Tổng hợp và Biên dịch: Diệu Liên Lý Thu Linh & Diệu Ngộ Mỹ Hạnh
Phần 1 - "F "
Năm Cách Sống Hạnh Phúc Hơn Theo Phật Giáo

Francesca Biller

     rancesca Biller là một phóng viên thời sự. Các bài viết của cô đã được đăng trên báo chí, phát trên đài truyền thanh, truyền hình trải gần hai mươi năm nay. Là phóng viên, cô đã viết về những vấn đề liên quan đến chính trị, kinh tế, những vấn đề về phụ nữ, gia đình, truyền thông, văn hóa, trẻ em và những vấn đề thời sự khác. Cô đã nhận được các giải thưởng như Giải Edward R. Murrow, hai giải Golden Mike và bốn giải nhất của Hội Nhà Báo Chuyên Nghiệp.
Cô đã tự sự về mình như sau: “Tôi lớn lên bên cạnh người mẹ Nhật. Bà là một Phật tử. Cha tôi là người Anh gốc Nga, theo đạo Do Thái. Tôi đã tìm hiểu về nhiều tôn giáo, phong tục và văn hóa với tư cách cá nhân, trong vai trò của người làm mẹ, làm báo và người đi tìm chân lý. Hiện giờ tôi thực sự hạnh phúc hơn vì tôi đã biết chấp nhận bản thân, và người khác như họ là, và nhận thức mỗi ngày là một ngày mới, ngày đặc biệt, và tôi mãi mãi hàm ân về điều đó.

*  *  *

Khi còn nhỏ, tôi không biết có được một người mẹ Phật tử là điều may mắn như thế nào. Tôi chỉ nghĩ là tất cả trẻ em đều lớn lên với món quà của trí tuệ, tình thương sâu đậm và một cảm giác bình an thực sự.
Nhưng sau khi tôi đã bay xa tổ ấm của mẹ, tôi mới biết rằng thế giới bên ngoài không yên ổn, không tử tế, và không an bình chút nào. Tôi nhanh chóng nhận ra thế giới bên ngoài thường là một nơi đầy rẫy những đớn đau, nghiệt ngã, sân hận và quá ồn ào đối với đôi tai quá nhạy cảm của tôi. Nhưng chính sự nhạy cảm, chánh niệm mà tôi đã học được trong Phật giáo đã giúp tôi vượt qua những đau khổ, những thất vọng não nề mà tôi đã nếm trải.
Những giai đoạn đau khổ như thế là khi tôi phải chứng kiến đứa con bé nhỏ của mình trải qua một ca phẫu thuật mổ tim, phải chịu đựng một mối liên hệ chẳng tốt đẹp suốt nhiều năm, và chịu đựng những thương tích nghiêm trọng trong một tai nạn xe hơi.
Cũng có những lúc tôi cảm thấy thất vọng, buồn chán trước những áp lực của cuộc sống. Đó là những trải nghiệm trong các mối liên hệ trong từng ngày, việc sinh con và nuôi dưỡng chúng, cố gắng chăm sóc hay tìm người thân cận có thể chăm sóc cho cha mẹ già của mình và những năm tháng đầu đời của tuổi trưởng thành khi ta cảm thấy quá cô đơn. Khi lớn tuổi hơn, quán xét lại cuộc đời mình và có thể sống từng ngày với một tinh thần sảng khoái, và hy vọng là sáng suốt hơn, thì những điều dạy dỗ của người mẹ Phật tử của tôi luôn thầm thì những lời dịu dàng, đồng cảm đi thẳng vào tâm hồn tôi.
Một giáo lý căn bản của Phật giáo dạy rằng hạnh phúc hay khổ đau là trách nhiệm của từng cá nhân. Điều đó có nghĩa là tất cả chúng ta đều hoàn toàn làm chủ việc chuyển đổi cuộc sống của chúng ta. Thật là một tư duy mới mẻ, tràn đầy giác ngộ!
Tôi tin rằng những bài học về cuộc đời mà tôi đã học được từ Phật giáo sẽ tiếp tục truyền sức sống và ban trải sức mạnh, uy lực thực sự của chúng cho tôi khi tôi đối mặt với những nỗi sợ hải, thách thức và những cuộc chiến đấu với đau khổ mà giờ tôi mới biết rằng chúng chỉ là một phần trong kinh nghiệm sống của một kiếp người.
