Dịch giả: Đinh Đắc Phú
Chương 5

     ồng hồ trên các ngọn tháp của Petersburg đánh 12 tiếng lúc Golyadkin, như mất hồn, từ cầu Izmailovsky chạy đến đê Fontanka, trốn kẻ thù, trốn những ngược đãi, những cái đá, những tiếng la om xòm của mấy mụ xấu xa, tiếng than van của các bà, trốn cái nhìn khó chịu của Andrei Filipovich. Golyadkin đã bị giết - bị giết theo đúng nghĩa, và nếu chàng còn có thể chạy được cũng là do phép lạ, một phép lạ chính chàng cũng không tin nổi. Đó là một đêm kinh khủng tháng Mười Một, một đêm ướt át, sương mù, mưa, tuyết, thêm với cái lạnh nhức đầu, cúm, nóng nực, mọi thứ sốt - tóm lại, với đủ cái trời cho Petersburg trong tháng Mười Một. Gió rít lên trên những phố vắng, đưa nước sông Fontanka đen ngòm lên bờ, lay động ánh sáng con đường đang yếu ớt chiếu trên bờ đê như cũng muốn rít lên trả lời tiếng gió, làm thành một cuộc hòa nhạc quen thuộc với dân Petersburg. Trời đang mưa và tuyết đang rơi. Mưa bị gió đánh bạt về phía chân trời, trông giống vòi nước của lính cứu hỏa, như trăm ngàn mũi kim châm chích vào mặt chàng Golyadkin khốn khổ.
Trong yên lặng đêm dài, ngoài tiếng lọc cọc xa xa của các cỗ xe, tiếng gió gào, tiếng ánh đèn rít lên hòa điệu, người ta còn có thể nghe tiếng nước buồn bã đánh vào bờ và róc rách chảy từ các mái nhà, các bậc cửa, các máng xối, các bờ dốc xuống lề đường. Không có một linh hồn nào, dù gần hay xa, vì ra ngoài trong thời tiết như vậy thật là chuyện khó có. Và vì vậy, rất cô độc, Golyadkin chạy dọc theo đê Fontanka bằng những bước ngắn và nhanh, cố trở về căn phòng của mình trên lầu tư đường Six Shop càng sớm càng tốt.
Dầu tuyết, mưa gió, sương mù và cái khủng khiểp không tên làm nên một trận bão tháng Mười một ở Petersburg phủ lấy Golyadkin khi chàng đã gần như tan tành bởi định mệnh, không xót thương, không nương tình với chàng chút nào, làm chàng ướt thấu xương, mắt chàng gần như trít lại, thôi xoáy vào chàng từ mọi phía, khiến chàng như mê muội đi, hết khả năng lý luận - dầu những thử thách này đến với chàng như là đã được sắp đặt trước với kẻ thù để cho chàng một ngày, một buổi tối, một đêm nhớ đời, song Golyadkin lại hầu như không hay biết gì đến lần biểu dương cái thù ghét cuối cùng này của số mệnh với chàng, chàng vẫn còn bị khích động bởi những gì xảy ra vào phút trước tại nhà nghị viên Berendeyev.
Nếu có người nào ngoài cuộc thấy bộ điệu hấp tấp mà đau khổ của Golyadkin, cũng có thể thấy ngay là chàng vừa gặp sự gì khủng khiếp lắm, và chàng đang cố gắng chạy trốn chính mình, nấp đâu đó để tự trốn lấy mình. Vâng, chắc chắn là thế. Chúng ta còn có thể đi xa hơn, nói rằng Golyadkin không phải chỉ muốn trốn mình mà thôi, chàng còn muốn tự hủy, tự biến thành cát bụi. Chàng không thấy gì chung quanh, không hiểu gì cả, và như không biết đến cái thời tiết quá tệ đó, không hay là mình đã dầm quá lâu trong mưa, tuyết, gió và đủ thứ khó chịu khác. Một miếng cao su rơi ra từ đế giày phải của chàng vẫn nằm yên trên đống bùn tuyết vì Golyadkin không tài nào nhớ mà nhặt lên. Chàng suy nghĩ miên mang đến nỗi ngừng lại nhiều lần, không cần gì mưa gió, đứng như cây trụ đường, hình dung lại cái xuống dốc vừa rồi của mình, chết lặng, tan biến trong nhũng lúc đó, rồi lại vùng lên như người điên, chạy thẳng không nhìn lại, như chạy trốn điều gì kinh khủng đang đuổi theo... Chàng đang ở trong tình trạng tuyệt vọng hoàn toàn.
