Chương 9
LIÊN QUÂN HOA - DIỆP

     háng 3 năm 1976, khi Mao Trạch Đông nghe báo cáo tình hình phê Đặng phản hữu, ông đã hỏi Hoa Quốc Phong:
- Đồng chí có quen thân Diệp Kiếm Anh không?
- Ngoài những lúc gặp nhau trong cuộc họp, chúng tôi ít tiếp xúc và hiểu chưa nhiều về đồng chí ấy.
Mao Trạch Đông bèn giảng giải một cách lờ mờ cho Hoa rằng:
- “Vật dĩ loại tụ, nhân dĩ quần phân”, nghĩa là vật nhóm lại theo chủng loại, còn con người chia ra theo quần thể, tập đoàn, phe phái. Diệp Kiếm Anh không thể tách rời cánh bạn của mình như Đặng Tiểu Bình chẳng hạn. Tình cảm của họ sâu đậm lắm, mà cũng không trách được người ta. Âu Dương Tu đời Tống đã viết Bằng Đảng luận, nói rất rõ ràng: “Bằng đảng chi thuyết, tự cổ hữu chi”. Lý luận về bầu bạn, đảng phái đã có từ ngày xưa, nhưng cần phân biệt giữa người quân tử và kẻ tiểu nhân. Người quân tử “dĩ đồng đạo vi bằng”, kết nghĩa bạn bè vì cùng chung chí hướng, còn kẻ tiểu nhân thì lại “dĩ đồng lợi vi bằng”, nghĩa là vì quyền lợi chung, kiểu như “còn bạc còn tiền còn đệ tử” mà thôi. Chúng ta giao tranh với Đặng Tiểu Bình là do “đạo bất tương đồng”, song Diệp Kiếm Anh kết bạn với Đặng lại thuộc hàng quân tử, do đó không nên yêu cầu Diệp quá nhiều. Ông ta là người trong sáng, cẩn thận, không mơ hồ mà tôi đã từng tán dương. Diệp Kiếm Anh có công lớn trong khởi nghĩa Nam Xương mồng 1 tháng 8, và trên đường trường chinh bọn Trương Quốc Đào làm phản, định ám hại chúng ta, may nhờ Diệp báo tin nên mới dẹp yên. Nhưng vào giai đoạn này, Diệp khó lòng bước qua cánh cửa xã hội chủ nghĩa, làm việc với Diệp là phải luôn luôn nghiên cứu, ông ta quả là con người đáng để chúng ta nghiên cứu...
Hoa Quốc Phong vâng lệnh, song lòng những vấn vương. Ông đã tốn nhiều công sức để lý giải lời dạy của Mao, cho người tra cứu hồ sơ lai lịch của Diệp, nhất là hai lần lập công lớn đối với Đảng. Thuở nhỏ Diệp có tên là Nghi Vĩ, sinh ra trong một gia đình buôn bán ở Quảng Đông. Năm 19 tuổi, đang học trung học thì ông được người anh họ đưa đi một vòng từ Sán Đầu, qua Hương cảng, Singapore đến Malaysia rồi trở về Côn Minh học pháo binh ở Giảng võ đường. Khi nhập học, ông đã tự ý bỏ hai chữ Nghi Vĩ mà thay bằng Kiếm Anh thành tên gọi cho mãi tới già. Năm 23 tuổi, Kiếm Anh tốt nghiệp lục quân tại Giảng võ đường Vân Nam, gia nhập lực lượng vũ trang Mân (tên gọi tắt của tỉnh Phúc Kiến) - Việt (tên gọi tắt của tỉnh Quảng Đông) viện quân của Tôn Trung Sơn và bước lên con đường cách mạng lâu dài từ đó. Tháng 1 năm 1924, Tôn Trung Sơn cử Tưởng Giới Thạch và một số người nữa chuẩn bị thành lập Trường sĩ quan lục quân Hoàng Phố. Nhận lời mời của Liêu Trọng Khải, Kiếm Anh cũng về đây làm việc. Tháng 3 năm ấy, Tôn Trung Sơn hợp nhất Việt quân và Đông lộ thảo tặc quân thành Kiến quốc Việt quân; Diệp Kiếm Anh được cử làm Tham mưu trưởng sư đoàn 2. Đó là thời kỳ hợp tác giữa Đảng Cộng sản và Quốc dân đảng. Diệp Kiếm Anh gặp Chu Ân Lai, Diệp Đình; ông đã bị chí hướng, tính khiêm tốn, vốn học thức và trí tuệ của Chu lôi cuốn, sau đó hai người trở thành đôi bạn thân. Năm 1927, Tưởng Giới Thạch phản bội Quốc - Cộng hợp tác, Diệp dấy binh chống Tưởng, bí mật gia nhập Đảng Cộng sản, vẫn là Tham mưu trưởng Quân đoàn 4 thuộc phương diện quân số 2 của Quân cách mạng Dân quốc.
