ưng không, Toàn trở thành văn sĩ, đồng thời cũng trở thành thằng...! Tại chị nhà báo Mộng Tuyết cả, chuyện chẳng có gì mà cũng thành ầm ĩ.
Số là vào cuối năm học, nhà trường mở cuộc thi sáng tác văn thơ và bắt buộc tất cả học sinh trong trường đều phải tham dự. (Eo ơi!). Thầy chủ nhiệm lớp Toàn giải thích:
- Ở tuổi các em nếu để cho các em tự do thì khó có việc gì thành. Dĩ nhiên nhà trường cũng biết là không nên bắt buộc các em, nhưng trong cuộc thi này, thực chất cũng chẳng khác một lần kiềm tra khả năng diễn đạt bằng quốc văn cộng với sự tưởng tượng của các em. Thôi thì các em nên nhiệt liệt hưởng ứng tự giác một cách... bắt buộc!
Toàn nặn óc cả tuần lễ không đươc câu chuyện tưởng tượng nào. Cháy nhà mới ra mặt chuột. Thế mới biết Toàn chẳng có cái gọi là sự tưởng tượng phong phú, bay bổng chi cả. Tới giờ chót, bí quá, Toàn bèn kể chuyện hồi nhỏ mình là một thằng nhóc hết sức bướng bỉnh nên từng bị nhiều trận đòn ra đòn. Chuyện có thật lại của chính mình nên Toàn viết ra khá dễ dàng. Chú chàng đặt tựa là “Thằng đầu bò”, giống cái tên mà cả nhà gọi mình hồi ấy.
Ít lâu sau, ban giám khảo công bố kết quả và... “Thằng đầu bò” trúng giải cao nhất! Ban giám khảo đúng là những người có con mắt xanh! Toàn nghĩ thế sau mấy phút chết đứng như trời trồng vì bất ngờ. Được thưởng năm mươi ngàn đồng, Toàn đem về nộp ba má bốn mươi ngàn, còn mười ngàn dẫn đám bạn thân đi ăn kem, suýt phải năn nỉ một đứa nào đó bù thêm.
Lẽ ra chuyện chỉ có thế nếu không có sự xuất hiện của chị Mộng Tuyết. Chị nhà báo đến làm việc với thầy hiệu trưởng, rồi Toàn được gọi lên văn phòng. Chị Mộng Tuyết khéo chọn tên, chị có làn da trắng như trứng gà bóc, ăn nói thì ngọt ngào như trong mộng. Chị phỏng vấn Toàn:
- Em viết “Thằng đầu bò” trong trường hợp nào?
Toàn ngay thật đáp:
- Dạ thưa chị, trường bắt buộc phải tham dự cuộc thi mà em thì không biết tưởng tượng, bí quá em bèn đem chuyện thật của chính mình ra viết.
- Hau quá! Thế ra trước đây đã có một thời em là “thằng đầu bò”.
Toàn gãi đầu ngượng nghịu:
- Thưa chị, đúng như vậy... Nhưng... chuyện ấy đã qua rồi ạ.
- Chị cũng nghĩ như thế - Chị Mộng Tuyết cười thông cảm với Toàn, ôi chao, nụ cười duyên hết ý! - Chị thấy thế này, cái chú nhóc “đầu bò” trong truyện tuy có bướng bỉnh, tuy bị phạt đòn, nhưng một đôi lần thực ra là chú nhóc ấy đã bị phạt oan và chú nhóc vẫn lấp lánh những đức tính của một đứa trẻ ngoan... Phải không em?
Toàn sướng phồng mũi. Nhà báo họ nói năng có khác... Lấp lánh những đức tính... Ôi! Rõ ràng là xuất khẩu thành thi.
Sau đó ít hôm, trên trang báo của tờ “học sinh hôm nay” xuất hiện bài viết của chị nhà báo Mộng Tuyết với cái tựa đề khá hấp dẫn: “Thằng đầu bò kể chuyện mình”. Nội dung bài báo không có gì khiến Toàn phải buồn lòng mà trái lại, đôi chỗ còn làm cho chú chàng ngượng đỏ mặt vì chị Mộng Tuyết bốc lên!
Một tháng sau nữa thì trên trang sáng tác của báo “Học sinh hôm nay” có in truyện ngắn “Thằng đầu bò” với tên tác giả in trang trọng: Nguyễn Minh Toàn, bên dưới ghi chú thêm: học sinh lớp 8 trường Văn Lang.
Đó cũng là những ngày sắp nghỉ hè. Toàn đến trường, trong đầu đang nghĩ về những chuyến picnic vui vẻ với bạn bè sắp tới thì nghe tiếng ai đó gọi:
- Ê! Chào Giăng sĩ Nguyễn Minh Toòng!