Cuối cùng Golyadkin đứng lại, tựa vào rào cản của con đê, như một người bất ngờ bị chảy máu mũi, và nhìn chầm chập vào dòng nước đen ngòm của sông Fontanka. Không biết chàng đứng bao lâu, nhưng có thể nói được là sau khi đã bị ê chề thất vọng, chàng trở thành quay cuồng, tan nát, đau khổ, phần còn lại của lý trí cũng sụp đổ luôn và chàng quên tất cả, quên cầu Izmailovsky, đường Six Shop, quên mình đang ở đâu...
Nhưng nhớ những cái đó làm gì cơ chứ? Tại sao chàng lại phải để ý đến chúng? Chàng đã làm những gì phải làm, quyết định của chàng đã được thi hành, vậy có gì đâu chàng phải lo lắng?
Bỗng... bỗng một cú “sốc” lại đến với chàng. Chàng nhảy hai bước khỏi rào cản một cách vô thức, nhìn quanh sợ hãi, ngơ ngác. Nhưng không có ai cả. Không có gì lạ xảy ra, tuy nhiên... tuy nhiên chàng có cảm tưởng như chỉ mới đây một giây đồng hồ có ai đứng cạnh chàng, cũng tựa vào rào cản giống chàng, và, khó tin quá, đã có nói gì đó với chàng, nói rất mau, bất ngờ và không rõ ràng, nhưng là nói điều gì đó liên hệ đến chàng.
- “Chắc mình chỉ tưởng tượng” Golyadkin nhìn quanh “nhưng mình đứng làm gì đây? À, cái...”. Chàng lắc đầu, vừa chán nản vừa sợ sệt nhìn vào cái ướt át tối tăm, cố xuyên thủng khoảng không gian đen như mực đó với đôi mắt cận của mình. Nhưng Golyadkin không thấy gì đáng ngờ cả, mọi thứ đều bình thường, chỉ có tuyết rơi dầy hơn - những bông tuyết lớn và nhiều hơn, nên không thể nhìn xa hơn hai thước được. Đèn đường rít lên, gió rên rỉ như ăn mày đang xin người qua lại một kopeck mua đồ ăn.
- Ồ, rốt cục có chuyện gì đâu? - Golyadkin nói, bắt đầu đi, nhưng vẫn nhìn quanh thận trọng. Rồi một cảm giác mới lại đến với chàng. Như sợ hãi băn khoăn, nhưng cũng không phải vậy. Một sự ớn lạnh chạy dài khắp xương sống. Thật quả là khó chịu đựng nổi.
Chàng tự trấn tĩnh:
- Đừng để ý, chắc không có gì quan trọng lắm đâu, ai lại phải khổ sở như vậy. Có lẽ chuyện đó phải xảy ra, vậy thôi - Chàng tiếp tục mà không hiểu mình nói gì - có lẽ sẽ có một lúc thấy là mọi sự xảy ra đều tốt đẹp, sẽ không có gì đáng phàn nàn và mọi chuyện đã làm sẽ được biện minh.
Lúc chàng nói, và cảm thấy nhẹ bớt nhờ những lời đó, chàng hất những bông tuyết đã rơi đầy trên nón, trên cổ áo, áo khoác, cà-vạt, giày và mọi thứ khác, nhưng cũng không thể hất được cái cảm giác lo lắng lạ lùng đang ngập tràn.
Có tiếng đại bác từ xa vọng về.
- “Thời tiết đáng sợ - người hùng của chúng ta nghĩ - Dám còn có lụt nữa. Xem, nước sông, như dâng cao”.
Vừa mới nói xong Golyadkin đã thấy có người bước lại phía mình. Có lẽ cũng chỉ là một bộ hành trễ tràng như chàng. Chuyện rất thường, một việc xảy ra tự nhiên, nhưng sao Golyadkin vẫn thấy không yên tâm, chàng còn thấy sợ nữa. Không phải chàng thật sự sợ kẻ bộ hành bất lương nhưng chàng nghĩ: “Ai biết được, biết đâu hắn không phải chỉ tình cờ đi nơi này, nhiều khi hắn cố khiêu khích mình sao?”
Có thể là Golyadkin không nghĩ với nhiều chữ như vậy, nhưng chàng thấy điều đó trong một giây và cái cảm giác đó thật chẳng còn nhiều thì giờ để suy nghĩ hay cảm thấy, vì người đó chỉ còn cách chàng khoảng hai bước.
