Dịch giả: Nguyễn Xuân Minh
Phần XIX

     ôi không dám về nhà mà về trường trước. Đại Vệ vừa nhìn thấy tôi liền vồ vập hỏi mấy ngày nay xảy ra những chuyện gì, người nhà tôi và các bạn trên lớp đi khắp nơi tìm mà không thấy, ba ngày trước đã báo cảnh sát rồi. Chuyện này thì tôi cũng đoán được từ trước. Việc đầu tiên tôi làm là gọi điên cho mẹ. Vừa nghe giọng tôi, mẹ đã bật khóc, hỏi tôi ở đâu. Tôi nói đang ở trường. Mẹ liền vội vàng nói:
  - Con ở yên đó, đừng đi đâu cả, mẹ đến trường ngay bây giờ.
Tôi không chịu:
 - Bố mẹ đừng đến, con khỏe mà. Cuối tuần con sẽ về nhà.
Mẹ cương quyết không chịu, đòi đến bằng được. Tôi biết bố sẽ không đến cùng. Trải qua kinh nghiệm lần này, tôi đã biết thế nào là bản tính của đàn ông.
Mẹ vừa nhìn đã nhận ra trên đầu tôi có vết sẹo mới, liền hỏi xem có phải bị Trương Triều đánh không. Thì ra bọn họ đã biết hết mọi chuyện rồi, chỉ có chuyện tôi đến Bách Lạc Môn là không biết mà thôi. Tôi chỉ cười nói:
 - Không sao hết mẹ.
Mẹ không tin, lập tức gọi điện cho bố, bảo ông gọi điện xin phép cho tôi nghỉ, nói tôi bị thương rất nặng, cần phải ở nhà tĩnh dưỡng. Tôi nói không cần, nhưng mẹ cương quyết không chịu. Tôi biết, tạm thời mình cũng không thể lên lớp được. Kim Từ Huy đã dặn đi dặn lại, sau khi về nhà, tôi phải nghỉ nửa tháng mới đi học được.
Tôi về nhà, nhưng không biết nên giải thích với bố như thế nào. Không ngờ lần này bố tôi không những hết sức bình tĩnh, mà còn nhẹ nhàng khuyên giải tôi nữa:
 - Được rồi, mọi chuyện qua hết rồi. Sau này không nghì đến nó nữa là được, cứ coi như là chưa bao giờ xảy ra vậy. Đại nạn không chết, tất có hậu phúc, đây cũng có thể coi là một chuyện tốt. Từ bé đến giờ con chưa bao giờ gặp phải tai họa nào lớn như thế, vậy mà vẫn sống về được, cũng coi như đã được một bài học quý rồi. Là chuyện tốt. Sau này cũng đừng tìm người ta trả thù làm gì nữa, chẳng có nghĩa lý gì cả.
Dường như chuyện gì bố cũng biết hết vậy, nhưng tôi không tin. Mẹ thì vẫn không buông tha, bắt tôi kể chi tiết mọi chuyện. Tôi không muốn, bèn lắc đầu nói:
- Mẹ yên tâm, khi nào con muốn thì tự nhiên con sẽ kể cho mẹ nghe thôi.
Tôi ở nhà tĩnh dưỡng nửa tháng, vết thương cũng coi như đã lành hẳn, chỉ còn lại mấy vết sẹo trên lưng và đùi, có lẽ là không thể nào hết được. Trong nửa tháng đó, tôi không biết làm gì, đành lôi Trang Tử và Lão Tử ra xem hết một lượt, không ngờ lại cảm thấy rất tâm đắc. Sự nhàn tản và ngạo mạn của Trang Tử rất hợp với tôi. Tôi cũng dần dần cảm thấy vui lên. Tôi biết, chắc chắn lúc ngủ, bố đã đến thăm tôi. Nếu ông mà biết tôi đang đọc hai quyển sách này chắc hẳn ông sẽ vui lắm.
Tôi gọi điện cho thằng bạn kia, mời nó và mấy người bạn đi ăn ở một nhà hàng gần đấy, coi như là cảm ơn, nhưng tôi không còn muốn làm ca sĩ nữa. Lúc đến, thằng bạn tôi còn mang theo cả cây đàn guitar cho tôi.
Kể tới đây, tôi không thể không nói, câu chuyện này có vẻ phù hợp với tính cách nhân vật và mọi diễn biến về sau hơn câu chuyện trước. Ví dụ như, với tính cách của tôi, nhất định tôi sẽ hành động một mình, không nhờ cái đám ô hợp ở công ty kia giúp đỡ. Ví dụ như, với tính cách của Trương Triều, chắc chắn anh ta sẽ cảnh cáo tôi, không thể để tôi rời khỏi Bách Lạc Môn mà vẫn bình yên vô sự được. Ví dụ như, đúng là Âu Dương đã gạt tôi, nàng không phải họ Âu Dương mà là họ Trương, hơn nữa, cũng đúng là nàng đã hoàn toàn bình phục rồi.
