “Không, thưa ông, ông tha cho cháu. Không phải lúc nào cũng là lỗi của các cháu, cững có khi do rủi ro, và cháu đây ở trong trường hợp ấy”. Rồi thầy tiếp tục đọc: “Nenli lên lớp (mẹ cậu ra hiệu gửi cho cậu một cái hôn), Xtacđi lên lớp”. Người cuối cùng được lên lớp là Vôtini, hôm nay mặc áo quần rất đẹp, đội mũ rất đẹp. Thế rồi thầy giáo đứng dậy và nói với chúng tôi: “Các con ạ? Hôm nay là buổi họp mặt cuối cừng của chúng ta. Chúng ta dã sống chung với nhau một năm trời và bây giờ chứng ta chia tay nhau như những người bạn tốt, có phải thế không? Thầy rất lấy làm tiếc là phải xa các con, các con ạ...” Thầy ngừg lại, rồi nói tiếp: “Nếu đôi khi thầy không kiên nhẫn được mà nóng nảy, nếu đôi khi thầy nghiêm khắc quá, mà thầy không hay, thì các con tha lỗi cho thầy...” Bố mẹ lẫn học sih đều đồng thanh nói: “Không! Không phải thế, không, không bao giờ...!”
- Tha lỗi cho thầy, - thầy lại tiếp tục, và thương thầy. Sang năm sau, chúng ta sẽ không còn họp mặt với nhau nữa, nhưng thầy vẫn gặp lại các con và các con sẽở mãi trong lòng thầy. Tạm biệt các con”. Nói xong, thầy Pecbôm tiến vào giữa chúng tôi và tất cả chúng tôi dưa tay ra cho thầy, đứng lên trên ghế nắm lấy cánh tay hay gấu áo thầy; nhiều người ôm hôn thầy, gần năm chục giọng nói cùng cất lên: “Tạm biệt thầy! Cám ơn thầy! Chúc thầy mạnh khỏe! Đừng quên chứng con”. Khi thầy Pecbôm bước ra khỏi phòng, trông thầy rất xúc động. Chúng tôi cũng ra, ai cũng vội vàng, chen lấn nhau, mất trật tự. Bố mẹ và con cái đi chào từ biệt các thầy giáo cô giáo. Cô giáo đội mũ cài lông chim đỏ và cô “Nữ tu sĩ” đều thực sự bịđám học trò của các cô bao vây kín mít. Nhiều người vây quanh Rôbetti, lần đầu tiên đi không phải chống nạng. Đâu đâu cũng nghe: “Hẹn đến tháng Mười? Hẹn đến năm sau!”
Bạn bè chào tạm biệt nhau, thành thật ôm nhau hôn, quên hết những nỗi bất hòa và những niềm ác cảm.
Vôtini x ưa nay vốn ghen ghét Đêrôtxi, lại là người đầu tiên nhẩy lên bám lấy cổ bạn. Tôi ôm hôn cậu bé thợ nề đúng cái lúc cậu ta làm cái trò sứt môi lần cuối cùng với tôi? Tôi bắt tay Prêcôtxi, Garôpphi và cậu này báo cho biết là tôi đã trúng trong một cuộc xổ số của cậu, và cậu trao cho tôi một cái gói nhở dã rách. Tôi chào từ biệt tất cả các bạn. Nenli đáng thương bám vào Garônê, hôn cậu và hẹn nhau gặp lại. Tất cả học sinh vây quanh Garônê và chúc mừng cậu bé trung hậu và ngay thẳng ấy. Bố cậu mỉm cười, ngạc nhiên vì thấy con mình được hoan nghênh đến như thế. Garônê là người cuối cùng mà tôi: ôm hôn ngoài phố. Tôi không cầm nổi nước mắt khi từ biệt cậu. Cậu hôn tôi lên trán, rồi chạy lại chào bố mẹ tôi. Bố và mẹ đều hỏi tôi: “Con đã từ biệt tất cả các bạn chưa? Nếu có bạn nào mà con đã trót có điều lầm lỗi thì phải đến xin lỗi đi. Có bạn nào như thế không?”
- Không có ai cảạ.
Thế là bố đưa mắt nhìn lần cuối cùng ngôi trường và nói, giọng run run:
“Vậy thì xin từ biệt!”. Mẹ cũng nhắc lại: “Xin từ biệt!” Còn tôi, tôi xúc động đến nỗi không thể nói lên được một lời!

HẾT

Xem Tiếp: ----