Ngày 15 tháng 7 năm 1927, Uông Tinh Vệ theo gót Tưởng cũng phản bội cách mạng, cùng Trương Phát Khuê trù mưu tiêu diệt quân của Hạ Long và Diệp Đình. Lấy danh nghĩa là Tổng chỉ huy Phương diện quân số 2, Trương Phát Khuê thông báo cho Hạ Long và Diệp Đình về Lư Sơn dự hội nghị và mệnh lệnh cho họ hội quân tại vùng An Đức giữa Cửu Giang và Nam Xương. Uông - Trương chuẩn bị 3 quân đoàn và trù tính đánh tan hai đội quân kia. Diệp Kiếm Anh hay tin, cải trang dân thường, phi ngựa tìm tổ chức báo cáo, xúc tiến khởi nghĩa Nam Xương.
Có một lần Chu Ân Lai nói vui:
- Đồng chí Kiếm Anh vào Đảng bằng lễ ra mắt đầu tiên là mật báo với Đảng âm mưu lớn của Uông Tinh Vệ và Trương Phát Khuê, cứu vãn được lực lượng vũ trang quan trọng của Đảng ta, thúc đẩy khởi nghĩa Nam Xương bùng nổ. Công lao to lớn ấy đáng ghi vào sử sách và Mao Chủ tịch cũng đã rất rõ điều này.
Khi nghiên cứu đến đây, lòng Hoa Quốc Phong vô cùng sùng kính Diệp nguyên soái. Cùng bao lão tướng khác, ông đã chịu đựng cho đến ngày hôm nay, thật là không đơn giản. Thi tứ bỗng trào dâng trong con người mà thường ngày tưởng như vô cùng khô khan, chậm chạp... Ôi biển cả bao lớp sóng dồn, là máu và nước mắt đã chảy hoà nơi ấy, ôi núi cao ngàn trùng vời vợi, là xương cốt lớp lớp chất đầy. Hoa Quốc Phong tiếp tục lần theo đời sóng gió của Diệp, lần theo những chiến tích của ông trên nẻo đường Vạn lí trường trinh, rồi kháng chiến chống Nhật. Hồi ấy, Bắc Bình thất thủ, Thái Nguyên rơi vào tay giặc, quê hương Sơn Tây của Hoa Quốc Phong cũng bị quân Nhật tam quang: giết sạch, đốt sạch, phá sạch. Chủ tịch thanh niên Hoa Quốc Phong 17 tuổi xếp bút nghiên lên đường tranh đấu; những cái tên Mao Trạch Đông, Chu Đức, Chu Ân Lai, Diệp Kiếm Anh lúc bấy giò chỉ nghe qua lời kể của người đội trưởng du kích quân, sao mà thần bí, tôn kính, hướng vọng và hiếu kỳ đến thế, ước có một ngày nào đó được nhìn thấy họ, chiêm ngưỡng họ - những anh hùng thời đại...