Toàn đỏ mặt. Văn sĩ ư? Ngượng lắm! Nhưng phải công nhận là nghe cũng khoái!
Đi một quãng, lại có tiếng gọi:
- Ê! Chào thằng đầu bò!
Lần này thì Toàn tái mặt. Thằng đầu bò? Đúng rồi đấy, nhưng chuyện ấy đã qua rồi. Ôi! Không biết đứa nào trong đám đông kia ác mồm ác miệng đến thế!
Gần tới lớp thì Toàn nghe một giọng con gái, giọng nói vui chứ không có gì ác ý, nhưng cái giọng ấy lại gọi Toàn thế này:
- Chào văn sĩ đầu bò!
Toàn dễ dàng nhận ra người thốt ra câu chào đó là Mỹ, cô bạn cùng lớp, nhà chung xóm với mình, cũng là bạn khá thân. Toàn đỏ mặt rồi tái mặt, rồi lại đỏ mặt. Thế này thì quá lắm rồi!
- Nè Mỹ, tôi không muốn bị gọi nhạo báng như vậy đâu!
Mỹ có lẽ đã nhận ra mình làm cho Toàn phật ý, liền nói:
- Mỹ xin lỗi Toàn vậy. Mỹ chỉ đùa gọi như vậy thôi chứ đâu có ý nhạo báng Toàn...
- Có ai lấy thước mà đo lòng người!
Toàn buột miệng. Ôi chao! Sao lại thế nhỉ! Mình mà cũng xuất khẩu là thành thi liền sao!
- Bộ Toàn giận Mỹ hả?
- Tất nhiên không thể vui rồi!
- Mỹ đã xin lỗi!
- Chửi người ta rồi xin lỗi thì dễ ợt, ai làm không được!
Mỹ giận, bực, tức, run, mất bình tĩnh. Rồi Mỹ không kiềm chế được mình:
- Đúng là... là... thằng... đầu bò!
Toàn cũng nổi xung thiên; giận mất khôn luôn:
- Còn ai đó là gì? Là... là... đế quốc Mỹ xâm lược! À mà không... Mỹ nhè! Mỹ nhè! Tưởng tôi không biết chuyện hồi đó hả?
Chưa hết giận, về nhà hôm ấy, Toàn lấy giấy bút ra viết luôn một mạch chuyện hồi nhỏ Mỹ là một côacute; rình ăn trộm nhà hác!
Thím Tám chạy qua túm tay Si đèn đèn kéo về nhà:
- Để cho ba mày ổng trị tội. Con ơi là con!
Nhóm 4H không học tiếp nữa. Bốn bạn hẹn nhau ngày mai chủ nhật sẽ gặp nhau sớm hơn để học bù thời gian Hiếu đi trễ và thời gian “con ma” quậy phá hôm nay.
Lúc chia tay, Hóa dặn Hùng mà chính là để trêu Hạnh và Hiếu:
- Bạn Hùng nhớ hộ tống hai bạn ấy cấn thận nghe chưa. Kẻo ma nó hắt!
Hiếu cười khúc khích:
- Giờ này chắc “con ma” đang bị đòn bét mông. Đáng đời! Người gì đâu mà đen sì sì...
Hạnh lại lên lớp:
- Tại vậy mới có tên là Si đèn đèn.
Hùng đề nghị:
- Nghe bạn Hóa nói Si đèn đèn cũng học lớp 7 như tụi mình, hay là ngày mai tụi mình qua xin chú thím Tám cho bạn ấy học chung nhóm đi.
- Hổng được đâu. Tui ghét “con ma” đó lắm! - Hạnh nhăn mặt.
- Tui cũng vậy! - Hiếu hùa theo.
- Được rồi, đó là tôi đê nghị. Các bạn cứ suy nghĩ thêm chiều mai tụi mình lại bàn. Bây giờ tôi phải về trước. Sắp tới giờ diễn kịch “Tôi và chúng ta” rồi.
Hùng “vọt” trước. Hạnh và Hiếu đạp xe song song sát lề đi sau. Được một quãng, Hạnh bỗng nói:
- Coi vậy chớ tôi thấy đề nghị của bạn Hùng có lý. Hiếu à.
- Ờ! Cũng có lý!
Hiếu đáp.


Nửa điểm thêm

     rước ngày hội diễn văn nghệ học sinh cấp hai, khi các đơn vị đã đăng ký đủ chương trình dự thi của mình thì hầu như mọi người đều đoán được ai sẽ là người đoạt giải nhất đơn ca.
Thầy Mai, người phụ trách câu lạc bộ ca nhạc của Nhà thiếu nhi, vui vẻ nói với Hồng Loan, cô bé có cái lúm đồng tiền, học trò cưng của mình:
- Chuẩn bị ăn khao nghe trò!
