- 18 -

     hư đã được quyết định, bà thái hậu đưa con bà lên ngôi cửu ngũ để chủ tọa các cuộc thiết triều. Bà đã dạy con tác phong của một vị hoàng đế. Ngồi trên ngai, đầu phải ngửng cao, hai bàn tay đặt yên trên hai đầu gối, ngồi im nghe triều thần đọc những sớ tấu, biểu chương. Cậu nhỏ phải ngồi ngay ngắn trên ngai, mặc áo long cổn vóc vàng, thêu rồng ngũ trảo (năm móng), có đính một viện hồng ngọc ở vai áo, đầu đội mũ bình thiên. Về mùa đông dậy thật sớm, về mùa hạ, trời mới tảng sáng, còn tối đất, bà thái hậu đã đánh thức ông vua tí hon dậy, dắt đi, nếu hôm nào đẹp trời, không có mưa gió, đến long điện, nơi thiết triều. Cậu nhỏ, cương vị hoàng đế, ngồi chễm chệ trên ngai rồng, còn bà thái hậu ngồi sau bức rèm the vàng, bà ngồi sát gần con để có thể ghé mồmm nói sát vào tai con.
Khi một vị lão tướng hay một vị quan to khả kính, đọc giọng đều đều một tờ sớ dài, ông vua tí hon ngoảnh cổ vào chiếc rèm, khẽ hỏi: "Con phải nói thế nào, hở má? ". Ông vua tí hon nhắc lại từng lời một, lời mẹ thổi vào tai.
Cuộc thiết triều có khi lâu hàng mấy giờ liền, cậu nhỏ ngồi mãi, mỏi thấy chán, quên địa vị của mình, quên lời mẹ dặn phải ngồi ngay ngắn, bệ vệ, cậu ngồi mân mê viên hồng ngọc đính trên vai áo hay đưa ngón tay quanh mình rồng uốn khúc thêu trên áo. Tiếng bà mẹ ngồi sau lưng bắt phải ngồi yên.
- Ngồi ngay ngắn. Mi quên mi là hoàng đế rồi à? Đừng có thái độ như một đứa trẻ tầm thường trong dân dã.
Quen được mẹ nuông chiều, không bao giờ mẹ nói xẵng, bây giờ thấy mẹ có vẻ gắt gỏng, cậu sợ quá, quay lại hỏi:
- Bây giờ con nói thế nào, hở má?
Suốt cả buổi thiết triều, ông vua tí hon chỉ có một câu đó, và như một cái máy phát thanh, nhắc lại những câu gì được mẹ thổi vào tai.
Bà thái hậu, hàng ngày, đọc những tờ trình của viên mảnh tướng Trương Quế Phân, bà thích thú như đọc những lá thư tình. Bà biết kết nạp vây cánh, trọng dụng những người có tài trí, co danh tiếng. Ngoài Nhung Lữ, bà mến chuộng nhất viên tướng này. Không như những người võ biền, ba hoa, khoe khoang, viên tướng này là một nhà nho học, nói ít làm nhiều, mưu lược, văn võ toàn tài. Bà không có cảm tình riêng tư với viên tướng đó, chỉ để ý vào kết quả công việc ông làm, theo dõi trong trí tưởng tượng những nỗi cực nhọc, gian truân, tập luyện, khích lệ ba quân, những sự vui mừng khi thắng thế.
Thấm thoắt, thời gian tang chế cố hoàng thượng do hội đồng khâm thiên giám ấn định sắp mãn, đã gần đến ngày cử hành lễ an táng. Bà thái hậu tập trung tất cả thể lực diệt trừ bọn phản loạn miền Nam. Bà muốn công việc đó phải hoàn tất trước ngày cử hành lễ mai táng.
Việc tống đạt thư văn, trên một lộ trình dài 600 cây số, hàng ngày có một chuyến đi, một chuyến về do các bưu trạm phụ trách, chạy bộ hay bằng ngựa, rất hoàn hảo, chu đáo.
Hằng ngày, lúc bình minh, một giờ trước khi thiết triều, bà thái hậu đến lễ ở ngôi chùa trong hoàng thành, bà quì trước bức tượng Đức Thiên thủ thiên nhỡn, hóa thân đức Đức Phật Quan Thế Âm, khấn vái kêu cầu, phù hộ cho tướng Trương Quế Phân được toàn thắng, đem vinh quang về cho triều đình, quốc gia. Các sư quì lễ trong khi bà đốt nhang, lầm rầm khấn vái, cắm nhang vào lư hương bằng vàng. Lòng thành của bà như được cảm ứng, mùa hè năm sau, tháng sáu âm lịch (tháng bảy dương lịch) đúng ngày 16 dương lịch, tướng Trương Quế Phân đã chiếm được vòng đai phòng thủ Nam Kinh. Khi đã phá vỡ được vòng đai phòng thủ ông cho nổ những địa lôi đặt ở tường thành. Sức công phá rất mảnh liệt, những bức tường thành nổ tung từng khúc, quân lính tràn vào như nước vỡ bờ. Họ thấy cung điện của "Thiên vương", có vài chục người cận vệ, cảm tử canh gác. Một trái bom thuốc nổ bắn vào, cung điện bốc lửa thiêu rụi, bọn lính gác ở trong lúc nhúc chạy ra như đàn chuột bị khói. Bọn người này chạy ra bị giết hết trừ có đội trưởng. Theo cung từ của người này, cho biết vua "Thiên Vương" đã uống thuốc độc tự tử chết đã hơn một tháng nay, người ta giấu kín, đặt người con lên kế vị, nhưng người con lên kế vị cha cũng đã bị giết.
