Chương 2
VẪN ĐANG ĐỌC SÁCH

     rong thời gian Mao Trạch Đông bệnh nặng, những người được phân công luân phiên trực bên cạnh ông gồm có Giang Thanh, Hoa Quốc Phong, Vương Hồng Văn, Trương Xuân Kiều, Uông Đông Hưng, Diêu Văn Nguyên và Trần Tích Liên. Nhưng bà Giang Thanh không chịu ngồi yên một chỗ. Ngay cái đêm bố trí cho Tạ, Trì đi điều tra đặc vụ xong, Giang Thanh, lại tiếp tục bàn công việc với Trương, Vương, Diêu rằng bà phải đi công tác về Đại đội Đại Trại ở huyện Tích Dương, tỉnh Sơn Tây (một điểm điển hình về nông nghiệp lúc bấy giờ) để thúc đẩy phong trào phê Đặng.
- Thưa đồng chí Giang Thanh, theo tôi lúc này đồng chí không nên đi xa Bắc Kinh, - Trương Xuân Kiều hốt hoảng. - Bệnh tình của Chủ tịch khi nặng khi nhẹ, nếu không may xảy ra chuyện gì thì lấy ai đứng ra quyết định, vả lại, cái ông phó thứ nhất nửa âm nửa dương ấy lúc nào cũng kè bên Chủ tịch, tôi sợ hắn đang làm điều gì đó.
- Dám ư? - Giang Thanh cười khẩy, - đồng chí Viễn Tân của chúng ta ngày đêm bảo vệ Chủ tịch, thế mà ông còn sợ cái nỗi gì với lão họ Hoa?
Nói đoạn, bà ta kể cho mọi người nghe: Lúc đưa Hoa Quốc Phong lên ghế quyền thủ tướng thay Chu Ân Lai vừa qua đời, Mao Trạch Đông đã nói: “Hoa nở là thứ yếu, lá rạng mới quan trọng, hoa không nở làm sao kết trái được, cho nên lá rụng, hoa nở, kết trái là lẽ tự nhiên”. Hồi ấy tôi cũng không rõ Chủ tịch muốn điều gì, nhưng nay thì thấy rõ hàm ý của Người thật là sâu sắc, các đồng chí có hiểu không? Hoa đây là Hoa Quốc Phong, còn “lá” là “diệp”, là Diệp Kiếm Anh, - phải làm sao cho lá rụng.
Quả nhiên ngày 2 tháng 2 năm 1976, văn kiện số một được Trung ương phát ra, và thông báo cho toàn Đảng: “Căn cứ đề nghị của lãnh tụ vĩ đại Mao Trạch Đông, Bộ Chính trị nhất trí thông qua chức vụ quyền thủ tướng do đồng chí Hoa Quốc Phong đảm nhận và trong thời gian đồng chí Diệp Kiếm Anh lâm bệnh, đồng chí Trần Tích Liên chủ trì mọi công việc của Quân uỷ Trung ương”. Kỳ thực thì Diệp Kiếm Anh chẳng bệnh hoạn gì, dạo đầu năm khi họp Bộ Chính trị, ông phát biểu:
- Tôi nay tuổi cao, sức yếu nên rất mong các đồng chí trẻ làm được nhiều việc hơn.
Viễn Tân tâu trình ngay cho Mao Trạch Đông, ông mỉm cười và cũng nói luôn:
- Không muốn làm thì để người khác làm, đưa Trần Tích Liên lên, chứ đâu phải chết tay hàng thịt mà chúng ta ăn lợn cả lông!
Thế là trong nháy mắt Diệp Kiếm Anh mất quyền. Hồi đó Trương Xuân Kiều không chú ý điều này, ông chỉ để tâm vào cái ghế thủ tướng. Chu Ân Lai tạ thế, Đặng Tiểu Bình bị lật đổ lần thứ hai, thì còn ai vào đây nữa? Ấy thế mà bỗng chốc lại là Hoa Quốc Phong chứ không phải ông. Liên tưởng đến năm ngoái, cũng văn kiện số một, đùng một cái đưa Đặng Tiếu Bình với bao nhiêu là chức vụ, và chẳng bao lâu Mao Trạch Đông lật bàn tay, mọi chuyện vẫn như cũ, Trương Xuân Kiều rùng mình, rồi hạ bút ghi lại đôi dòng “nhị nguyệt tam nhật hữu cảm” (những cảm xúc nhân ngày 3 tháng 2)...