Ví dụ như, bố mẹ tôi, hình như lại càng giống trong câu chuyện này, đặc biệt là bố tôi. Ông là một nhà văn, một cao nhân hiểu thấu nội tâm của nhân vật, ông sẽ không mắng mỏ, chửi bới gì tôi, mà khéo léo dùng lý lẽ để dạy cho tôi biết phải làm thế nào. Ví dụ như, ở lưng và đùi tôi đúng là có rất nhiều sẹo, chúng có thể xác thực cho phần sau của câu chuyện.
Ví dụ như, đúng là tôi có quen một cô y tá tên Kim Từ Huy, tôi còn biết cô thầm yêu tôi nữa. Ví dụ như, mỗi lần bố mẹ nhắc tới chuyện này, họ thường hay nói tôi đã bị thiệt, suýt chút nữa thì mất mạng, điều này lại càng khẳng định những điều tôi nói là sự thật. Ví dụ như, từ đó trở đi, tôi bắt đầu mắc chứng đau đầu nghiêm trọng, trí nhớ bị giảm sút và hỗn loạn, điều này chứng minh rằng tôi đã từng bị thương rất nặng. Ví dụ như, thời gian tôi nghỉ học với thời gian câu chuyện xảy ra hoàn toàn trùng khớp. Còn nữa, chỉ co trải qua đả kích nặng nề, chỉ có trở về từ cõi chết như thế, tôi mới cảm thấy xứng đáng với Âu Dương, mới cảm thấy lương tâm được yên ổn, mới có nghị lực và quyết tâm để rời xa nàng. Quan trọng hơn là, đã có rất nhiều bạn bè nghe tôi kể câu chuyện này, họ lại đem nó kể cho nhiều người khác, sau đó có rất nhiều người từng hỏi tôi những tình tiết bên trong có phải là thật không, tôi đều trả lời họ bằng một câu “đương nhiên là thật rồi!” vân vân và vân vân.
Nhưng cũng có nhiều điểm lại minh chứng rằng những điều tôi vừa kể chỉ là hư cấu. Rõ ràng nhất chính là từ chỗ tôi đã thích đánh nhau, cũng thích đá bóng, vì vậy trên người tất nhiên phải có vô số vết thương, ai dám khẳng định những vết sẹo này là do bị người của Trương Triều đánh mà có chứ. Còn về cô gái tên Kim Từ Huy kia, đúng là chúng tôi quen nhau trong bệnh viện, nhưng tôi còn nhớ lần đó, tôi đá bóng bị chấn thương nên mới phải nằm viện, tôi đã bịa ra là đánh nhau vì bạn gái để gạt cô ta ra. Về sau, chúng tôi cũng có qua lại, nhưng Kim Từ Huy, dù thế nào cũng không chịu chính thức yêu đương với tôi. Cô nói mình xấu xí, không sánh được với Âu Dương, nhất định tôi sẽ bỏ rơi cô. Lạ một điều, đúng là Kim Từ Huy có quen Âu Dương và đúng là Âu Dương cũng đã nằm trong bệnh viện đó. Còn nữa, về sau mẹ tôi cũng hỏi đi hỏi lại tôi về chuyện đó, tôi chỉ nói “Chỉ là đánh nhau suýt chết thôi”. Thế nên bố mẹ tôi mới tưởng rằng tôi vì Âu Dương mà suýt mất mạng. Còn nữa, trong những ngày tháng sau đó, tôi phát hiện, con người vốn rất phức tạp, nhiều lúc không thể nào đoán biết được, bạn cảm thấy sự việc trên như thế này thì nó lại cứ như thế kia, khiến bạn không thể nào tin được rất đó là sự thật. Từ điểm này có thể thấy, câu chuyện đầu tiên mà tôi kể phù hợp với những sự thật thường ngày hơn.
Nói thực lòng, tôi thích câu chuyện thứ hai hơn, nó khiến tôi cảm thấy kích thích, cảm thấy hưng phấn. Nhưng câu chuyện thứ nhất dường như lại phù hợp với tâm trạng của tôi hơn. Tôi dần trở nên ôn hòa, không thích những gì quá mạnh mẽ, quá nhanh hay quá chậm. Những điều quan sát được trong cuộc sống thường nhật cũng làm tôi cảm thấy yên lành, an tĩnh, bình thường mới là triết lý của cuộc sống. Có lẽ chính quan điểm sống này đã khiến tôi bóp méo hiện thực, làm cho nó phù hợp với cái chân thực trong nội tâm của tôi hơn.
