Dịch giả: Đàm Xuân Cận
Chương 6

     ùa thu, bọn trẻ lại cắp sách đến trường. Đêm trở lạnh ít ai bắc ghế ngồi hóng trước nhà; phần lớn dân ngụ cư tham công tiếc việc, đầu tắt mặt tối mới kiếm đủ sống. Ngoài ra, các bà mẹ còn lo quần áo giày dép cho bọn trẻ. Thành phố mang một bộ mặt khác, ánh nắng lạnh lẽo vàng vọt soi trên những hè đường xám xỉn. Những cao ốc hiện rõ trên nền trời không còn thấy mùi khói, bụi, hay nhựa đường bốc lên.
Một sáng mùa thu, Frank Corbo trở về. Lúc đó, những đứa con lớn, đứa đã đi học, đứa đi làm. Zia Louche đang ngồi uống cà phê với Lucia Santa. Cả hai nghe tiếng bước lên cầu thang. Cửa mơ, Frank Corbo đứng đó, vẻ mặt kiêu hãnh có dáng vẻ khỏe mạnh, nhưng ngu ngơ như một đứa trẻ chờ gọi vào. Lucia Santa chậm rãi: “À, ông mới về”. Zia Louche ân cần, vui vẻ chào đón tiếp người chồng trở về:
- Chào Frank. Ông trông khỏe lắm, rất mừng.
Và bà đi pha tách cà phê, Frank Corbo ngồi xuống bàn việc ngay trước bà vợ.
Hai người nhìn thắng mắt nhau một lát, không ai nói gì. Chồng không thể biện hộ cho việc mình tự dưng bỏ nhà đi bạt mạng ngủ đường ngủ bụi. Vợ chỉ biết đành chấp nhận mọi thứ như một số kiếp không thể tránh khỏi. Nhưng mặt khác cũng không sao hoàn toàn tha thứ cho chồng. Bà đứng dậy bước ra cửa mang chiếc va ly của chồng để vào góc phòng, rồi đi làm món trứng rán để chồng ăn điểm tâm luôn.
Cả ba ngồi quanh bàn. Zia Louche hỏi:
- Về làm ruộng khá không ông? Làm việc tay chân đối với các ông là tốt nhất. Bên Ý chúng ta làm việc mười sáu giờ một ngày mà khỏe phây phây. Quanh năm suốt tháng chẳng cần thuốc thang gì cả. Trông ông khỏe khoắn dễ chịu. Chắc ruộng đất chịu ông rồi.
Ông gật đầu biểu đồng tình:
- Tốt lắm.
Hai đứa con nhỏ Sal và Lena thôi chơi, bước vào. Thấy cha, chúng dừng lại ngó.
Zia Louche thúc giục:
- Lại ôm cha đi các con.
Chính người cha cũng ngó hai đứa trẻ một cách ngỡ ngàng hồi tưởng pha trộn e ngại. Khi ông cúi hôn trán con, vợ thoáng thấy trong mắt ông cái nhìn khiếp đảm từ trước đến nay vẫn luôn luôn làm bà sợ hãi.
Ông rút ra hai gói kẹo nhỏ đưa cho các con. Chúng ngồi trên sàn, quanh quẩn như hai chú mèo nhỏ. Ông ta uống cà phê chầm chậm.
Sau khi Zia Louche về, ông lấy ra một nắm giấy bạc, giữ lại hai tờ, còn đưa hết cho Lucia Santa. Được đến cả trăm đô la.
Bà thốt lên kinh ngạc:
- Ông đâu phải đồ bỏ. Ông khoe hơn trước. Ông thấy thế nào Frank?
- Khá hơn trước. Hồi đó tôi bệnh, nhưng tôi giấu. Tiếng ngoài phố trong nhà làm tôi như phát điên. Lúc nào cũng đau đầu. Ở miệt ruộng yên tĩnh lắm. Tôi làm việc quần quật suốt ngày, đêm ngủ không còn mơ hoảng. Còn mong gì hơn nừa chứ?
Cả hai im lặng. Rồi ông nói tiếp như muốn xin lỗi vợ:
- Tôi muốn đưa mình nhiều tiền, nhưng chỉ kiếm được vậy. Tôi không tiêu pha gì cả, chủ cho tôi va ly, quần áo, ăn uống, đủ hết. Còn hơn ở lại đây lau rửa cầu thang.
- Nhiều tiền đó ông. Hồi ông vắng nhà thằng Gino lau cầu thang?
Thiệt lạ người đàn ông không đổ quạu. Ông rút ra một quyển Kinh thánh, chìa cho vợ coi:
- Bà thấy không. Quyển sách này chứa đựng chân lý mà tôi thì mù chữ. Tiếng Ý mà tôi cũng không đọc được. Thằng Gino sẽ đọc cho tôi nghe.