Tôi hy vọng là năm khía cạnh của trí tuệ Phật giáo dưới đây sẽ giúp bạn được an lành.
  1. Thiền
Không dễ hành thiền. Nếu dễ, nó sẽ không thể mang đến cho bạn sự tự tại, tĩnh lặng thực sự. Giống như tất cả những nỗ lực đáng theo đuổi khác, thiền cần được thực tập, cần kiên nhẫn và tinh tấn để được lợi ích từ những phần thưởng vô giá mà nó sẽ mang lại.
Thiền đã được sử dụng hằng bao nhiêu thế kỷ để hàn gắn tâm linh, thanh tịnh tâm và ngay cả trị liệu, hỗ trợ những đau đớn thể xác trầm trọng và tổn thương tâm lý.
Trong một thế giới đầy tốc độ, đầy bạo động nơi mà gần như tất cả mọi thành viên trong đó đều bị áp lực, bị căng thẳng thì việc tập hành thiền là một cách để giúp chúng ta được chữa trị và quan trọng hơn nữa được phát triển và tập bình tĩnh ngay trước cả những trận bão đời to lớn nhất.
Một phần trong quá trình này đơn giản bắt đầu bằng việc tập ngồi yên, im lặng và thực sự thư giãn. Hành động này có thể giúp được bất cứ ai, dù họ đang khổ đau hay đang muốn tìm một cuộc sống có ý nghĩa, có lý tưởng hơn. Hành động có chủ ý này hay đúng hơn bất-hành (non-act) này của thiền là một phương cách đã được kiểm nhận, rất hữu hiệu trong việc giúp người ta chữa trị những tâm bệnh hay ngay cả thân bệnh nặng. Kể cả những ai bị chứng trầm cảm sau chấn thương trong chiến tranh và những xáo trộn tâm lý như tâm thần và trầm cảm nặng.
Có rất nhiều cách hành thiền, và không có cách nào là cách duy nhất đúng cho tất cả mọi người. Nhiều người sợ hành thiền vì họ trước tiên đã nghĩ là mình không hợp với phương cách đó. Nhưng chính vì thế mà những người này cần hành thiền –để buông thư nội tâm và để gạt bỏ mọi ý nghĩ tiêu cực sang một bên. Điều quan trọng cần nhớ chỉ là bắt đầu hành thiền, và thử nghiệm những phương cách thiền khác nhau cho đến khi bạn tìm thấy phương cách hợp với bạn.
Bắt đầu Như thế nào
Hãy tìm đọc vài quyản ảnh chính xác. Người âu lo luôn luôn bất an, không có khả năng đánh giá đúng đắn một vấn đề. Khi tâm thức ở trong trạng thái nghi ngờ được so sánh với nước bùn đặt trong bóng tối không thể phản ảnh. Do đó, tất cả năm chướng ngại tước đoạt tâm thức khỏi sự hiểu biết và hạnh phúc và gây ra nhiều căng thẳng, khổ đau.
Phật giáo đề xuất một kế hoạch hành động có phương pháp cho việc dần dần loại bỏ căng thẳng và gia tăng hạnh phúc và hiểu biết. Trong bản kế hoạch này bước đầu tiên được kiến nghị là Gìn giữ Ngũ Giới bao gồm tránh việc sát hại, trộm cắp, gian dâm, nói láo và uống rượu, hay sử dụng các chất kích thích. Sự căng thẳng tăng lên bởi cảm giác tội lỗi, và ngũ giới giúp cho con người giải thoát ý thức khỏi cảm giác tội lỗi. Kinh Pháp Cú (Dhammapada) nói rằng người làm việc xấu ác, đau khổ đời này và ở những đời sau; mặt khác, người làm những việc thiện hạnh phúc đời này và ở những đời sau.
Phật giáo tin tưởng một cách vững chãi rằng việc xấu ác gia tăng sự căng thẳng trong khi đó việc thiện lành gia tăng hạnh phúc. Bên cạnh việc giữ gìn ngũ giới suốt cuộc sống, Phật giáo khuyến khích các Phật tử tham gia định kỳ vào Bát Quan Trai. Các giới luật được bổ sung thử thách, huấn luyện con người hướng đến một cuộc sống đơn giản, phục vụ nhu cầu thiết yếu hơn là thỏa mãn lòng tham của mình. Theo Phật giáo, một cách sống cần kiệm, có ít nhu cầu và dễ dàng hài lòng được nhiệt liệt khen ngợi.
