- 26 -

     ấy hôm sau, bọn thám tử đến tâu với bà, những người đàn bà ngoại quốc khoe với chồng họ sự tiếp đãi của hoàng gia thật là nồng hậu. Họ tấm tắc khen ngợi bà. Họ nói một người đàn bà vừa đẹp, vừa có độ lượng, bặt thiệp không thể nào có tâm địa ác độc, làm hại người khác. Bà thái hậu cũng cho họ nhận xét đúng.
Bà đã thành công, gây được thiện cảm với tất cả mọi người, trong cũng như ngoài, bà để trọng tâm diệt hết phiến loạn và bọn người chủ trương cải cách, đặt toàn dân dưới một chế độ, một chủ trương, đạt tới mục tiêu đó, bà củng cố uy danh của bà. Nghĩ đến vấn đề đó, bà thấy sự hiện hữu của phế đế là một chướng ngại vật, làm cản trở việc thực hiện ý định đó. Phế đế có bộ mặt buồn buồn, lúc nào cũng có vẻ suy tư, tính ôn hòa, dễ bảo, gây được thiện cảm với nhiều người. Một lần nữa, vì quyền lợi chung của triều đại, của dân tộc, bà lại ra tay hành động một cách quyết liệt. Tên thái giám Lý Liên Anh ỏn thót, xúc xiểm:
- Tâu thái hậu, phế đế còn sống ngày nào, khuynh hướng trong nước bị phân chia. Tình trạng này kéo dài sẽ có hai khuynh hướng đối nghịch, người ta sẽ chọn đường lối của thái hậu hay phế đế. Người Hán, bẩm sinh có tính ác hiểm, họ thấy trong nước không thuần nhất, có sự chia rẽ phái này, phái nọ, họ mừng lắm. Bọn chủ mưu hoạt đầu, lúc nào cũng âm mưu trong bóng tối. Họ tuyên truyền, nhắc nhở dân chúng, người Mãn Thanh cai trị chúng không phải người Hán. Chỉ có thái hậu đem lại thanh bình vì uy tính thái hậu vang lừng trong dân chúng.
Bà thở dài nói:
- Nếu cháu ta là người có tư cách, có nghị lực, ta sẵn sàng giao phó trọng trách cho hắn.
- Tâu thái hậu, phế đế không phải người có uy quyền, có nghị lực, một người nhu nhược, bất chấp. Ông đã nghe bọn phản loạn người Hán, không suy xét, hiểu thâm ý của họ. Như thế, mặc nhiên ông đã phá hủy triều đại mà không biết.
Bà không nói gì, cho hắn nhận xét rất đúng, rất phải. Tên thái giám đứng chờ tưởng thế nào ba cũng cho chỉ thị để thi hành tức khắc.
Ngày hôm đó, bà đi bách bộ trước tư dinh, ngắm chiếc cù lao giữa hồ, mặt hồ đầy sen, cháu bà hiện bị cầm tù ở đó. Không thể gọi nơi đó là ngục thất, một tòa lâu đài, trang bị đồ đạc rất diễm lệ, đủ tiện nghi, trong một khung cảnh rất vui tươi. Bà nom thấy cháu bị cầm tù đi chơi trên tù lao, bọn thái giám đứng ở xa vẫn để ý theo dõi.
Bà nghĩ bọn người có phận sự canh gác nên thay đổi luôn luôn, không nên để mãi, sợ lâu ngày, phế đế gây cảm tình với họ. Cho đến giây phút này chưa thấy có triệu chứng gì họ phản trắc. Chiều nào bà thái hậu cũng nhận được bản sao tờ báo cáo về người cháu bị cầm tù, nên bà hiểu rõ những tư tưởng thầm kín của hắn. Có một tên trong bọn thái giám được cắt cử canh gác phế đế, người đó tên là Hoàng, người này có nhiều điểm đáng ngờ vì tờ báo cáo hàng ngày hắn gửi, ca tụng tính nết phế đế.
"Hoàng thượng, hàng ngày đọc những sách có giá trị. Khi nào ngài chán đọc sách, ngài vẽ hay làm thơ."
Suy nghĩ lời lẽ trong tờ báo cáo, đột nhiên bà thay đổi ý định, bà nghĩ chưa đến lúc cần phải giết. Bà đã chọn hắn lên ngôi, bà không muốn chịu trách nhiệm về việc giết hắn. Bà cầu mong cho hắn chết nhưng để cho "Hoàng thiên" xếp đặt, định đoạt.
Với một giọng lạnh lùng, dứt khoát và như cấm không được hỏi lại, bà hỏi Lý Liên Anh:
- Từ rày không được nói đến việc viễn du của hoàng thượng ở suối vàng. Việc đó sẽ do lòng Trời định đoạt.
Tên thái giám cúi đầu, phụng mệnh.
Thật không ai có thể ngờ tưởng, quân giặc người Hán nhờ có tên thái giám làm môi giới, trung gian đã liên lạc được phế đế. Một buổi sáng vào tuần trăng thứ mười, phế đế lợi dụng sự ơ hờ, bất cẩn của bọn người canh gác, đã trốn thoát, chạy ra rừng thông, đến một bãi ở phía bắc cù lao, ở đó đã có một chiếc thuyền chực sẵn. Một tên thái giám đã nhìn thấy chiếc vạt áo ông biến sau rặng cây, bọn người đuổi theo và bắt được ông, lúc ông sắp xuống thuyền.
- Chúng con xin thiên tử đừng trốn, nếu thiên tử trốn, lão phật sẽ cho chặt đầu chúng con.
Lời van nài của bọn thái giám thật công hiệu, ông vua nhân từ, thấy họ van nài, ông không nỡ, ngập ngừng không xuống thuyền. Người lái thuyền, một tên giặc người Hán, giục ông xuống thuyền gấp, đừng nghe họ mà bỏ lỡ đại sự, mặc kệ họ, dù họ có chết cũng không sao. Phế đế nhìn mặt bọn người, trong số đó có một thằng nhỏ mới lớn lên thằng này rất ngoan, thường nhật hết lòng hầu hạ ông. Ông nhìn thấy nó mếu khóc, ông không nỡ lòng bỏ nó để lên thuyền. Ông lắc đầu, người lái thuyền không dám chờ lâu, đành lẽ đánh thuyền đi, chiếc thuyền mất dạng trong đám sương mù buổi sáng.
Câu chuyện thương tâm đó đến tai bà thái hậu, bà vô cùng căm phẫn người cháu (phế đế). Bà hạ lệnh giết hết tất cả những ai (thân vương, các quan lại) a tòng, ám trợ phế đế, âm mưu phản lọan. Còn phế đế, bà không cần giết vội vì bà có cách chế ngự rất hữu hiệu. Theo học thuyết Khổng giáo, người Hàn bài xích thiếu quân vì chủ trương âm mưu chống đối lại với một bà cô già nua. Chính thiếu quân cũng tự hiểu vì ông là người có lương tâm và đã được thấm thuần học thuyết Khổng Mạnh.
Nhung Lữ đến xin yết kiến thái hậu và khẩn cầu thái hậu mở lương từ bi:
- Tâu thái hậu, nếu dân chúng không tán thành lại cuộc âm mưu chống đối lại thái hậu, dân chúng cũng không tán thành thái hậu sát hại thiếu quân dù thiếu quân chết một cách đột ngột bất đắt kỳ tử. Tốt hơn hết là giam giữ thiếu quân lại không để cho làm một lợi khí tiếp xúc với ngoài. Nhưng bề ngoài vẫn phải có phong độ. Trong mười ngày nữa có sứ thần Nhật Bản và các thuộc quốc vào triều kiến, thái hậu nên cho phép thiếu quân đứng thị hầu bên cạnh ngai. Thái hậu nên tỏ ra khoan dung, đại độ cả với người thứ phi Ngọc.
Bà giơ cả hai tay lên trời tỏ ý bảo Nhung Lữ im. Bà không muốn nghe ai nhắc đến tên đó. Giờ đây, không còn là một người vợ nghe chồng khuyên nhủ mà là bà hoàng thái hậu với hai con mắt lạnh lùng. Nhung Lữ lảng sang nói chuyện khác.
