Dịch giả:Vũ Kim Thư
- 17 -

     êm nay Isabelle không chịu tới giáo đường. Ít lâu sau này nàng không muốn vào đó nữa. Tôi thấy nàng đợi tôi ở bên ngoài. Wernicke cho phép nàng đi dạo trong vườn ban đêm nếu có người cùng đi.
- Tại sao cứ tối nào, ánh sáng cũng mất đi? Khi mình ngủ thế giới biến mất. Vậy mình ở đâu? Và thế giới có lại hiện ra mãi mãi không. Rudolf?
Ngồi bên bờ vườn, chúng tôi nhìn qua các song sắt của cổng ra vào. Buổi chiều đang trùm lên những đồng lúa chín ở triền đồi hai bên lối đi.
- Phải trở lại chớ, Isabelle.
- Còn chúng ta?
Chúng ta? Ai biết đươc? Cứ mỗi giờ là có sự lấy đi, ban cho và biến đổi. Nhưng tôi không muốn nói ra. Tôi không muốn dây vào một cuộc đối thoại có thể bất ngờ mở đường vào vực thẳm.
Những người bệnh làm việc đồng áng lần lượt lên đồi. Họ trông như những nông dân già nua mệt nhọc đang gánh trên vai cả sức nặng của nắng chiều.
- Cả chúng ta nữa, Isabelle. Cái gì hiện hữu trong ta không bao giờ mất đi.
- Anh tin như thế sao?
- Không còn cách nào hơn, đành phải tin như vậy.
Nàng quay mặt sang tôi, nàng quá đẹp với ánh nắng chiều giữa bầu trời trong sáng chớm Thu.
- Và nếu mình không tin như thế, mình có bị mất không?
- Chắc là phải mất đi, nhưng cũng từ đó bắt đầu có sự sống.
- Cuộc sống nào?
- Cuộc sống của chúng ta.... với lòng can đảm. Sự thương xót và tình yêu. Ngay từ khi chúng ta biết là không còn gì nữa cả.
Thời gian như dừng lại trên mặt Isabelle.
- Tôi và anh cũng có lúc sẽ không còn nữa?
- Không.
- Ngay cả nếu chúng mình yêu nhau.
- Đúng vậy. Và có lẽ chính vì thế mà người ta yêu nhau. Yêu có nghĩa là muốn ban cho một cái gì mà người ta không thể giữ lại.
Những người làm việc ngoài đồng về tới, người gác mở cổng. Thình lình, từ phía một bức tường có bóng người rón rén bước ra rồi chạy vụt đi. Một người gác bệnh chạy theo sau nhưng không có vẻ vội vàng. Người gác cổng vẫn tự nhiên, tiếp tục nhìn từng người bệnh đi vào rồi khép cửa lại. Phía dưới, kẻ đào tẩu van cắm đầu chạy, càng lúc càng bỏ xa người đuổi theo.
Tôi hỏi người gác cổng:
- Đồng nghiệp của ông có đuổi kịp nổi không?
- Chút nữa rồi họ sẽ trở về bên nhau.
- Ủa!
Người gác cổng nhún vai:
- Người bệnh là Guido Timpe. Cứ mỗi tháng anh ta lại thoát chạy một lần nhưng không bao giờ thoát qua quán ăn của Sở Lâm nghiệp. Cứ tới đó là gặp anh ta. Chẳng làm việc gì cả ngoài việc uống vài chai bia. Toàn bia nâu.
Hắn nheo một mắt:
- Biết vậy nên người bạn tôi không cần cố gắng. Cứ để cho anh ta có thì giờ uống vài chai. Sau đó, anh chàng ngoan ngoãn theo về.
Isabelle không nghe. Nàng hỏi tôi:
- Ông ấy muốn đi đâu?
- Đi uống bia.
- Còn anh, anh có định chạy trốn không?
Tôi lắc đầu:
- Tốt lắm. Chạy trốn có ích gì. Tất cả những cánh cửa đều giống nhau. Phía sau chúng nó... chẳng có gì cả. Chúng chỉ là những cánh cửa và phía sau chẳng có gì.
Người gác đóng cổng lại và châm lửa vào ống cối thuốc. Mùi thuốc lá nồng nặc làm dựng lên trong óc tôi một cảnh tượng: cuộc sống giản dị, nghề kiếm ăn nho nhỏ, vợ hiền con ngoan, tất cả đều bình lặng và cái chết tới sau khi đã chấp nhận những ngày làm việc chuyên cần, những chiều thứ bảy thảnh thơi, những đêm ngủ yên lành không thắc mắc hay tự vấn. Tôi chợt cảm thấy chua xót bâng quơ trộn lẫn với một sự thèm muốn.