 Bước kế tiếp trong quá trình luyện tập là điều phục các giác quan. Khi các giác quan không được điều phục, chúng ta trải nghiệm sự căng thẳng trầm trọng. Đầu tiên chúng ta phải hiểu các giác quan bị điều phục có nghĩa gì. Khi con người với đôi mắt nhìn thấy một hình dạng đẹp, con người liền bị vật đẹp ấy hấp dẫn; khi thấy một vật khó chịu, liền sanh lòng ghét bỏ. Tương tự như vậy, với các giác quan khác. Do đó nếu con người không điều phục được các giác quan của mình, liên tục bị hấp dẫn hay bị khó chịu bởi các đối tượng của giác quan, cũng như trong cuộc sống khi chúng ta thức, các dữ liệu của giác quan liên tục tác động đến chúng ta. Khi bị lôi kéo vào những định hướng khác nhau bởi sự kích thích của các giác quan, chúng ta trở nên rối loạn và đau khổ.
Các giác quan của chúng ta có những lĩnh vực hoạt động và đối tượng khác nhau, và mỗi giác quan là chúa tể trong lĩnh vực riêng nó, và chúng có thể thống trị con người một cách tập thể và nghiêm khắc. Nếu ta cho phép các giác quan thống trị mình, ta sẽ bị rối loạn kinh khủng. Nếu chúng ta khẳng định bản thân và điều khiển các giác quan, chúng ta có thể có được niềm vui thuần khiết (avyasekasukha), được gọi như vậy bởi vì niềm vui nầy không bị ô nhiễm. Trong khi dục vọng gia tăng căng thẳng, niềm vui tâm linh làm giảm đi sự căng thẳng và gia tăng tinh thần an lạc.
Bước thứ ba trong việc khống chế căng thẳng là sự nuôi dưỡng tinh thần lành mạnh qua việc hành thiền (bhavana). Như chúng ta chăm sóc và nuôi dưỡng cơ thể với thực phẩm thích hợp và sự thanh khiết, tâm thức cũng cần sự nuôi dưỡng thích hợp và thanh tịnh. Tâm thức bất an nhất khi nó ở trạng thái chưa thuần phục, nhưng một khi nó đã được huấn luyện và trở nên vững chãi hơn, nó sẽ mang lại hạnh phúc to tát. Phật giáo quy định hai phương thức thiền căn bản cho việc thuần phục tâm thức được gọi là thiền định và thiền minh sát (samatha và vipassana), sự tĩnh lặng và sự thấu hiểu sâu sắc. Thiền định là phương thức tịnh hóa tâm thức bất an, trong khi thiền minh sát là phương thức để hiểu rõ bản chất chân thật của các hiện tượng nơi thân và tâm. Cả hai phương thức đều hữu ích rất nhiều cho việc khắc phục căng thẳng. Kinh Sa Môn Quả (Samaññaphala Sutta) giảng giải bằng năm sự so sánh thích hợp như thiền định làm giảm sự căng thẳng được gây ra bởi năm chướng ngại. Người thực tập thiền định sỡ hữu được cảm giác nhẹ nhàng và đây là cảm giác gánh nặng được bỏ xuống như một minh họa cho sự so sánh. Năm so sánh đó như sau: Một người gom tiền để kinh doanh bằng cách mượn nợ, việc kinh doanh phát đạt, họ trả hết nợ và ngày ngày quản lý dễ dàng tài chính kinh doanh của mình. Người như vậy trải nghiệm qua cảm giác nhẹ nhàng. Sự so sánh thứ hai miêu tả một người đau khổ rất nhiều với căn bịnh mãn tính. Sau cùng anh ta bình phục, thức ăn trở nên ngon hơn và anh ta lấy lại sức khỏe. Người này trải nghiệm qua cảm giác nhẹ nhàng. Sự so sánh thứ ba nói về cảm giác nhẹ nhàng mà một tù nhân hưởng sau khi mãn hạn tù. Sự so sánh thứ tư là như người nô lệ được giải thoát khỏi chế độ nô lệ. Sự so sánh thứ năm nói về một người giàu có bị lạc trong sa mạc đáng sợ không có thức ăn. Khi đến được nơi an toàn, ông ta trải nghiệm được cảm giác nhẹ nhàng. Khi năm chướng ngại gây ra căng thẳng bị tiêu trừ khỏi tâm thức, niềm vui to tát và sự hân hoan xuất hiện tương tự như cảm giác nhẹ nhàng đã được miêu tả trong các so sánh. Phương thức tốt nhất và hữu hiệu nhất để khắc phục căng thẳng là thiền định hoặc nuôi dưỡng tâm thức. Nhưng ít nhất ở khúc dạo đầu phải là việc giữ giới.