Hiện nay trong nước thái bình song dân tình xao xuyến. Mối câm thù người bạch chủng nổi lên dữ dội. Trong tỉnh Quản Châu, dân chúng giết người tu sĩ hồng mao. Sự kiện đó, gây khó khăn, lộn xộn cho nhà cầm quyền. Người hồng mao đòi phải bồi thường thỏa đáng và còn yêu sách về đất đai, đòi đặt thêm tô giới.
Bà thái hậu đùng đùng lên cơn phẫn nộ. Hai bàn tay nắm chặt, bà đập lên hai đầu gối, thét lên:
Lại chuyện mấy thằng tu ngoại quốc. Làm sao chúng không ở trong nước chúng, đến đây làm gì? Mình có phái thầy tu nước mình đến nước họ để phá hoại thần của chúng đâu? Đó là kết quả tai hại những trân mình thua với bọn tây phương. Họ buộc mình phải ký hòa ước để cho bọn thầy tu, lái buôn của họ được nhập cảnh vào nước ta.
Bà tuyên bố:
- Ta thề phải trừ khử bọn ác ôn này.
Bà ngồi trầm ngâm suy nghĩ, hai mắt sầm lại, hai vành môi đỏ cắn chặt. Bà làm như không biết Nhung Lữ đứng đó. Nhung Lữ thấy bà ngồi yên, hắn quỳ xuống lạy rồi lặng lẽ đi ra. Bà vẫn ngồi yên, đầu cúi, lúc Nhung Lữ đi ra bà cũng không ngửng mặt lên.
Tháng chạp năm đó, trong tỉnh Hồ Bắc lại có một thầy tu bị giết. Họ giết rất dã man, kinh rợ, lột hết quần áo, tùng xẻo cắt từng miếng thịt. Thiên hạ phao đồn bọn thầy tu ngoại quốc là bọn phù thủy, ăn cắp con nít, khoét mắt, giã xương thành bột luyệng thành bùa.
Bà thái hậu vô cùng phẫn nộ, bà biết, dân chúng sát hại thầy tu ngoại quốc là một nguy cơ, người ngoại quốc sẽ phản kháng mãnh liệt, bà đã nhìn thấy bóng dáng chiến tranh xuất hiện.
Đúng thế, các nước kết liên lại chống bà: Nga La Tư, Anh Cát Lợi, Pháp, Đức... đều tỏ thái độ quyết liệt. Nước Pháp lấy cớ nhiều nhà truyền giáo bị giết trên lãnh thổ Trung Hoa, yêu sách một tô giới ở Thượng Hải. Nếu yêu sách đó không được thỏa mãn, sẽ tuyên chiến. Bồ Đào Nha yêu sách những phần đất đai ở MaCao, nước Bỉ đòi hai tu sĩ bị giết bằng một phần đất ở Hán Khẩu. Người Nhật yêu sách ở phần đất phì nhiêu nhất ở Phúc Kiến. Tây Ban Nha cũng tiềm cách trả thù cho bọn tu sĩ bị sát hại. Ý Đại Lợi tỏ ra ương ngạnh nhất, sứ thần họ yêu sách phải nhượng bộ họ vịnh Sầm Côn trong tỉnh Chiết Giang, một hải khẩu đẹp nhất của Trung Hoa.
Trước tình thế nguy khốn, các nước Tây phương xú lại xâu xé, vô cùng tai hại, bà thái hậu cho họp hết quân thần, các thân vương, trong một cuộc thiết triều khẩn cấp và đặc biệt. Bà cho triệu hồi khẩn cấp tướng Lý Hồng Chương, lúc đó đảm trách trùng tu con đê sông Hoàng Hà bị nước lên to đe dọa.
Hôm thiết triều, trời oi bức, nóng lắm, có một trận bão cát từ mạn Tây Bắc thổi tới. Trong không khí có lẫn chất cát rất nhỏ, sự hô hấp rất khó khăn. Các đình thần, các thân vương chờ bà thái hậu lâm triều, phải lấy khăn tay che mặt. Bà mặt triều phục rất uy nghiêm, lộng lẫy, xuống kiệu loan, vịn vào cánh tay Lý Liên Anh đi thẳng lên ngai rồng. Dáng điệu bà rất uy nghiêm, bình tĩnh, các quan phải noi theo. Tất cả mọi ngườoi làm lễ, tung hô trước ngai rồng. Bà nhận thấy ngay Nhung Lữ vắng mặt. Bà hỏi Lý Liên Anh:
- Quân cơ đại thần Nhung Lữ đâu?
- Muôn tâu thái hậu, ông có nói ông bị đau đầu không đến triều kiến được. Hạ thần nghĩ chỉ là một cớ để không vào bệ kiến vì quyết định của thái hậu cho triệu thỉnh Lý Hồng Chương.
Mấy lời "ám hiểm" của tên thái giám như một mũi tên cắm vào giữa trái tim bà thái hậu. Tuy nhiên, bề ngoài bà vẫn bình tĩnh, điềm đạm, uyểng chuyển như thường.
Bà cho gọi các quan lại, các thân vương, từng người một đến gần ngai cho bà ý kiến từng cá nhân về tình thế biến động, bà chăm chú để tai nghe lời tâu trình. Viên lão tướng Lý Hồng Chương là người cuối cùng lên bệ kiến. Ông đi rất nặng nề, chậm chạp, quỳ xuống trước ngai rồng có vẻ khó khăn. Hai thái giám phải xốt nách đỡ, tuy thế bà không cho phép được ngồi. Hôm đó, bà bắt buộc mọi người phải tuyệt đối phục tùng. Điều gì bà không chấp thuận, không ai được nhắc đến.
- Lão tướng, lương đống của triều đình, có ý kiến gì nói lên, trẫm nghe.
Lý Hồng Chương đầu vẫn cúi gâm, thưa:
- Muôn tâu thái hậu, đó là cả một vấn đề, hạ thần đã nghiên cứu trong bao nhiêu tháng nay. Chúng ta hiện nay bị quâ thù bao vây. Ngôn ngữ, phong tu6c, tập quán, đường lối sinh hoạt của bọn họ khác hẳn ta. Hạ thần thiển nghĩ, chúng ta nên tránh cuộc binh đao vì giao tranh với quân địch có quân số đông khác nào nhảy vào miệng chó sói. Ta nên khôn ngoan, tìm trong các nước thù địch với ta một nước, ta có thể kết liên làm đồng minh. Chẳng hạn như Nga La Tư, một nước thuộc Châu Á như ta.
- kết liên, xây tình hữu nghị với họ, ta phải trả giá thế nào?
Giọng nói nhỏ nhẹ, lạnh lùng của thái hậu làm viên lão tướng sợ quá, run lên. Bà nom thấy hai tay ông, hai bàn tay chấp lại run run. Ông không trả lời, bà cất to giọng, nói:
- Trẫm trả lời câu hỏi của trẫm đặt ra. Mình phải trả một cái giá quá cao. Cần gì phải đánh bại tất cả quân thù để rồi làm chư hầu, nô lệ cho một nước. Ở trên đời này, thử hỏi có nước nào chịu đem tiền bạc, xương máu cho không một nước khác không? Ta chưa thấy một người nào hào hiệp như thế. Chúng ta phải tự lực quét sạch quân thù ra khỏi bờ cõi. Tất cả người bạch chủng, đàn ông, đàn bà, con nít phải được tống xuất ra biển. Ta không nhượng bộ gì hết. Ta thu lại tất cả những gì thuộc về ta.
Bà đứng lên nói. Mọi người hiện diện lúc đó tưởng như bà là một tiên nữ dáng phàm, người cao lớn, có phép nhiệm màu. Hai mắt bà sáng ngớt, hai má ửng hồng, bà giang thẳng hai cánh tay, hai bàn tay xòe ra, những chiếc tháp nhỏ bằng vàng, bảo vệ móng tay, nom tựa như móng vuốt. Bà như có sức mạnh phi thường nhập thể. Cơn phẫn nộ của bà như sấm sét, nhãng quang bà loang loáng như những tia chớp. Tất cả mọi người phủ phục, trán chạm đất. Bà nhìn những chiếc lư cúi rạp, lòng tự cao, tự đại bốc lên ngùn ngụt, bà say sưa như một chất men nóng chạy trong huyết quản.
