ưng không, Toàn trở thành văn sĩ, đồng thời cũng trở thành thằng...! Tại chị nhà báo Mộng Tuyết cả, chuyện chẳng có gì mà cũng thành ầm ĩ.
Số là vào cuối năm học, nhà trường mở cuộc thi sáng tác văn thơ và bắt buộc tất cả học sinh trong trường đều phải tham dự. (Eo ơi!). Thầy chủ nhiệm lớp Toàn giải thích:
- Ở tuổi các em nếu để cho các em tự do thì khó có việc gì thành. Dĩ nhiên nhà trường cũng biết là không nên bắt buộc các em, nhưng trong cuộc thi này, thực chất cũng chẳng khác một lần kiềm tra khả năng diễn đạt bằng quốc văn cộng với sự tưởng tượng của các em. Thôi thì các em nên nhiệt liệt hưởng ứng tự giác một cách... bắt buộc!
Toàn nặn óc cả tuần lễ không đươc câu chuyện tưởng tượng nào. Cháy nhà mới ra mặt chuột. Thế mới biết Toàn chẳng có cái gọi là sự tưởng tượng phong phú, bay bổng chi cả. Tới giờ chót, bí quá, Toàn bèn kể chuyện hồi nhỏ mình là một thằng nhóc hết sức bướng bỉnh nên từng bị nhiều trận đòn ra đòn. Chuyện có thật lại của chính mình nên Toàn viết ra khá dễ dàng. Chú chàng đặt tựa là “Thằng đầu bò”, giống cái tên mà cả nhà gọi mình hồi ấy.
Ít lâu sau, ban giám khảo công bố kết quả và... “Thằng đầu bò” trúng giải cao nhất! Ban giám khảo đúng là những người có con mắt xanh! Toàn nghĩ thế sau mấy phút chết đứng như trời trồng vì bất ngờ. Được thưởng năm mươi ngàn đồng, Toàn đem về nộp ba má bốn mươi ngàn, còn mười ngàn dẫn đám bạn thân đi ăn kem, suýt phải năn nỉ một đứa nào đó bù thêm.
Lẽ ra chuyện chỉ có thế nếu không có sự xuất hiện của chị Mộng Tuyết. Chị nhà báo đến làm việc với thầy hiệu trưởng, rồi Toàn được gọi lên văn phòng. Chị Mộng Tuyết khéo chọn tên, chị có làn da trắng như trứng gà bóc, ăn nói thì ngọt ngào như trong mộng. Chị phỏng vấn Toàn:
- Em viết “Thằng đầu bò” trong trường hợp nào?
Toàn ngay thật đáp:
- Dạ thưa chị, trường bắt buộc phải tham dự cuộc thi mà em thì không biết tưởng tượng, bí quá em bèn đem chuyện thật của chính mình ra viết.
- Hau quá! Thế ra trước đây đã có một thời em là “thằng đầu bò”.
Toàn gãi đầu ngượng nghịu:
- Thưa chị, đúng như vậy... Nhưng... chuyện ấy đã qua rồi ạ.
- Chị cũng nghĩ như thế - Chị Mộng Tuyết cười thông cảm với Toàn, ôi chao, nụ cười duyên hết ý! - Chị thấy thế này, cái chú nhóc “đầu bò” trong truyện tuy có bướng bỉnh, tuy bị phạt đòn, nhưng một đôi lần thực ra là chú nhóc ấy đã bị phạt oan và chú nhóc vẫn lấp lánh những đức tính của một đứa trẻ ngoan... Phải không em?
Toàn sướng phồng mũi. Nhà báo họ nói năng có khác... Lấp lánh những đức tính... Ôi! Rõ ràng là xuất khẩu thành thi.
Sau đó ít hôm, trên trang báo của tờ “học sinh hôm nay” xuất hiện bài viết của chị nhà báo Mộng Tuyết với cái tựa đề khá hấp dẫn: “Thằng đầu bò kể chuyện mình”. Nội dung bài báo không có gì khiến Toàn phải buồn lòng mà trái lại, đôi chỗ còn làm cho chú chàng ngượng đỏ mặt vì chị Mộng Tuyết bốc lên!