Thế mà lịch sử xoay vần, hôm nay ước mơ đã thành sự thật. Hoa Quốc Phong giờ đây đang cùng Diệp Kiếm Anh liên quân chống lại “Tứ nhân bang” mà bình sinh Chủ tịch đã căn dặn phải giải quyết cho xong. Khó khăn cho Hoa là ở chỗ “Diệp - Đặng đồng đạo bằng đảng”, mà Đặng thì Người cũng căn dặn phải phê phán. Nhưng qua nghiên cứu, Hoa đi đến kết luận phải dựa vào Diệp, vì đó là Quân uỷ, là lực lượng vũ trang của Đảng!
Diệp Kiếm Anh mời Đặng Tiểu Bình đến tư dinh của mình, hai người dễ có nửa năm rồi chưa gặp nhau, nay tay bắt mặt mừng, bao điều muốn nói mà một lúc không cùng. Mãi sau Đặng lên tiếng:
- Thật không ngờ Diệp soái chống chọi cho tới hôm nay. Phải trí dũng song toàn mới làm được điều đó, quả là tấm gương cho chúng tôi noi theo.
- Nếu không có Đặng huynh xung phong, tiền đạo thì Diệp tôi đây cũng bị đánh gục từ lâu rồi.
Sau vài câu vui đùa mở đầu, họ đi vào chủ đề. Đặng hỏi Diệp:
- Nguyên soái định liệu ra sao? Có thể xoay chuyển được tình thế không?
- Tất nhiên là đã hạ quyết tâm, sau khi giải quyết xong nhóm Thượng Hải, tiếp tục công việc chỉnh đốn năm 1975 mà Đặng huynh còn bỏ dở, đưa Trung Quốc trở về chính quy.
- Hoa Quốc Phong như thế nào? Ông ta dựa vào ai?
- Hiện nay đang xích gần với chúng ta. Sau khi nhận chức Thủ tướng, ông chịu mũi giáo của Giang Thanh, Trương Xuân Kiều, và cả hai bên đều lôi kéo Hoa. Con người này tính tình thật thà, có kinh nghiệm công tác, hô hào dân chủ, biết tôn trọng các đồng chí già, cho nên Giang - Trương càng phản đối Hoa thì chúng ta càng phải ủng hộ ông ta. Mao Chủ tịch đã nói: “Một anh hảo hán phải có ba người giúp mới thành công được”.
- Thế Diệp soái đã cùng Hoa bàn kế hoạch giải quyết nhóm Thượng Hải chưa?
Diệp nói khẽ:
- Chưa, vì nhận thấy thời cơ chưa chín muồi.
Đặng gật đầu và cương nghị:
- Phải giải quyết triệt để, cả bốn cùng một lúc, không để sót.
- Chúng tôi cũng nghĩ vậy, nhưng đi đến nước này không phải dễ. Thường vụ Bộ Chính trị có 4 người thì họ đã chiếm 2: Vương Hồng Văn và Trương Xuân Kiều. Ngoài ra còn Giang Thanh đang giương cao cờ Chủ tịch phu nhân và Diêu Văn Nguyên nắm quyền tuyên truyền trong cả nước. Họ tuy không đông người, nhưng lực mạnh, từ ngày Mao Chủ tịch lâm bệnh lại bổ sung thêm Viễn Tân, đồng đảng với Giang Thanh và cả nhóm đã có ảnh hưỏng sâu sắc đối với Trung ương. Tôi đồng ý với Đặng huynh, một mẻ tóm gọn, nhưng đang suy nghĩ dùng phương pháp nào cho có lợi nhất.
- Diệp suý có thể huy động được bao nhiêu quân đội?
- Sẽ bàn với Hoa và để ông ta xuất đầu lộ diện, vì dẫu sao cũng nên sử dụng biện pháp hợp pháp.
- Vâng, đó là thượng sách, như vậy dễ ăn nói với toàn Đảng toàn dân. Tuy nhiên phải chuẩn bị đến trường hợp xấu nhất. Nhóm Thượng Hải thâm độc lắm, bọn họ sẽ không từ điều gì đâu. Nếu chẳng may Hoa Quốc Phong dao động, lo sợ, không tự nguyện thì chúng ta phải tạo điều kiện, giống như xưa kia từng “bức Tưởng kháng Nhật” vậy.