Nghĩ đến Nhung Lữ văng mặt, không đến, lại nhìn những chiếc lư cúi gập, những bộ triều phục lộng lẫy trên nền gạch, bất giác bà để ý đến viên ngự sử Quan Hi một người tuy đã có tuổi song vẫn khỏe mạnh, óc bảo thủ, bài xích những lề lối mới. Bà nói to, giọng trong trẻo, rõ ràng:
- Ngự sử Quan Hi ở lại tư yết. Đinh thần, thân vương cho cáo lui.
Bà bước xuống ngai. Lý Liên Anh tiến lại, đưa cánh tay bà vịn. Bà đi rất đường bệ, uy nghi, không để ý các triều thần sì sụp lễ sau lưng. Bà đã lấy quyết nghị, không thay đổi, hoán cải. Không bao giờ bà nhượng bộ người da trắng.
Đại thần ngự sử Quan Hi được lệnh tư yết lúc quá trưa vào giờ thân (ba giờ trưa). Tổng quản thái giám đứng gần đó, để tai nghe trộm, có lẽ đã đút lót trước với Quan Hi. Bà thái hậu nói, mắt bà nhìn ra cửa để ngỏ. Lúc này đã ngớt cơn mưa, cơn gió, nhờ có trận bão, không khí trong lành mạnh mẽ, bà tuyên bố:
- Trẫm nhất quyết, không do dự, không thể nào nhân nhượng vời bọn người da trắng, trẫm phải cho thu hồi lại đất đai bị cưỡng đoạt, không thể nào hy sinh một cách phi lý.
Viên đệ tử của Khổng Khâu (tên của Khổng Tử) thưa:
- Muôn tâu thánh thượng, lần thứ nhất trong đời hạ thần thấy hé mơ hy vọng.
Nữ hoàng nói:
- Nhà ngươi có điều gì tâu lên trẫm không?
- Muôn tâu thánh thượng, thườnh nhật hạ thần vẫn luận đàm với Tuấn thân vương về vấn đề đó. Cả hai chúng hạ thần cùng chung một ý nghĩ, một quan điểm, muốn đánh bại quân giặc man di (tây phương) phải lợi dụng lòng uất hận của người Hán, dùng họ làm hậu thuẫn. Muôn tâu thái hậu, người Hán căm thù người bạch chủng kéo đến nước ta gây chiến, mở cuộc đao binh, chiếm đóng lãnh thổ nước ta, yêu sách những món tiền bồi thường khổng lồ vì những tên ác tăng của họ bị giết. Người Hán có lập những hội kín, thề sẽ tận diệt bọn người Tây phương. Muôn tâu thánh thượng, bộc bạch vài lời tâu trình lên đèn trời soi xét. Hạ thần không dám tự cao, tự đại, khôn ngoan, lịch duyệt. Tâu thánh thượng, hội kín của người Hán đã có, sao mình không lợi dụng. Hạ thần trộm nghĩ, thỉnh thỏang, cho chúng biết thánh thượng tán thành tôn chỉ của họ. Những hội đó một khi đã xác nhập vào quân đội hoàng triều do Nhung Lữ làm tư lệnh đại tướng quân, hạ thần nghĩ không có sức nào có thể chống lại được. Người Hán sẽ tuyệt đối trung thành với thánh triều khi họ được thánh thượng nâng đỡ để trục xuất man di mọi rợ.
Bà thái hậu suy nghĩ, bà thấy kế hoạch nghe được, hay. Bà hỏi thêm vài câu nữa rồi cho viên (đệ tử) này rút lui. Bà không ngỏ một lời khen nào. Sau cuộc trình bày mưu trí của viên ngự sử, bà thấy trong lòng vui vui, khoan khoái, nhẹ nhõm. Khi Lý Liên Anh đến trình bày ý kiến, bà cho phép. Tên thái giám hỏi bà:
- Thái hậu đã có kế họach nào hay không? Viên ngự sử này là người thận trọng, khôn ngoan.
- Phải, đúng thế.
Bà để ý thấy tên thái giám nhìn sang bên, hai mắt hé mở, có vẻ tinh quái. Bà hỏi:
- Thế nào? Hai người đó (Nhung Lữ và Quan Hi) đồng quan điểm hả?
- Tâu thái hậu, con xin báo trước thái hậu rõ. Theo như con biết, chắc chắn Nhung Lữ không táng thành ý kiến của Quan Hi.
Nói xong, hắn lấy đầu lưỡi đặt lên môi trên, rồi đưa lưỡi về bên giữa mồm.
Bà thái hậu thấy nét mặt nhăn nhở của tên thái giám, bà phì cười.
- Như thế, ta không nghe Nhung Lữ.
Tuy bà nói thế song vài hâm nữa bà cho gọi hắn đến định khiển trách về mấy công tác do bọn trinh sát báo cáo. Hắn vừa bước chân vào, bà hỏi ngay:
- Thế nào?
Mặc dù lúc đó đã trễ, bà không cho hắn ăn cơm xong, cho gọi lập tức vào hầu. Ở nhà phải để phần cơm.
- Tâu thái hậu, hạ thần có làm điều gì nhầm lỗi?
Lần đầu tiên bà thấy hắn già, dáng người có vẻ mỏi mệt.
- Ta nghe nói nha ngươi để cho các sư quán tăng gấp đôi đội lính phòng thủ?
- Hạ thần bị bắt buộc phải chấp thuận như vậy. Hình như bọn họ cũng có do thám, họ biết thái hậu nghe lời đề nghị của Quan Hi, thái hậu bảo trợ những hội kín của bọn thảo khấu người Hán, như ai cũng biết, hăng say diệt trừ tất cả người ngoại quốc trên đất nước này. Tôi có nói, tôi không tin thái hậu tán thành một việc quái gở như thế. Thái hậu tưởng có đủ uy lực để chống lại tất cả các nước trong địa cầu này sao? Thái hậu nên tìm cách điều đình, cho tình thế bớt căng thẳng, chờ cho mình có đủ sức mạnh mới có thể thắng được họ.
Bà nói:
- Nghe nói, hình như dân chúng rất công phẫn, nguyền rủa ngoại quốc dầy xéo lên đất nước ta. Quang Hi sau cuộc chu du ở thành đô có kể chuyện lại tỉnh đó dân chúng tổ chức kháng chiến. Hắn có đem về trình tôi mấy tên quyền phỉ để biểu diễn mấy môn quyền thuật. Hình như họ có phép siêu nhiên, khi lâm chiến không bao giờ bị thương hay chết. Súng đạn cũng vô hiệu không làm gì được họ.
Nghe bà thái hậu nói thế, Nhung Lữ lo, sợ quá, kêu lên.
- Ôi! Thái hậu! Sao thái hậu có thể tin tưởng những chuyện hoang đường đó?
Bà thái hậu nói văn lại:
- Chính ông mới nói những chuyện viển vông, anh quên rồi sao, cuối đời nhà Hán, Trương quấc cầm đầu bọn giặc khăn vàng (hoàng cân) năm mươi vạn quân tấn công triều đình, lấy được bao nhiêu thành trì. Bọn khăn vàng có những ma thuật siêu nhiên, khi lâm trâïn không một người lính nào bị thương vong. Quang Hi cả quyết xác nhận, nhiều bạn bè ông được chứng kiến họ biểu diễn những quyền thuật vô cùng kinh dị ở tỉnh Giang Tây cách đây đã lâu. Ta nói khi mình có chính nghĩa, quỷ thần sẽ ám trợ, phù trì cho mình.
Nhung Lữ người nóng ran như điên, cầm mũ quăng xuống đất, hai tay bứt đầu, bứt tóc. Hai hàm răng nghiến ken két, hắn nói:
- Tôi không kể ngôi thứ, địa vị, bà vẫn là em gái họ của tôi, người mà tôi đã hy sinh tất cả. Với tư cách một người anh họ, tôi nói thẳng công việc bà đang làm là điên rồ. Không phải vì sắc đẹp, vì quyền lực của bà, mà bà không làm những việc dại dột. Tôi xin nói rõ bà biết, bà nghe lời Quang Hi là chết, hắn không nhìn hiện tại, lúc nào cũng mơ màng sống trong những thế kỷ trước. Nếu bà tin vào lời sàm tấu của tên thái giám và đồng bọn, cả thân vương Tuấn, họ lơ mơ sông trong ảo ảnh, tôi có thể nói bọn họ làm sụp đổ triều đại. Bà nghe tôi, bà nên nghe tôi, nếu không hối không kịp.