Một tháng sau nữa thì trên trang sáng tác của báo “Học sinh hôm nay” có in truyện ngắn “Thằng đầu bò” với tên tác giả in trang trọng: Nguyễn Minh Toàn, bên dưới ghi chú thêm: học sinh lớp 8 trường Văn Lang.
Đó cũng là những ngày sắp nghỉ hè. Toàn đến trường, trong đầu đang nghĩ về những chuyến picnic vui vẻ với bạn bè sắp tới thì nghe tiếng ai đó gọi:
- Ê! Chào Giăng sĩ Nguyễn Minh Toòng!
Toàn đỏ mặt. Văn sĩ ư? Ngượng lắm! Nhưng phải công nhận là nghe cũng khoái!
Đi một quãng, lại có tiếng gọi:
- Ê! Chào thằng đầu bò!
Lần này thì Toàn tái mặt. Thằng đầu bò? Đúng rồi đấy, nhưng chuyện ấy đã qua rồi. Ôi! Không biết đứa nào trong đám đông kia ác mồm ác miệng đến thế!
Gần tới lớp thì Toàn nghe một giọng con gái, giọng nói vui chứ không có gì ác ý, nhưng cái giọng ấy lại gọi Toàn thế này:
- Chào văn sĩ đầu bò!
Toàn dễ dàng nhận ra người thốt ra câu chào đó là Mỹ, cô bạn cùng lớp, nhà chung xóm với mình, cũng là bạn khá thân. Toàn đỏ mặt rồi tái mặt, rồi lại đỏ mặt. Thế này thì quá lắm rồi!
- Nè Mỹ, tôi không muốn bị gọi nhạo báng như vậy đâu!
Mỹ có lẽ đã nhận ra mình làm cho Toàn phật ý, liền nói:
- Mỹ xin lỗi Toàn vậy. Mỹ chỉ đùa gọi như vậy thôi chứ đâu có ý nhạo báng Toàn...
- Có ai lấy thước mà đo lòng người!
Toàn buột miệng. Ôi chao! Sao lại thế nhỉ! Mình mà cũng xuất khẩu là thành thi liền sao!
- Bộ Toàn giận Mỹ hả?
- Tất nhiên không thể vui rồi!
- Mỹ đã xin lỗi!
- Chửi người ta rồi xin lỗi thì dễ ợt, ai làm không được!
Mỹ giận, bực, tức, run, mất bình tĩnh. Rồi Mỹ không kiềm chế được mình:
- Đúng là... là... thằng... đầu bò!
Toàn cũng nổi xung thiên; giận mất khôn luôn:
- Còn ai đó là gì? Là... là... đế quốc Mỹ xâm lược! À mà không... Mỹ nhè! Mỹ nhè! Tưởng tôi không biết chuyện hồi đó hả?
Chưa hết giận, về nhà hôm ấy, Toàn lấy giấy bút ra viết luôn một mạch chuyện hồi nhỏ Mỹ là một côacute; rình ăn trộm nhà hác!
Thím Tám chạy qua túm tay Si đèn đèn kéo về nhà:
- Để cho ba mày ổng trị tội. Con ơi là con!
Nhóm 4H không học tiếp nữa. Bốn bạn hẹn nhau ngày mai chủ nhật sẽ gặp nhau sớm hơn để học bù thời gian Hiếu đi trễ và thời gian “con ma” quậy phá hôm nay.
Lúc chia tay, Hóa dặn Hùng mà chính là để trêu Hạnh và Hiếu:
- Bạn Hùng nhớ hộ tống hai bạn ấy cấn thận nghe chưa. Kẻo ma nó hắt!
Hiếu cười khúc khích:
- Giờ này chắc “con ma” đang bị đòn bét mông. Đáng đời! Người gì đâu mà đen sì sì...
Hạnh lại lên lớp:
- Tại vậy mới có tên là Si đèn đèn.
Hùng đề nghị:
- Nghe bạn Hóa nói Si đèn đèn cũng học lớp 7 như tụi mình, hay là ngày mai tụi mình qua xin chú thím Tám cho bạn ấy học chung nhóm đi.
- Hổng được đâu. Tui ghét “con ma” đó lắm! - Hạnh nhăn mặt.
- Tui cũng vậy! - Hiếu hùa theo.
- Được rồi, đó là tôi đê nghị. Các bạn cứ suy nghĩ thêm chiều mai tụi mình lại bàn. Bây giờ tôi phải về trước. Sắp tới giờ diễn kịch “Tôi và chúng ta” rồi.
