Chương 7
ALÔ! CÓ THỂ KHRUSOV SẼ LÊN NGÔI

     iệp Kiếm Anh khẳng định đây là màn kịch của “ba chấm thuỷ” - tên lóng chỉ Giang Thanh, vì chữ Giang có bộ thuỷ ba chấm. Trong con mắt của Diệp, Giang chỉ là một con đào bảo khóc là khóc, bảo cười là cười, hoài nghi đã thành bản tính, bức hại người khác như thể điên khùng, và cho dù ai có tâng bốc gì đi nữa, con hát ấy không thể cao thượng lên được.
Cuộc đấu tranh giữa ba lực lượng Giang Thanh và nhóm Thượng Hải, Hoa Quốc Phong và Uông Đông Hưng, Diệp Kiếm Anh và các tướng lĩnh quân đội vẫn ngấm ngầm tiếp tục. Còn Mao Trạch Đông nằm yên bất động, vô tri vô giác, và không rõ linh hồn ông đang phiêu diêu ở chốn nào?
Kể từ ngày khi Trương Xuân Kiều, Diêu Văn Nguyên, Vương Hồng Văn lần lượt được điều lên Trung ương công tác, thành phố Thượng Hải đông dân nhất Trung Quốc là của Mã Thiên Thuỷ. Ông là Bí thư Thành uỷ, tuổi đã già, tóc đã bạc, nhưng vẫn cảm thấy sức xuân vì luôn luôn gắn chặt với Trung ương do Mao Chủ tịch đứng đầu và cũng nhập dòng thác tả khuynh như những thành viên “nhóm Thượng Hải” ở Bắc Kinh. Mã Thiên Thuỷ tự tạo dựng cho mình một hình tượng hoạt bát phi thường, ngày ngày lấy nước sôi mà không cần người phục vụ, viết công văn không nhờ thư ký, và chủ trì hội nghị liên tục 3, 4 giờ không nghỉ giải lao v.v… Mã bí thư đã nhiều lần nghe Trương Xuân Kiều rỉ tai rằng sẽ được cất nhắc, hoặc chủ trì Uỷ ban kế hoạch Nhà nước, hoặc Phó Thủ tướng, dù chức vụ gì thì đời Mã cũng sắp lên hương. Nhưng nay bỗng Mao Chủ tịch qua đời, thương Người chẳng mấy mà hoảng sợ vì bóng đen trùm lên con đường hoạn lộ của mình lại nhiều. Giá mà cái ghế thủ tướng về tay Trương Xuân Kiều thì thời cơ thuận lợi biết chừng nào. Nay không may là Hoa Quốc Phong, rắc rối quá... Đang miên man lo âu như thế trong những giờ phút quốc tang thì Mã Thiên Thuỷ nhận được điện thoại từ Bắc Kinh điện về:
- Alô, lão Mã đó phải không?
- Kính chào Trương huynh. Vâng, tiểu đệ đây.
- Đồng chí thông báo cho các thành uỷ viên Thượng Hải biết: Khrusov sẽ lên ngôi ở Liên Xô. Hãy nghiên cứu đối sách.
- Đấu!
- Bằng cách nào?
- Cả văn lẫn võ.
- Ôi, Mã bí thư thật tài ba. Đồng chí hãy mau mau vũ trang cho lực lượng dân quân tự vệ của Thượng Hải, phát ngay vũ khí cho họ. Một mai Khrusov lên ngôi, bọn theo chủ nghĩa xét lại có cầm quyền, thì cây súng Thượng Hải là cái vốn của chúng ta. Đồng chí hãy nhớ Thượng Hải là căn cứ công nghiệp của Trung Quốc, nếu công nhân được vũ trang thì đó chính là pháo đài bất khả xâm phạm mà không một lực lượng chủ nghĩa xét lại nào dám đụng tới.
- Trương huynh yên tâm, đã làm và sẽ làm mạnh hơn nữa...
Đúng vậy, từ trung tuần tháng 8 đến nay, chưa đầy 30 ngày mà số vũ khí Thành uỷ Thượng Hải giao cho công nhân đã lên tới 53.000 khẩu súng trường kiểu 56 bán tự động, 22.642 khẩu tự động kiểu 63, ngoài ra còn trang bị 200 khẩu liên thanh và 300 trọng pháo... cả một chiến dịch chống phá Hoa Quốc Phong mà người ta gọi là “Khrusov của Trung Quốc” đã được dàn thế trận như vậy.