Việc nuôi dưỡng các cảm giác tích cực như từ ái (metta), bi ái (karuna), hỷ lạc (mudita) và buông xả (upekka) là một cách để chinh phục căng thẳng. Các mối quan hệ cá nhân là một trong những nguyên nhân thường gây ra căng thẳng trong cuộc sống gia đình và nơi công sở. Từ ái là thái độ lành mạnh tích cực mà con người có thể nuôi dưỡng với lợi ích cho bản thân và những người khác trong các mối quan hệ cá nhân. Bi ái là cảm xúc mà con người có thể quan sát và giúp đỡ những người khốn khổ. Hỷ lạc là khả năng vui cùng với niềm vui của người khác. Đây là việc làm khó khăn cho một người có cá tính xấu, vì niềm vui của người khác chỉ mang lại sự ganh tỵ cho người này. Nơi nào có sự ganh tỵ thì nơi đó chẳng có sự đồng lòng, và nơi nào chẳng có sự đồng lồng nơi đó chẳng có tiến bộ. Việc nuôi dưỡng những cảm xúc tích cực này đại diện cho hai sự tiến bộ về vật chất và tâm linh.
Sự trầm tĩnh là thái độ cần được chấp nhận khi đối diện với những thăng trầm trong cuộc sống. Có tám cách thức tự nhiên của thế giới mà chúng ta phải đối diện trong đời. Đó là được và mất, hữu danh và vô danh, lời khen và tiếng chê, hạnh phúc và đau khổ. Nếu con người luyện tập bản thân để gìn giữ cá tính trầm tĩnh mà không cần phấn khởi hoặc phiền muộn khi đối diện với những thăng trầm trong cuộc sống, con người có thể tránh được căng thẳng và có cuộc sống đơn giản an lành và hạnh phúc. Chúng ta không thể thay đổi thế giới để nó mang lại hạnh phúc cho chúng ta. Tuy nhiên, chúng ta có thể thay đổi thái độ của chúng ta đối với thế giới, như vậy chúng ta sẽ không bị ảnh hưởng bởi những căng thẳng phát sinh do các hoàn cảnh xảy ra xung quanh chúng ta. Phật giáo giúp cho chúng ta các phương thức để mang lại sự thay đổi tốt đẹp cho các hành vi của chúng ta.
Diệu Ngộ-Mỹ Thanh
(Trích dịch từ One Foot In The World: Buddhist Approaches to Present-day Problems – Bước Chân Vào Đời: Phương cách Giải quyết Những Vấn đề Hiện đại theo Phật giáo, NXB Phật giáo BPS Wheel Publication Số 337 /338)

Truyện Cùng Tác Giả 206 bài thuốc Nhật Bản 50 câu hỏi thường gặp của các bạn trẻ về HIV/AIDS Ai là người đầu tiên ... dàng, dễ thương mà tôi chỉ muốn nuôi dưỡng và làm cho nó hạnh phúc.
Khi chuẩn bị thức ăn, tôi làm một cách chậm rãi, cẩn thận và với chánh niệm. Thái rau củ thật đẹp mắt, gọn ghẻ và đảo trộn chúng một cách nhẹ nhàng, một cách kiên nhẫn. Dầu đó là rau, cá hay trái cây, tôi hình dung rằng Đức Phật trong tôi sẽ thưởng thức món ăn đó hơn nếu tôi ăn chậm rãi, và cảm nhận từng mùi vị trong đó.
Hành động chánh niệm trong ăn uống không chỉ làm cho nghi thức ăn uống luôn trở nên tích cực, mà nó còn khiến thực phẩm tôi ăn trở nên dinh dưỡng hơn, do đó tôi trở nên một chúng sanh lành mạnh hơn từ trong ra ngoài.