Bà thái hậu nhận tờ phúc trình báo tin thắng trận của Trương Quế Phân, bà thảo mấy tờ chiếu bá cáo cùng quốc dân, quân của triều đình đã dẹp tan quân phản loạn miền Nam, thiên hạ được an hưởng thái bình. Bà ra thông tri cho phép mở hội trong toàn quốc ăn mừng thắng trận trong một tháng. Bà cho khai quật mộ của Thiên vương, chặt lấy thủ cấp, cho đem đi bêu khắp các tỉnh trong nước, để làm gương cho kẻ nào có mưu đồ phản nghịch. Bà ra lệnh cho đem nhốt trong ngục thất ở hoàng thành những tên giặc cò sống sót, bọn này bị đem ra xử giảo. Bà tuyên bố sẽ đi cùng với ấu đế đến lễ tạ trời Phật ở các đền, chùa hoàng gia và các lăng tẩm tiên đế đã phù hộ ch quốc thái dân an.
Khi Trương Quế Phân về triều, tâu trình lên ngai rồng thái độ lạ lùng và đáng thương của "Thiên vương" do những cung từ của tù binh bị đm ra hành quyết. Thiên vương là một người rất tầm thường, trí óc thấp kém, tính tự hào hay khoe khoang. Đến khi đại sự đã hỏng, tả, hữu, mỗi ngày một thưa thớt dần, hắn tuyên bố: "Đức tối cao có cho ta biết quyết định của ngài. Đức thiên phụ và người thiên huynh Jésus Crist ra lệnh cho ta mang xác phàn để trị vì các quốc gia và các giống người trên trần thế này. Ta không sợ một người nào. Các người theo ta nên lập nghiệp lớn hay tùy ý bỏ đi, ta không bắt buộc. Có hàng triệu thiên thần, một đạo quân thiên giới hùng mạnh đến phò tá ta, chiếm được thành tri của ta?
Tuyên bố huyênh hoang trước mặt ba quân, thế mà vào giữa tháng năm âm lịch, thấy tình thế thập phần nguy kịch, vua "Thiên vương uống thuốc phiện, giấm thanh tự tử. Trước khi chết, ông nói: "Không phải thiên phụ ta đánh lừa ta mà vì ta không vâng lời thiên phụ". Khi ông chết, xác ông được liệm bằng vóc vàng, thêu rồng, không có quan tài, đem mai táng trong một góc vườn bí mật trong hoàng cung. Bọn đồ đệ của ông định đặt con ông mới 16 lên ngôi. Bọn quân lính nghe tin chủ tướng giết chết, họ ra đầu hàng hết.
Trương Quế Phân quì trước ngai rồng, cố ấu đế ngự, kể tỉ mỉ từng chi tiết câu chuyện Thiên vương. Sau bức rèm the, bà thái hậu để tai nghe không sót một câu bài tường thuật. Bà hỏi:
- Xác tên giặc xưng vương đó chưa bị nát à?
- Tâu thái hậu, thật lạ lùng, họ tẩm bằng chất gì vẫn còn y nguyên. Xác được gói kín suốt từ đầu đến chân bằng một tấm vóc dày đã giữ thịt không bị tan rã.
- Tên đó hình thù thế nào?
- Tâu thái hậu, hắn cao lớn, đầu tròn và nặng, trán hói, bộ râu bạc. Theo chỉ thị, đã cắt thủ cấp hắn cho đem đi bêu khắp các tỉnh trong nước, còn xác đem hỏa táng trước mặt hạ thần. Hai người em của tên giặc bị bắt sống, suốt ngày kêu Thượng Đế- Cha ơi- Thượng Đế- Cha ơi. Hạ thần nghe thấy nhàm tai, cho đem chém cả hai.
Trước khi chiếc thủ cấp của tên giặc đem đi bêu khắp các tỉnh, thái hậu ngỏ ý muốn được nhìn tận mắt. Bà bảo:
- Đã bao nhiêu năm nay, bọn giặc gây cuộc binh đao triều đình tốn bao nhiêu công của mới tiểu trừ được. Ta muốn được thực mục sở thị, thấy cuộc thắng đó.
Một tên kỵ mã đem chiếc thủ cấp đó về kinh, đặt trong một chiếc giỏ mây, buộc ở cổ ngựa. Tên kỵ mã giao chiếc giỏ mây gói trong vóc vàng máu me, lấm láp cho thái giám Lý Liên Anh để đem vào trình thái hậu.