Vậy cái chân thực trong nội tâm rốt cuộc là cái gì? còn cái chân thực trong hiện thực là gì? cái chân thực trong nội tâm và trong hiện thực, cái nào quan trọng hơn? liệu chúng ta có thể thừa nhận rằng cái chân thực trong hiện thực là đáng tin mà coi thường cái chân thực trong nội tâm không? hay là chúng ta nên tin cả hai, tin rằng chúng đều đã xảy ra, như vậy mới công bằng chăng?
Tóm lại, tận sâu thẳm trong tâm hồn tôi luôn tồn tại hai quá khứ: một là quá khứ lý tính, nó đồng nhất với thế giới vô thường này, một là quá khứ cảm tính, nó và thế giới nội tâm của chúng ta là một. Tôi cho rằng cả hai quá khứ này đều quan trọng như nhau. Về điểm này thì tôi có lý do của mình. Truyện thần thoại, vào thuở ban sơ của nó có lẽ cũng giống như câu chuyện thứ nhất của tôi vậy, nhưng kể đi kể lại cả ngàn năm, trải qua bao nhiêu đời, nó dần dân trở nên hoang đường giống như câu chuyện thứ hai. Người ta cũng dần quên đi câu chuyện ban đầu, thậm chí căn bản là không thừa nhận sự tồn tại của nó, ít nhất là đến nay không còn nữa…
Thôi bỏ đi, chuyện kể đến đây, chắc các bạn cũng cảm thấy ít nhiều hứng thú rồi. Chúng ta tạm thời nghỉ ngơi một chút, uống chén trà, hút điếu thuốc hay đi vệ sinh một lát. Phần sau của câu chuyện còn hấp dẫn hơn nhiều.

Truyện Sinh năm 1980 - Sheng Yu 1980 Lời mở đầu Lega và thiên nga Phần I Phần II Phần III Phần IV Phần V Phần VI Phần VII Phần VIII Phần IX Phần X Phần XI Phần XII Phần XIII Phần XIV Phần XV Phần XVI Phần XVII Phần XVIII Phần XIX BÀI CA CHIM ƯNG PHẦN II PHẦN III PHẦN IV PHẦN V PHẦN VI PHẦN VII PHẦN VIII LONG LONG AGO Phần II Phần III Phần IV Phần V Phần VI Phần VII Phần VIII Phần IX ạy đi mau mau, nhưng có quá nhiều xe bị cản lại. Một lúc lâu sau, cuối cùng xe bus cũng đi được, để lại phía sau một hàng dài xe đang bấm còi loạn xạ. Tôi đưa mắt nhìn quanh. Không thấy nàng đâu nữa. Tôi bắt đầu cuống lên, đi tìm khắp nơi, nhưng nàng đã biến mất như bốc hơi vậy. Chiếc xe bus ấy không đón khách, nàng không thể lên xe được. Chắc là nàng đã lên một chiếc xe nào đó rồi.
Tôi nôn nóng mà chẳng hiểu vì sao, giống như vừa đánh mất thứ gì đó rất quý giá vậy. Lòng tôi thắt lại. Một tài xế taxi vẫy tay với tôi, trong lúc hoang mang, tôi đưa tay kéo cửa xe, ngồi vào trong. Tôi nói với tài xế “Đi nhanh lên, tôi muốn tìm một người”. Anh ta lái rất nhanh, rất hợp ý tôi. Tôi nhìn qua cửa sổ những chiếc xe mà anh ta vượt qua, nhưng không thấy cô gái xinh đẹp kia đâu. Đến một góc phố khác thì chiếc xe tôi ngồi dường như đã vượt qua mọi chiếc xe trên đường. Nàng đã biến mất. Tôi bảo tài xế quay trở lại chỗ cũ. Tôi xuống xe, đứng ngơ ngẩn một lúc lâu, sau khi khẳng định chắc chắn rằng nàng đã biến mất, tôi mới quay về. Tôi lại tiếp tục uống bia, nghĩ lại chuyện vừa xảy ra, cảm thấy giống như một giấc mộng. Càng cảm thấy giống mơ, tôi lại càng thấy nó không phải là hiện thực.
Đây chính là một ngày nhàn rỗi, vô sự của tôi. Thực ra cũng không hẳn là không có chuyện gì. Tôi đang phiền não muốn chết đi được đây.
Bốn năm trước, bố tôi đã hỏi:
- Sau này con định làm gì?