Isabelle đã tới đứng sát cổng, tay vịn vào song sắt, nhìn trân trối ra ngoài. Nàng đứng như thế khá lâu. Ánh nắng cuối ngày đã trổ màu tím thẫm, những khu rừng bắt đầu mất vẻ xanh tươi và trở thành đen xạm, nền trời đầy những thuyền mây căng buồm tía.
Isabelle đi trở lại. Mắt nàng như cũng tím thẫm với màu trời. Nàng nắm tay tôi:
- Đi, anh.
Chúng tôi từ từ đi vào vườn cây, về phía một máy nước. Nàng kéo bàn tay tôi đặt vào ngực và thì thầm bảo: Anh có nghe tim tôi đập thế nào không?
- Có. Isabelle.
Tôi rút tay lại nhưng Isabelle đã áp người sát vào tôi
- Đừng bỏ em.
- Không. Tôi không bỏ đâu, Isabelle.
Nàng lẩm bẩm:
- Đừng bỏ em. Ngắn ngủi lắm.
Nàăng hứng nước bằng cả hai tay rồi vẫy lên không:
- Ban ngày, những giấc mơ ở đâu, Rudolf?
- Có lẽ chúng ngủ.
Nàng lại đưa cả hai cánh tay vào vòi nước. Bong bóng nước đọng đầy trông như hai cánh tay làm bằng bạc.
- Làm thế nào những giấc mơ có thể ngủ được? Mình chỉ gặp ban đêm, vậy ban ngày chúng đi đâu?
- Có lẽ chúng tự treo mình trong động đá như loài dơi hoặc ẩn lánh trong hốc cây như loài dạ điểu để chờ đêm tối.
- Nhưng nếu đêm không tới thì sao?
- Đêm luôn luôn phải tới, Isabelle.
- Chắc không?
- Em hỏi như trẻ con.
- Trẻ con hỏi thế nào?
- Cũng những câu hỏi như em. Và cho tới một lúc nào đó người lớn không biết trả lời ra sao và chúng giận.
- Tại sao chúng giận?
- Bởi vì chúng phát giác có một cái gì sai lầm trong chúng nó.
- Có điều gì sai lầm trong anh không?
- Nhiều lắm, Isabelle.
- Thế à?
- Anh cũng không biết rõ. Bởi vì khi đã biết rõ rồi thì lại thấy là không phải sai lầm.
Isabelle gật đầu:
- Dĩ nhiên rồi. Chúng ta có quá nhiều ngôn ngữ. Ai phát minh ra những ngôn ngữ đó?
- Có lẽ là những đầu óc xáo trộn.
Nàng lắc đầu và chỉ tay về phía tiểu giáo đường:
- Mấy người đó, họ giữ chặt ông ta. không chịu để cho đi.
- Ai?
- Những ông thầy tu.
- Không phải đâu. Không phải những nhà tu hiện thời đâu. Chuyện đã xảy ra gần hai ngàn năm.
Nàng lại tựa sát người tôi
- Chính họ mà, Rudolf. Ông ấy muốn đi ra, nhưng họ đóng đinh giữ lại. Họ giữ ông ấy trên cao và đốt hương cầu nguyện cho ông ấy đừng bỏ đi. Anh có biết tại sao không?
- Không.
Isabelle thở dài:
- Bởi vì ông ta giàu lắm, rất giàu. Họ cố giữ ông ấy lại, để đoạt gia tài. Nếu ông ấy thoát ra được, gia tài sẽ bị lấy lại. Rồi họ sẽ nghèo đi.
Mặt Isabelle căng thẳng nhưng chẳng có một dấu hiệu nào đặc biệt.
- Em muốn nói gì?
Nàng cười:
- Tất cả, Rudolf. Anh đã biết những gì em muốn nói. Họ nhốt em vào đây chỉ vì sợ em gây phiền phức. Họ muốn chiếm đoạt gia tài của em. Nếu em ra khỏi nơi này, họ bắt buộc phải trả lại. Nhưng em có cần gì đâu.
- Thì giải thích cho họ biết là em không cần, như vậy họ đâu có lý do gì khác để giữ em ở đây.
Ở đây hoặc ở một nơi nào khác cũng thế thôi. Vậy, tại sao lại không ở đây? Ít ra em cũng được bình yên. Do đó mà em phải giả vờ.
Tôi không khỏi ngạc nhiên:
- Em giả vờ à?
- Dĩ nhiên. Bộ anh không biết sao? Mình phải làm ra như thế, nếu không họ sẽ đóng đinh mình trên thập giá. Rất may là họ ngu quá.
- Em qua mặt được cả Wernicke nữa à?
- Ai?
- Bác sĩ Wernicke.
- A! Ông ấy chỉ muốn cưới em. Ngoài chuyện đó ra ông ta cũng giống như bao nhiêu người khác. Anh đừng đi, Rudolf. Họ phải thả ông ấy ra. Em nói cái ông trên thập tự giá. Ông ta cũng cần được cười, được ngủ như mọi người chớ.