Theo thói quen, Golyadkin lập tức làm ra vẻ như đang bận tâm chuyện riêng, không muốn động chạm, như là con đường đủ rộng cho mọi người và chàng không muốn phiền đến ai.
Nhưng thình lình chàng dừng phắt như bị sét đánh. Rồi quay lại thật nhanh nhìn người khách vừa đi qua. Chàng quay lại như bị đẩy từ phía sau, như gió đẩy chong chóng. Người lạ đó đang chìm mất trong bóng tối đầy tuyết, ông ta cũng nhanh và cũng giống Golyadkin, vội vã nhảy từng bước dọc theo đê Fontanka.
- Thế nghĩa là sao? Golyadkin cười gượng gạo, không tin. Một cái lạnh thấu xương sống khiến chàng rùng mình.
Bây giờ người lạ đã đi xa, cũng không còn nghe tiếng chân nữa. Nhưng Golyadkin vẫn còn đứng đấy, nhìn vào chấm đen cho đến khi mất hẳn.
Rồi chàng lại bực tức với chính mình sau đó:
- Ta làm sao vậy? Có phải ta đang mất trí chăng?
Chàng quay lại, tiếp tục đi, bước mỗi lúc một nhanh, cố không nghĩ ngợi gì cả. Muốn chắc ăn, chàng nhắm mắt lại. Bỗng trong tiếng gió chàng nghe tiếng chân. Chàng run lên, mở mắt ra. Một người đang bước về phía chàng. Cách chừng 20 bước. Người đó bước như nhảy, coi bộ vội vã, và khoảng cách giữa hai người đang thâu ngắn nhanh chóng. Rồi Golyadkin đã có thể phân biệt rõ ràng hình dáng của người đó. Chàng nhìn kỹ, bật tiếng la hoảng, kinh ngạc. Chân chàng chỉ muốn quỵ xuống. Chính là người bộ hành đã qua mặt chàng cách đây mười phút, và bây giờ không hiểu sao lại xuất hiện trước mặt chàng. Nhưng không phải Golyadkin ngừng lại la hoảng chỉ vì một trường hợp thông thường như vậy. Chàng quay lại, muốn nói điều gì, gọi lớn bảo người kia chờ. Người lạ đành dừng lại cách chừng mười bước, ngọn đèn đường soi rõ ông ta, và ông ta quay lại phía Golyadkin, đợi với bộ lo lắng bồn chồn.
Người hùng Golyadkin run giọng:
- Xin lỗi... chắc tôi lầm...
Người lạ không nói gì cả, bực dọc quay đi, bước vội vã như muốn lấy lại những giây phút vừa mất với Golyadkin. Phần Golyadkin, chàng bắt đầu run lên, đầu gối khuỵu xuống, và ngồi bệt xuống bờ lề. Chàng có lý do chính đáng để rối loạn như vậy. Chàng có cảm tưởng như đã thấy người đó đâu rồi. Thế cũng chưa có gì. Nhưng chàng nhận ra ông ta, chắc chắn. Chàng đã thấy ông ta, vừa thấy thật sự. Nhưng lúc nào? Hôm qua chăng? Nhưng việc đó không thành vấn đề. Hơn nữa chả có gì đặc biệt ở kẻ đó. Đó là một người đáng kính như những người đáng kính khác, và có lẽ cũng có những giá trị nào đó - tóm lại, là một người như tất cả mọi người. Golyadkin không hề ghét bỏ, thù hằn hay chút gì không ưa ông ta hết, trái lại là khác, nhưng (điểm này mới quan trọng) chàng không muốn gặp ông ta làm gì trên thế giới này, nhất là trong những trường hợp như vừa rồi. Golyadkin biết rất rõ đó là ai. Chàng còn biết họ tên ông ta, nhưng lại nữa, chàng không muốn nói ra, không muốn biết là ông ta đã có cái họ cái tên như vậy.
Tôi không thể thưa với quý vị là Golyadkin đã ở trong trạng thái phân vân đó bao lâu, đã ngồi trên bờ lề bao lâu, nhưng có thể nói rằng sau khi tỉnh táo lại đôi chút, chàng nhảy dựng lên và chạy không dòm lại, chạy như khùng, chạy hụt hơi, vấp chân, hai lần suýt té khiến cho miếng cao su của đế giày còn lại cũng văng mất luôn.