Bà vợ đoán ông ta mệt mỏi nên rầu rĩ nói:
- Chắc ông mệt lắm. Đi ngủ đi cho khỏe. Và tôi cho các con xuống phố chơi.
Khi ông thay quần áo lên giường bà mang cho ông tấm khăn ướt lau mặt. Ông không tỏ ý muốn ân ái, nằm xuống giường nhắm ngon lành như thể muốn quay lưng lại cái thế giới mà ông vừa bước vào. Lucia Santa biết có điều gì không ổn, điều gì bất thường ghê gớm đằng sau tất cả những cái có thể gọi là may mắn này. Bà thấy một lòng thương kỳ lạ người đàn ông mà bà đã yêu, đã lấy làm chồng bao năm trời nay. Như thể mỗi giây, mỗi phút, mỗi ngày, bà đã cầm giữ vận mệnh ông, như ông là tù nhân sống mà chết dần chết mòn. Bà là cai ngục vô tội. Bà đã không kết án ông. Nhưng bà không bao giờ buông tha. Lucia Santa ngồi xuống mép giường, ấp tay mình lên tay người đàn ông, và ông ta đã ngủ say.
Gia đình quây quần ăn bữa ăn tối, ông trở dậy ngồi vào bàn, Octavia chào lạnh nhạt. Larry vui vẻ hơn:
- Chào ba, trông ba khỏe lắm. Cả nhà nhớ ba nhiều.
Gino và Vincent nhìn ngạc nhiên. Ông dúi cho mỗi đứa một đồng đô la. Bất ngờ, ông nói:
- Tối nay mấy bạn tôi sẽ ghé đây chơi.
Chưa bao giờ có chuyện lạ như vầy. Đêm nay Larry phải đi làm, nhưng Octavia quyết định ở nhà.
Nhà cửa dọn dẹp, bát đĩa rửa xong xuôi, bình cà phê mới chế nóng hổi, đĩa bánh ngọt bày trên bàn sẵn sàng khi khách tới. Đó là ông bà John Colucci và đứa con trai lên chín, thằng Jeb.
Vợ chồng Colucci còn trẻ, chỉ độ băm mấy. Ông Colucci dáng người mảnh khảnh, có vẻ đồng bóng, ăn bận đồ đắt tiền. Bà vợ tốt tướng nhưng không mập. Cả hai là dân Ý ngụ cư.
Cả gia đình Angeluzzi - Corbo ngạc nhiên ra mặt thấy ông bà Colucci thân thiết với Frank Corbo quá chừng. Nhưng điệu bộ kiểu cách của họ thiệt khó hiểu.
Ông Colucci là trường hợp hiếm hoi, di cư sang Mỹ vì lý do tôn giáo, ch/div>Lucia Santa mắc kẹt, ấy là phản đối mụ vợ trắc nết chứ đâu phải lão chồng cù lần. Nhưng nói toạc móng heo ra thì nguy hiểm quá. Một anh chồng bị mọc sừng sẽ ăn gỏi cả mụ vợ lẫn tình địch. Bà dịu giọng trở lại:
- Không, không, con tôi được phép làm việc, nhưng không được phép giao thiệp với khách nhậu và không được phép ngủ đêm.
Mụ Le Cinglata cười mỉm.
- Bà chị yên chí, đừng nôn nóng làm gì. Nhà tôi biết con chị ngủ ở đây. Nhà tôi bỏ ngoài tai lời đồn đãi bậy bạ. Ông không tin là vợ ông có thể dan díu với một thằng bé. Trái lại, ông cám ơn nó che chở vợ ông. Ông biếu nó hai chục đồng. Xin bà chị cho tôi biết, chả nhẽ bà chị lại có thể nghe lọt tai những chuyện nhảm nhí vô lý vậy?
Lão chồng, nhìn Lucia Santa lom lom, làm bà ta thấy nhột:
- Không, không, nhưng thiên hạ nói quá nhiều. Cảm ơn Chúa, chồng bà không phải ngu si dốt nát gì!
Đúng lúc đó, Lorenzo xăng xái bước vào, thân thuộc như người nhà, chẳng thèm gõ cửa gì hết. Bà mẹ hiểu ngay mình không nghi oan nó chút nào.
Thằng Larry cười cầu tài kể lại tất cả với mẹ nó về người tình một đêm và lão chồng bị mọc sừng. Họ cùng cười. Nhưng bà mẹ thấy nụ cười lão chồng rất lạ. Nó giả dối, bao hàm sự khinh khi tuổi trẻ. Ôi, con tưởng con lừa được bố là sai bét. Bố đi guốc vào bụng con rồi. Nhưng bố chưa muốn nói đấy thôi. Còn mụ Le Cinglata thì nhìn thẳng vào thằng nhỏ, dâm, gian ra mặt.
Lucia Santa buồn thấy rỗ. Thì ra thằng con mình tuy tốt mã mà lòng dạ chẳng ra chi. Thằng nhỏ làm bộ ngạc nhiên.
