Chương V
Chờ

     áng chủ nhật, bà Tham vào trường xin phép cho Nga ra.
Thật là một sự ngạc nhiên cho bà. Thấy cháu có vẻ thờ thẫn, bà hỏi:
- Từ hôm vào học, cháu vẫn mạnh khỏe đấy chứ?
- Bẩm thím vâng.
- Sao cháu xanh làm vậy?
Nga mỉm cười, đáp:
- Thím trông lầm. Tại cháu không đánh phấn đấy ạ.
Bà Tham cau mặt, nói:
- Cháu hết phân rồi à? Sao không vay chị em mà dùng. Chủ nhật ra phố ai lại như thế kia, người ta cười cho đấy.
- À thưa thím, thầy cháu mới gửi thư cho cháu.
- Thế à? Ở nhà bình yên chứ?
- Vâng.
- Kìa, sao cháu đi khập khiễng vậy. Chân làm sao thế?
Nga khẽ đáp:
- Bởi vì cháu đi đôi giày này bé quá.
- Giày của ai ấy đấy mà?
- Vâng, giày cháu, một người bạn cháu mượn ốể hôm nay đi ăn cỗ cưới.
Bà Tham nhìn chân Nga, phì cười:
- Đi giày sang trọng quen, đến nay cháu lê đôi giày da láng rách, trông tiều tụy quá.
Nga giơ cái khuỷu tay thủng cho thím xem, và nói:
- Bẩm không tiều tụy bằng thế này.
Bà Tham phá ra cười:
- À, thảo nào, thím thoạt trông thấy cháu, thím lạ quá. Mà thím nghĩ mãi không biết hôm nay cháu có cái gì khác. Mượn cái áo ở đâu mà vừa dài vừa rộng thế này?
Nga thẹn thùng, đáp:
- Của người có đôi giày này đấy ạ.
- Thế cũng cho người ta mượn áo à?
- Vâng.
- Nhưng cháu thiếu gì áo? Cho mượn thứ này đã có thứ khác, sao không mặc?
Nga không đáp.
Hôm nay, Nga cố ý ăn mặc một cách rất sơ sài. Cô con gái mơn mởn mọi khi với chiếc áo sa tanh màu hồng phớt, với cái quần sa tanh trắng, với đôi giày nhung tiết dê cao gót, với chiếc khăn quàng len trùm vai rủ chéo xuống lưng, với bộ tóc óng nhậy, lả tả như sắp trụt xuống mặt, với những thứ trang sức bằng kim cương lấp lánh, với mùi phấn và nước hoa thoang thoảng, thì hôm nay chỉ là một người đen từ đầu đến gót. Mà cái màu đen lại làm cho người ta già hơn, trang nghiêm hơn. Tưởng chừng như người ấy dù thế nào cũng không nhếch mép. Nga mặc những thứ này, chẳng phải vì bạn nàng đã mượn những quần áo đẹp. Nhưng chính là nàng đã hỏi mượn các bạn.
Chị em bạn thấy Nga ướm áo, ướm quần, lại hứa rằng chủ nhật này sẽ “diện” ra phố như thế, thì tưởng Nga giễu cợt nói đùa, ai nấy cười sằng sặc. Đến bây giờ thấy Nga làm thực, ai cũng ngạc nhiên.
Chỉ có Nga hiểu ý định của mình. Vì hôm đó, nàng có hẹn Chi đến.
Chi! Nghĩ đến tên Chi, là Nga tưởng tượng ngay đến sự túng thiếu, sự tồi tàn. Thế thì nàng tiếp Chi ngày hôm nay, điều cần nhất là nàng đừng để Chi phải tủi thân, khi trông thấy bề ngoài nàng quá sang trọng. Nàng yên chí thế. Bởi vì khi hai người có một cái khác nhau, tự khắc câu chuyện không bao giờ hợp, dù cái khác nhau chỉ là bề ngoài.
Về đến nhà chú, Nga làm ra bộ hớn hở, vui vẻ, đùa bỡn với các em bé. Kỳ thực nàng mong đợi Chi. Thỉnh thoảng thấy có ai đội mũ trắng đi sát vào cửa, là nàng lại trống ngực, nghểnh cổ trông theo.
Một lúc, Nga ngồi một mình ở sa lông.
Bốn xung quanh, các đồ đạc sang trọng quá, làm nàng khó chịu. Tiếp Chi trong phòng khách lộng lẫy, nàng chẳng muốn tí nào. Nàng ước gian này chỉ quét vôi trắng, chỉ bày có cái bàn bằng gỗ tạp với bốn chiếc ghế mây xoàng.
Tự nhiên, Nga có một tư tưởng rất lạ. Nàng thấy cái phú quý nó là một bức thành cao kín mà người ở trong như bị giam hãm, bị tù.