Hùng “vọt” trước. Hạnh và Hiếu đạp xe song song sát lề đi sau. Được một quãng, Hạnh bỗng nói:
- Coi vậy chớ tôi thấy đề nghị của bạn Hùng có lý. Hiếu à.
- Ờ! Cũng có lý!
Hiếu đáp.


Lại mưa

     ơn mưa không lớn mà vẫn làm cho nước hồ dềnh lên, ngập cả cột mức. Ở phía đập, người ta đang mở cống xả nước. Nơi bến ca nô, bác gác đèn tiên đoán nước còn cao ít ra là hai ngày nữa vì rừng vẫn tiếp tục đổ nước vào suối Bờ Bao sau cơn mưa. Mặc dù vậy, chiếc ca nô vẫn rời bến tiến vào lòng hồ trước khi rẽ phải, thực hiện chuyến đi đến bìa rừng phía Bắc.
Hồ Bờ Bao mới có từ mùa nắng trước, khi ngưòi ta đắp đập ngăn dòng chảy của con suối Bờ Bao. Nước ngập cách hai bên bờ suối cũ mỗi bên vài cây số, theo suốt tám cây số chiều dài suối. Nước ngập làm cho cây cối bị thối rễ, trút lá xuống lòng hồ, trơ thân cành như một khu rừng mới bị trúng thuốc khai quang. Người ta kéo đổ nhiều thân cây lớn rồi vận chuyển lên bờ làm gỗ, củi tùy loại. Nhưng không phải tất cả đều có thể kéo đổ. Những thân cây còn lại hợp với ít lùm tre vẫn xanh tươi khó hiểu, tạo nên một cảnh đẹp bất ngờ mà những người thiết kế hồ Bờ Bao chưa hề nghĩ tới.
Lệ cũng công nhận là cảnh tuyệt đẹp từ khi chiếc ca nô rẽ phải, bắt đầu tiến vào khu rừng trụi lá giữa lòng hồ. Chiếc máy ảnh trong tay Lệ được dịp bấm lia lịa. Một giò phong lan vẫn xanh tươi trên thân cây khô trụi. Những tổ chim bằng rơm bỏ trống trên các chạc ba. Một cánh chim chấp chới trên bầu trời. Mặt trời chiếu sóng sánh dưới nước. Lò đốt than xa xa bên bờ ngút khói... Tất cả hứa hẹn sẽ cho Lệ những tấm ảnh màu mà cô có thể hãnh diện khoe với bạn bè cùng lớp.
Chiếc ca nô len lách giữa những “bộ xương cây” và theo người tài công thì phải luôn bám theo dòng suối cũ mà ông thuộc như lòng bàn tay nếu không muốn bị mắc cạn. Lắm lúc chiếc ca nô phải tắt máy, sử dụng mái chèo dự bị để len qua một vùng lềnh bềnh nhánh cây gãy trôi tụ lại. Cuối cùng, nó tắt máy hẳn và đâm đầu vào bờ. Cửa rừng!
Chính tại nơi đó, cửa rừng, Lệ đã gặp và quen Nhu, cô bé mười lăm mảnh khảnh, nước da mét xanh vì bị sốt rét từ khi hồ Bờ Bao đẩy cửa rừng tới tận nơi này, một nơi rừng còn rậm và ít dấu chân người. Nhu gọi Lệ bằng chị, Lệ gọi Nhu bằng tên, đôi khi là em. Nhu thích nghe Lệ kể chuyện Sài Gòn trong khi Lệ cần nhiều thì giờ cho việc đi rừng chơi và chụp ảnh. Lệ lên rừng và ở lại lán trú của cha con Nhu vài ngày là vì thế. Chú Song, ba Nhu, vui vẻ nhận lời hướng dẫn Lệ đi rừng không phải vì nhiệm vụ được giao mà còn với cả sự tự hào, thích thú.