Diệp Kiếm Anh gật đầu đồng ý với Đặng, cảnh vệ vòng ngoài bí mật báo giờ nói chuyện của hai người đã hết. Đặng Tiểu Bình đứng lên bắt tay Diệp và động viên thêm:
- Lưu Bá Thừa vì bệnh nặng không thể tham dự hội nghị Bộ Chính trị, còn lại 19 người. Họ chiếm 4, còn 15 người khác đều có cảm tình không tốt đối với nhóm Thượng Hải, tức giận mà chưa nói ra, cũng có người đang mơ hồ định giữ thái độ bàng quan trước trận đấu tranh này. Nếu chúng ta biết dùng biện pháp lôi kéo giải thích thì chẳng có mấy ai cam chịu theo “Tứ nhân bang”, trước mắt phải làm sao cho Hoa Quốc Phong hạ quyết tâm: Mấu chốt của thắng lợi là ở chỗ ấy, mong Diệp soái cẩn trọng.
Tiễn bạn ra về, trở lại thư phòng một mình, Diệp Kiếm Anh bỗng nhớ tới câu chuyện hoa mẫu đơn, hồi đang cao trào “Văn cách” Mao Trạch Đông bảo gia nhân cho dọn sạch những chậu hoa kiểng trong nhà, chỉ để lại mấy gốc mẫu đơn. Thư ký lấy làm lạ bèn hỏi, ông cười mà rằng: “Đó là việc dựng ỉên một hình tượng đối lập. Các đồng chí có biết nữ hoàng đế Võ Tắc Thiên đời Đường không? Một nhân vật khó ai sánh nổi! Hôm ấy, bà ra lệnh cho trăm hoa trong ngự viên phải cùng nở, 99 loài hoa tuân lệnh, chỉ riêng mẫu đơn là không chịu thi hành mà cứ trơ gan lá cành, một bông không hé. Võ Tắc Thiên nộ khí xung thiên, sai thái giám đào gốc, chặt cành mẫu đơn, nhưng lạ thay sắt thép mà phải thua loài thảo mộc, chặt cành mẫu đơn, nhưng lạ thay sắt thép mà phải thua loài thảo mộc, dao gãy, rìu mẻ, đào không lên, chặt không đứt. Nữ hoàng đế bèn ra lệnh đốt mà đốt cũng không cháy, cuối cùng chỉ còn cách vứt mẫu đơn ra ngoài đường, không cho nó chiếm chỗ trong ngự hoa viên nữa. Mẫu đơn đáp lại: “Thử địa bất lưu gia, tự hữu lưu gia xứ, xữ xứ bất lưu gia, gia khứ đầu bát lộ” (đất này không dung ta, đã có nơi có chốn, một khi hết mọi chỗ, ta sẽ đi đầu quân).
Mao Trạch Đông ví von: “Thôi được, người bỏ ta nhặt, và tôi đã mời mẫu đơn về đây”.
- Thế sao mẫu đơn không chịu nở? - Viên thư ký hỏi Mao, ông cười và trả lời:
- Lệnh của Võ Tắc Thiên không đúng, trái với quy luật trời đất và mẫu đơn chống lại...
Liên tưởng chuyện xưa và cho đến hôm nay, Diệp Kiếm Anh vẫn chưa hiểu hàm ý Mao Trạch Đông muốn ám chỉ ai hoặc điều gì.

Truyện 28 ngày đêm quyết định vận mệnh Trung Quốc
    Đã xem 61664 lần. --!!tach_noi_dung!!--


    Chương 7
    ALÔ! CÓ THỂ KHRUSOV SẼ LÊN NGÔI

    --!!tach_noi_dung!!--
         iệp Kiếm Anh khẳng định đây là màn kịch của “ba chấm thuỷ” - tên lóng chỉ Giang Thanh, vì chữ Giang có bộ thuỷ ba chấm. Trong con mắt của Diệp, Giang chỉ là một con đào bảo khóc là khóc, bảo cười là cười, hoài nghi đã thành bản tính, bức hại người khác như thể điên khùng, và cho dù ai có tâng bốc gì đi nữa, con hát ấy không thể cao thượng lên được.