Cuối cùng khi chậm lại một chút để thở, chàng nhìn quanh và thấy là khi chạy dọc theo đê Fontanka chàng đã qua khỏi cầu Anichkov, rồi chạy thêm một quãng xa dọc theo đại lộ Nevsky và bây giờ đang đứng ở ngả tư đường Liteinaya. Golyadkin trở lại đường đó.
Tình trạng chàng lúc đó giống như một kẻ mà đằng trước đất nứt ra, mặt đất rung chuyển dưới chân, mà vực thẳm thì gần kề. Kẻ đó đã trượt chân sắp rơi vào hố thẳm không đáy, nhưng không có can đảm nhảy lùi lại hoặc nhìn chỗ khác. Vực sâu như quyến rũ y, và cuối cùng y nhảy vào như muốn kết thúc nhanh chóng cái chết của mình. Golyadkin cảm thấy rằng, biết rằng, và thật sự chắc chắn rằng thế nào một chuyện phiền phức cũng sẽ xảy đến trên đường về nhà, chẳng hạn gặp người đó lần nữa, nhưng cũng kỳ, chàng như là cũng đang đợi một cuộc gặp gỡ như vậy, coi như không tránh được, và mong kết thúc nhanh. Lúc đó chàng chạy về phía trước như bị đẩy bởi một ngoại lực, toàn thân chàng yếu ớt và tê cóng, chàng không nghĩ gì được dầu ý nghĩ đến với chàng như bám vào một bụi gai.
Một chú chó hoang ghẻ lở, ướt nhẹp, run rẩy lẽo đẽo bên Golyadkin, tai cụp xuống, đuôi quặp vào chân sau, thỉnh thoảng liếc nhìn chàng với vẻ ngại ngùng, dò hỏi. Một ý tưởng xa xôi lãng quên nào - ký ức của một chuyện xảy ra lâu lắm - bỗng đến với chàng và như nện vào đầu chàng, khiến chàng cảm thấy không yên chút nào. Chàng nói thầm mà không hiểu mình nói gì:
- Đồ chó lai dơ bẩn.
Ở ngả tư đường Ý Đại Lợi, Golyadkin lại gặp người đó. Nhưng lần này ông ta không đi về phía chàng, mà lại chạy cùng hướng với chàng, trước hơn vài bước, cả hai vào đường Six Shop. Hơi thở cpx;'>
Chàng mím môi nhìn hai người. Cả hai đang nhìn nhau.
- Vậy, tóm lại là các ông không hiểu tôi, lúc này cũng không phải lúc giảng nghĩa cho các ông nghe. Tôi chỉ nói vắn tắt vài điều, là thưa các ông, có những người ghét sự gian xảo và không hề lừa dối thiên hạ, có những người không muốn đánh bóng sàn nhà bằng đế giày, có những người không nghĩ là mình sung sướng khi mặc bộ quần áo đẹp, sau hết có những người không thích đi lòng vòng một cách vô ích, không thích nịnh nọt để được chút ưu đãi, nhất là không thích chúi mũi vào những nơi mình không hề được mời. Thưa quý ông, tôi đã nói những gì cần nói rồi. Tôi phải đi đây.
Golyadkin ngừng lại vì những gì chàng nói đã đủ giải thích cho hai người kia. Nhưng cả hai bỗng nhiên xúm lại cười lớn. Golyadkin giận đỏ mặt:
- Các ông cứ cười, nhưng chúng ta còn sống và sẽ thấy.
Chàng nói với vẻ đầy uy quyền, lấy nón và bước ra cửa. Nhưng chàng lại đứng lại nói thêm:
- Cho tôi nói điều này nữa. Ở đây chỉ có chúng ta, không ai thấy. Đây là cách của tôi: nếu thất bại, tôi không mất can đảm và dù thành công, tôi cũng nhẫn nhịn không làm hại ai. Tôi không âm mưu gì hết, và rất sung sướng ở điểm đó. Có thể tôi là người kém lịch duyệt, tôi biết. Họ hay nói là con chim bay tìm người thợ săn. Cũng có thật như vậy, nhưng chưa biết ai là chim ai là thợ săn đó thôi.
Golyadkin ngừng lại và với vẻ kẻ cả, chàng nhíu cặp lông mày, mỉm môi cúi chào hai người rồi bước ra, để hai người ở lại, ngơ ngác.
Petrushka nãy giờ phải đợi ngoài lạnh quá lâu đâm ra mệt mỏi, khi thấy chủ, y hỏi giọng cộc lốc:
- Ông muốn đi đâu?