  1. Nhìn Lại Ngày Qua
Điều này cũng tương tự với việc bắt đầu một ngày bằng những tiêu chí và ý hướng tâm linh tích cực. Khi điều này được thực hiện, nó sẽ mang đến cho ta một ngày tĩnh lặng và tốt đẹp hơn, tất cả đều như thế. Nhưng cũng quan trọng như việc có được một khởi đầu tích cực trong ngày, ta cũng cần chấm dứt một ngày với cùng cường độ trong chánh niệm và quán chiếu.
Thay vì để đầu óc ta đầy rẫy những suy nghĩ như: “Tôi mệt rã người, may mà hết ngày rồi” hay “Lại một ngày nhàm chán/vất vả đã qua”, sao không thay vào đó bằng cách nhìn lại ngày đã qua với chút quán chiếu nhẹ nhàng?
Lý do khiến nhiều người cảm thấy không hạnh phúc hay thỏa mãn trong cuộc sống là vì họ quá khắc khe với bản thân hay không ý thức đến suy nghĩ và hành động của bản thân. Khi quán chiếu về ngày đã qua, bạn có thể giúp bản thân không lặp lại cùng một sai lầm hay thiếu sót, và bằng cách suy nghĩ cẩn thận về ngày đã qua như thế nào, bạn muốn thay đổi nó ra làm sao, bạn có thể khám phá ra được nghệ thuật làm chủ tâm, và phương cách để hành động, phản ứng trong những hoàn cảnh khác.
Bạn cũng có thể có những giấc mơ thú vị, đầy khám phá và trầm tư nếu những gì trong đầu bạn trước khi đi vào giấc ngủ là những suy tư sâu sắc, chứ không phải là những vọng tưởng bâng quơ.
Dầu tri thức không phải lúc nào cũng hữu hiệu, nhưng nó có thể hướng bạn đến một con đường thiên về tâm linh để bạn được hạnh phúc hơn, nếu bạn biết tập làm thế nào quán chiếu về tư tưởng và hành động của mình.
Quán chiếu về ngày đã qua như thế nào?
Hãy tìm một chỗ ngồi yên tĩnh, trên giường, trên ghế hay bất cứ đâu mà bạn không bị làm phiền trong ít nhất mười lăm phút. Nhắm mắt lại và quán chiếu về ngày đã qua như thể nó là một cuốn phim hay một quyển sách; ghi nhận về những hoàn cảnh khác nhau mà bạn có mặt trong đó, về những người mà bạn đã giao tiếp và các cảm thọ của mình. Sau đó, suy nghĩ về việc bạn muốn hành động, hay cảm xúc khác đi như thế nào, nếu như bạn lại rơi vào hoàn cảnh đó.
Những điều bạn cần tự hỏi:
Có thể tôi cần nhiều kiên nhẫn, tử tế và dịu dàng trong giao tiếp với người phải không?
Tôi có chân thật đối với bản thân trong mọi hành động của mình?
Làm thế nào để ngày mai tôi có thể là người hiểu biết, thông cảm hơn đối với bản thân và người khác?
Điều gì khiến ngày hôm nay của tôi tuyệt vời và hạnh phúc?
Điều gì khiến tôi cảm thấy hàm ân?
Xin nhắc lại, điều quan trọng nhất là phải biết thương yêu, tha thứ cho bản thân về những sai lầm của mình. Chỉ khi nào bạn có thể tha thứ cho bản thân, thì bạn mới có thể tha thứ cho người khác.
Hành động nhìn lại một ngày đã qua không chỉ giúp bạn biết rõ hơn về bản thân, hy vọng là nó cũng sẽ giúp bạn trở nên một người tốt hơn, người có tâm linh, người biết yêu thương đối với bản thân và người khác, mà còn là người hạnh phúc hơn.
Diệu Liên Lý Thu Linh
(Chuyển Ngữ theo Five Ways To Be Happier & Less Depressed Through Buddhism, đăng trên Elephant Health & Wellness Facebook, ngày 18/1/2013)
--!!tach_noi_dung!!--


Nguồn: VNthuquan.net - Thư viện Online
Nhà xuất bản Hồng Đức
Được bạn: Ct.Ly đưa lên
vào ngày: 22 tháng 8 năm 2014

--!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!-- ---~~~mucluc~~~---