Chú Tham vì làm Tham tá, nên phải thuê nếp nhà bốn mươi đồng một tháng. Có nhà đẹp phải bày bộ sa lông gụ mới xứng đáng. Mà đã có bộ sa lông đắt tiền, tất bốn bên tường phải quét vôi màu, kẻ hoa. Ngày tết đến, sao cùng phải có vài cốc thủy tiên, và một cành đào to để cắm vào chiếc độc bình cổ. Rồi những tủ gương, giường, đệm. Rồi những xe nhà gọng kền bóng nhoáng. Rồi những người nhà đầy tớ thật nhiều. Song sự ăn tiêu dù thừa thãi đến đâu, cũng chỉ làm cho ta đủ sống mà thôi. Thì cũng đủ sống như một người thường. Hôm nay, Nga ăn mặc sơ sài thế này, nàng cũng chẳng thấy khác mọi khi một mảy may.
Rồi Nga thấy cái phú quý nó làm cho người ta cao xa quá. Mà cao xa quá thì cô độc, cô độc thì buồn vì không được hưởng những cái vui vẻ của đám bình dân, cái vui vẻ dề kiếm, đầy rẫy.
Nga hiện đang sống bằng cái đời học sinh, cái đời bình đẳng ở trong trường không có sự phân biệt giầu, nghèo, sang, hèn. Nay nàng thấy Chi, người thiếu niên mà nàng gặp đầu tiên, là một người thanh niên, giản dị. Có lẽ vì nghèo nên Chi mới có tính cách thanh cao, giản dị chăng? Vậy mà vì thanh cao, giản dị nên Chi luôn luôn được vui vẻ, cái vui vẻ đầy rẫy, dễ kiếm của bọn bình dân.
Đồng hồ buông chín tiếng. Nga thở dài, đứng dậy lại sau cửa kính, nhìn ra phố!
Bỗng ông Tham trong nhà đi ra, nói:
- Chú mới mua vài quyển sách, hay lắm. Cháu lấy mà đọc.
Nga lễ phép quay lại, đáp:
- Dạ.
- Cháu không đi chơi đâu à?
- Bẩm không.
- Thế thì ở nhà chờ chú thím, độ hơn mười giờ chú thím về nhé.
- Dạ.
Nói xong, ông Tham ra cửa, gọi xe đi. Một lúc bà Tham cũng theo sau. Nga nói giọng làm nũng:
- Bẩm thím đi chóng lên mà về ạ.
Bà Tham âu yếm mỉm cười:
- Thím đi một chốc về ngay.
tiếp Chi một cách tự do hơn là có chú thím ở nhà.
Sớ dĩ Nga dám mời Chi đến nhà ông Tham, vì Nga biết chú thím là người tự do không quá nghiêm khắc như cha. Và chú xuất thân Tây học, nên có óc mới, rất hợp thời, chứ không quá nệ cố. Thì giá Chi có đến, mà Nga giới thiệu với chú, là một người học năm thứ tư trường Báo hộ, quê ở phố phủ, thì ông Tham cũng hỏi han, trò chuyện, tiếp đãi rất tử tế. Nếu Nga lại nói tính cách của Chi cho chú nghe, có lẽ Chi lại được ông Tham quý hóa nữa kia. Ông Tham coi Nga như con đẻ, rất săn sóc về sự giáo dục cho Nga, ông thường bảo nàng rằng:
- Luân lý cô cúa ta kém về mặt xã hội giáo dục.
Vì vậy, nhiều khi Nga thích ở với chú hơn là về phủ với cha.
Nga bắc ghế ngồi sau bức màn cửa kính, nghé ra phố. Kẻ qua người lại, kéo nhau đi lũ lượt. Ai nấy đều còn như tiếc Tết mà mặc nốt bộ áo mới may. Nhưng nàng chỉ để ý đến những người đội mũ trắng.
Đồng hồ điểm một tiếng.
Nga nóng ruột quá. Không hiểu có việc gì ngăn trở mà Chi không lại được? Chẳng lẽ Chi không tìm thấy phố. Hay là Chi phải phạt? Nếu không phải phạt, chẳng còn lý gì Chi sai hẹn cùng Nga được.
Tiếng tích tắc của đồng hồ, mạnh và vội như tiếng gót chân chạy của thần thì giờ. Mười tiếng chuông ngân nga, làm rung động cả lòng thiếu nữ đương mong mỏi đợi chờ.
Nga đứng lên. Rồi lại ngồi xuống. Rồi lại đứng lên. Rồi lại ngồi xuống. Tựa cằm lên trên lưng ghế, đôi mắt đăm đăm, nàng nghĩ ngợi.
Hay là Chi ngại điều gì mà không đến?
Hay là Chi khinh nàng mà không đến?
Hay là Chi đã đi tới đầu phố rồi?
