Chương 4
TỐNG MỸ LINH CỬ TOAN-NA BAY ĐẾN TÂY AN

     am Kinh hô hào “thảo nghịch”, Bảo An chủ trương “thẩm Tưởng”, hai bên kiếm đã rút khỏi bao, đứng giữa là Tây An, nơi ấy vừa có quân phản nghịch Trương, Dương vừa có Tưởng Giới Thạch đang bị giam cầm.
Ngày 13 ở Bảo An, ngoài mít tinh quần chúng đòi đấu Tưởng, còn kêu gọi cả báo chí - tờ “Trung Hoa đỏ”. Ngày 15, Mao Trạch Đông và 15 tướng lĩnh Hồng quân phát điện cho chính phủ Quốc dân đảng yêu cầu “bãi miễn Tưởng Giới Thạch, giao cho nhân dân xét xử”.
Ngày 16, hội nghị trung ương Quốc dân đảng quyết định: (1) Đưa Hà Ứng Khâm lên làm Tổng Tư lệnh quân thảo nghịch. (2) Chính phủ ra lệnh xuất binh. (3) Tuyên bố uỷ lão quân dân Tây Bắc. Ngay hôm ấy, Hà Ứng Khâm nhận chức, chính phủ Nam Kinh ban bố lệnh “thảo phạt Trương Học Lương”. Còn trên ấy, Đông Bắc quân, Tây Bắc quân và Hồng quân kiên quyết liên hợp tác chiến, dàn bày thế trận, sẵn sàng nghênh đón thảo nghịch quân ở Nam Kinh lên. Một cuộc nội chiến rất lớn, “đạn đã lên nòng, tên đã trên cung”.
Để có thể dập tắt đoạn dây cháy chậm ngày một ngắn dần, hai chiếc máy bay cất cánh lần lượt từ Nam Kinh, nhưng không dám hạ xuống Tây An sợ quân Trương, Dương bắn rơi. Trước khi bay, Tống Mỹ Linh và vị sứ giả đều điện báo cho Trương Học Lương, nhưng không liên lạc được nên đành cứ bay và sẽ đậu ở Lạc Dương. Sứ giả của Tống Mỹ Linh là người châu Âu, mắt xanh, mũi lõ, tên gọi: Uy-liêm Hăng-ri Toan-na, đã ngoài lục tuần, quốc tịch Anh và sinh sống ở Úc, có lẽ đây là phương án tối ưu, bởi vì Toan-na vừa có tình thâm với Trương Học Lương, vừa được Tưởng Giới Thạch tin cậy, lại là người ngoại quốc, khách quan và không chịu ảnh hưởng của phe đảng nào. Toan-na sinh ra ở Úc, tổ tiên người Tô Cách Lan, năm 1903, ông làm chủ bút tờ “Bưu điện Trung Quốc” ở Hương Cảng, từ bấy Toan-na kết duyên cùng Trung Quốc và dần dần trở thành nhà Trung Quốc học, sau làm phóng viên “Thời báo London”, “Thời báo New York”. Ông thành danh từ năm 1915 khi vạch trần điều ước 21 bí mật kí kết giữa Viên Thế Khải và Nhật Bản. Toan-na quen thân với Tống Diệu Như năm 1911, và do đó có tình nghĩa cùng gia đình họ Tống, ông đã giúp Tôn Trung Sơn khởi thảo tuyên ngôn đối ngoại đầu tiên của chính phủ Dân quốc. Toan-na còn là cố vấn tư gia của Trương Tác Lâm, sau khi Trương đại sư lâm nạn trong chuyến tàu gãy cầu chìm sông. Ông tiếp tục làm gia sư và cố vấn cho Trương thiếu soái Học Lương. Năm 1934, Toan-na tháp tùng Trương Học Lương chu du sáu nước châu Âu, vào tuổi già, ông quả có tình thâm với gia đình họ Trương. Người đời cũng đồn đại, Toan-na là cố vấn của Tưởng Giới Thạch, kì thực không phải như vậy, trong “Tây An bán nguyệt kí”, Tưởng ghi: ““Bên ngoài ngộ nhận Toan-na là cố vấn mà chính phủ đã thỉnh mời, từ đầu Toan-na với tư cách bạn hữu luôn đến cùng ta, và nay ông vẫn như vậy chứ không phải là cố vấn”.
Đêm 12 tháng 12, Tống Mỹ Linh nghe tin Tưởng Giới Thạch bị bắt ở Tây An, bà vội vàng điện thoại cho Tống Tử Văn và Toan-na đang ở tại khách sạn Quốc tế - Thượng Hải, nhờ hai người cùng đến nhà Khổng Tường Hy bàn cách đối phó. Tống Mỹ Linh phờ phạc, như không còn hồn phách nào nữa, với vốn tiếng Anh điêu luyện, bà nói với Toan-na:
- Tây An xảy ra binh biến, uỷ viên trưởng bị bắt và nghe đâu không còn nữa!
- Tôi không tin điều đó, - Toan-na lắc đầu đáp lại. -Thứ nhất, Trương thiếu soái không phản biến uỷ viên trưởng. Thứ hai, uỷ viên trưởng vẫn còn sống!
Đêm ấy, cả bốn người - Tống Mỹ Linh, Tống Tử Văn, Khổng Tường Hy và Toan-na - về Nam Kinh, Tống Mỹ Linh quyết định cử Toan-na đi giảng hoà, chiều tối 13, Toan-na đến Lạc Dương, bà nhận được điện của Trương Học Lương, hoan nghênh Toan-na đến Tây An. Ngày 14, sứ giả bay từ Lạc Dương về Tây An, vừa đến bầu trời cố đô, Toan-na cho thả dù mang thư; theo y ước trong thư, ba đống lửa nổi lên trên sân bay, chuyên cơ của ông hạ cánh an toàn. Năm giờ chiều ngày 14, Trương Học Lương dẫn Toan-na đi gặp Tưởng Giới Thạch, Tưởng vui mừng khôn tả, miệng lắp bắp: “Tôi biết thế nào anh cũng tới”. Toan-na nghe Trương Học Lương nói rõ mọi tình tiết “binh gián” 12 tháng 12, sáng ngày 15 ông gặp Tưởng Giới Thạch lần nữa rồi bay về Nam Kinh báo cho Tống Mỹ Linh biết, Tưởng Giới Thạch vẫn bình an vô sự và Trương Học Lương mời Khổng Tử Hy đến Tây An thương thảo. Tống Mỹ Linh mừng rỡ, bà đã nhìn thấy một tia hy vọng đầu tiên để giải quyết sự biến Tây An.
CHU ÂN LAI TRỞ THÀNH CHỦ MƯU CHO TÂY AN
 