Đột nhiên, dường như lửa đang cháy sáng trong mắt Isabelle. Nàng hất mái tóc ra sau, trong bóng tối, tóc như chẳng có màu.
- Em trông giống như một nữ phù thủy, Isabelle. Trẻ, đẹp và nguy hiểm.
Nàng cười thành tiếng:
- Phù thủy. Tới bây giờ anh mới hiểu. Mất một thời gian khá lâu.
Và hoàn toàn bột ngờ, nàng mở tung váy ra, buông nó rơi xuống đất rồi nhảy tới một bước. Toàn thân nàng chỉ còn có đôi giày và một cái áo ngắn. Nàng đứng trước tôi, mãnh dẻ và trắng toát trông như một gã con trai hơn là một thiếu nữ. Nàng thì thầm bảo:
- Đến với em.
Tôi nhìn quanh, hơi cuống. Lỡ Bodendick tới thì nguy! Hoặc Wernicke hay một nữ tu nào đó đi qua! Nàng đứng sững trước mặt tôi như một con yêu tinh nào đó đang mượn xác người và sẵn sàng bay biến.
- Mặc vào đi, Isabelle.
Nàng cười ngặc nghẻo:
- Thật sao, Rudolf?
Nàng từ từ bước tới, chụp lấy cà vạt của tôi. Dưới ánh trăng môi nàng tái lợt, răng trắng màu vôi, và ngay cả giọng nói cũng biến đổi:
- Mở cái này ra!
Tay nàng lần trên cổ ảo tôi, hai bàn tay không mềm mại mà cứng lạnh. Tôi không thể tưởng tượng nổi. Bây giờ, người con gái đang áp sát người tôi là một ngọn gió lạc lõng từ cánh đồng hoang nào đó thình lình bị bão tới lùa đi. Tôi cố giữ chặt hai bàn tay nàng lại và nhìn quanh. Nàng vùng vẫy thật dữ và không cười nữa. Mặt nàng kề sát tới, tôi nhìn thấy một đôi mắt trong suốt đứng tròng và nghe giọng nói thều thào xa lạ:
- Anh sợ hả?
Tôi chợt tỉnh và xô mạnh ra khiến nàng ngã người xuống.
Isabelle không đứng dậy. Nàng ngồi co quắp một chỗ, mặt ngước lên, và... một tràng chửi rủa tới tấp bay ra. Nàng chửi không tiếc lời, không đắn đo. Nàng dùng cả những tiếng tục tằn nhứt, ghê tởm nhứt... những bỉ ổi nhứt, tiếng mà chính tôi còn không dám dùng đến mà bây giờ lại vọt ra từ vành môi xinh đẹp ấy.
- Tỉnh lại đi em.
Năng cười to và nhái tôi:
- Tỉnh lại! Tỉnh lại! Cút đi, đồ tồi, tên bị thiến...
Tôi bực mình:
- Câm miệng, nếu không...
- Làm thử coi!
Nàng ngã người ra sau, hai tay chống xuống đất, môi bĩu ra, khinh bỉ và thách đố.
Chằng còn gì chán chường hơn! Nhưng vừa nghĩ thế tôi đã thấy thương hại nàng hơn. Đây là hình ảnh không thể bảo là dâm đãng mà là một thái cực của tuyệt vọng, của man dại và ngây thơ. Tôi thương quá, nhưng chỉ đứng lặng câm. Isabelle lại quát tháo:
- Đi ngay! Đừng bao giờ trở lại nữa, chó má, đồ ngu đần, con heo thiến. Đi cho khuất mắt tao, quân mất dạy...
Rồi, bỗng nàng nhảy dựng lên và bước đi thật mau, thật nhẹ nhàng và linh hoạt, vừa đi vừa vung vẫy chiếc váy xanh.
Tôi muốn chạy theo để gọi nàng mặc váy vào, nhưng rồi tự thấy mình đứng bất động. Tôi không biết Isabelle sẽ làm gì ở đằng kia và lo ngại. Nhưng tôi chợt nhớ ra đây không phải là lần đầu tiên một người bệnh tâm trí thoát y. Và phần lớn đều là phụ nữ.
Tôi chậm chạp đi trở lại, cảm thấy mình phạm tôi nhưng không hiểu rõ vì sao.
Thật khuya, tôi vẫn còn ngồi bên cửa sổ và nghe tiếng bước của lão Knopf trở về nhà. Qua tiếng chân, tỏi biết lão đã say mèm.
Chẳng còn lòng dạ nào đùa nghịch nhưng tôi vẫn cố tự dối mình với một trò vui. Knopf dừng lại ở cổng, dò xét địa thế. Tất cả đều im lặng. Lão dè dặt đi lới cái tháp đen, dừng lại và chờ đợi.
Tất cả vẫn lặng trang. Tôi có cảm tưởng như lão đang cười. Kê miệng vào đầu ống đằng này, tôi quát lớn:
- Knopf, lại định làm trò khỉ phải không?