Hết thương Chi lại giận Chi, rồi lại mong, mà vẫn vô hy vọng. Mấy câu hỏi kia cứ mỗi chốc lại làm bận óc. Nga giở cuốn sổ tay ra xem lại những ý ghi sẫn để chốc nữa tính nói. Nàng muốn cho Chi hiểu rằng nàng không phân biệt giàu, nghèo, sang, hèn. Nàng chỉ quý người có nhân cách. Nàng có thể cho Chi mượn nhiều sách. Chi có thể thường thường qua lại đây thăm nàng.
On lại ngần ấy điều, Nga thấy lòng hồi hộp, tựa hồ như đương nói chuyện với Chi vậy. Bỗng nàng ngẩng đầu lên, nhìn ra đường, song vẫn chẳng thấy ai cả.
Mười giờ rưỡi.
Quái lạ thay! Chi đáng thương? Hay đáng giận?
Không lẽ con người có học ấy lại hất hủi một người con gái thành thực mời mình đến nhà.
Nếu vậy hẳn là Chi ngại. Một lẽ, Nga là con nhà quan, Chi là con nhà dân. Một lẽ, Nga sang trọng, Chi tồi tàn. Một lẽ, Nga hẹn Chi đến nhà chú. Nếu vậy, Chi chí đáng thương.
Mười một giờ.
Nga bực tức lạ lùng. Thì giờ đi nhanh quá. Còn mong mỏi gì nữa.
Hai cái xe đỗ phịch trước cửa làm cho nàng ngấc đầu lên. Ông Tham bà Tham về. Nàng hết hy vọng, nhưng gượng vui vẻ, mỏ cửa ra đón chú thím.
Ông Tham đưa Nga một hộp thuốc, nói:
- Thuốc này, những người có bệnh đau tim uống hay lắm. Chú mua cho cháu đây.
Nga vui vẻ giơ hai tay đỡ.
- Cháu nhớ xem lời dặn người ta gói ở trong, mà uống cho đúng nhé.
- Dạ.
Rồi ông nghiêm mặt, nói:
- Bệnh đau tim, chớ coi là thường.
Nga cúi đầu, cười. Bà Tham hỏi:
- Thế nào? Các em đâu?
- Bẩm thím, các em chơi trong nhà ạ.
- Nó đã ìàm gần xong cơm chưa?
- Bẩm cháu không biết.
Ông Tham cười, nói:
- Thỉnh thoảng cháu phải tập trông nom bếp nước mới được.
Nga thẹn thùng, theo thím vào nhà trong.
Bà Tham nói rất nhiều chuyện cho Nga nghe, nhưng Nga cbỉ vâng dạ hoài, chứ không để ý đến gì cả. Không được ngóng cửa, nàng nóng ruột quá.
Nga chỉ mong được thấy chú vào bảo:
- Kìa, cháu Nga ra có ai hỏi gì.
Nhưng mà mâm cơm đã dọn ra. Thế là tuyệt vọng.
Mười một giờ rưỡi.
Bữa cơm ấy, Nga ăn không ngon một tí nào.
Nàng chỉ luẩn quẩn nghĩ về Chi. Nàng yên chí lúc này, Chi có đến, gõ cửa mà không thấy ai ra mở, thì lại trách nàng hẹn vờ. Cho nên và vội được hai bát, nàng vô phép đứng dậy. Rồi rửa mặt quáng quàng, nàng ra nhà ngoài ngồi đợi.
Một chốc, ông Tham ăn xong, ung dung đến buồng khách, hỏi Nga về sự học. Nga trả lời, mà mắt vẫn để ra phố.
Bỗng chốc Nga thấy Chi đi ở đằng xa, có ý nhìn lên các số nhà. Nàng sửng sốt, mừng quá, trống ngực thình thình.
Nàng trông rõ Chi mặc áo pa-đờ-suy đen và đi giày tây vàng. Chắc những thức ấy Chi đi mượn. Lại nhà Nga, Chi phải ăn mặc cho ra vẻ, cho khỏi tiều tụy. Chi đứng sững hè phố bên kia, nhìn măi sang nhà Nga. Nga không còn nghe thấy chú nói chuyện những gì nữa. Nàng run lên, hai mắt chòng chọc nhìn Chi. Nàng cảm ơn trời Phật.
Nhưng mà không hiểu sao, đứng một tí, rồi Chi lờ phờ đi. Nga không nghĩ ngợi, e ngại gì, chạy vội ra, mở toang cửa, định để Chi trông thấy.
Vậy mà Chi không quay lại.
Nga nghẹn ngào lên đến cô.
Nga đã tính liều, hoặc gọi, hoặc chạy theo. Nhưng mà chú nàng đây kia, nàng không dám tự do quá thế.
Thật tuyệt vọng. Nga đóng ập cửa lại, thở dài, nét mặt rầu rầu.
- Cái gì thế cháu?
- Không ạ.
- Đi mà nghỉ, cháu ạ.
Đã xem 34447 lần.


© 2006 - 2024 eTruyen.com