Hong Loan bẽn lẽn:
- Thầy nói làm em hồi hộp quá!
Thầy Mai gật gù, mái tóc muối tiêu vừa dày vừa dài coi rất nghệ sĩ mà nét mặt thì lại nghiêm:
- Nói vậy chớ trò vẫn phái hết sức tập trung khi biểu diễn mới chắc ăn.
Cô Tuyên phụ trách đội văn nghệ trường Lê Lợi của Hồng Loan thì nhắc nhở cô bé mảnh khảnh có giọng hát tuyệt vời:
- Nhớ nghe Hông Loan. Hội phụ huynh tặng cho em nào đơn ca nhiều điểm nhất hội diễn một chiếc áo dài. Nhiều điểm nhất chớ không phải giải nhất đâu nghe. Ráng lên đó.
Bạn bè Hồng Loan nhao nhao lên:
- Hồng Loan nó nhiều điểm nhất là cái chắc rồi cô ơi.
- Có thầy Mai trong ban giám kháo, còn lo chi hả cô!
- Nè Hồng Loan được thưởng chiếc áo dài, sướng ghê nha!
Phần Hồng Loan, cô bé rất phấn khởi. Cô bé nghe cô Tuyền kể lại thì các “ca sĩ ngôi sao” của năm trước đều không còn xuất hiện ở hội diễn này vì các chị ấy đều đã lên lớp 10. Còn những “địch thủ” mới của cô bé thì đều xoàng cả. Có những bạn còn rất “vô danh”. Dù sao, Hong Loan vẫn nhớ lời thầy Mai căn dặn. Cô bé không hề lơ là tập dượt. Cô bé chú ý nghe đoạn nhạc dạo đầu để “vào” cho thật ngọt, chú ý phát âm rõ và đúng, cũng không quên diễn cảm bài hát bằng đôi mắt, nét mặt, đôi tay...
Trước ngày hội diễn, Hồng Loan thủ thỉ với má:
- Má ơi, thế nào con cũng được thưởng chiếc áo dài. Vậy là qua năm con lên cấp ba, má chỉ phải may cho con một chiếc nữa thôi để con mặc thay đổi.
Má âu yếm bảo cô bé:
- Ờ, con cố gắng nghe chưa. Nhà minh nghèo, con đỡ đần ba má được chút nào hay chút ấy.
Trường Lê Lợi là một trường lớn, có đến gần hai ngàn học sinh, lại có truyền thống luôn tích cực tham gia các hội diễn văn nghệ, năm nào trường Lê Lợi cũng có số diễn viên đông đảo nhất, chương trình phong phú nhất và thường cũng chất lượng nhất. Ban tổ chức thường chọn trường Lê Lợi biểu diễn ngay sau lễ khai mạc để lấy khí thế chung cho hội diễn.
Năm nay cũng không ngoại lệ mọi năm. Sau phần thủ tục khai mạc, ban tổ chức giới thiệu đội văn nghệ trường Lê Lợi...
Tiết mục thứ năm là đơn ca của Hồng Loan. Cô bé nhí nhảnh trong chiếc duýp hồng bước ra sân khấu giữa tiếng vỗ tay ái mộ “ngôi sao” của các khán giả nhỏ tuổi. Cô bé tự giới thiệu trước khi ban nhạc trỗi lên giai điệu mở đầu. Rồi tiếng hát của cô bé cất lên, hay bổng khắp hội trường đang im lặng thưởng thức:
Tuổi hồng trên đôi tay
Qua con đường đến trường mỗi ngày.
Dịu dàng lá me bay
Nắng vấn vương áo trắng thơ ngây...
Một tràng pháo tay, rồi lại tiếp tục một tràng pháo tay nữa tán thưởng Hồng Loan khi cô bé hát xong, chào lui vào hậu trường. Nơi bàn giám khảo, nhiều vị gật gù khen ngợi. Nụ cười nở trên môi thầy Mai, chánh chủ khảo.
Cuối buổi thi, Hồng Loan gặp thầy Mai. Thầy nói:
- Tốt lắm! Trò hát xuất thần. Tôi thật không ngờ.
Hồng Loan vô cùng sung sướng.
Những buổi thi sau đó, Hồng Loan luôn có mặt. Cô bé hoàn toàn yên tâm vì chưa có “địch thủ” nào qua mặt được cô bé. Buổi thi cuối cùng gồm ba trường nhỏ ở ngoại ô. Trường nhỏ nên không có ban nhạc riêng, ban tổ chức phải nhờ nhạc công đệm giùm. Hồng Loan nói với bạn ngồi cạnh:
- Kiểu này thì đơn ca sẽ rớt hết.