Biết Giang Thanh là người đã nói là làm, không ai ngăn cản được nên Trương Xuân Kiều đành khuyên:
- Có lẽ đồng chí phải xin ý kiến Chủ tịch.
- Tất nhiên.
Nhưng Mao Trạch Đông lắc đầu khi nghe thư ký báo cáo lại điều này. Đây cũng là lúc mà thần trí ông tỉnh táo nhất, ông ăn được nhiều hơn một tí, không phải thở dưỡng khí nữa và lại đeo kính đọc sách. Lỗ Dân hiểu rõ đèn sắp tắt thường bừng sáng lên như vậy, nhưng anh giữ kín miệng và cứ để cho mọi người nuôi tia hy vọng mới. Giang Thanh nài nỉ mãi và cuối cùng thì con bệnh thập tử nhất sinh phải ú ớ, não nuột:
- Ừ, đi thì đi.
Ngày hôm sau, mồng 2 tháng 9, Giang Thanh và đoàn tuỳ tùng gồm nhà văn, nhà báo và chuyên viên đáp chuyến xa dài tới 7 toa đi Đại Trại. Mấy đêm liền mất ngủ, dung nhan lão bà có đôi phần sa sút, nhưng chưa lúc nào lại nhẹ nhõm như hôm nay. Giang Thanh không quên trang điểm tí xíu để ra vẻ vui mừng khi gặp xã viên Đại Trại.
- Chào các đồng chí, xin báo một tin vui. Mao Chủ tịch của chúng ta vẫn mạnh khoẻ. Người cử tôi đến thăm Đại Trại và động viên cổ vũ phong trào phê Đặng phản hữu ở đây.
Suốt hai ngày, Giang Thanh ra tận ruộng nói chuyện với xã viên, leo lên Hổ Đầu Sơn quan sát, thăm các gia đình bần nông và trung nông lớp dưới, diễn giải lịch sử đấu tranh Nho pháp và ý nghĩa của phong trào phản kích hữu khuynh ngóc đầu v.v... Quách Phong Liên - Bí thư Đại Trại - người đón tiếp Giang Thanh, không rõ mục đích những việc làm này của bà, vì thật ra điều bí mật ẩn giấu trong con người, gọi là “lãnh tụ tả khuynh” như bà, chỉ vài người biết được mà thôi.
Tối mùng 5 tháng 9, văn phòng Trung ương điện cho Đại Trại, báo Giang Thanh nhanh chóng trở về Bắc Kinh. Bà tỉnh giấc, chột dạ nhưng gượng cười:
- Không hề gì, hãy bình tĩnh, có ra về cũng phải đàng hoàng, tự nhiên.
Bà bèn gọi mọi người thức dậy chơi bài cho bớt phần căng thẳng. Giang Thanh đi tàu nhanh từ Dương Tuyền về Thạch Gia Trang, rồi sau đó bay thẳng Bắc Kinh, bà luôn xem đồng hồ, thân tín nhìn thấy vẻ hoảng loạn của bà nên đành khuyên:
- Thủ đô nhất định phải chờ đồng chí...
- Chủ tịch thế nào rồi?
- Vừa ngủ - Trương Xuân Kiều thở phào nhẹ nhõm trút được mọi âu lo. - Mấy hôm sau Chủ tịch thường ngất lịm, tôi thấy Hoa Quốc Phong, Lý Tiên Niệm, Diệp Kiếm Anh hoạt động dữ lắm. Uông Đông Hưng cũng ngã về phía họ, sợ chuyện chẳng lành, vả lại Chủ tịch ra hiệu cho gọi đồng chí trở về.
- Nhắc Viễn Tân lúc này phải ghi đầy đủ mỗi câu, thậm chí mỗi chữ của Chủ tịch.
Trương gật đầu nhận mệnh lệnh của Giang và lôi trong cặp ra một tập giấy.
- Đây là bản thảo của phóng viên tờ Bắc Kinh nhật báo đưa tin về đồng chí, Diêu Văn Nguyên yêu cầu Thành uỷ Bắc Kinh ký duvệt để ấn phát, song họ khước từ, chẳng mấy chốc mà thủ đô trở thành một vương quốc riêng.
