ưng không, Toàn trở thành văn sĩ, đồng thời cũng trở thành thằng...! Tại chị nhà báo Mộng Tuyết cả, chuyện chẳng có gì mà cũng thành ầm ĩ.
Số là vào cuối năm học, nhà trường mở cuộc thi sáng tác văn thơ và bắt buộc tất cả học sinh trong trường đều phải tham dự. (Eo ơi!). Thầy chủ nhiệm lớp Toàn giải thích:
- Ở tuổi các em nếu để cho các em tự do thì khó có việc gì thành. Dĩ nhiên nhà trường cũng biết là không nên bắt buộc các em, nhưng trong cuộc thi này, thực chất cũng chẳng khác một lần kiềm tra khả năng diễn đạt bằng quốc văn cộng với sự tưởng tượng của các em. Thôi thì các em nên nhiệt liệt hưởng ứng tự giác một cách... bắt buộc!
Toàn nặn óc cả tuần lễ không đươc câu chuyện tưởng tượng nào. Cháy nhà mới ra mặt chuột. Thế mới biết Toàn chẳng có cái gọi là sự tưởng tượng phong phú, bay bổng chi cả. Tới giờ chót, bí quá, Toàn bèn kể chuyện hồi nhỏ mình là một thằng nhóc hết sức bướng bỉnh nên từng bị nhiều trận đòn ra đòn. Chuyện có thật lại của chính mình nên Toàn viết ra khá dễ dàng. Chú chàng đặt tựa là “Thằng đầu bò”, giống cái tên mà cả nhà gọi mình hồi ấy.
Ít lâu sau, ban giám khảo công bố kết quả và... “Thằng đầu bò” trúng giải cao nhất! Ban giám khảo đúng là những người có con mắt xanh! Toàn nghĩ thế sau mấy phút chết đứng như trời trồng vì bất ngờ. Được thưởng năm mươi ngàn đồng, Toàn đem về nộp ba má bốn mươi ngàn, còn mười ngàn dẫn đám bạn thân đi ăn kem, suýt phải năn nỉ một đứa nào đó bù thêm.
Lẽ ra chuyện chỉ có thế nếu không có sự xuất hiện của chị Mộng Tuyết. Chị nhà báo đến làm việc với thầy hiệu trưởng, rồi Toàn được gọi lên văn phòng. Chị Mộng Tuyết khéo chọn tên, chị có làn da trắng như trứng gà bóc, ăn nói thì ngọt ngào như trong mộng. Chị phỏng vấn Toàn:
- Em viết “Thằng đầu bò” trong trường hợp nào?
Toàn ngay thật đáp:
- Dạ thưa chị, trường bắt buộc phải tham dự cuộc thi mà em thì không biết tưởng tượng, bí quá em bèn đem chuyện thật của chính mình ra viết.
- Hau quá! Thế ra trước đây đã có một thời em là “thằng đầu bò”.
Toàn gãi đầu ngượng nghịu:
- Thưa chị, đúng như vậy... Nhưng... chuyện ấy đã qua rồi ạ.
- Chị cũng nghĩ như thế - Chị Mộng Tuyết cười thông cảm với Toàn, ôi chao, nụ cười duyên hết ý! - Chị thấy thế này, cái chú nhóc “đầu bò” trong truyện tuy có bướng bỉnh, tuy bị phạt đòn, nhưng một đôi lần thực ra là chú nhóc ấy đã bị phạt oan và chú nhóc vẫn lấp lánh những đức tính của một đứa trẻ ngoan... Phải không em?
Toàn sướng phồng mũi. Nhà báo họ nói năng có khác... Lấp lánh những đức tính... Ôi! Rõ ràng là xuất khẩu thành thi.