Nhung Lữ chấp hai tay van vái bà, nhìn thẳng vào mắt bà. Bốn mắt gặp nhau, hắn thấy bà có vẻ xiêu xiêu, hắn không dám nói thêm sợ lỡ hỏng việc.
- Tôi có hỏi thân vương Chính về vấn đề đó. Hắn trả lời, kể dùng bọn quyền phỉ cũng có lợi.
- Chỉ có tôi mới dám nói lên sự thật. Thân vương Chính không dám nói những gì hắn nói riêng với tôi. Bọn quyền phỉ là bọn xí gạt, hợm hỉnh, khoe khoang, thực lực không có gì, bọn ăn cướp ngu dại, nó định nhờ hơi hướng bà để có chút thế lực. Có người nào thật lòng tôn kính bà như tôi không?
Câu nói cuối cùng, hắn hạ giọng nói rất khẽ, lời nói ngập ngừng. Bà cúi đầu suy nghĩ. Hắn nhấn mạnh:
- Xin bà hứa với tôi, bà quyết định làm một việc gì cũng phải nói cho tôi biết. Đó là một lời hứa, một â hưởng độc nhất, tôi hỏi xin bà.
Hắn chờ một lúc, hai mắt nhìn vào chiếc đầu đang cúi xuống. Một lúc sau, bà ngửng đầu lên nói:
- Tôi xin hứa với anh.
Quang Hi nói một cách quyết đoán với bà thái hậu:
- Tâu thái hậu, thái hậu bỏ lỡ đại sự. Thái hậu niên tuê đã cao, nên khoan dung, độ lượng, không muốn làm mạnh. Thái hậu không ban lệnh cho phép trừ khử hết ngoại nhân ở trong nước. Chỉ cần một lời của thái hậu ban ra là bọn ngoại nhân phải cuốn xéo đi hết, không còn sót một tên, cả lũ chó và mớ gà, vịt của bọn chúng. Một viên đá nhà chúng cũng không còn.
Quang Hi vội vàng xin vào bệ kiến, vì bọn do thám của hắn báo cáo Nhung Lữ gièm pha, phá hỏng kế họach của hắn.
Bà thái hậu nghe lời tâu, quay đầu lại bảo:
- Tất cả các khanh chỉ đến quấy rầy tôi, làm tôi thêm mệt.
Quang Hi cố vật nài thưa:
- Tâu thái hậu, lúc này lhông phải là lúc mệt mỏi. Giờ đã điểm để ta toàn thắng. Thái hậu không phải thò ra một ngón tay, thái hậu chỉ cần nói lên một tiếng, người khác sẽ làm. Tất cả chỉ chờ lệnh của thái hậu ban rạ.. Chỉ chờ lệnh...
Bà lắc đầu nói:
- Ta không thể nào ra lệnh được.
Ngự sử Đồng Phúc Hoàng quỳ xuống tâu:
- Tâu thái hậu, hạ thần chỉ xin thái hậu cho thời hạn là năm hôm, hạ thần cho phá sạch hết nhà cửa, cơ sở của bọn ngoại quốc ở kinh thành.
Bà thái hậu tiếp các quan ngự sử ở Ôn cung. Bà ở cấm thành từ chiều hôm qua, bà luyến tiết phải tạm rời Di Hòa cung. Bọn quyền phỉ đã tự ý không có lệnh của bà phá hủy con đường thiết lộ ở Thiên Tân.
Chao ôi, có thật bọn quyền phỉ có ma thuật, gươm giáo, súng, đan, kông thể phạm đến người?
Viên ngự sử Chi Huấn tâu:
- Muôn tâu thái hậu, xi thái hậu cho phép hạ thần thảo một sắc chỉ để xin châu phê. Ta hãy đọan giao với người Tây phương, như thế cũng làm tụi chúng khiếp sợ.
- Khanh có thể thảo sắc chỉ nhưng ta nói trước ta không phê chuẩn.
Quang Hi quỳ xuống, tâu:
- Muôn tâu thái hậu, hôm qua hạ thần có đến chơi nhà quận công Lan. Ở sân ngoài có đến trăm quyền phỉ đến đóng trại. Tâu thái hậu quả thực bọn này có phép siêu nhiên, hô thần, hoán quỷ. Hạ thần thấy những đứa trai độ 14, 15 tuổi, xuất thần nói xi x6 toàn tiếng ngoại quốc. Quận Lan có nói với hạ thần, lúc nào có thời cơ thuận tiện, bọn quyền phỉ có quỷ thần (lục đinh, lục giáp) sẽ kéo đến đền Gia Tô Giáo để tiêu diệt.
Bà thái hậu tuyên bố:
- ta chưa nhìn thấy tận mắt.
Bà giơ cao cánh tay, ra hiệu cho bọn này rút lui.
Đến chiều, Lý Liên Anh mật tâu:
- Tâu thái hậu, có rất nhiều người chọn bọn quyền phỉ đến đóng ở nhà họ.
Tên thái giám ngập ngừng, hạ thấp giọng, nói: - Nếu thái hậu không phẫn nộ, hạ thần xin mật tâu việc này. Lệnh điệt tẩu (cháu dâu của bà) nuôi 250 quyền phỉ, hiện cấm trại đóng ở ngoài tỉnh. Thân vương Tài Hưng đang học ma thuật của họ. Bọn quyền phỉ ở Cam Ninh, Cam Túc đang định tiến vào tỉnh. Nhiều người sợ chiến tranh tái phát đã bỏ đi lánh nạn về vùng quê. Tất cả mọi người mong chờ lệnh của thái hậu.
- Ta không thể ra lệnh được.
Ngày mùng 6 cùng tháng, bà sai Lý Liên Anh triệu thỉnh Nhung Lữ. Trước khi ra quyết nghị, bà cần giải lời hứa với Nhung Lữ.
Buổi sáng, do thám đến trình bà có nhiều quân đội ngoại xâm mới đỗ bộ ở biển, kéo vào trong nội địa. Bọn lính mới đến tăng cường quân trú phòng và trả thù những người ngoại quốc bị người Hán giết hại ở tỉnh Cam Ninh.
Đến trưa, Nhung Lữ đến, mặc quần áo thường, như đi ra vườn hay về quê. Bà thái hậu không để ý cách phục sức của hắn.
Nom thấy Nhung Lữ, bà vội hỏi:
- Trong tỉnh đầy nhóc binh lính ngoại quốc, ta có nên im lặng, ám binh bất động được không? Ta e dân sẽ nổi lên chống đối ta, triều đại sẽ lâm nguy.
- Tâu thái hâu, hạ thần cũng không đồng ý để quân ngoại quốc kéo vào kinh thành đông quá. Nhưng hạ thần xin nhắc lại thật là một quốc sĩ cho ta, nếu vô cớ mình tấn công quân ngoại quốc. Người ta sẽ cho mình là man rợ không hiểu công pháp quốc tế. Không ai đi đầu độc những khách đến cư trú nhà mình.
Nét mặt bà đăm chiêu, bà hỏi lại:
- Như vậy, theo ý anh, ta phải làm thế nào?
- Mình mời khéo họ, gia đình họ, bạn hữu họ hãy tạm lánh xa kinh thành. Nếu họ đi, quân đội họ cũng rút đi. - Nhưng trường hợp họ không chịu đi, thì sao?
Nhung Lữ bình tỉnh trả lời:
- Tôi tin họ sẽ đi. Nếu trường hợp họ không chịu đi, bà không phải chịu trách nhiệm nữa.
- Anh có bằng lòng bỏ lời hứa của tôi không?
- Để maị..mai.
Nhung Lữ trả lời xong đi ra.
Nửa đêm hôm đó, bà đang ngủ, chòang trở dậy, lửa sáng rực kinh thành. Theo thói quen, bà ngủ để cửa ngỏ, ánh sáng ở ngoài chiếu vào gian phòng bà nằm. Không phải ánh đèn, không phải ánh trăng, cả một bầu trời đỏ rực. Bà đánh thức bọn thể nữ ngủ dưới đất có trải nệm. Bọn này lục tục thức dậy, chạy ra cửa sổ nghe ngóng, xem chuyện gì.