Rồi thấy cặp mắt dữ tợn mà người chủ thường ban cho hắn hai lần một ngày, và bây giờ lúc bước xuống lầu có lẽ sẽ là lần thứ ba, hắn lặp lại câu hỏi:
- Thưa ông, ông muốn đi đâu?
- Đến cầu Izmailovsky.
- Xà ích, đến cầu Izmailovsky. Đi!
Ngồi trong xe, Golyadkin nghĩ thầm:
- Chưa quá 4 giờ chắc họ chưa nhập tiệc, có khi đến 5 giờ. Còn hơi sớm chăng? Nhưng mình đến sớm một chút cũng đâu có sao? Trong nhà cả, cần gì phải hình thức như vậy? Giữa họ và mình toàn người tử tế không chớ có ai khác đâu? Lão Gấu già cũng đã nói không phải là lễ nghi gì, vậy mình cũng có thể...
Nhưng dầu nghĩ vậy, Golyadkin cũng thấy lo lắng hơn. Rõ là chàng đang sửa soạn bộ tịch nói điều gì đó rất phiền phức. Chàng thầm thì, chân tay múa may, nhìn ra cửa xe không ngừng. Không ai thấy Golyadkin như vậy lại có thể nghĩ là chàng chỉ đi dự bữa ăn tối, một chuyện thông thường không long trọng gì cả đối với những người lịch sự.
Đến cầu Izmailovsky, Golyadkin chỉ tay về một ngôi nhà và cỗ xe ồn ào vượt qua cổng chạy vào sân.
Thấy một khuôn mặt đàn bà ở cửa sổ, Golyadkin gởi lên một cái hôn gió. Thật chàng cũng không biết mình đang làm gì vì lúc đó chàng cũng như mất hồn. Bước ra xe, mặt chàng tái ngắt ngơ ngẩn. Chàng bước vào, sửa nón, sửa cà-vạt một cách vô thức, và bước lên lầu mà thấy đầu gối run lên bần bật.
Chàng hỏi người giúp việc khi y ra mở cửa:
- Có ông Olsufv Ivanovich trong nhà không?
- Có, thưa ngài... Ồ, không thưa ngài. Ông chủ không có nhà.
- Sao như vậy được, bạn? Tôi đến dự bữa tối. Bạn phải biết tôi là ai chứ?
- Dĩ nhiên tôi biết, thưa ngài, và tôi được lệnh không để ngài vào.
- Anh... anh lộn rồi, anh bạn. Chính tôi được mời mà.
Golyadkin xoay nón định bước vào.
- Xin ngài, ngài không được vào đâu. Tôì được lệnh như thế.
Mặt Golyadkin trắng bệch. Lúc ấy cánh cửa cuối nhà mở ra và Gerasimovich, người hầu già của Olsufy Ivanovich xuất hiện.
- Gerasimovich, vị này muốn vào, và tôi đang cố nói với ông ta...
- Alexeyevich, mầy là thằng khùng. Trở vào gọi Semenvch đến đây. Thưa ngài, ngài không vào được.
Gerasimovich nói lễ phép nhưng quả quyết:
- Họ gởi lời xin lỗi không thể tiếp ngài.
- Họ nói vậy? Họ không thể tiếp tôi?
Golyadkin ngập ngừng:
- Nhưng tại sao lại không tiếp được?
- Họ không thể, vậy thôi. Khi tôi báo là có ngài đẽn, họ bảo đi xin lỗi ngài là họ không tiếp ngài được.
- Nhưng tại sao vậy chớ? Tại sao...?
- Xin ngài vui lòng...
- Không chấp nhận được! Đi nói với họ là tôi đợi đây. Sao họ làm như vậy được? Tôi đến dự tiệc...
- Xin ngài, đừng làm cho khó khăn thêm ra.
- Thôi được rồi, nếu họ đã bảo ông đi xin lỗi... nhưng này Gerasimovich, chuyện gì vậy?
- Xin ngài...
Gerasimovich đẩy nhẹ Golyadkin qua một bên nhường lối cho hai người lúc đó bước vào.
Đó là Andrei Filipovich và Vladimir Sẹmyonovich cháu ông ta. Cả hai ngạc nhiên nhìn Golyadkin. Andrei Filipovich định nói gì nhưng lúc đó Golyadkin thấy là tõt hơn mình nên rời và chàng quay đi, mặt đỏ như gấc, mắt dán xuống đất cười một cách thảm hại. Lúc xuống lầu chàng nói với Gerasimovich:
- Tôi sẽ đến, sẽ tìm hiểu câu chuyện. Hy vọng sự hiểu lầm này sẽ được làm sáng tỏ sớm.