- Mẹ, mẹ, tới đây có việc gì đấy. Con không thấy mẹ ở nhà, đã lo.
Bà mẹ biết những gì đã xảy ra. Thằng con không hề nghĩ bà dám đi một mình từ nơi hẻo lánh tới tận ổ. Rồi nó vào nhà thay đồ đi làm. “Thằng nhỏ ma mãnh thiệt”.
Bà mẹ cô bình tĩnh:
- À, con. Con dọn đến nhà mới đấy sao? Ông bà Le Cinglata nhận con làm con nuôi? Ở nhà chắc không biết nấu nướng để vừa miệng con? Em con đã xúc phạm con? Con muốn thoát ly?
Larry giả lả:
- Thôi mà mẹ đừng nói đùa. Đã nói với mẹ con tới đây giúp ông bà Le Cinglata một chút, muốn kiếm thêm tí tiền. Chú Le Cinglata còn phải đi hầu tòa, rồi về quê mua nho ép rượu. Mẹ đừng lo gì.
Mọi người cười thoải mái. Riêng ông chồng bị mọc sừng càng thấy khoái được thằng nhỏ gọi mình là chú. Ông chú lên giọng:
- Lucia Santa, tôi coi Lorenzo như chính con tôi. Thật vô phúc vợ chồng chúng tôi hiếm muộn. Tôi cứ vắng nhà luôn hòi ai che chơ vợ tôi đây? Nghề bán rượu khó khăn nguy hiểm lắm, riêng một người đàn bà không sao cáng đáng nối đâu? Phải có thanh niên lực lưỡng trong nhà. Cậu nhà làm việc ban ngày ở Sớ hòa xa; tối tới ở đây cho tới sáng sớm. Cậu phải ngủ lấy sức, chứ ở nhà có nhiều trẻ con chạy ra chạy vô đi tới đi lui. Vậy tôi xin bà cho cậu ngủ lại đây, rất yên tĩnh, mát mẻ. Tôi hoàn toàn nhờ cậy cậu, và tôi không tin những chuyện thiên hạ xì xầm. Một người kiếm tiền cỡ tôi không hơi sức nào lo lắng những chuyện không đâu.
Mọi sự rõ ràng. Bà mẹ thấy đây là anh chồng, là một người Ý hẳn hòi; chỉ vì mê kiếm tiền mà vui vẻ để mụ vợ cắm sừng lên đầu. Mụ vợ thì biết chồng trọng công việc tiền bạc hơn thanh danh vợ, ngoảnh mặt cho vợ mình làm đĩ. Lucia Santa lợm giọng.
Thế mà con bà sống với bọn điếm đàng này thì rồi sẽ chìm đắm tận đầu. Bà mẹ quay sang Lorenzo:
- Thu xếp quần áo rồi về nhà ngay. Mẹ chờ con.
Larry cười gượng.
- Thôi mẹ. Con đi làm năm năm rồi. Con không còn là con nít.
- Tao là mẹ mày. Mày dám chống báng tao trước mặt người lạ sao mày?
Mụ Le Cinglata đổ dầu vào lửa.
- Thôi, đi đi cậu. Đi với mẹ cậu. Cá không ăn muối cá ươn, con cãi cha mẹ trăm đường con hư. Phải nghe lời mẹ chứ cậu.
Bà mẹ tát con một cái thật mạnh. Nó đẩy bà té ngang chiếc bàn bếp.
Vợ chồng Le Cinglata sững sờ, không ngờ câu chuyện nổ lớn. Rắc rối đến nơi rồi. Hai người tíu tít lôi hai mẹ con ra xa.
Lucia Santa cười nhạt:
- A, sướng chưa con, mà đánh mẹ. Cám ơn Trời, thằng cha mày chết rồi. Ông ơi là ông ơi, sao ông không ở đây trông con ông nó đánh tôi đây nè, trời?
Mặt Larry còn in hằn đủ năm ngón tay, nhưng nó hết giận rồi.
- Thôi mẹ. Con đâu có đánh mẹ. Con chỉ xô mẹ ra thôi.
Nó hối hận thấy mẹ nó khóc.
Lucia Santa quay sang vợ chồng Le Cinglata.
- Ông bà đã mát lòng mát dạ chưa? Thôi được rồi. Con tôi có thể ở đây từ bây giờ. Nhưng tôi nói để ông bà hay, tối nay nó phải về nhà. Nếu không, tôi sẽ đi thưa cảnh sát. Nó còn vị thành niên. Tôi sẽ gửi nó vào nhà trừng giới và các người vào tù. Bán rượu cũng tạm cho là được đi, nhưng đừng làm hại con nít. Chúng ta ở Mỹ chứ không còn bên Ý nữa, đúng như bà mới nói.