Còn ở Bắc Kinh, Trì Quần và Tạ Tĩnh Nghi - cặp bài trùng đã một lần lập công vì thành tích “công nông binh hoá đại học” hiện đang nắm quyền ở Đại học Thanh Hoa -một học phủ lừng danh của Trung Quốc, được phân công đấu tranh trên mặt trận chữ nghĩa. Trì bàn mưu với Tạ:
- Em cho nhóm sáng tác viết bài công kích Khrusov ngay, nhân quả pháo “Mao Chủ tịch sống mãi trong lòng chúng ta” của Diêu thủ trưởng mà xung phong, cấp tập nã đạn. Lúc này không thể ngồi chờ, đợi lệnh chỉ huy nữa rồi.
- Làm như vậy nhỡ thất bại thì anh em mình mắc trọng tội. - Tạ cô nương ra chiều nũng nịu với Trì Quần.
- Chính trị mà không mạo hiểm thì sao thành công được? Từ một góc độ nào đó, có thể xem chính trị là nghệ thuật của sự mạo hiểm.
Trì chậm rãi hít một hơi thuốc, rồi từ từ nhả khói vào không trung và tiếp tục mê hoặc người đẹp:
- Mao Chủ tịch của chúng ta bao phen bị dồn ép, bãi quan, chịu không biết bao nhiêu là công kích, vùi dập... Đến cả Chu Đức, Trần Nghị, Chu Ân Lai đều đã phản đối Người. Mười năm nội chiến, mất hết quyền, sống gian khổ trong cái hầm nhỏ trên núi, thế mà ông cụ đã vượt qua muôn trùng mạo hiểm và chung cuộc thì như em đã rõ.
- Ôi, anh Trì giỏi quá! Em đồng ý.
Họ tâm đầu ý hợp và kéo bè kết mảng nã đạn vào lực lượng Hoa Quốc Phong, Diệp Kiếm Anh; hy vọng qua cơn mạo hiểm này mà chiếm cứ đỉnh cao chính trị.
Cánh quân thứ ba mà Giang - Trương muốn nắm là Ngoại trưởng Kiều Quán Hoa. Liên tục mấy bận, Trương Xuân Kiều thăm dò hỏi han Kiều Quán Hoa về phản ứng của quốc tế, kể cả phe địch trước lời trăn trối lúc lâm chung của Mao Chủ tịch.
Hầu hết đều nhận định rằng, bất luận ai lên cầm quyền ở Trung Quốc lúc này đều phải đi theo đường lối của Mao Chủ tịch một thời gian. Nhưng mật điện ngoại quốc dự đoán: Đặng Tiểu Bình có khả năng trở lại!
- Thế đồng chí có tìm hiểu được kỹ thuật bảo tồn di thể của các nước trên thế giới không?
- Theo tôi, chúng ta nên tự lực giải quyết vấn đề này. Tôi tin người của chúng ta làm được!...