Lão thượng sĩ hồi hưu đảo lộn tròng mắt. Tôi dùng giọng nhà binh:
- Chú không còn xứng dáng giữ cấp bậc thượng sĩ hồi hưu! Ngay từ phút này, chú bị lột lon, làm binh nhì.
Lão ta rên rỉ:
- Không... đừng...
Vừa rên với giọng khàn khàn, lão vừa quay đầu khắp phía để xem tiếng nói của thương cấp phát ra từ đâu. Lão không tài nào phát giác được. Tôi ra điều cương quyết hơn:
- Từ nay trở đi chú không được mặc bộ quân phục số 1 vì chú chỉ là mội binh nhì. Nghe rõ chưa?
Thà bị cắt đứt một ngón tay còn hơn là bị giáng cấp với một kẻ gần như suốt đời trong binh nghiệp. Quá sợ, lão Knopf ú ớ:
- Không! Không! Chết tôi!
Thình lình, tôi nhớ tới những tiếng chửi rủa ghê tởm nhứt của Isabelle. Dạ dầy như thắt lại, tôi tuôn ra một tràng.
Knopf vểnh tai lắng nghe. Chờ tôi ngưng lại, lão thở phào ra:
- Xin cứ chửi nhưng đừng lột lon!
Trông lão ta đứng bất động và sững sờ đến tột cùng, tôi không khỏi nhớ lại hoàn cảnh của mình lúc tối khi đứng trước Isabelle đang nổi cơn điên.
Tự nhiên, tôi thương hại lão:
- Thôi được, chú cũng chưa làm gì quá lắm ngoại trừ cái tội đái lên một vật linh thiêng. Thay vì xuống binh nhì, chú còn được mang lon hạ sĩ. Nếu biết cải hối, sẽ được thăng cấp từ từ. Cuối tháng mười, trung sĩ, cuối tháng mười một, trung sĩ nhứt. Và tới lễ Giáng sinh sẽ lại là thượng sĩ hồi hưu. Nghe rõ chưa?
- Xin tuân lệnh! Thưa, hơ...
- Xong rồi, hạ sĩ Knopf! Về chỗ!
Lão ta quay phắt sang trái rồi chạy vụt về nhà. Có tiếng cười khe khẽ từ gian buồng bên cạnh văn phòng. Lisa và Georges đã chứng kiến trọn màn. Có tiếng ghế ngã và những tiếng hôn chùn chụt và cửa phòng Georges từ từ khép lại.
Tôi chợt nhớ tới chai rượu của Riesenfield gởi cho với dòng chữ “Dành cho những khi phiền toái”. Tìm thấy chai rượu có dán nhãn Genièvre de Frise, de P.Bokma, Leeuwarden, tôi mở nút chai rót đầy ly lớn. Rượu khá mạnh, đúng là thứ cổ hong đắng chát của tôi đang cần tới.
Người đàn bà đáp cộc lốc:
- Phải. Một thứ bệnh. Sanh ra ngay khi vừa hết đánh giặc, chẳng có gì để ăn. Cả hai đứa một lượt... không có đủ sữa cho một đứa.
Wilke tò mò:
- Trường hợp này xảy ra cũng khá nhiều đối với những đứa sanh đôi. Ảnh hưởng chiêm tinh.
Thấy rõ là bà mẹ mất con không thèm chú ý tới vấn đề chiêm tinh, tôi nhắc Wilke:
- Còn cái quan tài, làm sao đây?
- Thì để tôi cố gắng xem sao. Nhưng không biết họ có cho phép?
Tôi nói ngay:
- Mình có thể hỏi ở phòng hộ tịch.
- Nhưng còn vấn đề tôn giáo? Mấy đứa bé đạo gì?
Người đàn bà ngập ngừng:
- Một đứa Thiên Chúa giáo, một đứa... Tin Lành. Chồng tôi theo Thiên Chúa giáo, tôi thì theo đạo Tin Lành. Chúng tôi dùng biện pháp dung hòa.
Wilke không bỏ được thói tò mò:
- Và làm lễ rửa tội cùng một ngày?
- Phải.
- Vậy là hai nhà thờ khác nhau.
Tôi nói vào:
- Dĩ nhiên là phải hai nhà thờ khác nhau. Nhưng bây giờ...
Wilke đưa tay ngăn tôi nói và hỏi người đàn bà:
- Bà làm thế nào để phân biệl? Chúng có giống nhau như đúc không?
- Giống nhau như quả trứng.
Tôi lại phải can thiệp:
- Cũng vậy thôi. Lo chuyện cái quan tài trước đã.
- Không được. Hai đứa hai đạo khác nhau. Bà có nhận ra đứa nào theo Thiên Chúa giáo không?