Cảm ơn chú Song đã giúp Lệ mấy chuyến vào rừng thú vị. Chỉ đáng tiếc là trong mấy ngày ở lại, có đến ba con mưa bất ngờ đã giữ chân Lệ phải ở lại lán. Mưa rừng dù lớn hay nhỏ cũng đều khiến Lệ có cảm tưởng như bão rớt. Tiếng mưa rơi lẫn với tiếng gió rừng gào thét, không khác nào lời đe dọa của thiên nhiên. Lán dột, bốn bề lại không mấy kín đáo nên nền lán sũng nước đã đành, lại lạnh, lạnh ngắt. Lệ ngồi co ro với Nhu trên chõng tre. Và không có gì để làm khác hơn là Nhu hỏi Lệ chuyện Sài Gòn. Lệ trả lời các câu hỏi của Nhu. Nhưng rõ ràng là hai đứa có hai tâm trạng khác hẳn nhau.
Cứ nhớ lại thì biết. Lúc gió nổi, mây đen trời bắt đầu rắc mưa xuống rừng, Lệ đứng bên chú Song nơi cửa lán nhìn ra. Lệ lắc đầu chán nản:
- Lại mưa!
Âm thứ nhất chùng hẳn xuống, âm thứ hai thất vọng.
Trong khi đó Nhu lại cao giọng, cả hai âm đều ngắn và phấn khởi:
- Lại mưa!
Ngồi bên nhau trên chõng, trùm mền kín người, câu chuyện của Nhu không dứt.
- Chị Lệ ơi, chợ Bến Thành bây giờ có lớn hơn trước không? Em xa Sài Gòn tới năm năm rồi đó.
- Chị Lệ ơi, sở thú có thêm con vật gì lạ không? Hồi xưa, tháng nào ba cũng dẫn em đi chơi sở thú...
Những câu hỏi bất tận...
Đôi khi, chú Song chen vào:
- Nhu! Con hỏi gì dữ vậy?
Khi đó, Nhu lấm lét nhìn ba, nhỏ giọng:
- Con nhớ Sai Gòn!
Chú Song chợt buồn thiu. Lệ đã biết hoàn cảnh chú. Thím bệnh nặng không có tiền chạy chữa nên qua đời ở Sai Gòn. Chú thù ghét chốn đô hội, đưa con gái lên rừng sinh sống...
Những cơn rừng rừng tai quái. Nhưng làm sao ngăn được. Đang là mùa mưa mà. Cả đến buổi sáng ca nô đến đón Lệ về, mưa cũng bất chợt rơi. Lệ lại kêu lên:
- Lại mưa!
Vẫn một âm chùng và một âm thất vọng.
Có điều, không có hai âm “Lại mưa” vui vẻ của Nhu. Nhu mới lên cơn sốt chiều hôm trước, còn nằm lả trên chõng, người phủ kín mền. Lệ tới bên từ giã Nhu. Cô bé mười lăm vẫn chưa tỉnh. Lệ đặt bàn tay mình lên trán cô bé, nóng hổi. Tạm biệt Nhu. Mong Nhu sớm hết bệnh... Lần sau trở lại, Lệ hứa sẽ kể cho Nhu nghe thật nhiều chuyện Sài Gòn...

*

Hè năm nay Lệ lại lên hồ Bờ Bao, lại đi ca nô xuyên lòng hồ đến cửa rừng phía Bắc. Chú Song vẫn ở lán gác rừng của mình, đã được sửa sang tươm tất hơn. Chú vẫn nhiệt tinh hướng dẫn Lệ đi chơi rừng và chụp ảnh. Và, vẫn có những cơn mưa bất chợt ào xuống ngăn một chuyến đi đã dự tính của hai chú cháu.
Nhưng trước mỗi cơn mưa như thế, chỉ có chú Song với nét mặt buồn buôn, khẽ lắc đầu rồi chép miệng:
- Lại mưa!
Vô tình sao mà chú nói giống hệt Lệ năm trước. Một âm chùng và một âm thất vọng.
Còn Lệ, Lệ không thốt lời nào mà chỉ khẽ cắn môi, im lặng. Hồ Bờ Bao và cảnh rừng đã mất đi ng tượng ra lời đáp của chim:
- Chim ơi! Hôm nay chị Hương có nhiều thóc cho chim ăn đấy. Lại có cả mấy hột đậu xanh nữa
- Chích! Thích quá đi! Chích! Thành ra chim còn sướng hơn cả chị Hương nữa.