Kiều Quán Hoa goá vợ từ lúc trung niên, ở vậy hơn mười mấy mùa xuân, sau đó Mao Trạch Đông giới thiệu cho Ki
  • Chương 6
  • Phần IV - Chương 1
  • Chương 2
  • Chương 3
  • Phần V - Chương 1
  • LÝ KIỆN - Chương 1. BỊN RỊN TÂY NAM
  • Chương 2
  • Chương 3
  • Chương 4
  • Chương 5
  • Chương 6
  • Chương 7
  • Chương 8
  • Chương 9
  • Chương 10
  • Chương 11
  • Chương 12
  • Chương 13
  • Chương 14
  • Chương 15
  • Chương 16
  • Chương 17
  • Chương 18
  • Chương 19
  • QUYỀN DIÊN XÍCH
  • Chương 1
  • Chương 2
  • Chương 3
  • Chương 4
  • Chương 5
  • Chương 6
  • Chương 7
  • Chương 8
  • Chương 9
  • Chương 10
  • SƯ ĐÔNG BINH - Chương 1. NGƯỜI NẰM ĐÓ
  • Chương 2
  • Chương 3
  • Chương 4
  • Chương 5
  • Chương 6
  • Chương 7
  • Chương 8
  • Chương 9
  • Chương 10
  • Chương 11
  • Chương 12
  • ---~~~mucluc~~~--- ---~~~cungtacgia~~~--- !!!15109_66.htm!!!u cô Chương Hàm Chi, từng là phiên dịch tiếng Anh của Mao, làm bạn đời. Tháng 4 năm 1976, Chương Hàm Chi thu thập được một tài liệu mật của Khang Sinh, phát giác Giang Thanh và Trương Xuân Kiều là phản bội, đầu hàng. Tài liệu trình lên Mao, Mao xem xong chuyển cho Giang, Trương và kèm theo lời phê: “Hãy xem kỹ, sẽ biết nhiều chuyện”. Vì vậy, sau đó cả hai đều không mặn mòi gì với vợ chồng Kiều - Chương, vả lại vị Ngoại trưởng này cũng từng công bố: “Tôi tin tưởng đồng chí Giang Thanh và Trương Xuân Kiều là trên cơ sở tôn trọng Mao Chủ tịch, nói xấu các đồng chí là nói xấu Người, do đó nghe được điều gì không phải, là báo cáo ngay. Vạn nhất sau này Chủ tịch ra quyết định phế truất các đồng chí, Kiều Quán Hoa tôi chiểu theo ý Người tán thành hai tay”. Gờm quá, Giang - Trương đành xa Kiều và sẽ tính sổ sau vì còn nhiều đối thủ quan trọng hơn.
    Giang Thanh quyết định đến văn phòng Thủ tướng, chủ động nói chuyện với Hoa Quốc Phong. Bà mặc toàn một màu đen tang tóc và bi thống. Châm chọc nhau không được thì ta quay sang hoà hoãn lôi kéo - bà nghĩ vậy rồi đường đột mở cửa:
    - Chào đồng chí Quốc Phong!
    - Chào chị. Chị bỏ qua cho, đáng lẽ tôi phải sang chia buồn cùng chị và cháu Lý Nạp, nhưng quả thật chưa sắp xếp được thời gian.
    - Cám ơn, cháu đang nằm viện, ông cụ qua đời, ra đi một cách đường đột làm cháu tủi lắm. Lý Nạp là đứa con được Chủ tịch yêu mến nhất, là kết tinh của mối tình đẹp đẽ giữa tôi và ông cụ từ thuở ở Diên An. Ban đầu định để cháu nó làm liên lạc viên cho Chủ tịch, nhưng vì sức khoẻ nên phải giao cho Mao Viễn Tân thay thế. Thật là trớ trêu, ai cũng có khó khăn riêng của mình... - Giọng Giang Thanh chìm xuống và như có cái gì đó rất xa xăm, không hiểu bà đang nói chuyện hay là đang đóng kịch!
    - Chị cho tôi hỏi thăm sức khoẻ Lý Nạp.
    - Vâng, xin cảm ơn tấm lòng của chú.
    Đoạn bà chuyển nhanh lên cao trào:
    - Chủ tịch không còn nữa, chúng tôi đi đâu cũng là vợ goá con côi, nhiều việc không thể không cậy nhờ Thủ tướng. Đồng chí biết không, khi Mao Chủ tịch chọn đồng chí làm Phó Chủ tịch thứ nhất Trung ương Đảng kiêm Thủ tướng Chính phủ, tôi đã hết lòng bảo vệ, ủng hộ. Viễn Tân cũng thế, chúng tôi trình bày, nói tốt cho đồng chí, nếu không thì đã khó lòng...
    - Dạ, tôi rõ, rất rõ ạ.
    - Đồng chí thật thà, an phận, trung thành với Chủ tịch, kiên quyết đấu tranh với Đặng Tiểu Bình. Đồng chí còn nhớ Chủ tịch đã nói: “Chú làm việc, tôi yên tâm” chứ? Đồng chí đừng làm điều gì phụ lòng ông cụ, xin nhắc lại như vậy với đồng chí Quốc Phong!