Cả bọn kêu ầm:
... Àị.. Àị..
Lý Liên Anh đẩy cửa bước vào, mặt ngơ ngác, hắn đến báo cáo có một ngôi đền thờ ngoại quốc bị đột cháy, ngọn lửa bốc cao. Không bắt được thủ phạm, không biết ai đã gây ra hỏa hoạn.
bà thái hậu ở trên giường bước xuống, bà sai lấy ngay quần áo để mặc. Bọn thể nữ lao xao đem quần áo lại. Có các thái giám tháp tùng, bà đi thẳng ra phía đồi nơi trồng mẫu đơn, ở vị trí cao, bà có thể quan sát phía ngoài qua bức tường thành. Những cột khói bốc lên mù mịt, bà không nom rõ đám cháy, nhưng một lúc sau bà ngửi thấy mùi thịt cháy khét lẹt. Bà lấy khăn tay bịt hai lỗ mũi, bà hỏi tại sao có mùi thịt cháy? Bọn quyền phỉ đã châm lửa đốt ngôi nghà thờ của người Pháp, ở trong nhà thờ có hàng trăm người Hán theo đạo Gia Tô, đàn ông, đàn bà, con nít.
Bà thái hậu nói như rên:
- Gơm quá, gớm quá. Nếu ta biết nông nỗi này, ngay lúc đầu ta không cho người ngọai quốc nhập cảnh. Việc này đang lý ta phỉa làm biết bao nhiêu năm nay, người dân không bị cám dỗ, lầm lạc đi theo mấy ông thần ngoại quốc.
Để khích lệ bà, Lý Liên Anh tâu:
Tâu thái hậu, bọn ngoại quốc bắn trước vào đám đông ở trước cửa nhà thờ, bọn quyền phỉ mới đốt nhà thờ để trả thù.
Bà rên lên:
- Lịch sử đã cho ta biết, khi ngọn lửa tiêu hủy hoàn thành, ngọn lửa sẽ đốt hết, bất luận từ viêm đá cụi đến viên ngọc quý.
Bà quay đầu không muốn nhìn cảnh tượng hãi hùng. Suốt ngày hôm đó, bà buồn lắm. Vì phảng phất có mùi tử khí. Bà sai thái giám đem mấy quyển sách của bà đến cung Diên Thọ, ở đó bà không nom, khônh thấy gì mà không khí cũng trong lành.
Bọn thái giám và thể nữ đứng vây quanh bà, khẩn cầu:
- Muôn tâu thái hậu, để bọ ngoại nhân khỏi tàn phá, bảo toàn được cung diện, chúng con xin phép cho bọn quyền phỉ được dùng yêu thuật. Hiện giờ lính ngoại quốc tràn vào kinh thành như nước vỡ bờ.
- Xin thái hậu ra lệnh ngay tức khắc, đừng trì hoãn. Muôn dân trong đợi ở thái hậu.
Các quan ngự sử thúc bách, kêu nài. Bà nhìn tất cả mọi người: Quang Hi, thân vương Tuấn,các quân cơ đại thần, thượng như cán bộ... Khi bãi triều, ở long điện kéo đến, vây quanh bà thái hậu, không có thứ tự, hàng lối, phẩm trật... Tình thế cấp bách, tất cả mọi người không giữ lễ nghi ở triều đường.
Bên tay mặt bà, phế đế ủ rũ ngồi, mặt xanh mét, đầu cúi gầm, hai bàn tay yếu đuối bạc nhược đặt trên hai đầu gối. Bà ngoảnh lại phế đế, hỏi:
- Thế nào, thiên tử? Chúng ta có nên ra lệnh cho bọn quyền phỉ tấn công quân thù không?
Nếu ống nói "Nên" một mình ông chịu trách nhiệm một việc tày trời. Ông vẫn cúi gầm mặt xuống, nói:
... Thái hậụ.. Thái hậụ..
Những tiếng vẫn lao xao nói xung quanh bà, những tiếng trầm trầm, âm thanh dội lên rầm, rui sơn son trên trần nhà.
Bà đứng dậy, hai tay giơ cao, ra hiệu bảo mọi người im. Lúc đó vào tảng sáng, không ai từ lúc thấy đám cháy. Quân ngoại quốc kéo vào bốn cổng thành trong tỉnh, theo hướng tiến vào trung tâm kinh thành. Không có cách gì giải quyết nổi, ngoài vấn đề gươm, giáo, súng, đạn.
Bà thái hậu tuyên bố:
- Giờ đã điểm, phải tận diệt các ngoại nhân ở các lãnh sự quán, không còn một tên nào sống sót, một ngôi nhà nào của bọn chúng còn lại.
tất cả mọi người im lặng đón nhận lời tuyên bố quyết liệt của bà. Bà đã bội hứa với Nhung Lữ.
Nhung Lữ đến quỳ trước mặt bà. Hai má ông nước mắt chảy ròng ròng. Ông cố trình bày với bà sự lợi hại.
- Tâu thái hậu, vẫn hay quân ngoại quốc thù nghịch với dân tộc mình, họ phải chịu trách nhiệm về những cuộc tập sát. Hạ thần xin mẫu hậu xem lại quyết nghị của thái hậu vừa ban bố. Nếu chúng ta phá sập được mấy ngôi nhà của họ, giết được một số người họ, chúng ta đương nhiên gây sự câm phẫn với các chính phủ họ. Họ sẽ đem đại quân, chiến hạm đến đánh mình. Các lăng tẩm niếu mạo thờ liệt thánh sẽ phút chốc thành tro bụi. Các vị thần linh cũng xiêu bạt, phách tán, đình chùa của dân chúng sẽ bị sang bằng.
Bà nghe mấy lời tâm huyết, lòng tê tái, máu ngừng trong huyết quản, tuy vậy bà giấu nỗi kinh hoàng, nét mặt vẫn bình tĩnh. Chưa bao giờ, ai nom thấy bà tỏ vẻ sợ hãi. Trong lòng có kinh sợ thế mấy, bà cũng trấn tĩnh được, khuôn mặt kiều diễm của bà vẫn thản nhiên.
Bà bảo Nhung Lữ:
- Trẫm không thể kìm hãm được dân chúng. Họ nóng lòng phục hận. Nếu quân chúng không đánh bại được quân thù, lúc đó ta sẽ ra tay. Như khanh, lươn gđống của triều đình, nếu không có mưu lược nào hay hơn, để đây trẫm lo liệu. Trẫm miễn cho khanh không phải dự hết buổi họp.
Nhung Lữ đứng ngay dậy, hai mắt ráo hoảnh, không nói một lời, đi ra ngay.
Khi Nhung Lữ đi khỏi, viên ngự sử Chí Huấn rút ở chiếc hia nhung, tờ giấy gấp. Thủng thẳng ông mở rộng tờ giấy, trịnh trọng đến gần ngai để trình bản văn lên nữ hoàng.
- Muôn tâu thánh thượng, hạ thần mạo muội thảo tờ sắc lệnh, thánh thượng cho phép hạ thần xin tuyên đọc.
Bà thái hậu uy nghi ngồi trên ngai, hai môi khô bỏng.
- Đọc lên!
Viên ngự sử đằng hắn, dọn vọng, tuyên đọc tờ sắc lệnh tuyên chiến với tất cả kiều dân ngoại quốc.
Tiếng ông đọc oang oang trong một bầu không khí, phẳng lặng, trang nghiêm, kinh rợn.
- Cúi xin thánh thượng châu phê và đóng ngọc tỷ.
Bà thái hậu giọng nói rất bình tĩnh, lạnh lùng:
- Chư khanh, trẫm cho công bố theo thể lệ một sắc chỉ của hoàng triều.
Nghị quyết của bà thái hậu ban ra được toàn thể đình thần long trọng đón nhận. Chí Huấn lễ tạ, lui về chỗ.
Trời vừa sáng, theo thường lệ giờ thiết triều. Lý Liên Anh tiến lên, giơ cánh tay bà thái hậu vịn để lên kiệu loan. Kiệu rướt thẳng ra long điện. Ở Long điện, phế đế đã túc trực, chờ sẵn, khi kiệu bà thái hậu đến, phế đế quỳ xuống nghiên đón.
