12 HẠNH PHÚC VẪN HIỆN HỮU TRONG CUỘC SỐNG HIỆN ĐẠI

Dịch giả: Diệu Ngộ - Mỹ Thanh & Diệu Liên - Lý Thu Linh
12 HẠNH PHÚC VẪN HIỆN HỮU TRONG CUỘC SỐNG HIỆN ĐẠI
TT. Horowpothane Sathindriya Thera

Thượng Tọa Horowpothane Sathindriya Thera hiện trú tại Trung tâm Thiền Định Phật giáo (Samadhi Buddhist Meditation Centre), ở Campbellfield, Victoria, Úc. 

*

 
Tất cả mọi người trong xã hội đều kiếm tìm hạnh phúc.  Hòa bình, an lạc, thanh tịnh, thư giãn, tự tại và hạnh phúc là những điều chúng tôi muốn nói đến ở đây.
Tuy nhiên, ngày nay nền văn hóa hiện đại dựa trên thương mại, tiêu dùng, vật chất, ma túy, sự phân biệt chủng tộc, những xung đột gia đình, những xáo trộn chính trị, vũ khí hạt nhân và súng đạn đang càng ngày càng tràn lan khắp thế giới.
Hiện tại xã hội chúng ta tràn đầy bao xung đột. Mọi thứ đều biến chuyển. Khoa học và kỹ thuật đang tấn công chúng ta, nền kinh tế quốc gia và văn hóa dân tộc bị đe dọa bởi sự toàn cầu hóa của văn hóa Mỹ.
Tính nhân bản, những giá trị xã hội, đạo đức, luân lý và tập quán đang bị mai một và lãng quên. Những nét văn hóa đặc thù của chúng ta và những kỷ cương đạo đức từng được tôn trọng đang bị nền văn hóa bạo lực hủy diệt.
Không chối cãi là với toàn cầu hóa, chúng ta đang cùng đồng hành đến một điểm chung, nhưng so sánh với ba mười năm về trước, thì những giá trị, chất lượng sống, cách sống của con người đã hoàn toàn thay đổi.  Nó đã đảo lộn một cách nghiêm trọng. Người ta phải đối mặt, phải chịu đựng bao vấn đề về sức khỏe.
Nhiều người phải trải qua những đau đớn tột cùng nơi thân và tâm. Khủng hoảng tâm lý, trầm cảm, căng thẳng, bức xúc, âu lo, sợ hãi và bao điều tiêu cực khác đang gia tăng tốc độ trong xã hội loài người chúng ta. Do đó, số người tự tử, hiếp dâm, những ca ly dị, xung đột trong gia đình, hỗn loạn ngoài xã hội và bạo lực đang ngày càng tăng trưởng với cấp số nhân. Mặc dù khoa học và kỹ thuật tân tiến đã phát triển vượt bực, chúng ta cũng không tìm được thuốc để chữa những đau đớn, ung tấy nơi tâm hồn chúng ta.
Niềm hạnh phúc, sự tự tại và hạnh phúc nội tâm không hiện hữu ở bên ngoài, mà chúng ở bên trong chúng ta.  Nếu ta muốn tìm được hạnh phúc đích thực, ta phải vun trồng và phát triển những tư tưởng tích cực, hướng thiện để tạo ra sự an bình trong ta.
Chúng ta cần quán sát nội tâm của mình, giống như người gác cổng hay người bảo vệ canh giữ, trông chừng kẻ ra người vào.
Từ thời thơ ấu, chúng ta đã tích lũy bao tư tưởng bất thiện như ham muốn, sân hận, ghét bỏ, ganh tỵ, tự ái, hiềm thù, công kích, v.v...  Rõ ràng là những tình cảm này đã tạo nên bao vấn đề, bao nội kết trong ta.
Sống đơn giản, biết đủ là cách thực hành quan trọng nhất đối với những ai đang sống trong nền văn hóa tiêu thụ tinh vi, luôn khuyến dụ ta sống trong thế giới ảo tưởng.  Nếu có thể thõa mản những nhu cầu căn bản, thì ta cũng nên thấy đủ, hơn là muốn được có thêm nhiều, nhiều vật chất hơn nữa.