Sau đó ít hôm, trên trang báo của tờ “học sinh hôm nay” xuất hiện bài viết của chị nhà báo Mộng Tuyết với cái tựa đề khá hấp dẫn: “Thằng đầu bò kể chuyện mình”. Nội dung bài báo không có gì khiến Toàn phải buồn lòng mà trái lại, đôi chỗ còn làm cho chú chàng ngượng đỏ mặt vì chị Mộng Tuyết bốc lên!
Một tháng sau nữa thì trên trang sáng tác của báo “Học sinh hôm nay” có in truyện ngắn “Thằng đầu bò” với tên tác giả in trang trọng: Nguyễn Minh Toàn, bên dưới ghi chú thêm: học sinh lớp 8 trường Văn Lang.
Đó cũng là những ngày sắp nghỉ hè. Toàn đến trường, trong đầu đang nghĩ về những chuyến picnic vui vẻ với bạn bè sắp tới thì nghe tiếng ai đó gọi:
- Ê! Chào Giăng sĩ Nguyễn Minh Toòng!
Toàn đỏ mặt. Văn sĩ ư? Ngượng lắm! Nhưng phải công nhận là nghe cũng khoái!
Đi một quãng, lại có tiếng gọi:
- Ê! Chào thằng đầu bò!
Lần này thì Toàn tái mặt. Thằng đầu bò? Đúng rồi đấy, nhưng chuyện ấy đã qua rồi. Ôi! Không biết đứa nào trong đám đông kia ác mồm ác miệng đến thế!
Gần tới lớp thì Toàn nghe một giọng con gái, giọng nói vui chứ không có gì ác ý, nhưng cái giọng ấy lại gọi Toàn thế này:
- Chào văn sĩ đầu bò!
Toàn dễ dàng nhận ra người thốt ra câu chào đó là Mỹ, cô bạn cùng lớp, nhà chung xóm với mình, cũng là bạn khá thân. Toàn đỏ mặt rồi tái mặt, rồi lại đỏ mặt. Thế này thì quá lắm rồi!
- Nè Mỹ, tôi không muốn bị gọi nhạo báng như vậy đâu!
Mỹ có lẽ đã nhận ra mình làm cho Toàn phật ý, liền nói:
- Mỹ xin lỗi Toàn vậy. Mỹ chỉ đùa gọi như vậy thôi chứ đâu có ý nhạo báng Toàn...
- Có ai lấy thước mà đo lòng người!
Toàn buột miệng. Ôi chao! Sao lại thế nhỉ! Mình mà cũng xuất khẩu là thành thi liền sao!
- Bộ Toàn giận Mỹ hả?
- Tất nhiên không thể vui rồi!
- Mỹ đã xin lỗi!
- Chửi người ta rồi xin lỗi thì dễ ợt, ai làm không được!
Mỹ giận, bực, tức, run, mất bình tĩnh. Rồi Mỹ không kiềm chế được mình:
- Đúng là... là... thằng... đầu bò!
Toàn cũng nổi xung thiên; giận mất khôn luôn:
- Còn ai đó là gì? Là... là... đế quốc Mỹ xâm lược! À mà không... Mỹ nhè! Mỹ nhè! Tưởng tôi không biết chuyện hồi đó hả?
Chưa hết giận, về nhà hôm ấy, Toàn lấy giấy bút ra viết luôn một mạch chuyện hồi nhỏ Mỹ là một côacute; rình ăn trộm nhà hác!
Thím Tám chạy qua túm tay Si đèn đèn kéo về nhà:
- Để cho ba mày ổng trị tội. Con ơi là con!
Nhóm 4H không học tiếp nữa. Bốn bạn hẹn nhau ngày mai chủ nhật sẽ gặp nhau sớm hơn để học bù thời gian Hiếu đi trễ và thời gian “con ma” quậy phá hôm nay.
Lúc chia tay, Hóa dặn Hùng mà chính là để trêu Hạnh và Hiếu:
- Bạn Hùng nhớ hộ tống hai bạn ấy cấn thận nghe chưa. Kẻo ma nó hắt!