Bà sẽ đáp lễ phế đế rồi đi thẳng vào nội điện, có hai thái giám đi kèm đỡ hai bên. Ở trong nội điện, đình thần, văn võ, bá quan phủ phục tùng hô vạn tuế. Buổi thiết triều cực kỳ quang trọng, có các tộc biểu, các quan cơ mật đại thần, các thượng thư của hai mươi bốn đạo quân, các quản chấp kỳ, đội ngự lâm quân...
Đi chậm chạp sau thái hậu và thiếu quân, mặt tái mét, hai mắt to, hai bàn tay mất máu, nắm chiếc đai áo. Bà thái hậu lên ngự trên ngai rồng, phế đế ngồi trên chiếc đai thấp hơn ở phía bên tay mặt.
Theo lễ nghi triều đường, các quan xếp theo thứ tự, phẩm trật, trên dưới tôn, ti. Bà thái hậu khai trào. Thường nhật, tiếng nói bà rất nhỏ nhẹ, song vì lòng cânm phẫn đối với quân thù, nên giọng nói rất hùng mạnh, quyết liệt, luồng nhỡn quang sáng lóe, như tia chớp.
Ý ta đã quyết, lòng ta đã định, chúng ta không thể nào tha thứ những sự ngạo mạn, hỗn xược, những yêu sách phi lý của ngoại nhân. Thực ra ta cũng không muốn dùng quyền phỉ, nhưng thế bất đắc dĩ. Ngoại nhân còn muốn nhúng tay vào nôi bộ của chúng ta, chúng hâm dọa dân tộc ta, trực tiếp cả đến ta. Chúng cho người đến bảo ta phải thoái vị, nhường ngôi lại để cho cháu ta, một người nhu nhược, yếu hèn để chúng dễ bề lung lạc. Tại sao chúng muốn ta rút lui vì chúng sợ ta, chúng biết ý chí ta cương quyết, sắt đá, chúng không thể lay chuyển được. Đối với cháu ta chúng coi như một miếng sáp ong, muốn nặn hình gì cũng được. Sự hỗn xược của ngoại kiều đã thể hiện một cách điển hình qua thái độ của viên lãnh sự Pháp ở Thiên Tân đòi ta phải bồi thường cái chết của một tên tu sĩ quèn lấy các đồn ải ta ở tả Khẩu (taku)
Bà nói đến đó, dừng lại, uy nghiêm nhìn các đình thần tập hợp trước ngai rồng. Ánh sáng những ngọn đuốc chiếu vào những khuôn mặt nghiêm nghị, đăm chiêu, lo buồn, họ nhìn bà và phế đề ngồi trên ngai. Bà quay lại hỏi cháu:
- Mi không có nói gì à?
Phế đế vẫn ngồi gục mặt xuống, lấy lưỡi liếm môi, hai bàn tay gầy còm, khẳng khiu duỗi ra, nắm vào. Một lúc sau ông cất giọng nói, lời nói ngập ngừng, sẽ sàng, yếu đuối, run run.
- Tâu mẫu hậu, vì mẫu hậu cho phép cháu phát biểu ý kiến. Theo cháu nghĩ, chúa cho lời khuyến cáo của Nhung Lữ là khôn ngoan, để tránh đổ máu. Không sao một mình có thể chống đối với tất cả các nước, mình không có khí giới tối tân, không có chiếc thuyền... Cháu đồng quan điểm với Nhung Lữ để cho các lãnh sự và gia đình họ rời khỏi kinh thành một cách yên ổn. Viện này không thuộc thẩm quyền cháu, lẽ tất nhiên như vậy. Việc này thuộc phạm vi thẩm quyền của mẫu hậu xin để mẩu hậu phê phán.
Phế đế vừa dứt lời, lập tức một viên ngự sử tâu lên thái hậu:
- Muôn tâu thánh thượng, vì sự tồn vong của tổ quốc, vì hạnh phúc của muôn dân, cúi xin thánh thượng cho thi hành ngay đường lối duy nhất đã được hoạch định. Phải giết chết bọn ngoại kiều, cho bọn chúng tiệt chủng. Khi bọn ngoại kiều được triệt hạ xong, ta sẽ trừ diệt bọn thảo khấu mgười Hán hiện nay nổi lên như ong vẽ ở miền Nam.
Bà thái chấp nhận lời tâu, bà nói:
- Ta đã nghe lời khuyên dụ của Nhung Lữ, ta không cần ai phải nhắc tới. Soạn thảo tờ sắc chỉ tuyên chiến.
Bà đứng dậy, bãi trào. Đột nhiên ở trong cử tọa, có tiếng ồn ào, bàn cãi. Có bọn hoan nghênh quyết nghị của bà thái hậu, có bọn nói khai chiến với ngoại quốc là tiếng chuông cáo trung của triều đại, người Hán sẽ chiếm đoạt ngai vàng. Viên thượng thơ về ngoại giao sự vụ xác nhận trong các cuộc đàm phán, người Tây phương rất biết điều. Viên này tin chắc không khi nào họ lại yêu sách ký quái thái hậu phải từ bỏ ngôi báu. Những người đàn bà ngoại quốc hết lời ca ngợi thái hậu. Những sứ thần ngoại quốc từ ngày vợ họ được thái hậu tiếp đón nồng hậu đã tỏ ra rất nhã nhặn lịch sự.
Thân vương Tuấn lên cơn phẫn nộ, bà thái hậu muốn tránh cuộc xung đột giữa hai người, bảo viên thượng thơ ngoại giao rút lui. Đến lượt quận vương Lan, một người bênh vực bọn quyền phỉ, nói đêm qua nằm mơ thấy ngọc hoàng thượng đế, xung quanh ngài có rất nhiều quyến phỉ, người đã tán thưởng quyền thuật của bọn này, đã biết dùng ma thuật để cứu nguy trăm họ.
Bà thái hậu để tai nghe, rất thích câu chuyện nằm mơ của quận Lan, bà cười rất tươi và đầy tin tưởng vào mộng triệu. Mộng đó là điềm rất tốt, quỷ thần sẽ phù hộ chúng ta để đánh dẹp quân man đi.
Tuy vậy, bà cũng chưa tin tưởng vào ma thuật của quân quyền phỉ. Bà nghĩ không hiểu những ma thuật đó có thật hay không.
Bà cho bãi trào trờ về tư cung, không nói một lời nào với phế đế.
Quyết nghị tuyên chiến đã được hầu hết triều thần ưng thuận, bà đã thấy đỡ lo. Người mõi mệt, đêm hôm đó, bà ngủ rất ngon giấc. Bà bảo bọn thể nữ:
- Để yên ta ngủ suốt ngày hâm nay, cấm không ai được đánh thức, làm mất giấc ngủ của ta.
Lúc đó vào giờ mùi (hai giờ trưa) Tiếng Lý Liên Anh ở ngoài cửa làm bà thức dậy.
Lý Liên Anh ở ngoài cửa nói vào:
- Tâu thái hậu, thân vương chính đi cùng với Quang Hi xin vào bệ kiến.
Bà thái hậu không thể không tiếp bọn này, bà vội vàng mặc áo, đội mũ ra.
Quang Hi sau khi sụp xuống lễ, tâu:
- Muôn tâu thánh thượng, cuộc chiến đã thật sự bùng nổ. Sáng nay tên đội người Mãn Châu đã giết hai người ngoại quốc, trong số đó có viên lãnh sự người Đức đi kiệu, định đến xin yết kiến thánh thượng. Người đội này có công đã giết hai người ngoại quốc, hắn vội đến thân vương Chính để xin lãnh thưởng.
Bà thái hậu nghe lời báo cáo, lòng bà lo buồn như thắt ruột, thắt gan.
- Nhưng làm sao, quân chúng đã biết khi sắc chỉ chưa được công bố? Tên đội chưa có lệnh đã tự xát hại, không có thưởng gì hết.
Thân vương Chính húng hắn ho, ấp úng tâu:
- Muôn tâu thánh thượng, tình thế đã đến lúc nguy kịch, thân vương Tuấn và Chí Huấn, sau khi bãi trào đã ra lệnh thanh toán hết ngoại nhân trong kinh thành.