    Cuộc đấu tranh giữa ba lực lượng Giang Thanh và nhóm Thượng Hải, Hoa Quốc Phong và Uông Đông Hưng, Diệp Kiếm Anh và các tướng lĩnh quân đội vẫn ngấm ngầm tiếp tục. Còn Mao Trạch Đông nằm yên bất động, vô tri vô giác, và không rõ linh hồn ông đang phiêu diêu ở chốn nào?
    Kể từ ngày khi Trương Xuân Kiều, Diêu Văn Nguyên, Vương Hồng Văn lần lượt được điều lên Trung ương công tác, thành phố Thượng Hải đông dân nhất Trung Quốc là của Mã Thiên Thuỷ. Ông là Bí thư Thành uỷ, tuổi đã già, tóc đã bạc, nhưng vẫn cảm thấy sức xuân vì luôn luôn gắn chặt với Trung ương do Mao Chủ tịch đứng đầu và cũng nhập dòng thác tả khuynh như những thành viên “nhóm Thượng Hải” ở Bắc Kinh. Mã Thiên Thuỷ tự tạo dựng cho mình một hình tượng hoạt bát phi thường, ngày ngày lấy nước sôi mà không cần người phục vụ, viết công văn không nhờ thư ký, và chủ trì hội nghị liên tục 3, 4 giờ không nghỉ giải lao v.v… Mã bí thư đã nhiều lần nghe Trương Xuân Kiều rỉ tai rằng sẽ được cất nhắc, hoặc chủ trì Uỷ ban kế hoạch Nhà nước, hoặc Phó Thủ tướng, dù chức vụ gì thì đời Mã cũng sắp lên hương. Nhưng nay bỗng Mao Chủ tịch qua đời, thương Người chẳng mấy mà hoảng sợ vì bóng đen trùm lên con đường hoạn lộ của mình lại nhiều. Giá mà cái ghế thủ tướng về tay Trương Xuân Kiều thì thời cơ thuận lợi biết chừng nào. Nay không may là Hoa Quốc Phong, rắc rối quá... Đang miên man lo âu như thế trong những giờ phút quốc tang thì Mã Thiên Thuỷ nhận được điện thoại từ Bắc Kinh điện về:
    - Alô, lão Mã đó phải không?
    - Kính chào Trương huynh. Vâng, tiểu đệ đây.
    - Đồng chí thông báo cho các thành uỷ viên Thượng Hải biết: Khrusov sẽ lên ngôi ở Liên Xô. Hãy nghiên cứu đối sách.
    - Đấu!
    - Bằng cách nào?
    - Cả văn lẫn võ.
    - Ôi, Mã bí thư thật tài ba. Đồng chí hãy mau mau vũ trang cho lực lượng dân quân tự vệ của Thượng Hải, phát ngay vũ khí cho họ. Một mai Khrusov lên ngôi, bọn theo chủ nghĩa xét lại có cầm quyền, thì cây súng Thượng Hải là cái vốn của chúng ta. Đồng chí hãy nhớ Thượng Hải là căn cứ công nghiệp của Trung Quốc, nếu công nhân được vũ trang thì đó chính là pháo đài bất khả xâm phạm mà không một lực lượng chủ nghĩa xét lại nào dám đụng tới.
    - Trương huynh yên tâm, đã làm và sẽ làm mạnh hơn nữa...
    Đúng vậy, từ trung tuần tháng 8 đến nay, chưa đầy 30 ngày mà số vũ khí Thành uỷ Thượng Hải giao cho công nhân đã lên tới 53.000 khẩu súng trường kiểu 56 bán tự động, 22.642 khẩu tự động kiểu 63, ngoài ra còn trang bị 200 khẩu liên thanh và 300 trọng pháo... cả một chiến dịch chống phá Hoa Quốc Phong mà người ta gọi là “Khrusov của Trung Quốc” đã được dàn thế trận như vậy.