Chàng nghe tiếng Andrei Filipovich gọi theo: “Ông Golyadkin! Ông Golyadkin” và hỏi lại, giọng quyết liệt:
- Tôi giúp gì được ông, Andrei Filipovich?
- Chuyện gì vậy? Có gì xảy ra thế?
- Không có gì cả. Tôi có mặt ở đây vì việc riêng.
- Ông nói gì?
- Tôi nói việc riêng, và chừng nào tôi còn sống, còn trông thấy được thì tôi không can cứ gì đến việc nhà nước cũng như những cấp trên của tôi cả.
- Ông nói gì vậy, thưa ông? Gì mà có cấp trên vào đó? Có chuyện gì xảy đến cho ông vậy?
- Không, chả có gì hết. Một cô gái thiếu dạy dỗ, vậy thôi...
Andrei Filipovich hoàn toàn không hiểu gì cả:
- Cái gì? Ông nói cái gì?
Golyadkin nãy giờ đứng ở nấc thang dưới mà nói chuyện với Andrei Filipovich, và nhìn Andrei Filipovich như muốn chồm vào ông ta, thấy ông sểp của mình hơi nghiêng người, bước một bước về phía chàng. Rồi ông ta lại bước lui. Chàng tiến tới một bước, rồi một bước nữa. Andrei Filipovieh còn lẹ hon, nhảy ngay vào nhà đóng cửa lại.
Còn Golyadkin một mình. Mọi vật như quay cuồng. Chàng ngơ ngác, đứng lặng như đang cố hiểu chuyện vô nghĩa vừa xảy ra. Rồi chàng cười méo mó, nói nhỏ trong miệng: “À... À...” Lúc đó tiếng nói cười và tiếng chân từ dưới chân cầu thang vọng lên, hình như có nhiều khách đang đến. Đã tỉnh táo lại đôi chút, Golyadkin kéo cổ áo lông gấu lên che bớt mặt lầm lủi đi xuống, vấp té mấy lần. Chàng thấy tê cóng, yếu như bún, hoang mang đến nỗi lúc đã xuống chân cầu thang thay vì đợi xe đến chàng lại đi ra chỗ xe đậu qua một cái sân đầy sình lầy. Đến xe rồi, chàng nghĩ phải chi mình chui được xuống đất hay trốn vào cái hang chuột nào đó thì hay biết chừng nào. Chàng tưởng như người trong nhà đang nhìn chàng từ các cánh cửa sổ, và nếu chàng chỉ quay lại thôi chắc chàng cũng chết mất.
Lúc Petrushka giúp chàng lên xe, chàng quát:
- Mầy cười cái gì? Thằng khùng!
- Thưa, con có cười gì đâu? Có gì mà cười chớ? Thưa ông, bây giờ đi đâu?
- Về nhà, bảo đi về nhà!
Petrushka nhảy lên bậc đề chân, la lớn “chạy về nhà”.
Golyadkin thầm nghĩ: “Thằng đó quang quác như con quạ đen!”
Lúc xe đã đi khỏi cầu Izmailovsky một quãng khá xa, Golyadkin bỗng giật mạnh dây cương của người đánh xe, ra lệnh cho ông ta quay xe lại. Người đánh xe quày ngựa lại và vài phút sau chiếc xe lại vào trong sân nhà của Olsufy Ivanovich.
Golyadkin la lên:
- Đồ ngốc, không phải trở lại chỗ này, không phải!
Người đánh xe như đang đợi câu này, lại chạy vòng quanh sân và tiến ra đường cái.
Thay vì về nhà, Golyadkin bảo ngừng xe gần một quán ăn quá cầu Semenovskv một chút. Chàng bước xuống trả tiền xe, cốt tống khứ nó đi cho khỏe cho rồi, và bảo Petrushka về nhà đợi chàng. Rồi chàng bước vào quán, giữ một phòng và gọi bữa ăn chiều. Chàng thấy xuống tinh thần, như có gì đang đục khoét trong đầu. Chàng bách bộ thật lâu trong phòng. Cuối cùng chàng buông mình xuống ghế, tay ôm trán, cố tìm cách giải quyết tình trạng hiện thời của mình.