Nói xong hai người đưa mắt nhìn nhau. Quang Hi nói thêm:
- Muôn tâu thánh thượng, quân thù phải chịu trách nhiệm. Tên đội xác nhận quan lính gác người da trắng đã bắn trước và giết chết ba người Hán.
Bà thái hậu kêu lên:
- Khiếp quá... Khiếp quá...
Vẻ lo âu hiện trên nét mặt bà, hai tay xoắn vào nhau.
- Nhung Lữ đâu? Đi gọi Nhung Lữ đến ngay, nhanh lên. Chiến tranh bùng nổ sớm quá, ta chưa kịp sửa soạn gì hết.
Nói xong, bà quay phắt người, đi thẳng vào trong phòng.
Hai giờ sau, Nhung Lữ đến, nét mặt ủ ê, buồn thảm.
Bà ra lệnh cho thái giám, thể nữ ra ngoài hết, bà hạ lệnh:
- Có chuyện cơ mật, cấm không ai được vào.
Bà nhìn Nhung Lữ đứng trước mặt, hai mắt hắn cúi xuống nhìn bà, bà nói giọng yếu ớt:
- Anh cho tôi ý kiến, tình thế khẩn trương, ta nên làm thế nào?
Giọng nói trầm trầm, nét mặt lo buồn, Nhung Lữ trả lời:
- Tôi cho bộ đội hộ tống người ngoại quốc ra bờ biển. Làm sao bà không chịu nghe lời tôi?
Bà thái hậu ngoảnh đầu đi, lấy khăn tay lau nước mắt. Nhung Lữ lại nhắc lại:
- BÀ đã không nghe lời tôi khuyên can, bây giờ bà lại hỏi ý kiến tôi?
Bà thái hậu sụt sịt khóc, Nhung Lữ nói:
- Bà định lấy quỹ nào trả cho bọn quyền phỉ? Bà đừng tưởng họ làm không công đâu?
Bà nhìn Nhung Lữ, như muốn vật nài hắn giúp đỡ, có phương kế gì hay, đột nhiên bà thấy mặt hắn tái đi, hai tay run run ôm ngực, hai chân như đứng không vững, muốn khuỵu xuống.
Bà vội vàng chạy đến đỡ, hai bàn tay hắn đã lạnh ngắt hai mắt hé mở vẻ đã đờ, hơi thở có vẻ khó khăn.
Bà kêu to:
Trời ơi! Trời ơi!
Các thể nữ chạy vào thấy bà thái hậu quỳ cạnh viên cơ mật vụ, mọi người kêu ầm lên, bọn thái giám đến. Bà ra lệnh:
- Nhắc ông đặt lên giường.
Bọn thái giám khênh Nhung Lữ đặt lên trên trường kỷ, kê một chiếc gối dưới đầu, bà cho gọi ngự y khẩn cấp đến. Nhung Lữ nằm yên trên trường kỷ, hơi thở khò khè.
Viên ngự y tâu:
- Tâu thái hậu viên cơ mật hiện đang đau, có lệnh thzí hậu triệu thỉnh, ông phải cố gắng gượng đến hầu.
Bà quay đầu, quắt mắt nhìn Lý Liên Anh.
- Sao mi không nói cho ta biết.
- Tâu thái hậu, quân cơ mật không cho hạ thần trình lên thái hậu.
Vì tình nghĩa thâm sâu với một người đã hy sinh suốt cả đời cho bà, bà cố nén lòng xúc động, đau đớn, bà lấy lại bình tĩnh, sai bảo thuộc hạ xung quanh:
- Đem ông về dinh, các quan ngự y, ngày đêm phải túc trực bên giường, chạy chữa. Báo cáo tình trạng sức khỏe của ông từng giờ một. Ta ra chùa lễ bái, kêu cầu.
Bọn thái giám phụng chỉ thi hành mệnh lệnh. Bà nói xong vội vả đến ngôi chùa riêng ở trong cung. Lúc đó vào giờ tuất, nhá nhem tối.
Màn đêm rủ xuống, cảnh vật êm ả có vẻ buồn buồn, không có ngọn gió nào để xua đuổi cái nóng gay gắt ban ngày. Bà thái hậu trong lòng buồn bã, lo âu, như một sức nặng ngàn cân đè trong tâm hồn bà. Bà đi thẳng đến bàn thờ đức Quang Âm. Bà thấp ba nén nhang, cắm vào lưu hương bằng ngọc dưới ánh sáng chập chờn của mấy ngọn nến. Bà thấy chuỗi hạt ngọc ở trên bàn thờ, lẩm bẩm cầu khấn, tụng niệm.
- "Chị cũng cô đơn như em, xin chị nghe lời kêu cầu xin chị phù hộ. Chị giải thoát cho em, những quân thù đang dòm ngó, ngấp nghé, muốn chiếm đoạt giang sơn cẩm tú này, đó là gia tài của ông, cha em để lại. Chúng muốn chia cắt nước này như một quả dưa để nuốt dần. Xin chị giải thoát, giải thoát cho em. Đó là lời cầu nguyện thứ nhất của em. Em xin chị cứu tử cho người em yêu. Hôm nay hắn đã ngã quỵ trước mặt em. Có lẽ giờ tận số của hắn đã điểm. Chị giúp em, chị can thiệp với trời già cho hắn sống thêm. Nếu việc đó không thể được, chị phù hộ cho em lúc đơn đọc hay bại trận, em vẫn được đường hoàng. Nét mặt chị không bao giờ thay đổi, sắc đẹp chị, bao giờ cũng thế. Chị cho em sức mạnh tinh thần để được như chị."
Bà vừa kêu cầu vừa lần tràng hạt, tintưởng lời cầu nguyện phần nào cũng được cảm ứng. Quân thù có thể thắng, người yêu có thể mệnh một, nét mặt bà vẫn không thay đổi, sắc đẹp vẫn như xưa, vẫn kiều diễm, vẫn duyên dáng. Bà vẫn giữ được quyền thế, uy lực.
Những tháng trong nước có chiến tranh, bà thái hậu sống hoàng toàn cô đơn, không có ai để bàn bạc, san sẽ nỗi lo âu. Thân vương Ưng đến nói với bà:
- Tâu thái hậu, quân quyền phỉ khi xuất trận có đem theo một lá bùa hộ mệnh: Một miếng giấy vàng hình tròn, vẽ một hình tượng kỳ quái, không phải người mà cũng không phải quỹ không có chân, xung quanh đầu có bốn vòng hào quang. Trên khuôn mặt hình tam giác, hai con mắt đen dữ tợn. Hình thù kỳ quái có viết những chữ về yêu thuật: Ta là thần ở Hàn Vân, Hỏa thần, Lão Tử cũng trợ giúp ta. Ở bên trái, phía trên có viết những chữ: Bảo thủ Thiên mô câp câp giáng hạ. Ở phía dưới bên phải có những dòng chữ: Hắc thần Dịch khí cấp giáng hạ.
Ai mà đọc mấy dòng chữ yêu thuật đó tự nhiên có linh ứng, đọc một lần thì một ngoại nhân trong nước sẽ chết. Tâu thái hậu, học những dòng chữ đó có hại gì không?
- Không có hại.
Bà thái hậu đọc đi đọc lại mấy chữ đó cho nhớ. Mỗi ngày bà đọc nhiều lần. Lý Liên Anh đến xem bà đọc được bao nhiêu lần thì có bao nhiêu người chết. Hắn nói chuyện với bà về yêu thuật của bọn quyền phỉ: "Khi lưỡi kiếm họ chém vào đâu nó tóe ra lửa. Khi họ bắt sống được một người ngoại quốc, họ làm lễ hỏi Trời nên giết hay không? Họ vo một nắm giấy vàng đốt, nếu tro bốc lên cao thì Trời bảo phải chết, nếu tro giấy rơi xuống thì tha tội giết".
Bà thái hậu không tin những chuyện huyễn hoặc, mơ hồ, song trong tình thế khẩn trương, nguy kịch, những chuyện tuy hoang đường cũng làm bà phấn khởi được phần nào.