Hơn thế nữa, ta cần thân cận với những thiện hữu tri thức, những người biết coi trọng những giá trị nội tâm của con người.
Tứ Chánh Cần là một yếu tố quan trọng cần được vung trồng và thực tập để tẩy uế những tâm ô nhiễm của chúng ta. Nếu ta áp dụng được các đức tính đó vào cuộc sống hằng ngày, ta sẽ đạt được những lợi ích của chân hạnh phúc và tâm an bình.
Tứ Chánh Cần là:
1. Ngăn cản những tư tưởng bất thiện và tiêu cực không để chúng phát khởi.
2. Buông bỏ những tư tưởng bất thiện và tiêu cực khi chúng đã phát sinh.
3. Ươm mầm và vung trồng những tư tưởng thiện và tích cực khi chúng chưa phát khởi.
4. Duy trì và phát triển những tư tưởng thiện và tích cực khi chúng đã phát sinh.
Không có gì có thể ảnh hưởng đến tâm ta, ngoại trừ những tư tưởng bất thiện và tiêu cực, chúng dày vò tâm ta không thể tưởng được. Hiểu được điều này, ta phải quyết tâm không để bất cứ tư tưởng bất thiện, tiêu cực nào đến với tâm ta.
Thường tâm ta giống như một chú khỉ hoang, lang thang đây đó, nhảy từ cây này sang cây khác, chuyền từ cành nọ sang cành kia với đầy lòng ái dục trong một cánh rừng rộng lớn. Tâm khỉ đó tạo ra bao biến động trong tâm ta. Tâm chưa được điều phục, mất thăng bằng sẽ dẫn đưa ta đến một cuộc sống đầy tai ương, khiến ta tưởng chừng mình đang sống trong địa ngục, dầu chưa lìa khỏi cõi đời này.
Đa số chúng ta thường cảm thấy oán hận và tỵ hiềm với tha nhân. Nhiều người không thể chịu đựng nổi khi thấy kẻ khác thành công, giàu có hơn mình. Họ không thể hoan hỷ và chia sẻ sự tiến bộ, hạnh phúc, thành đạt và may mắn của người khác.
Đó là một căn bịnh tạo ra những xung đột tâm sinh lý và những trạng thái tâm khủng hoảng nơi con người.  Những con vi-rút tâm uế nhiễm này khiến tâm ta tăm tối, vô minh, khiến ta không thể biết là tâm ta sâu sắc đến dường nào.
Đó là lý do tại sao Đức Phật, vị đạo sự tuyệt vời, đã dạy bảo, khuyến khích ta thực hành, điều phục tâm mình, để ta có thể tẩy uế và giải thoát tâm khỏi những khổ đau, những điều bất như ý.
Chúng ta không thể trách ai cả.  Chúng ta phải tự mang đến hạnh phúc cho tâm và buông bỏ mọi tiêu cực khiến tâm cảm thấy bất hạnh. Chúng ta có thể nổi giận vì bị ai đó dùng lời sỉ nhục, khích bác, hay hành động đầy ác ý và khiêu khích. Chúng ta có thể đau lòng bởi những lời đàm tiếu hay những điều thêu dệt bời những người gian ác, thâm độc. Nhưng ngay khi điều đó xảy ra, hãy cố gắng hết sức để quay vào bên trong và quán sát c
  • 3. PHƯƠNG PHÁP RÈN LUYỆN TÂM
  • 4. NHÌN SỰ VẬT NHƯ CHÚNG THẬT SỰ LÀ
  • 5. QUAN ĐIỂM CỦA ĐỨC PHẬT
  • 6. NGÔI NHÀ THỰC SỰ CỦA CHÚNG TA
  • 7. CHUẨN BỊ CHO CÁI CHẾT
  • 8. MỘT ĐỜI SỐNG CÓ Ý NGHĨA
  • 9 CÓ KHỔ MỚI BIẾT TU
  • 10 LỜI NÓI DỄ NGHE
  • 11 LỢI ÍCH TỐI ĐA
  • 12 HẠNH PHÚC VẪN HIỆN HỮU TRONG CUỘC SỐNG HIỆN ĐẠI
  • 13 PHƯƠNG PHÁP THƯ GIÃN NƠI LÀM VIỆC
  • 14 THỜI GIAN VÀ TIỀN BẠC
  • 15 ĐỐI TRỊ CÁC UẾ NHIỄM DẦU HẮC
  • 16 GƯƠNG SOI
  • 17 VÔ NHÃN, NHĨ, TỶ...