- Còn mày, mày cứ ở đây với các bạn mày. Tao không muốn đi cùng mày ở ngoài phố. Cứ ở đây cho vui. Nhưng tao nhắc mày tối nay phải ngủ ở nhà. Nếu không thì đi luôn đừng về nhà tao nữa.
Bà đi khỏi. Trên đường, bà nghĩ lan man, “A” muốn làm giàu, bọn chúng không từ bất cứ điều gì. Tiền trên hết. Bọn thú vật. Thế mà bọn nó vẫn nghênh nghênh không biết mắc cỡ là cái quái gì?
Đêm đó, sau khi bọn trẻ đã lên giường, Octavia ngồi uống cà phê với mẹ ở chiếc bàn tròn lớn trong bếp. Vẫn chưa thấy bóng Larry. Octavia hơi sợ khi biết bà mẹ quyết tâm gửi Larry vào Nhà trừng giới. Ngày mai nàng sẽ không đi làm được. Nàng sẽ phải cùng mẹ tới ở cảnh sát Octavia không ngờ bà mẹ dám ra tay mạnh thế!
Có tiếng gõ cửa làm họ giật mình. Octavia ra mở cửa. Một người lạ mặt bảnh bao mặc đồ lớn mỉm cười với nàng, ông ta hỏi bằng tiếng Ý:
- Thưa đây có phải nhà bà Corbo không ạ? Tôi là luật sư của ông bà Lchịu thua vô điều kiện. Larry thấy kiêu hãnh về tài dàn xếp của mình. Nhưng cha tuần cảnh cao kều lạ mặt làm hư chuyện hết trơn.
- Charlie, mày đưa tao tới đây để rỡn sao?
Charlie rùn vai chưa kịp phản ứng thì cha tuần cảnh kia đã vươn tay xáng Gino một cái tối tăm mặt mày, hét lớn:
- Ra đây thằng khốn.
Larry lập tức đáp lễ, nhắm ngay mật cha tuần cảnh phóng một thoi mạnh, chiếc mũ két bay lông lốc cả quãng. Đám đông giạt ra, ai cũng chờ ông bạn ăn quết trầu vùng dậy. Mất mũ rồi, trông hắn già hơn, cũng kém oai phong hơn vì cái đầu hói chỉ còn lơ thơ ít sợi tóc. Hắn nhào dậy, đối diện Larry.
Hai bên gờm nhau. Viên tuần cảnh cởi phăng dây súng đưa cho Charlie cùng với cái áo ngoài. Hắn nói sẽ:
- Được, mày chịu chơi, ra đây chơi với tao.
Charlie kêu lên:
- Đừng đập nhau ở đây. Hãy ra đàng sau mấy toa chứa thú vật ấy.
Cả bọn đi trở lại sân đến một khoảng đất trống.
Larry cởi áo, ngực nó lông lá xồm xoàm và còn bự hơn viên tuần cảnh. Larry chỉ có chút lo sợ là mẹ nó sẽ làm tùm lum lên. Nó sẽ bỏ nhà đi luôn. Nhưng ngước lên nhìn, bà mẹ vẫn đứng sau khung cửa sổ.
Lần đầu tiên trong đời, Larry thực tâm muốn chiến đấu, muốn đập lộn một kẻ nào đó để chứng tỏ nó làm chủ thế giới của nó.
Thiên hạ bu kín coi trận đấu đá. Cửa sổ chung cư nào đều có người nhòm ra. Guido thằng con ông chủ lò bánh, nhào tới.
- Yên chí Larry, còn có tao đây.
Đằng sau nó là Vinnie, gương mặt tái xanh vì sợ.
Larry và viên tuần cảnh giơ tay lên, báo hiệu trận đấu khai diễn. Giây phút đó Larry cảm thấy mắt nhìn của mẹ đè nặng lên mình, cả đôi mắt thằng em nữa. Nó thấy sức mạnh ào tới. Nó sẽ không bao giờ chịu nhục, không bao giờ chịu bị đánh bại. Nó nhào tới kẻ thù. Hai địch thủ đập nhau chí chạp. Viên tuần cảnh lui về thế thủ, một cú đấm của hắn vào mặt thằng Larry, máu chảy một vạch dài.
Guido hét lớn:
- Bỏ nhẫn ra, thằng già nhát! Đánh cho đẹp chứ.
Viên tuần cảnh đỏ mặt, hắn tuột chiếc nhẫn cưới khỏi tay ném cho Charlie. Đám đông reo hò. Hai bên lại nhào vào nhau, quyết giành phần thắng về mình.
Tuy hơi hãi thấy máu chảy ròng ròng trên mặt, nhưng lửa giận ngùn ngụt làm nó hứng chí, nhắm bụng viên tuần cảnh lấy hết sức thoi một cú chí tử. Hắn té nhào. Đám đông la hét, Guido giục giã:
- Cho nó đo ván đi, Larry.
Viên tuần cảnh lồm cồm đứng dậy. Đám đông lại yên. Larry thấy tiếng mẹ nó hét lên từ xa:
- Lorenzo, dừng lại, dừng lại.