Quả thật, đã có hai “ca sĩ ngoại ô” bị “rớt” vì không “vào” được bài hát sau khi nhạc dạo đầu chấm dứt. Ca sĩ thứ ba được giới thiệu tên là Phương Thúy, một cái tên lạ, một gương mặt chưa ai quen. Cô bé Phương Thúy mặc đồng phục học sinh cấp hai, duýp xanh, áo trắng, thắt khăn quàng đỏ, coi “quê quê” làm sao! Nhưng khi tiếng hát của Phương Thúy cất lên, mọi người đã không khỏi ngạc nhiên. Cô bé rất chững chạc truớc ban nhạc lạ, vào đúng nhịp, đúng tông. Tiếng hát ngọt ngào của cô bé đã khiến cả hội trường lặng đi. Hồng Loan cũng lặng đi vì bất ngờ, vì thán phục và... buồn thay, vì cả ganh tị nữa! Phần thưởng trước mắt cho Phương Thúy là hai tràng pháo tay nối nhau, là những lời xầm xì trong khán giả, là những cái gật đầu của giám khảo.
Hồng Loan bỗng thấy lo sợ...

*

- Thưa thầy, tôi đại diện đội văn nghệ trường Lê Lợi xin được trao đổi với thầy một việc...
- Chào cô Tuyền. Lại có cả Hồng Loan nữa à. Mời cô và trò Loan ngồi. Nào, có chuyện gì xin cho tôi được nghe...
- Thưa thầy, chúng tôi được biết điểm thi đơn ca của em Hồng Loan...
- Tôi xin phép được ngắt lời. Việc dò hỏi điểm thi truớc khi công bố kết quả là vi phạm...
- Chúng tôi biết và xin nhận lỗi với thầy. Nhưng việc này không lộ ra ngoài nên thầy có thể yên tâm. Chúng tôi được biết Hồng Loan bằng điểm với Phương Thúy.
- Và cả hai em đều đạt giải nhất đơn ca. Cô và trò Loan muốn khiếu nại gì chăng?
- Thưa không. Chúng tôi chỉ muốn xin thầy vừa với cương vị chánh chủ khảo, vừa là thầy dạy nhạc của Hồng Loan, thầy cho em ấy thêm nửa điểm.
- Ồ! Tôi chưa hiểu. Tại sao phải làm như thế?
- Thưa thầy, chúng tôi xin giải thích. Số là hội phụ huynh trường chúng tôi có hứa sẽ tặng thưởng thêm cho Hồng Loan chiếc áo dài nếu em ấy đạt điểm cao nhất.
- Tôi hiểu rồi.
- Thưa thầy, chúng tôi thiết nghĩ thầy có thể cho Hồng Loan thêm nửa điểm để giúp em ấy mà không làm ảnh hưởng gì đến kết quả hội diễn. Phương Thúy và Hồng Loan vẫn giải nhất. Điểm thi thì đã quy định là không công bố. Thầy chỉ cần đại diện ban giám khảo xác nhận số điểm của Hồng Loan là cao nhất, và sự xác nhận này cũng chỉ có hội phụ huynh trường Lê Lợi biết mà thôi...
- Thôi được rồi, tôi ghi nhận đề nghị của cô. Tôi sẽ suy nghĩ kỹ và quyết định sau. Hồng Loan à, cho thầy khen em lần nữa, hôm đó em hát xuất thần. Tôi rất hãnh diện vì em.
Cô Tuỳèn bấm tay Hồng Loan như thầm nói:
- Em nghe thầy Mai nói không. Như vậy là có hy vọng thầy sẽ cho em thêm nửa điểm rồi đó!

*

“Trò Hồng Loan mến.
Tôi chắc là trò thất vọng dữ lắm khi tôi chỉ xác nhận trò bằng điểm Phương Thúy. Trò có thể trách tôi cũng như cô Tuyên và những người biết chuyện có thể trách tôi.
Tôi đã suy nghĩ kỹ. Đúng như cô Tuyền phân tích, việc cho trò thêm nửa điểm không ảnh hưởng gì đến kết quả hội diễn. Vả chăng, tôi có thể công khai đưa ý kiến với ban giám khảo cũng được. Nhưng tôi lại nghĩ đến một điều. Đó là khi tôi trò thêm nửa điểm thì đồng thời tôi đã trừ đi nơi trò nhiều điểm hơn về tính trung thực. Tôi cũng tự trừ điểm mình đã không trung thực giống như trò vậy.
Tôi biết hoàn cảnh gia đình trò. Vì vậy tôi có ý tặng trò toàn bộ số tiền bồi dưỡng giám khảo của tôi để góp thêm chi phí may áo dài cho trò. Trò hãy gặp tôi để cho tôi biết trò đã nghĩ gì sau khi nhận thư này.
Tôi rất hy vọng sẽ không thất vọng về trò.
Thầy Mai”.