Ngày 17, Chu Ân Lai đến Đạo Xuyên - phía nam thành Diên An và định lên ô tô đi về phía Tây An, thì chiếc chuyên cơ Ba-ưng của Trương Học Lương do một phi công người Mĩ lái đã kịp đón ông và phái đoàn Trung Cộng, người tháp tùng là Lưu Đỉnh - thư kí của Trương và là đảng viên cộng sản.
Trên đường bay về Tây An, Chu Ân Lai lắng nghe Lưu Đỉnh báo cáo tường tận tình hình trước và sau ngày 12, ông chú ý đến tình tiết Trương Học Lương ra lệnh “chỉ được bắt sống Tưởng Giới Thạch”, và loé lên giải pháp “bức Tưởng kháng Nhật” - bài thuốc đầu tiên chữa trị cho Tây An.
Trương Học Lương vô cùng mừng rỡ khi gặp lại Chu Ân Lai:
- “Mỹ nhiêm công”, bộ râu cực đẹp của ngài đâu rồi?
Trương Học Lương và Chu Ân Lai lập tức hội đàm với nhau, bàn ngay việc nên xử trí Tưởng Giới Thạch như thế nào, Chu nghe Trương nói trước:
- Theo tôi, tranh thủ Tưởng kháng Nhật lúc n!!!15109_20.htm!!! Đã xem 61617 lần.

Đánh máy: hoi_ls
Nguồn: VNthuquan;net - Thư viện Online
NHÀ XUẤT BẢN MŨI CÀ MAU - 2001
Được bạn: Ct.Ly đưa lên
vào ngày: 22 tháng 6 năm 2014