    Hoa chau mày trước lời lẽ uy hiếp của Giang - một Võ Tắc Thiên hiện đại - và chậm rãi thưa lại:
    - Tôi không bao giờ quên ân tình của Chủ tịch và cũng sẽ không làm điều gì phụ lòng Chủ tịch. Phàm là chỉ thị của Chủ tịch, tôi kiên quyết thực hiện, phàm là quyết sách của Chủ tịch, tôi tuân thủ đến cùng, tôi nhất định...
    Hoa Quốc Phong đang thao thao tuyên thệ về “chủ nghĩa phàm là” của mình thì Giang Thanh cắt ngang:
    - Thôi đủ rồi những lời tốt đẹp, Chủ tịch không còn nữa. Vấn đề mấu chốt bây giờ là thái độ với người sống!
    - Chị nói gì? Tôi không hiểu.
    Hoa đã chịu đựng quá tải lắm rồi, nhưng ông vẫn điềm tĩnh hỏi lại. Bà cười khỉnh:
    - Lưu Thiếu Kỳ, Lâm Bưu chống phá tôi, mưu hại tôi, kết quả kẻ chết không ai chôn; người thiêu thân trên hoang mạc. Đó là ý của trời, chú có hiểu không? Cho nên hãy ủng hộ tôi, tạo thuận lợi cho tôi.
    - Chị Giang Thanh, chị đã mệt, nên về nghỉ. Không ai phản đối chị đâu. Một vài ý kiến này nọ làm sao mà nói là mưu hại chị? Chỉ cần chị và đại đa số Bộ Chính trị đoàn kết, nhất trí thì không ai dám gây khó dễ đối với chị.
    - Không hẳn đã như vậy!
    - Chị hãy tin vào đa số.
    - Được, tôi nêu ra vấn đề này, mong đồng chí Thủ tướng suy nghĩ, nếu không kịp giải quyết thì sẽ sinh sự đó. Đồng chí không nên cắt lời tôi, để tôi nói hết đã.
    - Vâng, chị cứ nói.
    - Tôi làm thư ký nhiều năm cho Chủ tịch, hiểu rõ tư tưởng của Ngươi hơn ai hết. Người ra đi, nhưng hồ sơ, văn kiện, bài viết, chỉ thị của Người còn để lại là rất quan trọng, nếu không may bị thất thoát, bị xuyên tạc thì ai chịu trách nhiệm? Tôi đã nghĩ kỹ, tốt nhất là phải giao cho tôi bảo quản, chỉnh lý. Tôn Trung Sơn tạ thế, thì Tống Khánh Linh đã từng phụ trách di cảo của ông, và trường hợp của Lênin cũng giao cho Krupskaia. Còn tôi bây giờ, vừa vào thư phòng của chồng mình lập tức có người đuổi ra. Xin nhớ: xác chồng tôi hãy còn chưa lạnh hẳn!
    - Thưa đồng chí Giang Thanh, di cảo của Chủ tịch là tài sản chung của toàn Đảng toàn dân, trước mắt do Văn phòng Trung ương niêm phong bảo quản và sau này giao cho tập thể Trung ương chỉnh lý, đó là thái độ trọng thị và kế thừa ý chí của Người. Và cũng xin đồng chí nhớ cho rằng, Mao Chủ tịch là lãnh tụ của toàn Đảng và của cả nước chứ không của riêng ai!
    - Thế vợ muốn bảo quản và chỉnh lý di cảo của chồng lại phạm tội sao?
    - Nếu đa số Bộ Chính trị đồng ý giao nhiệm vụ này cho đồng chí thì tôi sẽ hoàn toàn phục tùng. Còn hiện nay, đang tuần tang lễ, sau ngày truy điệu cho Chủ tịch xong, hãy bàn bạc!
    - Được, di cảo của Chủ tịch các người không giao tôi, thì đó, di thể của ông cụ, bảo tồn, giữ gìn ra sao tôi sẽ không tham dự. Hồng Văn, Xuân Kiều cũng vậy, các người đi mà lo với nhau!
    Thật là một con người tàn nhẫn! Hoa Quốc Phong rùng mình và kiên quyết không nhượng bộ. Ai sẽ giúp ông trong giờ phút căng thẳng này?...