Một vài người quay lại, ngó lên cửa sổ chung cư nơi bà mẹ Larry đứng. Nhưng thằng Larry tỉnh bơ.
Quần thảo một lát viên tuần cảnh nằm bò xuống đất. Hắn đã quá mệt. Hắn vừa đứng dậy, Larry nhào tới dộng luôn một cú trực tiếp ngay mặt.
Lão già nổi điên, nắm lấy cổ Larry, hai chàng đá loạn bậy, Larry gỡ hắn ra. Cả hai mệt lử và không ai đủ sức hạ kẻ địch rõ rệt. Charlie đỡ bạn còn Guido kéo Larry ra một bên. Trận đấu chấm dứt.
Charlie hắng giọng:
- OK. Đấm đá được lắm. Cả hai bên bắt tay đi, anh em cả.
Guido hưởng ứng.
- Phải đó. Trận này hòa.
Nó nháy Larry. Một vài khán giả bắt tay Larry vỗ vai nó thân mật. Ai cũng biết nó thắng.
Rồi cả Larry và viên tuần cảnh gượng cười. Cả hai bắt tay, nắm vai nhau lắc nhẹ ra cái điều thân thiết. Viên tuần cảnh nói:
- Mày khá lắm, Larry.
Có tiếng xì xào biểu đồng tình. Larry vòng tay ôm Gino:
- Thôi về mày.
Hai anh em vượt đại lộ, leo lén cầu thang chung cư. Guido và Vincent đi theo.
Khi chúng đặt chân vào nhà bà mẹ giơ tay nhắm Gino đánh nhưng nó tránh dễ dàng. Rồi bà thấy má Larry. Bà rên rỉ: “Trời ơi, trời ơi có sao không con?” rồi chạy đi kiếm cái khăn ướt đắp lên đó. Bà gào lên:
- Gino, vì mày mà anh mày khổ.
Larry hãnh diện và vui sướng:
- Má, con thắng trận. Má hỏi Guido thì biết.
Guido nói:
- Đúng vậy. Anh Larry có thể thành võ sĩ nhà nghề. Anh đánh gục lão đó luôn. Má anh chỉ bị sước vì tay lão có đeo nhẫn thôi.
Gino hứng khởi:
- Má, anh Larry đánh ngã lão già bốn lần. Anh thắng một trăm phần trăm phải không, Larry?
Larry đáp:
- Đúng thế. Nhưng đừng chửi thề nữa mày.
Nó thấy lòng đầy cảm mến má nó, em nó, cả nhà: Không kẻ nào rờ tới nhà mình được. Lẽ ra con đã giết hắn ta rồi, nếu không vì công việc ở nhà ga.
Lucia Santa đãi tất cả cà phê. Bà nói:
- Lorenzo, đi ngủ đi con. Hãy nhớ tối nay còn đi làm.
Guido Vinnie tới lò bánh mì. Larry thay quần đi ngủ. Đã lên giường nó còn nghe thấy Gino kể lại trận đấu cho mẹ nó nghe bằng một giọng đầy thích thú.
Larry thấy mệt nhưng thoải mái yên tâm. Nó không còn bị coi là kẻ hung hiểm. Đêm nay khi nó ruổi ngựa ngược Đại lộ Thứ Mười, theo sau là chiếc đầu máy lớn và con tàu vô tận. Người ở Đại lộ Thứ Mười sẽ trầm trồ khen ngợi. Ai cũng kính trọng vì nó đã che chở em và bảo vệ danh dự gia đình. Chẳng kẻ nào dám ngược đãi bất cứ ai trong gia đình này. Nó ngủ thiếp đi.
Trong bếp bà mẹ dọa Gino:
- Mày còn bén mảng đến sân ga thì tao xé xác mày ra.
Gino rùn vai.
Lucia Santa sung sướng, nhưng bà hơi khó chịu thấy lũ con cứ kể lể hoài trận đập lộn như thế đó là một biến cố quan trọng. Trong thâm tâm bà rất coi thường tính háo thắng bọn đàn ông, thực ra bọn họ có anh hùng quái gì đâu? Xét cho kỹ, có anh đàn ông nào dám coi nhẹ mạng sống ngày lại ngày, hết năm này sang năm khác, như tất cả những người đàn bà dám sống cho tình yêu. Hãy để cho mang nặng đẻ đau, hãy cho họ thử sống như đàn bà; chừng đó họ sẽ không còn quá quan trọng hóa với cái mặt đầy máu hay những vết thương do đấm đá vô bổ.
Thằng Gino vẫn cứ lải nhải mãi về trận đấu ngoạn mục. Bà mẹ nắm cổ nó vứt ra cửa như quắng một chú mèo con. Bà la vào mặt nó:
- Mày đi đâu thì đi, nhưng đừng có quên bữa tối đấy.