Lúc ấy đương nhiên là tôi không vội trả lời câu hỏi của ông. Một năm trước, bố lại hỏi tôi:
- Rốt cuộc là sau này mày muốn làm gì?
Tôi cũng không biết. Hầu hết các bạn học đều chuẩn bị ra nước ngoài hoặc thi nghiên cứu sinh, tôi thì vẫn án binh bất động. Nửa năm trước, bố tôi lại hỏi:
- Đã nghĩ kỹ hay chưa?
Tất nhiên là tôi vẫn chưa nghĩ kỹ. Từ khi tôi còn nhỏ, mọi người đều nói sau này tôi sẽ kế thừa sự nghiệp của bố, làm một tác gia, không thì cũng là một họa sĩ hay nhạc sĩ. Nghe người ta nói thì thiên bẩm nghệ thuật của tôi cũng rất cao. Nhưng tôi lại chẳng thích điều đó, một phần lý do là vì bố tôi. Bọn họ càng thích tôi trở thành cái gì thì tôi lại càng không có hứng thú. Vào đại học là chuyện lớn của đời người, rất nhiều người vì nó mà thay đổi cả số phận. Có điều số tôi rất tốt, không cần phài thay đổi nữa. Trong trường đại học, tôi cũng chẳng học thêm được điều gì ngoài cái tính lười nhác, bất cần đời, tôi chẳng còn quan tâm đến bất cứ chuyện gì nữa. Tôi giống như một phương sĩ đã trải qua mọi thị phi của cuộc đời, còn chưa làm việc đã cảm thấy mình nên về hưu rồi. Kỳ thi tốt nghiệp đã ở trước mắt mà tôi vẫn không có đổi sách gì, cả ngày cứ rong chơi ngoài phố.
Mọi người đều gọi tôi là thằng ăn chơi, hầu hết là mắng sau lưng, nhưng cũng có lúc họ chỉ thẳng vào mặt tôi mà nói. Tôi chẳng để ý. Thực ra thì từ đầu tôi đã thích cuộc sống như vậy rồi, đã thế tôi lại còn hay mang một chiếc cặp hiệu Playboy nữa – chiếc cặp này làm mẹ mua cho tôi. Mùa hè năm kia, ông ngoại ra nước ngoài dạy học, mẹ cứ nằng nặc đòi ông mua về cho tôi một đống tạp chí Playboy. Nói thực, không xem thì thôi, xem xong tôi lại thấy phản cảm. Điều này chứng tỏ trong con người tôi vẫn còn cái gì đó bảo thủ, hoặc tôi là một thằng cả thèm chóng chán! Không biết nữa!
Mẹ bảo, bố tôi tuy là một tác gia thật đấy nhưng ông thật thà quá, thật thà đến nỗi làm cho cuộc sống của chính mình trở nên đơn điệu, nhạt nhẽo. Mẹ không muốn tôi như vậy. Có lúc tôi cũng tự nhủ, có lẽ mẹ đã áp đặt tiêu chuẩn người tình lý tưởng của mình lên thằng con tội nghiệp này. Mẹ không thích đi dạo phố với chồng, nhưng lại sẵn sàng đi ra đường với tôi. Chúng tôi ra phố không phải để mua đồ mà chỉ đơn thuần là đi loăng quăng. Lúc nào mẹ cũng hỏi tôi muốn gì, nhưng nhìn thấy bao nhiêu thứ bày ra như vậy cũng đủ nhức đầu rồi, còn nói gì đến chuyện mua bán nữa. Nhưng mẹ thì không, mẹ rất thích đi dạo phố. Đây là thiên tính của phụ nữ, tôi không thèm đếm xỉa tới. Tôi khá cao, lúc đi đường thường cho hai tay vào túi quần, đeo kính đen, trông như một gã du thủ, du thực đi lang thang, kể cũng oai ra phết. Mẹ hay khoác tay tôi. Mỗi lần gặp người quen là đám người ấy lại dùng ánh mắt ám muội nhìn tôi với vẻ dò xét, còn mẹ thì hứng khởi một cách lạ thường, bảo tôi:
- Chào dì, chào chú đi con!
Nói thật với các bạn, tôi chán ngấy đến tận cổ cái kiểu lễ độ giả tạo này rồi, nhưng biết làm sao bây giờ? từ nhỏ tôi đã được huấn luyện như vậy. Tôi đành phải dùng cái giọng nói vừa hoạt bát vừa l Phần X Phần XI Phần XII Phần XIII Ở NƠI RẤT XA ĐÓ PHẦN II PHẦN III PHẦN IV PHẦN V PHẦN VI PHẦN VII PHẦN VIII PHẦN IX PHẦN X PHẦN XI PHẦN XII