Dịch giả: Đàm Xuân Cận
Chương 16

     ột bữa về nhà, ông chủ lò bánh thấy bà vợ dữ dằn đã lăn ra chết từ hồi nào, nét mặt bình thản như đang ngủ. Từ đó ông thay đổi hẳn. Con ngựa già thấm mệt giao hết công ăn việc làm cho thằng Guido. Ông cho tiệm đóng cửa nghỉ sớm, dẹp luôn quầy bán nước chanh ở trước hiệu. Gần như suốt ngày ông chơi với mấy người bạn cố tri ở đằng sau tiệm hớt tóc, tiêu tiền một cách phí phạm. Ông hay tản bộ trên Đại lộ Thứ Mười miệng ngậm xì gà phì phèo, y chang một nhà giàu quen thói phong lưu, tiêu dao tháng ngày.
Chính ông là người đầu tiên bắt gặp Octavia dắt thằng chồng tương lai của nó quanh góc đường 31 lên Đại lộ Thứ Mười về trình diện bà mẹ đang ngồi trước chung cư. Nhìn qua đủ thấy nó thuộc loại xài không vô.
Thằng đó tóc dài, đeo kính cận, ôm một mớ sách dầy, là một thằng Do Thái ốm yếu. Chẳng mấy chốc ai cũng đồn đại Octavia sắp lấy một thằng không phải dân Ý. Không biết con bé lượm được thằng cha này ở đâu, vậy suốt cả khu phố này toàn là dân ngụ cư gốc Ái Nhĩ Lan, Ba Lan và Ý.
Thế nhưng ai cũng mừng Octavia sắp ra ở riêng, muộn còn hơn không. Hai mươi lăm tuổi rồi chứ ít ỏi gì, tấp tểnh vào hàng ngũ gái già đến nơi. Nó như một trái cây chín nẫu sắp rụng. Dân Do Thái lại là giống dân làm tiền ác ôn. Và dĩ nhiên Octavia cũng chẳng phải vừa, nó sẽ bắt chồng làm việc như trâu bò để bù đắp cho mẹ, em nó. Thiên hạ nghĩ đến viễn tượng này, lại ghen tỵ ra mặt.
Riêng Lucia Santa không mấy tin tưởng khả năng kiếm bạc của thằng rể kỳ khôi này. Mặt mũi nó bảnh bao, nhưng lúc nào cũng kè kè cuốn sách.
Ai cũng dễ bật cười về những thiên kiến ngớ ngẩn của người nghèo, thế nhưng họ chẳng mấy khi lầm, vì họ suy nghĩ qua kinh nghiệm bản thân. Nhưng, thật dễ giận nghe một thằng cướp gốc Sicile sủa bậy: “Muốn thắng kiện hãy làm lệch cán cân công lý với nắm bạc”.
Teresina Coccalitti cũng sầm sì: “Luật sư là bọn cướp ngày”.
Còn Lucia Santa thì khoái nhất câu này: “Bọn mọt sách luôn luôn nghèo mạt kiếp!”.
Bà nghĩ một cách đơn sơ, đọc sách lắm mụ người, không ích lợi gì, lăn xả vào kiếm bạc tốt hơn. Cũng như đàn ông chớ nên chè chén cờ bạc, đàn bà chớ nên mơ mộng; còn bọn trẻ chớ nên làm mọt sách chứa toàn những chuyện không đâu.
Giá mà Lucia Santa tin mình đúng trăm phần trăm, bà đã cầm roi rượt thằng rể tương lai Norman Bergeron chạy có cờ. Y là loại gà nuốt dây thun từ chối ganh đua với người đồng loại. Y bỏ phí bằng Đại học để làm một cán bộ xã hội, nhưng y lại chẳng đủ cứng rắn của một kẻ mang tiền đi cho thiên hạ. Y chẳng khác một đồ tể trông thấy máu là muốn xỉu rồi. Một ông chú rủ lòng thương cho y một chân thư ký trong cửa tiệm quần áo, chính ở đó y gặp Octavia.
Giống như những kẻ yếu đuối khác, Norman Bergeron có một tật xấu: y làm thơ, không phải thơ tiếng Anh mà thơ tiếng Do Thái, trời đất ạ. Y là một chuyên gia văn chương Do Thái - một thứ tài năng chính y công nhận là vô bổ nhất trên trái đất.