*

Những ngày mùa hè còn lại, Lucia Santa phải tranh đấu với Octavia trong hơi nóng ghê gớm bốc lên từ xi măng. Lề đường, mặt đường phủ đầy bụi phân khô và khói những dơ bẩn của hàng triệu người và vật, không khí lúc nào cũng đục, vì chứa hàng triệu hạt bụi li ti.
Octavia thắng. Nàng đổi việc, trở thành một cô giáo dạy may cho Công ty Melody, một tổ chức nhằm gia tăng số máy may bán. Octavia chỉ bảo miễn phí cho từng khách hàng. Mỗi tuần lương nàng sụt mất ba đô la so với công việc lúc trước. Nhưng bây giờ nàng có thể được thăng thưởng. Nàng còn có quyền may vá cho gia đình ngay trong giờ làm việc. Chính điểm này khiến Lucia Santa chịu nhượng bộ.
Thằng Vinnie, người gầy tọp hẳn đi làm mẹ và chị lo quýnh. Một bữa Octavia dẫn ba đứa em trai nhỏ đến bệnh viện chữa ràng miễn phí ở Nhà Định Cư Hudson. Trước đây nàng có đọc một thông cáo cho biết Quỹ Du Lịch Đặc Biệt Nhật Báo Herald Tribune nhận bảo trợ cho trẻ em nào muốn sống ở đồng quê trong vòng hai tuần lễ. Nàng đã nộp đơn cho Vinnie, trước khi nó đi làm ở lò bánh mì.
Nàng bàn lại chuyện này, với mẹ Vinnie sẽ chỉ mất nửa tháng lương, bề nào nó cũng phải nghỉ việc khi nhà trường khai giảng. Đây là dịp đổi không khí ở nhà quê trong nông trại trong hai tuần lễ mà không mất một phí tổn nào cả. Bà mẹ phản đối không phải vì thất thu số tiền nhỏ, mà vì không thể hiểu, sao một đứa trẻ thành phố phải về nhà quê đổi gió trong hai tuần lễ. Thiệt bà không hiểu. Bà cũng chẳng biết tại sao lại có cặp vợ chồng không chịu nhận một đứa trẻ lạ vào nhà trong hai tuần lễ, Octavia phải giảng cho mẹ hiểu là nhà báo sẽ trang trải phí tổn, thì bà mẹ mới gật gù ra điều thông cảm.
Sau cùng Lucia Santa đồng ý. Gino sẽ thế chỗ Vinnie ở lò bánh mì. Vinnie được dặn dò, nếu không thích cứ viết thư về nhà Octavia sẽ tới dón. Nó không muốn đi, sợ phải sống với người lạ. Nhưng Octavia giận dỗi, khóc lóc quá nên nó mới chịu đi.
Thằng Gino làm việc ở lò bánh thật ẩu khiến gia đình mang tiếng lây. Nó cứ lỉnh đi chơi hoài. Nhưng chẳng ai giận nó. Ông chủ lò bánh chỉ cho bà mẹ biết sang năm sẽ không nhận Gino, rồi cả hai phá lên cười. Riêng Octavia rất giận dữ, nàng biết mẹ vẫn nhẹ tay với Gino hơn với Vinnie. Như thế là thiên vị, không tốt.
Chẳng mấy chốc mùa hè đã hết. Chỉ còn một tuần nữa là nhà trường khai giảng, Vinnie trở về ai cũng trố mắt ngạc nhiên. Vinnie có một va li da mới rất chiến, có quần mới, áo mới, cà vạt mới và cả com-lê mới. Mặt nó rám nắng, đầy đặn, cao trông thấy, đi đứng đàng hoàng, kiểu cách.
Đêm đó cả nhà quây quần quanh chiếc bàn dài nghe Vinnie kể chuyện đồng quê. Gino và Sal trố mắt, ngay cả bé Lena nghe cũng chăm chú.
Thôn quê là nơi không có lề đường tráng xi măng. Toàn đường đất thôi; chỗ nào cũng có cây táo chĩa trái, và cây dâu tây. Muốn ăn lúc nào thì ăn. Vincent sống trong một nhà gỗ xinh xắn sơn trắng. Đêm lạnh ngủ phải đắp chăn. Ai cũng có xe hơi, vì không có xe điện ngầm ở quê. Bà mẹ không lấy là lạ, vì bà đã ở nhà quê. Nhưng Gino tiếc hùi hụi.
Rồi Vincent cho mọi người coi bộ pi-gia-ma của nó.
Bà mẹ hỏi:
- Nhưng tại sao người ta cho con quần áo?
- Thì họ thích con mà. Họ muốn sang năm con lại về, có thể đưa cả Gino theo nữa. Con kể chuyện gia đình ta cho họ nghe. Họ sẽ viết thư cho con và gửi quà Giáng sinh. Và con cũng sẽ viết thư cho họ.