    Truyện 28 ngày đêm quyết định vận mệnh Trung Quốc ---~~~cungtacgia~~~--- !!!15109_66.htm!!!u cô Chương Hàm Chi, từng là phiên dịch tiếng Anh của Mao, làm bạn đời. Tháng 4 năm 1976, Chương Hàm Chi thu thập được một tài liệu mật của Khang Sinh, phát giác Giang Thanh và Trương Xuân Kiều là phản bội, đầu hàng. Tài liệu trình lên Mao, Mao xem xong chuyển cho Giang, Trương và kèm theo lời phê: “Hãy xem kỹ, sẽ biết nhiều chuyện”. Vì vậy, sau đó cả hai đều không mặn mòi gì với vợ chồng Kiều - Chương, vả lại vị Ngoại trưởng này cũng từng công bố: “Tôi tin tưởng đồng chí Giang Thanh và Trương Xuân Kiều là trên cơ sở tôn trọng Mao Chủ tịch, nói xấu các đồng chí là nói xấu Người, do đó nghe được điều gì không phải, là báo cáo ngay. Vạn nhất sau này Chủ tịch ra quyết định phế truất các đồng chí, Kiều Quán Hoa tôi chiểu theo ý Người tán thành hai tay”. Gờm quá, Giang - Trương đành xa Kiều và sẽ tính sổ sau vì còn nhiều đối thủ quan trọng hơn.
    Giang Thanh quyết định đến văn phòng Thủ tướng, chủ động nói chuyện với Hoa Quốc Phong. Bà mặc toàn một màu đen tang tóc và bi thống. Châm chọc nhau không được thì ta quay sang hoà hoãn lôi kéo - bà nghĩ vậy rồi đường đột mở cửa:
    - Chào đồng chí Quốc Phong!
    - Chào chị. Chị bỏ qua cho, đáng lẽ tôi phải sang chia buồn cùng chị và cháu Lý Nạp, nhưng quả thật chưa sắp xếp được thời gian.
    - Cám ơn, cháu đang nằm viện, ông cụ qua đời, ra đi một cách đường đột làm cháu tủi lắm. Lý Nạp là đứa con được Chủ tịch yêu mến nhất, là kết tinh của mối tình đẹp đẽ giữa tôi và ông cụ từ thuở ở Diên An. Ban đầu định để cháu nó làm liên lạc viên cho Chủ tịch, nhưng vì sức khoẻ nên phải giao cho Mao Viễn Tân thay thế. Thật là trớ trêu, ai cũng có khó khăn riêng của mình... - Giọng Giang Thanh chìm xuống và như có cái gì đó rất xa xăm, không hiểu bà đang nói chuyện hay là đang đóng kịch!
    - Chị cho tôi hỏi thăm sức khoẻ Lý Nạp.
    - Vâng, xin cảm ơn tấm lòng của chú.
    Đoạn bà chuyển nhanh lên cao trào:
    - Chủ tịch không còn nữa, chúng tôi đi đâu cũng là vợ goá con côi, nhiều việc không thể không cậy nhờ Thủ tướng. Đồng chí biết không, khi Mao Chủ tịch chọn đồng chí làm Phó Chủ tịch thứ nhất Trung ương Đảng kiêm Thủ tướng Chính phủ, tôi đã hết lòng bảo vệ, ủng hộ. Viễn Tân cũng thế, chúng tôi trình bày, nói tốt cho đồng chí, nếu không thì đã khó lòng...
    - Dạ, tôi rõ, rất rõ ạ.
    - Đồng chí thật thà, an phận, trung thành với Chủ tịch, kiên quyết đấu tranh với Đặng Tiểu Bình. Đồng chí còn nhớ Chủ tịch đã nói: “Chú làm việc, tôi yên tâm” chứ? Đồng chí đừng làm điều gì phụ lòng ông cụ, xin nhắc lại như vậy với đồng chí Quốc Phong!
    Hoa chau mày trước lời lẽ uy hiếp của Giang - một Võ Tắc Thiên hiện đại - và chậm rãi thưa lại:
    - Tôi không bao giờ quên ân tình của Chủ tịch và cũng sẽ không làm điều gì phụ lòng Chủ tịch. Phàm là chỉ thị của Chủ tịch, tôi kiên quyết thực hiện, phàm là quyết sách của Chủ tịch, tôi tuân thủ đến cùng, tôi nhất định...