Lucia Santa mừng vì con gái bà không lập gia đình với một người Ý. Hai vợ chồng nó sẽ vẫn thuộc hẳn về bà.

Truyện Qua Cơn Ác Mộng Vài hàng về Mario Puzo (1921 - 1999) Chương 1 Chương 2 Chương 3 Chương 4 Chương 5 Đã xem 25698 lần. --!!tach_noi_dung!!--

Dịch giả: Đàm Xuân Cận
Chương 1

--!!tach_noi_dung!!--
     hi thấy Larry Angeluzzi vọt con ngựa đen tuyền qua khoảng đường trống nằm giữa hai bức tường lớn của dãy chung cư cho mướn, bọn trẻ dừng trò chơi trên lề đường, tròn mắt khâm phục. Chàng kỵ mã hiên ngang vung ngọn đèn hiệu đỏ thành một hình cánh cung lớn, đốm lửa xẹt tứ tung từ móng ngựa chạy rốn rảng theo đường hỏa xa, thật vui mắt. Theo sau chàng kỵ mã mang đèn đang hiên ngang thúc ngựa chạy là toa tàu chở hàng dài thòng, đang từ từ tiến về mạn bắc từ nhà ga St. John’s Park đường Hudson.
Năm 1928, Sở Hỏa xa Nữu Ước còn dùng đường phố làm chặng nối con thoi giữa các chuyến tàu ngược Bắc xuôi Nam, nên dùng kỵ mã để dọn đường cho tiện. Chỉ ít năm nữa là việc này chấm dứt vì một chiếc cầu tổ bố vắt ngang trên cao đang xúc tiến hoàn thành. Nhưng thằng Larry Angeluzzi đâu có biết, nên cái mặt cứ vênh lên, giống như cao bồi miền viễn tây thứ thiệt vậy. Nó đi giày da mỏng, mũi nhọn để thúc ngựa, đội nón phớt vành rộng có viền hàng chữ Liên Đoàn Công Nhân Hỏa Xa, bận quần may vải xanh, thứ quần của người làm nghề chân tay, có kẹp ở chân cho gọn gàng bằng chiếc kẹp mạ bạc sáng loáng.
Nó cho ngựa chạy từ từ qua đêm hè nóng bức, giữa sa mạc mênh mông... Các mụ đàn bà ngồi lê đôi mách trên những thùng gỗ, đàn ông thì phì phèo xì gà, đứng nghênh ngang ở mấy góc phố. Bọn con nít say mê lao đầu vào trò chơi nguy hiểm bám lên toa tàu đang chạy xình xịch nhiều khi bươu đầu mẻ trán la khóc tùm lum. Tất cả di động trong ánh sáng vàng ám khói từ những ngọn đèn đường và những tia sáng trắng từ cửa sổ những tiệm bánh kẹo. Cứ tới mỗi ngã tư làn gió mát từ Đại lộ Mười Hai trên bờ xi măng sông Hudson, phả tới khiến người ngựa thoải mái, làm dịu đi đầu máy đen nóng lâu lâu lại rít lên những tiếng chát chúa đằng sau.
Ở đường 27 bức tường bên tay mặt Larry Angeluzzi biến đi, để lộ một khoảng rộng. Đó là công viên Chelsea đầy nghẹt những bóng đen xì ngồi xổm, bọn con nít ngồi bệt trên đất coi phim ngoài trời miễn phí do Ủy Ban Định Cư Hudson bảo trợ. Trên màn ảnh trắng ở phía xa, Larry Angeluzzi ngó thấy một con ngựa và chàng kỵ mã đắm mình trong ánh nắng nhân tạo, đang phi nước đại về phía nó, làm cho ngựa giật mình. Nó thúc ngựa chạy qua ngã tư đường 28, bức tường dài lại nhô lên.
Larry đã về gần đến nhà. Có một chiếc cầu dành cho bộ hành vòng qua Đại lộ thứ Mười ở phố 30. Khi đi qua dưới cầu này, là tới nhà, công việc đã xong. Nó nắn lại cái mũ, ngồi ngay ngắn trên yên ngựa. Tất cả những người trên lề đường 30 và 31 đều là bà con, bạn bè. Larry phóng ngựa vun vút, lao lên phía trước.