- Họ không có con à?
- Không, má.
Octavia nói:
- Vin, em khỏi đến lò bánh nữa. Chỉ còn một tuần nữa là khai trường rồi.
Vincent mừng rỡ. Hai chị em nhìn về phía bà mẹ. Bà mẹ cũng cười nhưng có vẻ nghĩ ngợi.
Bà ngạc nhiên, sao có những người tốt bụng như thế. Đêm nay các con bà vui vẻ là đủ rồi. Bà hài lòng.
Nhưng Octavia gặp chuyện khó xử. Một chiều ông chú gọi nàng vào văn phòng:
- Cô Angeluzzi, tôi đã để ý cô dạy học khá lắm. Khách hàng đến mua máy được cô chỉ dẫn rất thích cô. Họ cũng hài lòng về những máy may họ mua lắm. Nhưng chính đây là điểm kẹt cho chúng ta.
- Thưa tôi không hiểu ý ông chủ muốn nói gì ạ?
- Điều tôi muốn nói qua có hơi tế nhị một chút. Cô còn trẻ, cô rất thông minh, lại tốt bụng. Cô có quvẽt tâm, hăng say tận tụy với công việc. Thành thực mà nói cô là người hướng dẫn tốt nhất của công ty.
Ông ta vỗ nhẹ tay nàng. Nàng rụt rè xịch ra xa. Ông ta cưới; nàng đã được giáo dục theo lối cố điển. Nghĩa là nàng cho rằng một người đàn ông nắm tay nắm chân đàn bà là có tà ý!
Ông chủ nói tiếp:
- Nhưng Octavia này, Công ty Melody không làm ăn nhờ dạy may cắt, hay bán những loại máy rẻ tiền như chúng ta đã quảng cáo để lôi kéo khách hàng tới cửa tiệm. Chúng ta muốn bán máy tốt và mắc tiền. Vậy công việc của cô là giúp chúng tôi đạt được mục đích này. Tôi sẽ thăng cô lên làm nữ mãi viên, nhưng cô vẫn làm công việc cũ. Lương có được tăng hai đô la. Cô hãy tỏ ra dễ thương nhé...
Mắt nàng chớp chớp, rồi ông ta mỉm cười:
- Không cần phải dễ thương với tôi. Cô hãy tỏ ra cởi mở và giao thiệp kỹ với những bà học may. Uống cà phê nói chuyện thân mật với họ. Cô lại là người Ý, một điểm rất lợi. Cô hiểu chứ, chúng ta không kiếm được bao nhiêu tiền với những thứ máy may tồi mà chúng ta quảng cáo trên báo. Cô có nhiệm vụ lái họ sang những kiểu máy tốt hơn, và dĩ nhiên mắc tiền hơn. Cô hiểu chứ, và cứ tiếp tục công việc như cũ. Nhưng cô ráng làm div style='height:10px;'>
Có một đêm ông chồng lại giở trò rên rỉ, Octavia từ trong phòng nhái giọng rên rỉ y hệt. Ông ta chửi thề độc địa. Nàng cũng dài giọng bắt chước. Sal và Lena khóc ré lên. Vinnie và Gino ngồi ở góc giường, co người lại vì sợ. Lucia đập thình thịch vào cửa phòng con gái, ra lệnh im mồm. Nhưng Octavia hết chịu nổi, cứ tiếp tục xa xả, chính ông chồng phải ngưng trước.
Sáng sau, ông không đi làm. Lucia Santa để ông nghỉ ngơi trong khi bà sửa soạn cho lũ trẻ đi học. Rồi bà mang bữa điểm tâm cho chồng.
Ông ta ngồi trơ như gỗ, mắt nhìn láo liên lên trần nhà. Khi bà đưa tay lay ông, ông ta nói khàn khàn, mất hết sinh khí:
- Tôi chết, đừng để họ chôn không quần áo. Nhớ mang giày cho tôi. Chúa đã gọi tôi, tôi chết.
Bà sợ hãi rờ chân ông, lạnh như đá và cứng ngắc. Ông chồng gào to:
- Giê su, Chúa ơi, hãy rủ lòng thương tôi.
- Frank, để tôi gọi bác sĩ. Ông bệnh rồi, ông ơi!
- Nếu thằng bác sĩ nào nào tới, tao ném nó ra khỏi cửa sổ liền.
Bà vợ thấy ông chồng cao giọng chửi bới thì biết ông chưa chết ngay. May quá, thằng Larry vừa về.
Bà vợ gọi lớn:
- Larry, vào nhà giúp tao tay. Bố mày bệnh lại không chịu đi khám bác sĩ đây này.
Larry giật mình nhìn vẻ mặt hốc hác điên loạn của người cha dượng:
- Ba à, phải gọi bác sĩ. Dù ba chết rồi cũng phải gọi bác sĩ. Không người ta sẽ đồn đại mẹ đầu độc ba.
