Chương 3
SỰ BIẾN TÂY AN VÀ BA VŨ ĐÀI CHÍNH TRỊ -
BẢO AN, TÂY AN, NAM KINH

     ự biến Tây An như một tảng đá rơi xuống mặt sông gây nên vạn trùng sóng, tin truyền đến đâu, nơi ấy xao động hẳn lên. Trên thực tế đây là lần tổng duyệt đầu tiên về thái độ đối với Tưởng Giới Thạch, người chống Tưởng hân hoan cuồng nhiệt, kẻ thân ông rầu rĩ ê chề ba sân khấu chính trị - Bảo An, Tây An và Nam Kinh trò diễn cùng hoàn toàn khác nhau.
Tiếng súng chỉ mới là hành động, mà hành động thì còn phải tuyên ngôn nói rõ. Vây bắt Tưởng Giới Thạch ở Li Sơn - Lâm Đồng lúc mờ sáng ngày 12 tháng 12, báo chí không cách nào đưa tin kịp. Ngay hôm ấy Trương, Dương đã ấn phát thông báo số 1, nêu rõ 4 điểm: (1) Để đình chỉ nội chiến, nay phải bảo vệ ủy viên trưởng một cách thỏa đáng và yêu cầu ông tỉnh ngộ. (2) Thông báo với toàn quốc và yêu cầu chính phủ lập tức triệu tập hội nghị cứu nước. (3) Đề nghị chính phủ thả tất cả chính trị phạm. (4) Từ nay về sau phải đoàn kết với mọi nhân sĩ đảng phái cùng nhau đánh giặc cứu nước. Tiếp sau thông báo số 1 là tám điều chú ý mà trọng tâm vẫn là “đình chỉ nội chiến, đánh giặc cứu nước”. Hai văn bản lịch sử này chỉ vẻn vẹn 300 chữ, nhưng đã nói rõ lý do vì sao Trương, Dương buộc phải nổ súng ở Hoa Thành trì, thực hiện “binh gián” với Tưởng Giới Thạch.
Cổ thành Tây An sục sôi với cái tin “Tróc Tưởng” (bắt Tưởng), nhân dân cố đô tự động xuống đường hô vang khẩu hiệu “Ủng hộ tám chủ trương của Trương, Dương”, “Xử án Tưởng Giới Thạch”, “Bắn chết Tưởng Giới Thạch”. Còn ở Hồng đô Bảo An, sau khi nhận được điện báo của Lưu Đỉnh, mỗi người nghĩ một cách. Mao Trạch Đông rất vui mừng thoải mái với câu nói “Tưởng Giới Thạch ác bá một đời, hẳn cũng biết sẽ có ngày hôm nay”. Chu Ân Lai nói đùa: “Tưởng tiên sinh nhiều lần treo giải 8 vạn quan để bắt tôi, nay tiên sinh bị bắt mà chúng ta không tốn một xu”. Chu Đức gay gắt hơn: “Có lẽ phải chém!”. Riêng Trương Văn Thiên im lặng suy tư v.v... Tất cả mọi người không bình luận gì thêm vì phải cụng đầu soạn thảo hai văn bản: một báo cáo cho Quốc tế Cộng sản, và một phúc đáp Trương Học Lương rằng sẽ cử Chu Ân Lai đi Tây An cùng Trương, Dương thương lượng kế sách. Nhận được điện báo trả lời của Mao Trạch Đông, Trương Học Lương vui mừng khôn tả, ông thốt lên: “Chu tiên sinh đến là sẽ có tất cả mọi cách” và lệnh cho Lưu Đỉnh chuẩn bị chuyên cơ đi Bảo An đón Chu Ân Lai. Hành động của Trung Cộng thật mau lẹ, Mao Trạch Đông bình luận sự biến Tây An có tính chất như một cuộc “khởi nghĩa kháng Nhật” và Trung Cộng biểu thị sự ủng hộ. Sáng ngày 13 tháng 12 năm 1936, tờ “Trung Hoa đỏ” liền đăng bài “Khởi nghĩa kháng Nhật ở Tây An, Tưởng Giới Thạch bị bắt và hành động cách mạng kiên quyết của nhị thần Trương, Dương!”. Cũng hôm đó, tại nhà số 1 - Thất Hiền Trang phía đông bắc thành Tây An bảng hiệu “Bệnh viện nha khoa của bác sĩ Hai-po-thơ” tự nhiên đổi thành “Trạm liên lạc tại Tây An của Hồng quân Trung Quốc kháng Nhật”, và sau đó không lâu thì chiếm luôn Phu Thi, cải danh là Diên An cho tới ngày nay. Nhân đây cũng xin có đôi lời về ngôi nhà số 1 - Thất Hiền Trang. Mùa xuân năm 1936, theo chỉ thị của Chu Ân Lai về xây dựng một trạm liên lạc bí mật của Trung Cộng tại Tây An, Lưu Đỉnh đã mua căn nhà này và để che mắt thiên hạ, ông nhờ nhà báo nữ người Mỹ mời bác sĩ nha khoa Hai-po-thơ ở Thượng Hải lên đây mở phòng chuẩn trị. Hai-po-thơ người Do Thái, bị phát xít Đức bức hại phải lưu vong sang Trung Quốc, có cảm tình với Trung Cộng, “Y sĩ giúp việc” cho ông là Hạ Minh - vợ của Đặng Trung Hạ - uỷ viên dự khuyết Bộ Chính trị Trung Cộng, về sau còn có một số đảng viên cộng sản nữa làm việc bí mật ở đó, họ lập được điện đài liên lạc với Hồng đô Bảo An.