Người đàn bà không trả lời. Wilke như đang say mê:
- Bà có biết là rắc rối lắm không. Muốn chôn chung trong một cái hòm đôi, bà phải mời một linh mục và một mục sư tới làm lễ cho chúng. Chưa chắc hai người chịu tới một lượt, họ không thuận với nhau...
Tôi đá nhẹ vào chân hắn dưới bàn:
- Wike, đó không phải là chuyện của mình.
Hắn phớt tỉnh:
- Còn hai đứa bé sanh đôi? Có thể đứa theo Tin Lành lại được mai táng theo nghi lễ Thiên Chúa giáo và đứa kia thì ngược lại. Lộn xộn hết. Không, cái hòm đôi là không ổn, phải có hai cái hòm be bé. Bà có hỏi mấy vị giáo sĩ chưa?
- Chồng tôi lo việc đó.
- Vậy thì thật là khó.
- Ông có đồng ý đóng hòm đôi không?
- Làm thì làm nhưng tôi xin báo trước...
- Bao nhiêu tiền?
Wilke lại gãi đầu:
- Chừng nào bà lấy?
- Càng sớm càng tốt.
- Vậy là tôi phải làm việc ban đêm. Thêm giờ phụ trội...
- Bao nhiêu?
- Tới lúc gần xong tôi sẽ cho bà biết, giá cả phải chăng. Nhưng tôi sẽ không nhận lại nếu họ cấm chôn như vậy.
- Họ sẽ không cấm.
Wilke ngạc nhiên nhìn người thiếu phụ:
- Sao bà biết?
- Nếu các vị giáo sĩ không tới, chúng tôi vẫn cứ chôn. Chúng nó sống chung nhau thì chết cũng phải ở bên nhau.
Người đàn bà lấy từ trong xách ra một cái bóp đựng tiền có dây kéo bằng nicken và hỏi:
- Ông có lấy tiền cọc không?
- Phải lấy để mua cây.
Và anh ta hơi ngượng khi ra giá tiền đặt trước:
- Một triệu.
Người đàn bà đưa Wilke một xấp giấy bạc xếp làm tư:
- Và đây là địa chỉ của tôi.
Wilke bảo:
- Không cần. Tôi sẽ cùng đi với bà. Để lấy kích thước. Tôi sẽ cố gắng đóng thật đẹp.
Người đàn bà nhìn tôi:
- Còn tấm bia? Chừng nào ông giao?
- Bất cứ lúc nào bà muốn. Có người muốn đợi vài tháng sau khi chôn cất.
- Có thể lấy ngay dược không?
- Được, nhưng phải chờ cho đất dẻ lại, nếu không, bia sẽ bị sụp.
- Vậy à?
Người đàn bà chớp mắt ra vẻ suy nghĩ. Một lúc sau, bà ta nói tiếp:
- Chúng tôi lại cần có ngay. Chẳng biết có cách nào... tôi muốn nói là làm cách gì đó để cho bia đừng lung lay không?
- Vậy là phải làm nền trước khi mai táng. Có phải bà muốn thế không?
Người đàn bà gật đầu:
- Và trên tấm bia có khắc tên hai đứa nó, ông có thể cho khắc ngay bây giờ không? Tôi xin trả tiền ngay. Bao nhiêu?
Bà ta lại mở bốp tiền ra lần nữa. Cũng như Wilke, tôi không khỏi ngượng khi nói giá, và lại phải nói thêm như để xin lỗi:
- Thời buổi này, tiền bạc tính toán bằng triệu.
Kể cũng là điều lạ khi bất chợt nhận thấy rằng, bản chất của con người có thể nhận ra dễ dàng qua cách xếp tiền. Người đàn bà lần lượt mở từng tờ giấy bạc, đặt tờ này lên tờ kia gần những viên đá mẫu.
- Chúng tôi để dành khoảng tiền này để nuôi chúng ăn học. Hiện thời thì chắc là không đủ được... dầu sao cũng vừa đủ cho một đám tang.
Riesenfield kêu lên:
- Không bao giờ. Người bạn nhỏ có biết đây là loại đá hoa cương nhập cảng trực tiếp từ Thụy Điển sang không? Thụy Điển không phải ở đằng gốc đường. Đây không phải là loại hàng có thể trả bằng Đức kim. Phải trả bằng ngoại tệ, bằng đồng cua-ron Thụy Điển. Chúng tôi chỉ còn một ít dành cho ban bè. Không còn nũa. Quý như kim cương. Tôi sẽ giao cho các bạn một khối để đánh đổi một tối đi chơi với bà Watzek... nhưng đòi hai là không được.
Tôi nhún vai. Riesenfield nói tiếp:
- Hãy chụp lấy cơ hội. Đừng chơi trò bảo hoàng hơn vua, lo cho chú hơn chính phủ phải lo.
- Có gì đâu. Tôi làm thế là do sự thúc đẩy tình yêu mộ bia. Yêu cao thượng, vả lại, khối đá sỏi của ông chưa chắc sẽ tự tay tôi bán đi.