Nó mỉm cười, nhưng Frank Corbo nhìn khinh miệt, cho như nó khùng:
- Không cần bác sĩ. Để tao nghỉ.
Ông ta nhắm nghiền mắt lại.
Lucia Santa và Larry bỏ vào bếp. Bà mẹ nói:
- Mày tới xưởng Runkel kiếm ông Colucci gấp.
Larry mệt muốn chết và muốn đi ngủ. Nhưng thương mẹ, nó đành vọt đi.

*

Nhưng ông Colucci không thể ra khỏi Sở trong giờ làm việc. Năm giờ chiều ông tới cùng ba người nữa, quần áo đầy mùi cocoa. Frank Corbo đang nằm như chết trên giường.
- Frank, Frank. Ông làm sao thế? Ông không thể bỏ vợ ông. Ai sẽ nuôi họ? Chúa chưa gọi bây giờ đâu, ông còn quá nhiều việc phải làm. Frank, tỉnh dậy đi. Chưa đến lúc ông ạ...
Ba người đàn ông chấp tay: Amen. [1]
- Chúng tôi phải kiếm bác sĩ cho ông.
Người bệnh bật dậy, tay chống đầu. Ông ta nói chậm chạp, giận dữ, rành rẽ:
- Ông đã bảo tôi không bao giờ cần bác sĩ, rằng mọi sự tùy ý Chúa. Bây giờ ông nói dối, ông bán Chúa.
Ông thò tay chỉ vào trán ông Colucci. Ông Colucci chết điếng người. Ông ngồi xuống giường, cầm lấy tay Frank Corbo, ôn tồn:
- Ông bạn, hãy nghe tôi. Tôi tin điều tôi đã nói. Nhưng khi tôi nhìn vợ con ông, lòng tin tôi lung lay. Tôi không thể để lòng tin của tôi giết ông. Ông bệnh, ông nhức đầu, ông đau khổ, ông bạn, ông không tin tưởng ông, ông nói Chúa gọi ông, ông nói ông chết. Ông phạm thượng đấy! Ông phải sống. Ông hãy đau khổ. Chúa sẽ rủ lòng thương ông trong ngày tận thế. Ông hãy trở dậy, đến nhà tôi dùng bữa tối. Rồi chúng ta cùng đến Hội thánh cầu nguyện.
Ông Colucci khóc. Mấy người đàn ông cúi đầu. Người bệnh mở to mắt, nói:
- Tôi sẽ đứng dậy.
Ra hiệu cho họ lui ra để ông thay quần áo. Mấy người vào bếp, ngồi vào bàn uống cà phê do Lucia Santa manệ tới.
Ông Colucci yên lặng, ông đau khổ gớm ghê, đã nhìn thấy một người xác tín đẩy lòng tin chót, đến sắp lìa đời. Ông nói với Lucia Santa.
- Thưa bà, ông sẽ về nhà trước chín giờ tối nay. Hãy gọi bác sĩ. Đừng sợ. Tôi sẽ ở cạnh ông. Bà hãy tin tôi. Chúng tôi là bạn chân thật của ông. Chúng tôi sẽ cầu nguyện cho ông.
Ông ta để tay lên vai Lucia Santa. Bà giận dữ thật sự. Phải, chính Coluci là kẻ gây ra bệnh tật cho chồng bà với tật mộ đạo kỳ quái. Ổng và những bạn làm đảo lộn đầu óc của chồng bà với sự điên rồ của chúng, với vẻ đạo đức giả mạo tục tĩu. Cộng vào đó, bà ghê tởm chính con người Colucci. Bà cảm nhận một cách sâu xa, không hề quan tâm chút nào đến đời sống hay người đồng loại. Nhớ lại cái lúc khóc bên giường chồng bà, bà thấy khinh miệt thật tình. Ông và tất cả những kẻ muốn tìm kiếm một cái gì đó ở bên kia đời sống, bên ngoài đời sống mà gán lên biết bao lời nói huê mỹ, rỗng tuếch. Như thế, đời sống chính đang sống là chưa đủ hay sao? Ôi, bộ tịch thật đáng nực cười ra nước mắt! Bà ngoảnh mặt đi, không muốn Colucci thấy mình. Bà ghét, ghét cay ghét đắng. Phải chính bà mới là kẻ phải đau đớn thực tình, và phải khoanh tay trước số mệnh tàn ác vây bủa. Còn Colucci có rỏ vài giọt nước mắt cá sấu, cũng chẳng có chút thương cảm thật nào! Tất cả con người chỉ là lớp sơn màu mè, giả tạo, không sao che nổi sự tàn nhẫn ghê gớm, đã khiến Colucci đẩy kẻ khác vào chỗ chết, mà thâm tâm vẫn cho mình làm việc nghĩa. Thật mỉa mai hết chỗ nói!
Chú thích:
[1] Đúng như vậy (Chú thích của người dịch).