Sân khấu chính trị thứ ba - Nam Kinh, mãi tới 3 giờ 50 phút chiều ngày 12 mới hay tin Tưởng Giới Thạch “mất tích”, 5 giờ 20 phút tiếp tục nhận thông báo của Trương -Dương, tin dữ “Giới công” bị bắt loan khắp thành, chẳng khác nào như một vụ nổ làm hoảng loạn mọi người và không biết phải bắt đầu làm gì? Đêm 12, Ban chấp hành trung ương Quốc dân đảng họp khẩn cấp bất thường, thảo luận cho tới 3 giờ sáng ngày 13 thì mới ra được quyết nghị: (1) Khổng Tường Hy - phó viện trưởng viện hành chánh (chính phủ ND.) tạm thay quyền Tưởng Giới Thạch làm viện trưởng. (2) Ban chấp hành hội đồng quân sự tăng lên bảy người và do Phùng Ngọc Tường - phó uỷ viên trưởng điều hành. (3) Bộ trưởng lục quân Hà Ứng Khâm chỉ huy quân đội. Hội nghị còn quyết định tước bỏ mọi quan cấp chức vụ của Trương Học Lương và cử Hà Ứng Khâm lãnh binh thảo phạt quân phiến loạn ở Tây An.
Riêng Trần Lập Phu - từng là nhịp cầu liên hệ giữa Quốc - Cộng, lại mở một tuyến khác, ông móc nối với Phan Hán Niên ở Thượng Hải, ngày 14 họ gặp nhau và lập tức hội đàm, nội dung cụ thể xin tạm gác lại hồi sau, vì phải nói ngay tới Tống Mỹ Linh - hiền thê của Tưởng Giới Thạch, bà cũng đang ở Thượng Hải. Lúc 12 giờ trưa 22 tháng 10 năm 1936, Tống Mỹ Linh cùng Tưởng Giới Thạch trên chuyến chuyên cơ hạ cánh xuống Tây An và sau đó họ lên xe về hành cung Hoa Thanh trì. Tống Mỹ Linh và Tưởng Giới Thạch cùng đi Lạc Dương, sau khi Tưởng thổi tắt 50 ngọn nến trên bánh sinh nhật, Mỹ Linh đã giúp phu quân cắt bánh mời quan khách. Ngày 4 tháng 12, Trương Học Lương hộ tống Tưởng Giới Thạch bay về Tây An, lúc ấy Mỹ Linh phải đi Thượng Hải chữa bệnh cho nên trong cảnh tên bay đạn lạc “thiếp không ở cạnh chàng”. Sáng 13, bà vội vàng bay về Nam Kinh và rất không bằng lòng với quyết định của Ban chấp hành trung ương Quốc dân đảng vừa kíày là có khả năng nhất. Chỉ cần Tưởng đồng ý đình chỉ nội chiến, cùng nhau kháng Nhật thì phóng thích ngay và vẫn ủng hộ ông ta làm lãnh tụ cả nước kháng chiến chống Nhật cứu nước.
Chu Ân Lai tán dương ý kiến của Trương, nhưng cũng mạnh dạn tâm sự:
- Sự biến Tây An làm chấn động cả trong và ngoài nước, song ít nhiều cũng có tính chất “âm mưu quân sự”.
Trương Học Lương có vẻ không vui mà rằng:
- Tôi chí công vô tư, sao lại là âm mưu?
Chu Ân Lai mỉm cười, giải thích:
- Bắt Tưởng một cách “xuất kì bất ý” và do đó chúng ta lúng túng bị động cách xử trí, thật là “thừa kì bất bị”, không giống như cách mạng tháng Mười ở Nga, Sa Hoàng Nicôlai bị bắt, cũng không giống như Nã Phá Luân thất thế ở chiến dịch Oatéclô, hiện nay lực lượng quân sự của Tưởng Giới Thạch vẫn còn nguyên vẹn, Tây An và Nam Kinh đã trở thành đối lập, cho nên cách xử lí Tưởng Giới Thạch cần phải rất cẩn trọng:
Chu Ân Lai tiếp tục phân tích:
- Như Trương tướng quân vừa nói, nếu thuyết phục được Tưởng Giới Thạch đình chỉ nội chiến, cùng nhau kháng Nhật, thì quả là diễm phúc cho Trung Quốc, nếu tuyên bố tội trạng của Tưởng, giao nhân dân xét xử, cuối cùng giết ông ta, không những không chấm dứt được nội chiến mà còn tạo điều kiện dễ dàng để quân Nhật tiêu diệt Trung Quốc chúng ta.
Chu Ân Lai sở dĩ nói lên điều này vì ông nghe Lưu Đỉnh báo cáo, ngày 16 trong đại hội quần chúng ở Tây An, Trương Học Lương tuyên bố, nếu Tưởng Giới Thạch không chấp nhận kháng Nhật thì ông sẽ vạch mọi tội trạng của Tưởng trong sự biến “9.12”, và hình phạt sẽ do nhân dân quyết định. Vậy là hai người đi đến thống nhất giải quyết sự biến Tây An bằng phương pháp hoà bình. 20 năm sau Trương Học Lương hồi tưởng lại đã nói: “Lúc bấy giờ Chu quả là người chủ mưu cho Tây An”.
Ngay hôm ấy Chu Ân Lai điện báo cáo Mao Trạch Đông và Trung ương, rằng ông và Trương đã thống nhất năm điều kiện đàm phán với Tống Tử Văn. Mao Trạch Đông vẫn tư lự với những câu hỏi: giữ, đấu, bãi, hay giết Tưởng?