Vọt nhanh qua dưới cầu, vẫy tay chào những đứa trẻ đang tựa trên thành cầu bên trên đầu nó. Và quay đầu ngựa về phía những người trên lề đường bên phải, rồi quay ngựa về bên trái, hướng tới những chiếc sân lộ thiên của Sở Hỏa xa kéo dài mãi tới tận con sông Hudson.
Sau nó, chiếc đầu máy đen khổng lồ thở ra những đám hơi nước trắng xóa, và như trong truyện thần tiên, chiếc cầu và bọn trẻ con biến mất, chỉ còn những tiếng reo hò sung sướng vươn lên những vì sao mờ nhạt trên cao. Con tàu chở hàng hóa đi vòng vào sân ga, chiếc cầu lại hiện ra và bầy trẻ đang túa xuống dọc đại lộ.
Larry buộc ngựa vào chiếc cột bên cạnh túp lều người gác dan và ngồi lên chiếc ghế kề tựa vào tường. Bên kia bờ Đại lộ thế giới quen thuộc thân yêu của nó hiện ra dần dần như trên màn ảnh.
Lò bánh sáng trưng ở gần góc đường 30, bọn trẻ đang vây quanh quầy bán đá chanh, có trang hoàng lòe loẹt. Chính panettiere (ông chủ) bỏ những viên đá đủ màu trông thấy mê vào những bao tách giấy có viền trắng. Ông ta bỏ nhiều vì nay đã giàu có. Nhiều khi còn dám nổi hứng bất tử mang tiền đi đốt bậy ở Trường đua mới hách chứ.
Kế bên lò bánh, về phía đường 31 là tiệm thực phẩm, bán toàn những thứ hợp với khẩu vị người Ý, nhìn đã muốn rỏ nước miếng ra rồi. Rồi đến tiệm hớt tóc đã đóng cửa, nhưng bên trong đang có cuộc sát phạt; ông thợ hớt tóc ngay khi đó còn chịu quan sát thay cái đầu nào mới hớt mà không phải của mình là lại thấy bực tức dĩ nhiên không nói ra được. Bọn trẻ bu trên lề đường lao xao như kiến, còn các bà ẩn khuất trong những bộ quần áo đen, ngồi tụ tập trước các thềm cửa. Họ nói chuyện thật huyên náo. Bầu trời mùa hạ đầy sao.
Ông già gác dan lùn tịt bước tới, cất cái giọng khàn khàn: “Đêm nay hết tàu rồi đó mày”. Larry nhảy lên yên, rồi quay ngựa lại.
Khi ngựa vươn mình trong không khí, dãy chung cư cho mướn, bức tường phía Tây thành phố như lượn sóng lớn ào tới. Trong cửa sổ mở nhà nó trên tầng chót chung cư trước mặt, Larry thấy bóng đen của thằng em Vincent, chứ không ai khác. Larry vẫy tay lần thứ hai mới thấy trả lời. Trên tường chỉ còn ít khung cửa có ánh sáng hắt ra. Hầu như ai cũng xuống đường phố, ai cũng ngó thằng Larry gồ ghề này. Nó vỗ mạnh vào cổ ngựa và phi nước đại trên Đại lộ số Mười trải đá đến chuồng ngựa ở mãi tận đường 36.
Cùng hôm đó, lúc trời chạng vạng, khi Larry Angeluzzi lên yên ngựa ở St John’s Park thì bà mẹ nó, Lucia Santa-Angeluzzi-Corbo, cũng là mẹ của Octavia và Vincenzo Angeluzzi, góa phụ của Anthony Angeluzzi, bây giờ là bà Frank Corbo và thân mẫu của ba đứa con sau: Gino, Salvadore và Aileen, sửa soạn rời căn nhà trống không, tránh cơn nóng bức ngột ngạt mùa hè; đi đấu láo suốt buổi tối với các bà bạn hàng xóm, và nhất là để mắt coi chừng những đứa con nô đùa trên đường phố tối tăm.
Đêm nay Lucia