Riesenfield vừa tự rót rượu vừa hỏi vặn:
- Không bán à?
- Không, tôi có ý định đổi nghề.
- Thật không?
Hắn lùi ghế ra một chút để có thể nhìn thấy cửa sổ nhà Lisa. Tôi thản nhiên:
- Rất thật.
- Trở lại nghề dạy học?
- Không bao giờ? Tôi không còn nuôi cái ngây thơ cần thiết nữa. Cũng không còn bao nhiêu ảo mộng. Một người biết quá nhiều như ông có thể giúp tôi một ý kiến nào không?
Riesenfield lơ đãng:
- Hả?
- Một việc gì đó, tại thành phố lớn. Làm tùy phái cho nhà báo hoặc bất cứ chuyện gì không quan trọng.
- Theo tôi thì ở đây là ổn nhứt. Tại sao lại muốn đi?
- Khó mà giải thích được chính xác. Nếu giải thích được chắc tôi đã không muốn đi. Có điều là thỉnh thoảng dường như tôi bắt gặp được một thứ linh cảm.
- Và bạn đang có linh cảm phải rời khỏi nơi đây?
- Đúng vậy.
- Rất tiếc là rồi sẽ có ngày bạn lại muốn trở về đây.
- Chính vì vậy mà bây giờ tôi muốn đi.
Riesenfield nhảy nhổm lên như bị điện giựt. Phòng Lisa vừa được bật đèn lên và ả đang đi ra chỗ cửa sổ. Dường như ả không nhìn thấy chúng tôi đang ngồi trong căn phòng tối om nên ung dung cởi chiẽc áo blouse ra. Dưới chiếc áo blouse chẳng còn gì cả.
Riesenfield thở khì khịt như ngựa động cỡn:
- Ôi, kinh khiếp quá, đồ sộ như trái núi!
Rồi bất thần hắn hỏi:
- Bà ta có thường thay đồ vậy không?
- Bà ta không ngại. Không một ai nhìn thấy được, dĩ nhiên là trừ chúng tôi ra.
- Quái đản chưa! Vậy mà còn định bỏ cái trạm quan sát này?
Tôi đáp “phải” nhưng Riesenfield chẳng thèm nghe. Hắn đã rón rén đi tới cửa sổ, một tay cầm ly, một tay xách theo chai rượu.
Lisa đang chải tóc. Riesenfield nói một mình:
- Thượng đế ơi! Ước gì con là một nhà điêu khắc. Thật là đáng tiếc... đáng tiếc cho đời.
- Chắc ông thích tạc tượng bằng đá hoa cương?
- Sao lại bắt qua chuyện đá hoa cương?
- Với đá hoa cương thì người mẫu sẽ già sớm trước khi tác phẩm hoàn thành. Phải nhớ là loại đá này quá cứng. Theo tôi thì ông nên nắn tượng bằng đất sét. Nếu không thì mọi tác phẩm đều dở dang.
Đèn trong phòng Lisa vụt tắt. Nhà thầu đá còn đứng dán mũi vào kính cửa sổ thêm một lúc lâu. Tôi hỏi cho có chuyện:
- Ông có cần tôi giúp gì không?
- Một bức thơ. Bạn có chịu chuyển giúp giùm tôi một bức thơ không?
- Cho ai?
- Hỏi gì ngốc vậy! Cho bà Watzek chớ còn ai!
Tôi không trả lời. Riesenfield nói tiếp:
- Đổi lại, tôi sẽ tìm cho bạn một chỗ làm.
Tôi vẫn im lặng và theo dõi nhà điêu khắc tưởng tượng và bắt đầu tháo mồ hôi. Tôi tự nguyện phải trung thành với Georges dầu sẽ cù bơ cù bất trong tương lai.
Riesenfield nhún vai:
- Tôi cũng có cách đưa thơ được mà.
- Chuyện đó thì chẳng có gì phải nghi ngờ. Nhưng tại sao ông lại nhứt quyết là phải viết thơ? Vả lại đêm nay là ông phải đi rồi, hay là chờ lần tới.
Riesenfield uống cạn ly rượu mạnh:
- Bạn hãy còn trẻ nên không biết. Những vụ như thế này cần phải được thanh toán càng sớm càng hay.
Ngay lúc đó. Lisa xuất hiện trước cửa nhà. Ả mặc toàn đen, những đường cong thiên nhiên lồ lộ. Riesenfield cùng thấy một lượt với tôi. Hắn chụp lấy cái trên bàn và nhảy ra ngoài:
- Đúng lúc rồi!
Tôi nhìn theo hắn đang bước sải trong ngõ hẹp. Nón cầm tay hắn sửa điệu bộ cho lịch sự rồi tới gần Lisa. Ả quay lại nhìn. Rồi hai người khuất vào góc đường. Tôi tự hỏi và không biết chuyện gì đã xảy ra. Georges Kroll chắc chắn sẽ cho tôi biết. Con cáo già đó không biết chừng sẽ moi được của Riesenfield một khối đá hoa cương nữa.