Hiếu cười khúc khích:
- Giờ này chắc “con ma” đang bị đòn bét mông. Đáng đời! Người gì đâu mà đen sì sì...
Hạnh lại lên lớp:
- Tại vậy mới có tên là Si đèn đèn.
Hùng đề nghị:
- Nghe bạn Hóa nói Si đèn đèn cũng học lớp 7 như tụi mình, hay là ngày mai tụi mình qua xin chú thím Tám cho bạn ấy học chung nhóm đi.
- Hổng được đâu. Tui ghét “con ma” đó lắm! - Hạnh nhăn mặt.
- Tui cũng vậy! - Hiếu hùa theo.
- Được rồi, đó là tôi đê nghị. Các bạn cứ suy nghĩ thêm chiều mai tụi mình lại bàn. Bây giờ tôi phải về trước. Sắp tới giờ diễn kịch “Tôi và chúng ta” rồi.
Hùng “vọt” trước. Hạnh và Hiếu đạp xe song song sát lề đi sau. Được một quãng, Hạnh bỗng nói:
- Coi vậy chớ tôi thấy đề nghị của bạn Hùng có lý. Hiếu à.
- Ờ! Cũng có lý!
Hiếu đáp.


Cánh cửa sổ không còn khép lại

     ai nạn ngày ấy nhiều người đã quên hoặc không còn nhớ rõ mọi diễn biến. Chỉ biết rằng đó là một tai nạn do pháo, và nạn nhân, chú bé Công đã phải bị cưa cụt cả hai chân. Từ đó, gắn cuộc sống với chiếc xe lăn, Công nghỉ học khi chưa kịp thi tốt nghiệp phổ thông cơ sở. Chú bé sống buồn bã, mặc cảm.
Công gọi tôi là chú Hai, vì tôi là hàng xóm chứ chúng tôi không có họ hàng gì. Mà không, nói cho hết lẽ thì có họ đấy, chúng tôi cùng họ Nguyễn (mà họ Nguyễn ở nước ta thì có thiếu gì!). Cũng cần nói cho hết lẽ về chuyện hàng xóm của chúng tôi. Nhà chúng tôi không chung vách, không sát vách, nghĩa là đối diện nhau cách nhau con đường cư xá. Công có một người anh đã đi làm xa, ba má cũng còn ngày ngày đến công sở. Trong giờ làm việc, nhà chỉ còn một mình Công. Để đề phòng kẻ gian, ba má Công khoa trái cửa và để ngỏ cửa sổ giúp Công có thể nhìn ra ngoài và khách có thể nhắn gì đó với Công khi cần.
Nhưng, cứ khi ba má đi khỏi một lát, Công lại chồm người qua bàn viết kê sát cửa sổ, với tay khép hai cánh cửa lại. Em không muốn nhìn thấy những người lành lặn qua lại trên đường, không muốn giao tiếp với xã hội, hay vì lý do gì, không ai rõ. Chỉ biết rằng nhiều lần tôi cùng ba ma em đã cố gắng động viên, thuyết phục em mở cửa sồ mà không thành công. Em im lặng trước những câu hỏi hoặc lời lẽ của người lớn. Nét mặt em buồn rười rượi.
Ngày ngày, cửa sổ nhà Công vẫn khép...
Một buổi sáng cách nay gần một năm, tôi bận việc nhà, đi làm trễ. Vừa mở cổng đẩy xe ra tôi thấy cánh cửa sổ nhà Công đang đóng bỗng bật mở. Từ trong cửa sổ, tiếng của Công vọng ra:
- Chủ Hai! Chú Hai ơi!
Tôi tưởng có chuyện gì không hay xảy ra với Công, vội dựng xe chạy qua ngay và rối rít hỏi:
- Có chuyện gì vậy cháu? Chìa khóa cửa đâu, đưa đây chú mở cửa vô giúp cho...