    Hoa Quốc Phong đang thao thao tuyên thệ về “chủ nghĩa phàm là” của mình thì Giang Thanh cắt ngang:
    - Thôi đủ rồi những lời tốt đẹp, Chủ tịch không còn nữa. Vấn đề mấu chốt bây giờ là thái độ với người sống!
    - Chị nói gì? Tôi không hiểu.
    Hoa đã chịu đựng quá tải lắm rồi, nhưng ông vẫn điềm tĩnh hỏi lại. Bà cười khỉnh:
    - Lưu Thiếu Kỳ, Lâm Bưu chống phá tôi, mưu hại tôi, kết quả kẻ chết không ai chôn; người thiêu thân trên hoang mạc. Đó là ý của trời, chú có hiểu không? Cho nên hãy ủng hộ tôi, tạo thuận lợi cho tôi.
    - Chị Giang Thanh, chị đã mệt, nên về nghỉ. Không ai phản đối chị đâu. Một vài ý kiến này nọ làm sao mà nói là mưu hại chị? Chỉ cần chị và đại đa số Bộ Chính trị đoàn kết, nhất trí thì không ai dám gây khó dễ đối với chị.
    - Không hẳn đã như vậy!
    - Chị hãy tin vào đa số.
    - Được, tôi nêu ra vấn đề này, mong đồng chí Thủ tướng suy nghĩ, nếu không kịp giải quyết thì sẽ sinh sự đó. Đồng chí không nên cắt lời tôi, để tôi nói hết đã.
    - Vâng, chị cứ nói.
    - Tôi làm thư ký nhiều năm cho Chủ tịch, hiểu rõ tư tưởng của Ngươi hơn ai hết. Người ra đi, nhưng hồ sơ, văn kiện, bài viết, chỉ thị của Người còn để lại là rất quan trọng, nếu không may bị thất thoát, bị xuyên tạc thì ai chịu trách nhiệm? Tôi đã nghĩ kỹ, tốt nhất là phải giao cho tôi bảo quản, chỉnh lý. Tôn Trung Sơn tạ thế, thì Tống Khánh Linh đã từng phụ trách di cảo của ông, và trường hợp của Lênin cũng giao cho Krupskaia. Còn tôi bây giờ, vừa vào thư phòng của chồng mình lập tức có người đuổi ra. Xin nhớ: xác chồng tôi hãy còn chưa lạnh hẳn!
    - Thưa đồng chí Giang Thanh, di cảo của Chủ tịch là tài sản chung của toàn Đảng toàn dân, trước mắt do Văn phòng Trung ương niêm phong bảo quản và sau này giao cho tập thể Trung ương chỉnh lý, đó là thái độ trọng thị và kế thừa ý chí của Người. Và cũng xin đồng chí nhớ cho rằng, Mao Chủ tịch là lãnh tụ của toàn Đảng và của cả nước chứ không của riêng ai!
    - Thế vợ muốn bảo quản và chỉnh lý di cảo của chồng lại phạm tội sao?
    - Nếu đa số Bộ Chính trị đồng ý giao nhiệm vụ này cho đồng chí thì tôi sẽ hoàn toàn phục tùng. Còn hiện nay, đang tuần tang lễ, sau ngày truy điệu cho Chủ tịch xong, hãy bàn bạc!
    - Được, di cảo của Chủ tịch các người không giao tôi, thì đó, di thể của ông cụ, bảo tồn, giữ gìn ra sao tôi sẽ không tham dự. Hồng Văn, Xuân Kiều cũng vậy, các người đi mà lo với nhau!
    Thật là một con người tàn nhẫn! Hoa Quốc Phong rùng mình và kiên quyết không nhượng bộ. Ai sẽ giúp ông trong giờ phút căng thẳng này?...
    --!!tach_noi_dung!!--

    Đánh máy: hoi_ls
    Nguồn: VNthuquan;net - Thư viện Online
    NHÀ XUẤT BẢN MŨI CÀ MAU - 2001
    Được bạn: Ct.Ly đưa lên
    vào ngày: 22 tháng 6 năm 2014

    --!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!--