Wilke đi qua sân, nói với tôi:
- Tối nay làm một chầu được không?
- Có Kurt Bach không?
- Có chớ. Tôi đi mua thuốc điếu cho hắn đây.
Bọn tôi quay quần trong xưởng mộc của Wilke giữa những đóng dăm bào, những chiếc quan tài và những hũ keo. Căn phòng sực nức mùi nhựa thông và gỗ bách. Wilke đã thêm nhưn thêm nhị cho cái nắp quan tài đôi của hai đứa bé sanh đôi. Hắn còn quyết định sẽ cho thêm lên đó một tràng hoa không tính tiền. Khi đã cảm thấy hứng thú, chẳng bao giờ hắn nghĩ tới món lợi.
Kurt Bach ngồi trên một cái hòm sơn đen, tôi thì ngồi trên một cái bằng gỗ sồi. Chúng tôi đã chuẩn bị một bữa khá thịnh soạn với nhiều bia, dồi chả, bánh mì và phô-mai trong ý định chờ ma quỷ tới. Thường thưởng cứ quá nửa đêm là Wilke lâm vào trạng thái ngất ngư. Hắn không tín ngưỡng nhưng lại rất sợ yêu ma. Để có thể yên tâm được phần nào, hắn chỉ có một con hoàng anh nuôi trong lồng kéc để bầu bạn trong những đêm phải làm khuya. Những hôm chẳng có việc gấp, hắn lại nhờ tới rượu để hôn mê. Chúng tôi thường bắt gặp buổi sáng, hắn còn ngủ như chết trong một cái hòm tổ bố, đã là vật riêng của hắn từ bốn năm qua.
Đó là cái hòm mà hắn đã đóng để chôn anh chàng khổng lồ của gánh xiệc lưu động Bleichfeld. Anh này đã ngã chết sau khi ngốn một hơi hàng tá phô-mai, trứng luộc, dồi heo, bánh mì và cả chục ly rượu mạnh. Nhưng giữa lúc anh bạn thợ mộc của chúng tôi thức suốt đêm để cưa bào đục đẽo thì gã khổng lồ bỗng sống dậy, uống thêm nửa chai rượu mạnh rồi nằm xuống ngủ ngon lành. Sáng hôm sau, tươi như hoa hồng, hắn tuyên bố chằng biết chuyện gì về cái hòm. Và gánh việc tiếp lục cuộc lưu diễn. Cái quan tài quá lớn không thể gạ bán cho ai được. Wilke đành giữ lại để làm giường ngủ.
Chính vì câu chuyện này mà hắn trở nên đa nghi. Mỗi lần có người đến đặt đóng hắn viện cớ là cần phải đo ni tấc để đến tận nơi xem người chết đã chết thật hay chưa. Một cái hòm khổng lồ may ra còn có lúc bán được chớ một cái quan tài đôi cho hai đứa bé song sanh thì làm sao đây? Hắn không hề nuôi ý định biến xưởng mộc của hắn thành một gian hàng triển lãm quan tài.
Con hoàng anh bắt đầu hót: ánh đèn khiến nó không ngủ được. Tôi hỏi Wilke:
-Thấy trong người thế nào? Người bên kia thế giới về chưa?
- Chưa, chưa đâu. Mới mười một giờ rưỡi.
Kurt Bach chen vào:
- Xin người thợ mộc hãy bắt chước nhà điêu khắc Kurt Bach này, chẳng tin bất cứ gì nên không bao giờ lố bịch.
- Nhưng cũng chẳng hãnh diện được bao nhiêu.
- Có thể. Nhưng cũng vẫn khá hơn là mỗi đêm ra cửa sổ ngồi nhìn sao rồi chìm vào hằng triệu năm ánh sáng, và cũng không phải lo sợ một hạng siêu nhân nào đó đến quấy rối mình.
Nhà điêu khắc kết thúc câu nói bằng một khoanh giò cho vào mồm. Wilke bắt đầu thấy khó chịu: gần tới nửa đêm. Hắn nói lắp bắp:
- Lạnh! Mới đây đã mùa Thu.
Hắn vừa toan khép cửa lại, tôi ngăn ngang:
- Cứ để vậy. Đóng cửa cũng vô ích. Ma quỷ còn xuyên qua gạch đá được thì một cái cửa ăn thua gì. Có nhìn thấy cái cây ngoài kia không? Có nghe gió hát trên cành của nó không? Vậy mà một ngày kia nó sẽ bị hạ xuống, xẻ ra để bạn đóng hòm. Còn rượu mạnh không?
Kurt Bach đưa chai sang tôi. Thình lình, Wilke rùng mình:
- Các bạn có nghe thấy gì không?