    Còn ở Bắc Kinh, Trì Quần và Tạ Tĩnh Nghi - cặp bài trùng đã một lần lập công vì thành tích “công nông binh hoá đại học” hiện đang nắm quyền ở Đại học Thanh Hoa -một học phủ lừng danh của Trung Quốc, được phân công đấu tranh trên mặt trận chữ nghĩa. Trì bàn mưu với Tạ:
    - Em cho nhóm sáng tác viết bài công kích Khrusov ngay, nhân quả pháo “Mao Chủ tịch sống mãi trong lòng chúng ta” của Diêu thủ trưởng mà xung phong, cấp tập nã đạn. Lúc này không thể ngồi chờ, đợi lệnh chỉ huy nữa rồi.
    - Làm như vậy nhỡ thất bại thì anh em mình mắc trọng tội. - Tạ cô nương ra chiều nũng nịu với Trì Quần.
    - Chính trị mà không mạo hiểm thì sao thành công được? Từ một góc độ nào đó, có thể xem chính trị là nghệ thuật của sự mạo hiểm.
    Trì chậm rãi hít một hơi thuốc, rồi từ từ nhả khói vào không trung và tiếp tục mê hoặc người đẹp:
    - Mao Chủ tịch của chúng ta bao phen bị dồn ép, bãi quan, chịu không biết bao nhiêu là công kích, vùi dập... Đến cả Chu Đức, Trần Nghị, Chu Ân Lai đều đã phản đối Người. Mười năm nội chiến, mất hết quyền, sống gian khổ trong cái hầm nhỏ trên núi, thế mà ông cụ đã vượt qua muôn trùng mạo hiểm và chung cuộc thì như em đã rõ.
    - Ôi, anh Trì giỏi quá! Em đồng ý.
    Họ tâm đầu ý hợp và kéo bè kết mảng nã đạn vào lực lượng Hoa Quốc Phong, Diệp Kiếm Anh; hy vọng qua cơn mạo hiểm này mà chiếm cứ đỉnh cao chính trị.
    Cánh quân thứ ba mà Giang - Trương muốn nắm là Ngoại trưởng Kiều Quán Hoa. Liên tục mấy bận, Trương Xuân Kiều thăm dò hỏi han Kiều Quán Hoa về phản ứng của quốc tế, kể cả phe địch trước lời trăn trối lúc lâm chung của Mao Chủ tịch.
    Hầu hết đều nhận định rằng, bất luận ai lên cầm quyền ở Trung Quốc lúc này đều phải đi theo đường lối của Mao Chủ tịch một thời gian. Nhưng mật điện ngoại quốc dự đoán: Đặng Tiểu Bình có khả năng trở lại!
    - Thế đồng chí có tìm hiểu được kỹ thuật bảo tồn di thể của các nước trên thế giới không?
    - Theo tôi, chúng ta nên tự lực giải quyết vấn đề này. Tôi tin người của chúng ta làm được!...
    Kiều Quán Hoa goá vợ từ lúc trung niên, ở vậy hơn mười mấy mùa xuân, sau đó Mao Trạch Đông giới thiệu cho Ki Chương 6 Phần IV - Chương 1 Chương 2 Chương 3 Phần V - Chương 1 LÝ KIỆN - Chương 1. BỊN RỊN TÂY NAM Chương 2 Chương 3 Chương 4 Chương 5 Chương 6 Chương 7 Chương 8 Chương 9 Chương 10 Chương 11 Chương 12 Chương 13 Chương 14 Chương 15 Chương 16 Chương 17 Chương 18 Chương 19 QUYỀN DIÊN XÍCH Chương 1 Chương 2 Chương 3 Chương 4 Chương 5 Chương 6 Chương 7 Chương 8 Chương 9 Chương 10 SƯ ĐÔNG BINH - Chương 1. NGƯỜI NẰM ĐÓ Chương 2 Chương 3 Chương 4 Chương 5 Chương 6 Chương 7 Chương 8 Chương 9 Chương 10 Chương 11 Chương 12