- Đúng rồi! Chim có một mình nhưng chim được chị Hương chăm sóc. Còn chị Hương phải lủi thủi ngày này qua ngày nọ. Chị Hương nhớ quê lắm, nhớ mẹ, nhớ chị Trâm, nhớ thằng Cún lắm...
Hương rải thóc xuống sàn giếng. Chim sà xuống mổ thóc và nghển cổ nhìn cô bé như mọi khi...
Chợt: Vút...!
Một viên sỏi nhỏ từ trong nhà bay ra, trúng sàn giếng và vang lên. Chú chim nhỏ đang ăn thóc hoảng hốt đập cánh bay vút lên cây khế rồi lại vỗ cánh bay mất dạng.
Từ trong nhà, thằng Dụng chạy ra tay cầm cái ná thung. Nó tắc lưỡi tiếc rẻ:
- Suýt chút nữa em hạ được con chim rồi!
Hương ôm ngực vì sợ. Cô bé bảo Dụng:
- Con chim ấy là bạn của chị. Dụng đừng bắn chết nó tội nghiệp lắm!
- Hì hì! Chị Hương nói nghe mắc cười quá. Người mà làm bạn với chim à. Nó mà tới nữa, em lại bắn.
- Không! Dụng đừng làm thế, ác lắm!
- Em cứ bắn đấy! Em cứ bắn! Em bắn để lấy thịt chim rán cho ba nhắm rượu.
Mấy buổi sáng sau đó, không thấy chú chim nhỏ đến nữa, Hương vừa mừng vừa nhớ. Thật ra, Dụng đi học buổi sáng, chim chỉ cần tránh mặt vào sáng chủ nhật thôi. Nhưng làm sao chim hiểu được điều ấy, còn Hương thì chẳng biết làm cách nào cho chim hiểu.
Buổi sáng chủ nhật lại tới, Hương thầm mong chim đừng tới với mình, trái với ngày thường cô bé vẫn muốn nhìn thấy chim. Nhưng ác nghiệt thay, Hương đang quay nước thì nghe tiếng “Chích! Chích!” trên cành khế. Cô bé nhìn lên, trông thấy chú chim bạn mình đang đậu trên đó. Hương lấy vội gói thóc trong túi ra rải xuống sân và nói:
- Chim ơi! Chim xuống ăn nhanh lên rồi hay đi ngay nhé. Ngày mai chim hãy đến chơi với chị Hương lâu hơn.
Chim sà xuống...
Hương nhìn về phía cửa bếp. Cô bé bắt gặp Dụng lấp ló nơi đó, chiếc ná thung đã giương lên, căng dây. Cô bé vội kêu lên:
- Đừng bắn, Dụng ơi!
Nghe tiếng Hương, chú chim nhỏ kịp bay vụt lên trước khi viên sỏi từ chiếc ná thung bay đến chỗ nó đang mổ thóc. Không bắn được chim, Dụng ném ná thung, lăn ra vừa khóc và kêu:
- Má ơi! Chị Hương ăn hiếp con nè má ơi!
Mợ Dương từ trên nhà chạy xuống. Mợ chẳng hỏi han Hương câu nào. Mợ túm tóc Hương, tay kia vớ cây củi và cứ thế quất túi bụi vào người cô bé.
- Đồ ăn bám! Mày dám chọc ghẹo con trai tao nữa hả? Từ nay nhớ mà chừa nghe chưa?
Hương cắn răng chịu đựng trận đòn.
Tối hôm ấy Hương bị nóng sốt. Khi chăm sóc cho cháu, cậu Dương phát hiện ra những lằn roi trên người Hương và cô bé đành phải kể hết sự thật.
Cậu và mợ Dương cãi nhau một trận kịch liệt.
Vài hôm sau, cậu Dương dẫn Hương đến làng cô nhi xin được gởi cô bé với lý do đặc biệt. Hương được giao cho mẹ Hoa. Mẹ Hoa dẫn Hương về ngôi nhà lợp ngói thật đẹp có tấm bảng nhỏ ghi số 8. Mẹ Hoa gọi chín đứa bé khác đã ở sẵn trong nhà ra chào Hương bằng chị và mẹ dạy Hương:
- Từ nay con gọi mẹ bằng mẹ và gọi các em đây là em. Con sẽ là chị hai của chúng nó...

*

Chích! Chích!