Một con nhện rớt trúng bóng đèn. Tôi bảo Wilke:
- Đừng sợ. Đó chưa phải là dấu hiệu báo trước của bên kia thế giới đâu. Con vật này lầm tưởng bóng đèn là mặt trời.
Bọn tôi và Kurt phải cố làm cho Wilke quên sợ hãi cho tới quá một giờ đêm. Theo Wilke thì sau giờ đó, ma quỷ sẽ đi ngủ. Wilke chợt hỏi:
- Tôi không biết làm sao người ta có thể sống được nếu không theo một tôn giáo nào đó. Thí dụ như vào giũa khuya mình bỗng thức giấc giữa một trận bão.
- Mùa Hè, phải không?
- Dĩ nhiên, là mùa Hè. Mùa Đông làm gì có bão.
Kurt Bach luôn có sẵn câu trả lời:
- Thì cứ uống một thứ gì tươi mát rồi ngủ lại.
Wilke lắc đầu. Giờ thiên của ma quỷ là hắn muốn phát run lên. Gió lay mạnh cánh cửa. Chuông giáo đường ngân vang trong tịch mịch. Nửa đêm, Wilke uống thật mau một ly đầy rượu mạnh.
Gã vô thần Kurt Bach bỗng nói đùa quá trớn:
- Bây giờ mà được đi dạo vào nghĩa địa thì tuyệt.
Bộ râu mép lòng thòng của Wilke lay động theo cơn gió từ ngoài đi qua cửa sổ. Hắn lườm Kurt:
- Bạn tốt là vậy đó sao?
Và hắn lại rùng mình:
- Có tiếng động ở đâu đây. Các bạn có nghe không?
Tôi cố trấn an:
- Chẳng có gì đâu. Ngoài vườn giờ này còn có một tình nhân. Ma quỷ rất sợ mùi đồ ăn. Bạn còn chút mắm cá Na uy nào không?
Wilke nhìn tôi với đôi mắt của một con chó bị đá vào hông giữa lúc nó đứng bên cột đèn đưa một chân sau lên.
- Tình nhân! Sao lại nói chuyện đó trước mặt tôi. Mọi người đều biết là tôi không có số đào hoa mà.
- Bạn là nạn nhân của nghề nghiệp. Thôi, nên ăn uống cho vững bụng.
Cả ba bắt đầu bận rộn với những khoanh dồi và những chai bia. Con hoàng anh được chia phần một lá cải lại hót lên rộn rã. Kurt Bach lại đưa bộ mặt khó thương ra:
- Vào nửa đêm mình ngửi thấy mùi tinh tú.
Wilke dựng chai bia lên lớp mạt cưa:
- Cái gì? Bạn muốn nói cái gì?
- Trời nồng nặc mùi tinh tú.
- Đừng có ba hoa nữa. Làm như bạn đang sống bằng một nghề khả kính...
- Bộ muốn lôi tôi vào đạo à?
- Không, không... tôi chỉ nói vậy thôi... này, có tiếng sột soạt...
Kurt lại mồm mép:
- Đúng rồi, đó là tiếng bước của tình yêu.
Bên ngoài, thêm một cặp lình nhân nữa vừa nhẹ bước vào khu vườn đầy bia mộ và tháp tưởng niệm của chúng tôi. Wilke hơi yên tâm:
- Tại sao con người lại có bộ mặt khác sau khi chết?
Lại vẫn anh chàng Kurt:
- Bởi vì lúc đó mặt nạ đã rớt xuống rồi.
Wilke ngừng nhai:
- Mặt nạ gì?
- Mặt nạ của cuộc đời.
Trăng nhô ra khỏi những đám mây. Trong vườn, các khối cẩm thạch chiếu trắng ngời, những cây thánh giá nổi bật lên với màu đen. Chúng tôi nhìn thấy có bốn cặp uyên ương, hai trong vùng cẩm thạch, hai lẫn lộn trong khu vực đá hoa cương. Trăng sáng vằng vặc khiến họ bị lộ diện. Những cái đều quay khắp phía, những cặp mắt ngơ ngác nhìn nhau. Rồi từ từ, họ cùng quay đầu về một phía: cửa sổ còn ánh sáng của bọn tôi. Tất cả bất động cùng một lúc dường như Kurt Bach vừa chạm họ vào thân đá. Một đám mây trôi qua, khu vườn lại chìm vào trong tối, duy nhứt chỉ còn một chút ánh sáng đọng lại trên tháp tưởng niệm đen.
Chuông nhà thờ báo hiệu một giờ đêm, giờ trở về huyệt mộ của loài ma quỷ. Chúng tôi có quyền chọn lựa, hoặc tiếp tục uống say vùi hoặc thả mình vào giấc ngủ như đi vào hầm mỏ đầy những lớp than, những xác người và những kim cương chôn giấu.
Chú thích:
Do nhà xuất bản in nhầm số thứ tự nên không có chương 18.