Bà thái hậu ngự trên ngai cao, truyền cho thái giám đặt chiếc thủ cấp xuống đất và mở ra để bà coi. Bà không rời mắt nhìn chiếc gói bọc thủ cấp; vuông vóc vàng từ từ mở để lộ ra một cảnh tượng hết sức hãi hùng kinh khủng.
Bà ngồi yên, tại vị trên ngai, nhìn khuôn mặt tên giặc, hai mắt mở trừng trừng, lúc chết không được vuốt mắt. Khuôn mặt máu me, lấm láp cho thái giám Lý Liên Anh phải đứng gần chiếc thủ cấp cũng thấy kinh rợn. Hắn lẩm bẩm:
- Mặt mày đúng một thằng tướng giặt. Dù có chết rồi nôm vẫn ra thằng giặt.
- Một khuôn mặt khá ngộ nghĩnh, không phải khuôn mặt một tên phản loạn. Thái giám, mi nhận xét không đúng, không phải mặt một tên sát nhân mà một thi nhân đã mất hết lòng tưởng vọng. Người này tự biết cuộc đời sẽ thất bại từ khi mới lọt lòng.
Bà nói xong thở dài, lấy bàn tay che mắt một lúc. Bà ra lệnh:
- Thôi, đem chiếc thủ cấp đưa cho tên kỵ mã để bỏ trong sọt. Một cuộc lữ hành dài bắt đầu. Trong mỗi đô thị, mỗi tỉnh, mỗi quận huyện, chiếc thủ cấp được cắm trên ngọn một chiếc xào dài, giơ cao cho mọi người được trông thấy. Lâu dần da chiếc thủ cấp khô cong rơi từng mảng thịt, còn lại chiếc sọ trắng hếu. Nơi nào chiếc đầu được bêu, nơi đó thái bình được vãn hồi.
Giặc "Thái Bình Thiên Quốc" đã được diệt trừ, chấm dứt vào năm 1865. Trong 15 năm, quân giặc đã tàn phá 9 đô thị, giết hại 20 triệu sinh linh. Vua "Thiên vương" không lập cơ sở, kinh đô một nơi nào. Với một bọn đồng đẳng đi theo, đi đến đâu gieo sự kinh hoàng đến đó, tàn phá, đốt hết nhà cửa, mùa màng, giết hại dân chúng. Có một số đông người bạch chủng, những ngày mất gốc, như những chiếc bọt bơ vơ giữa biển, cũng a tòng theo bọn giặc. Một số ít theo đạo Gia Tô, tin tưởng vào "Thiên vương" là người đồng đạo với họ, vì "Thiên vương tuyên bố ông làm theo lệnh của Christ. Bọn người này cũng bị giết chết.
Dẹp xong bọn "Thái Bình Thiên Quốc" quân đội của triều đình, nhờ có sự huấn luyện, tập dượt của Gordon, đã đánh bại hai đám loạn nữa, nhỏ hơn, một đám ở Vân Nam, một ở Thiểm Tây. Bà thái hậu cả mừng, bao nhiêu giặc đã được quét sạch, dân chúng nơi nơi được hưởng âu ca thái bình. Thế lực, uy quyền của bà như sóng cồn, mỗi ngày một dâng caọ.. Bà lo cũng cố địa vị của bà ở triều đường, bảo toàn an ninh, cường thịnh của triều đại.
Bà thái hậu không quên công lớn của tên tướng người hồng mao Gordon. Trong khi Trương Quế Phân cầm quân đánh chiếm Nam Kinh, tướng Gordon có sự trợ giúp của Lý Hồng Chương và quân đội hoàng gia, tiến quân đội tình nguyện về hạ sông Dương Tử. Nhờ có sự phối hợp của Gordon tấn công hạ du sông Dương Tử nên Trương Quế Phân mới thu được thắng lợi, chiếm được Nam Kinh. Trương Quế Phân đã tâu trình lên ngai rồng sự tán trợ đắc lực đó của ngoại nhân.
Bà thái hậu muốn được nom thấy người hồng mao đó nhưng theo luật lệ triều đường không một ngoại nhân nào được chấp thuận vào bệ kiến. Bà chú ý đọc rất kỹ các tờ phúc trình và lắng tai nghe những lời tâu trình về nguời đó.
Đây, một đoạn văn trích trong bảo phúc trình của Lý Hồng Chương.
... Sự cương trực, chí cương quyết của Gordon đã tạo nên sức mạnh. Y tuyên bố, có bổn phận diệt tan quân giặc để đem lại thanh bình cho dân chúng. Hạ thần chưa thấy một người nào được như y. Y đã dùng tư sản của y để cải thiện quân đội và giúp đỡ những nạn nhân bị quân giặc cưỡng đoạt tài sản, nhà cửa bị đốt phá.
Quân giặc cũng phải thán phục người đó có một tinh thần chí khí cao siêu và dẫu có thua cũng rất hân hạnh bị thua bởi người đó.