Chú chim nhỏ đến chuyền trên cành vú sữa bên ngôi nhà số 8 của mẹ con Hương vào mỗi buổi sáng, bây giờ đã trở thành bạn mới của cô bé. Những hôm có thóc, Hương rải xuống nền gạch ngoài hiên, chú chim liền đáp xuống mổ thóc. Cô bé cùng lũ em đứng sau khung cửa sổ nhìn ra thích thú. Chú chim mổ thóc, cái đầu nghển lên nhìn quanh, y hệt như bạn chim của Hương ngày trước. Cô bé tự hỏi: hay đấy chính là bạn chim cũ của mình?
Hương nói chuyện với chú chim bằng tưởng tượng:
- Bây giờ chị Hương đã có mẹ, có các em rồi, chị Hương không còn khổ nữa..
- Chích! Thế chị Hương có còn nhớ mẹ, nhớ quê không?
- Sao lại không! Chị Hương nhớ lắm chứ. Mẹ Hoa bảo bao giờ có điều kiện mẹ sẽ đưa Hương về thăm quê đây...
- Chích! Thích quá! Thích quá!
Bỗng một hôm mẹ Hoa bảo Hương mặc quần áo đẹp rồi theo mẹ lên phòng khách lớn của làng cô nhi. Ở đó đã có mẹ giám đốc ngồi nói chuyện với cậu mợ Dương và cả hai em Hằng, Dụng. Hương chào cậu mợ rồi ngồi nép vào bên mẹ Hoa.
Me giám đốc nói với Hương:
- Cậu mợ con đến xin đón con về đó Hương à.
Hương nắm tay mẹ Hoa, nép sát hơn vào người mẹ.
Cậu Dương nói:
- Cậu đã phân tích phải trái cho mợ nghe và mợ đã ân hận...
Mợ Dương lấy khăn thầm nước mắt:
- Đùng oán giận mợ nghe Hương. Mợ hứa sẽ thương yêu nuôi dạy cháu như con vậy.
Mẹ giám đốc hỏi:
- Thế nào? Con bằng lòng về với cậu mợ chứ?
Hương nhìn mẹ Hoa. Nước mắt cô bé đã lăn dài, cô bé tin là mợ Dương nói thật lòng. Nhưng cô bé cũng đoán chắc là mẹ Hoa đang rất hồi hộp. Mấy tháng sống với mẹ Hoa, Hương đã xem người mẹ nuôi như mẹ ruột. Thời gian ấy cũng đã tạo nên tình thương yêu của Hương với chín đứa em. Tất cả nơi đây, cả hai mươi ngôi nhà mang số, cả mẹ giám đốc, cả các mẹ ở những nhà khác, cả những đứa trẻ mồ côi ở những nhà khác... đều đã trở thành thân thương với Hương.
Mẹ Hoa cũng lên tiếng hỏi Hương:
- Con về với cậu mợ chứ, Hương?
Hương nghẹn ngào:
- Không! Con ở lại đây với mẹ, với các em con...
Dỗ danh mãi không được, mọi người đành phải chiều ý Hương, trước mắt vẫn để cho cô bé ở lại làng cô nhi thêm một thời gian nữa.
Lúc chia tay, Hương nắm tay Hằng, xoa đầu Dụng. Chợt nhớ đến chú chim nhỏ ngày nào, cô bé hỏi Dụng:
- Con chim hồi đó có trở về tìm chị không hả Dụng?
Dụng đáp, giọng hớn hở hồn nhiên:
- Có! Nó có vẻ tìm chị đấy chị Hương à. Nhưng em đã bắn chết nó rồi! Em đưa má rán cho ba nhắm rượu, ba khen thịt chim ngon lắm.
Hương run lên. Nước mắt cô bé lại rơi. Nhưng cô bé không trách Dụng. Nó còn nhỏ, nó chẳng hiểu gì...

*

Chích! Chích!
Chú chim nhỏ cô đơn trên cành vú sữa đang đáp xuống mổ thóc. Bây giờ thì Hương đã biết chắc nó không phải là bạn chim cũ của mình rồi. Cô bé nói với bạn chim mới:
- Nhớ đừng bay đến những nơi có bọn con trai chơi ná thunb nghe chim.
Hương lại nhớ đến chú chim nhỏ ngày nào, chú chim mồ côi tội nghiệp...
Tha lỗi cho Hương, chim nhé!