  • 18 HÃY DẸP BỎ TÁNH NÓNG GIẬN
  • 19 ĐỐI TRỊ CƠN GIẬN
  • Gia đinh & Con cái - 21 GIA ĐÌNH VÀ CON CÁI
  • 22 HÒA HỢP GIA ĐÌNH
  • 23 TÌNH THƯƠNG YÊU ĐẦU ĐỜI
  • 24 QUAN TÂM ĐẾN CON CÁI
  • 25 LÀM MẸ VÀ HÀNH THIỀN
  • 26 VƯỢT QUA TRỞ NGẠI
  • những lúc khó khăn - của việc tiêu dùng đồng tiền một cách khôn ngoan chứ không phải cho một cuộc sống bê tha, phung phí.
    Sống trong giới hạn của mình là trọng tâm của nguyên tắc thứ ba. Ngày nay, khi có quá nhiều người trẻ tự làm mình bị vướng vào nợ nần vì đã tiêu xài thẻ tín dụng quá mức, lời dạy cơ bản này đặc biệt quan trọng.
    Lời khuyên thiết thực thứ tư của Đức Phật là tạo ra những người bạn tốt trong đời. Đức Phật đã nhấn mạnh đến sự quan trọng của đức tính này, đặc biệt trong phạm vi kinh tế, bằng cách dạy rằng chỉ lo thu gom, tích trữ và sử dụng của cải thì chưa đủ tốt.  Chúng ta cần phải tìm kiếm, đào tạo những người tốt để làm việc chung, trước khi ta có thể sử dụng tài sản của mình. Đức Phật cũng khuyên trong khi kiếm sống, chúng ta cần tránh giao tiếp với những người phạm giới. 
    Lời khuyên của Đức Phật đối với những vấn đề liên quan đến kinh tế thực tiễn một cách đáng ngạc nhiên, đến mức độ có cả những lời khuyên ta nên phân chia và quản lý ngân sách gia đình như thế nào. Một phần cần được để dành cho nhu cầu sinh hoạt gia đình, một phần để giúp đỡ bạn bè, một phần để dành cho những ngày khó khăn hay trường hợp khẩn cấp, một phần cho từ thiện, và một phần để cúng dường quý tăng ni.
    Nhưng bạn có thể nói, có người gần như kiếm không đủ sống, làm sao họ có thể nghĩ đến việc để dành? Có người còn bị đẩy đến việc trộm cắp hay phạm các loại hình sự khác chỉ để nuôi nấng con cái.
    Bạn cảm thấy tội nghiệp cho họ, rồi bạn trách chính phủ, đổ thừa cho lương bổng thấp giống như các viên chức cảnh sát tham nhũng mà ta đọc mỗi ngày trên báo.
    Hãy nghĩ kỹ lại xem bạn có thực sự tin rằng việc trộm cắp, việc đòi hỏi và nhận hối lộ có thể được chấp nhận đơn giản vì người đó ham muốn nhiều hơn khả năng có thể có của họ? 
    May mắn thay vẫn còn có những câu chuyện để cho ta thấy một mặt khác của đồng tiền. Đó là câu chuyện của những bậc cha mẹ chịu thương, chịu khó, làm bất cứ những công việc tay chân vất vả gì và sống trong những hoàn cảnh nghèo khổ phải tranh đấu mỗi ngày để nuôi nấng, chăm sóc, và giáo dục con cái, ươm trồng cho con họ những đức tính của lòng chân thật, ngay thẳng - của Chánh mạng. Họ quản lý những đồng tiền mà họ có một cách khôn ngoan và đôi khi còn có thể giúp đỡ người khác.
    Sự quản lý kinh tế của họ dựa trên những nguyên tắc thiết thực, bền vững, những nguyên tắc của nền kinh tế Phật giáo.
    (Trích dịch theo Dhamma Moments,
    NXB Third Printing International Ediition)