Mồng 7 tháng 9, Mao Trạch Đông lại tỉnh, ăn được tí cháo, uống được muỗng sữa, ông lấy ngón tay vạch 3 vạch trên giường gỗ và người ta đoán rằng Chủ tịch muốn nắm tình hình Tam Mộc bên Nhật Bản, thưa lại đầu đuôi thì nghe Người phì phào vài âm thanh kiểu như đồng ý. Giang Thanh bước vào, mừng rỡ, ngồi cạnh Mao Trạch Đông, giúp ông đeo kính và lật tài liệu bắt ông đọc. Bà ghé sát vào tai Mao Trạch Đông và nói to:
- Tình hình trong nước nghiêm trọng lắm, có kẻ đang phá rối phong trào phê Đặng phản hữu của Chủ tịch... Tôi e...
Mao Trạch Đông bỗng run lên và mặt mày nhăn nhó, Lỗ Dân hoảng sợ, đưa mắt ra hiệu cho Giang Thanh, xin bà đừng nói nữa, nhưng bà ta vẫn oang oang, cuối cùng thầy thuốc đành phải ra y lệnh:
- Thưa đồng chí Giang Thanh, cho phép chúng tôi đo điện tâm đồ của Chủ tịch.
Chiều hôm sau, bà lại đến và thấy Mao Trạch Đông nằm bất động.
- Các người nhìn xem, vải trải giường của Chủ tịch ướt hết cả rồi.
- Dạ thưa, Chủ tịch đã không cử động được nữa.
- Và cứ thế mà chờ... hay sao?
Nói đoạn bà rỉ vào tai Mao Trạch Đông:
- Chủ tịch à, tôi vừa mang về cho Chủ tịch một tài liệu quan trọng nữa, Chủ tịch đọc nhé!
Giang Thanh ra lệnh cho mọi người vần Mao Trạch Đông nằm nghiêng lại, đeo mục kỉnh cho ông, đưa tài liệu để ông đọc. Lúc 6 giờ chiều mồng 8 tháng 9, Giang Thanh thắng xe vào nhà in Tân Hoa xem kết quả Tạ, Trì điều tra đặc vụ đến đâu rồi, song cả hai thuộc hạ đều chưa làm gì cả. Bà trút cơn lôi đình lên hai người và thúc xe trở về Trung Nam Hải.
Mao Trạch Đông mặt mày xanh tím. Các thầy thuốc đang ra sức cứu chữa, hình như những giờ phút chót đã dần đến. Trong bệnh phòng, Trương Xuân Kiều đang xem lại bệnh án, khi thư ký của Mao Trạch Đông bước vào, ông vội vàng thu giấu tài liệu mật và người ta vẫn bảo mật như vậy cho đến thời khắc này. Chả trách hai tháng trước đây, trong thông báo của Bộ Chính trị gửi cán bộ cao cấp của Đảng, Trương Xuân Kiều đã tự tay viết thêm một đoạn rằng: “Bệnh tình của lãnh tụ vĩ đại Mao Trạch Đông ngày một thuyên giảm, và sẽ trở lại vị trí công tác trong nay mai”.
Diệp Kiếm Anh phản đối cách viết như vậy. Ông nói:
- Đó không phải là sự thật. Thông báo bệnh tình của Chủ tịch đến cán bộ cao cấp của Đảng cần trịnh trọng, nghiêm túc. Nếu đến họ - những cốt cán mà không tin nữa thì chúng ta còn biết làm việc với ai? Dối trá, nhỡ Chủ tịch có mệnh hệ gì thì chúng ta nói như thế nào với mọi người?
Uông Đông Hưng nghe phải cũng hùa vào:
- Diệp nguyên soái nói rất đúng, cần trao đổi triệt để với cốt cán.
Giang Thanh nhìn mọi người và bắt đầu lên giọng:
- Triệt để cái gì? Chủ tịch rất cường tráng, khả năng đề kháng rất cao, và chính tôi biết rất rõ, rất triệt để điều này, đồng chí Uông Đông Hưng ạ. Chẳng lẽ thông báo là suốt ngày Chủ tịch hôn mê, chẳng lẽ các đồng chí muốn tạo ra sự hỗn loạn?
- Thôi thôi, sức khoẻ của lãnh tụ là tài sản vô giá của toàn Đảng toàn dân, và trong lúc này là yếu tố quyết định đến toàn cục, đến sự ổn định cả nước. Xin các đồng chí không nên tranh luận nữa, cứ thế mà quyết.
Trương Xuân Kiều lựa lời dàn xếp, nhưng khi đưa lên Hoa Quốc Phong ký thì ông cương quyết gạch bỏ đoạn nói láo kia. Trương, Giang tức lắm:
- Mới có Phó Chủ tịch mà đã lên mặt, hãy đợi đấy, đợi đến lúc Chủ tịch bình phục sẽ được tính sổ.