Công ngồi trên xe lăn, sau bàn viết, cười bẽn lẽn:
- Không có chuyện gì gấp đâu chú Hai à... Cháu... cháu chỉ muốn nhờ chú chuyển giùm cháu lá thư này...
Tôi thở phào nhẹ nhõm:
- Vậy mà chú tưởng... Nào, đưa thư đây chú gửi cho.
- Dạ, thư đây! - Công trao thư qua cửa sổ - Chú Hai ơi, chú đừng cười cháu nghen!
- Sao vậy?
- Vì... cháu gửi bài cho tòa báo...
- Ồ! Hay quá! Thì ra cháu viết văn!
- Dạ không! Cháu chỉ dịch mấy bài sưu tầm nhỏ về khoa học.
- Hoan hô cháu! Nhưng tài liệu ở đâu cháu có để dịch vậy?
- Của ba cháu mua về. Cháu mượn xem và thử dịch...
- Thì ra bấy lâu nay cháu đóng cửa để ôn luyện sinh ngữ phải không?
- Có như thế... Nhưng cũng không hẳn chỉ có thế, chú Hai à...
Hôm ấy, lòng tôi rất vui vì thấy chú bé Công đã tìm được cách sống thích hợp với hoàn cảnh của mình mà hòa nhập với cuộc sống chung quanh.
Sau đó, lần lượt nhiều bài dịch ngắn của Công xuất hiện trên báo. Nụ cười đậu trên môi em và niềm vui thì tràn ngập lòng ba má em, lây lan sang cả tôi, người bưu tá đặc biệt của Công. Em mở toang hai cánh cửa sổ trước nhà cho ánh sáng tràn vào. Người lối xóm qua lại ai cũng có thể thấy Công thường ngồi trên xe lăn, sau bàn viết, trước mặt là mấy cuốn tạp chí tiếng Anh và gần đây là cuốn tự điển Anh Việt loại lớn mà em mua bằng tiền nhuận hút của nhiều bài dịch gom lại.
Hôm nọ, Công trò chuyện với tôi. Em hỏi:
- Chú Hai thường đưa bài giùm cháu, chắc chú Hai biết mấy cô chú ở tòa báo. Họ tốt bụng lắm phải không chú Hai?
- Sao lại hỏi chú về chuyện đó?
- Cháu tin chắc là họ tốt bụng lắm và cháu ao ước có dịp gặp mặt họ.
- Kìa, cháu chưa giải thích thắc mắc của chú.
- Thế này chú Hai à... Có lẽ biết hoàn cảnh của cháu nên các cô chú ở tòa báo thương. Họ đã giúp đỡ cháu bằng cách sửa lại cho đúng những chỗ cháu dịch sai hoặc chưa thật chính xác. Cháu giữ bản nháp, cháu so sánh với bài được in, cháu biết liền. Nhờ vậy cháu học tập được nhiều kinh nghiệm dịch thuật. Bài mới nhất, cháu chỉ bị sửa có hai từ thôi chú Hai à. Đây, hôm nay chú chuyển dùm cháu cái thư cảm ơn các cô chú ở tòa báo. Còn đây là một bài dịch mới của cháu...
- Được, cháu đưa cả đây. Chú sẽ chuyển đến tận tay người cháu muốn cảm ơn.
Quả thật Công có nhiều tiến hộ trong việc học và dịch tiếng Anh. Như thường lệ, sáng hôm đó, ngồi nơi bàn làm việc của mình tại cơ quan, trước khi làm nhiệm vụ, tôi mở bài dịch của Công nhờ gởi cho tòa báo, để kiểm tra lại so với bản gốc, như bao lần trước tôi đã làm giúp em. Tôi vui mừng thấy Công đã dịch tốt, không cần sửa chữa nữa.
Tôi dán bao thư lại và hình dung ra Công giờ này đang ngồi sau khung cửa sổ không còn khép như trước kia, cặm cụi tra tự điển dịch một bài sưu tầm mới.