Bà hy vọng ai đó sẽ đến giúp bà, cứu trợ bà. Ngày đêm bà đang lo nạn binh đao với người ngoại quốc, lại có những tin tức khủng khiếp, cấp báo: Dân chúng xao xuyến đang nổi lên chống đối, nạn hồng thủy gia tăng, nhiều làng không còn gì ăn, chết đói như rạ, mùa màng thất thu, không thể gieo mạ được. Dân đói quá, đi cướp phá các nhà giàu và các nhà tu sĩ ngoại quốc, ở đó lúc nào cũng sẵn có tiền bạc, lương thực.
Bọn thầy tu ngoại quốc bị giết, bị cướp chỉ có một số nhỏ so với ngàn hàng, hàng vạn nạn nhân người Trung Hoa bị nạn cướp bóc, tuy vậy chính phủ của họ sẽ phái quân đội, tàu chiến đến nếu trật tự không được vãn hồi. Nhìn ra bốn bể năm châu, không một nước nào, một người nào để thái hậu có hy vọng đến cứu trợ. Nhung Lữ nằm liệt trên giường bệnh. Tướng Viên Thế Khải đã tự kiểm chứng bọn quyền phỉ, không tin lời tuyên bố huênh hoang súng, đạn, gươm, giáo không làm gì được chúng, không chạm đến người chúng. Ông xin thái hậu đừng cả tin vào bọn bịp bợm, khoác lác. Ông không giúp được gì, cũng không bàn bạc được điều gì ích lợi để vãn hồi trật tự.
Trong lúc đó, thân vương Tuấn đến quấy rầy bà, hắn khoe khoang có thể đẩy hết bọn người ngoại quốc ra biển nếu bà cho phép... Bà khất lần này sang lần khác, mong tình thế được sáng sủa, thanh bình trở lại. Thân vương Tuấn tự ý tán trợ quân quyền phỉ, vô cớ tấn công vào các lãnh sự quán. Viên tổng đốc Nam Kinh, bây giờ đã già nhưng rất trung thành với triều đình, gởi sở về, xin bà thái hậu cấm chỉ những việc khiêu khích, tấn công người ngoại quốc, khẩn cầu bà cho bảo vệ kiều dân ngoại quốc.
Bà thái hậu trả lời, gởi theo lối tống đạt đặc biệt công văn:
"Không phải do trẫm trong lòng thích thú khởi hấn. Khanh thông báo cho các lãnh sự quán ngoại quốc, trẫm muốn giao hảo với các chính phủ của họ, trên tinh thần hữu nghị, hiểu biết. Trẫm muốn đề nghị cùng các nước soạn thảo một quy chế, vì lợi ích chung, một giải pháp sống chung trong hòa bình."
Bà cho soạn thảo một tờ công hàm gửi đi khắp các nước:
...Vì nhiều trường hợp ngẫu nhiên, dồn dập xảy tới rất bất lợi đã phát sinh ra sự mất trật tự, chúng tôi không biết giải thích thế nào đã xảy ra cuộc đao binh Trung Hoa với liệt cường Tây phương. Các đại biểu của chúng tôi ở hải ngoại, cách xa hàng vạn dặm không am hiểu trạng huống thực sự ở nước nhà và giải bày những cảm tình chân thật của chúng tôi.
Bà giải thích những trạng huống về chiến sự hiện tại, sự nổi dậy của quân giặc người Hán, bọn hạ lưu, ti tiện du đãng, lúc nào cũng sẵn sàng gây sự lộn xộn, bất ổn trong dân chúng. Triều đình đã can thiệp, ra chỉ thị cho các địa phương đề phòng, nếu không các tu sĩ ngoại quốc sẽ bị giết trên khắp lãnh thổ. Vì thế đã xảy ra chuyện một viên lãnh sự Đức bị giết và các chiến sĩ ngoại quốc muốn xâm chiếm các đồn lũy ở Thiên Tân. Viên quan chỉ huy người Hán không thể nào chấp thuận được. Người ngoại quốc đã oanh tạc các đồn ải đó.
Bà kết luận:
Xét như vậy, chúng tôi không chịu trách nhiệm về cuộc chiến này. Trung Hoa tự biết mình còn yếu kém, muốn được sống yên ổn, không có tham vọng. Gây chiến với toàn thể thế giới là một chuyện phi lý, điên rồ. Với bản công hàm này, chúng tôi trình bày trung thực những biện pháp để áp dụng do tình thế tạo nên. Những đại diện của chúng tôi ở ngoại quốc sẽ giải thích rõ ràng bản công hàm này. Chúng tôi đã ra chỉ thị cho các cơ quan binh vụ phải bảo hộ các sứ quán, chúng tôi sẽ cố vãn hồi trật tự cho cuộc sinh hoạt trở lại bình thường. Các tổng bộ trưởng, tất cả các cơ quan phải tăng năng lực để đạt tới mục tiêu đó. Không ai có thể hờ hững, khách quan trong lúc quốc gia đang gặp biến cố.
Bức công hàm đó bà thấy chưa đủ. Bà gửi cho các vua chúa liệt cường những bức điện văn do chính tay bà soạn thảo. Trong bức điện văn gửi cho Nga hoàng, bà viết:
Suốt trong hai thế kỷ rưỡi nay, hai nước chúng ta sống trong tình bằng hữu, giao hảo. Vì, gần đấy, có sự bất đồng ý kiến của một nhóm người theo đạo Gia Tô và các đạo cổ truyền khác, bọn vô lại đã lợi dụng để gây rối cuộc trị an. Liệt cường ngoại quốc đã tưởng nhầm triều đình chúng tôi chủ trương bài xích đạo Gia Tô giáo.
Dưới bức điện văn, bà viết mấy dòng này:
Bây giờ, Trung Quốc đã gây nên, ngoài ý muốn của mình, mối bất hòa với liệt cường Tây phương. Chúng tôi kính nhờ quý quốc can thiệp để vãn hồi hòa bình, chấm dứt các sự bất đồng ý kiến với Tây phương. Tôi trân trọng kêu gọi hoàng thượng đứng ra làm trọng tài, cứu giúp chúng tôi. Chúng tôi mong đợi quý quốc phúc đáp.
Bà thái hậu viết cho nữ hoàng Anh Cát Lợi, trong bức điện văn lời lẽ rất thân mật, như viết cho một người chị. Bà nhấn mạnh việc thương mại của Trung Hoa phần lớn với Anh Cát Lợi. Bà nói:
Chúng tôi xin nự hoàng xét, nếu chẳng may chúng tôi mất quyền tự chủ, quyền lợi quý quốc sẽ bị thiệt hại, không phải là nhỏ. Chúng tôi cố gắng thành lập một đạo quân đế tự vệ. Chúng tôi trân trọng yêu cầu quý quốc đứng làm trung gian, giàn xếp việc xích mích, để đem lại thanh bình trên đất nước chúng tôi. Chúng tôi mong được biết tôn ý.
Bà gởi một lá thơ cho Nhật hoàng, lá thơ mang chữ ký của bà và phế đế. Bức thơ gởi cho sứ thần Trung Hoa ở Đông Kinh, chuyển đệ lên Nhật hoàng.
Kính chào hoàng thượng, Trung Hoa và Nhật Bản gắn liền như hai ngón tay của bàn tay. Âu Châu và Á Châu kết liên trong trận chiến, hai quốc gia Á Châu chúng ta phải đoàn kết chặt chẽ. Các nước Tây phương như một đàn mãnh thú đói, muốn đi xâm chiếm đất đai. Họ không tha thứ, sẽ dòm ngó đến lãnh thổ quý quốc. Trước nguy cơ thiệt hại, hai nước chúng ta sẽ quên những xích mích cũ, kết liên làm huynh đệ chỉ bang. Chúng tôi trân trọng yêu cầu quý quốc làm trọng tài với bọn quân thù đang vây hãm chúng tôi.
Bà thái hậu gởi giác thư, điện văn đi các nước để cầu cứu, nhưng bà không được một nước nào trả lời. Ngày đêm bà mong có thơ phúc đáp, lời kêu gọi của bà được hưởng ứng. Ngày đêm thân vương Tuấn đến thúc giục, quấy rầy bà.
- Tâu thái hậu, bạn hay thù, thiện cảm hay ác cảm với triều đình, toàn thể các quan lại, lớn, nhỏ, cả đến quân giặc người Hán, đều căm thù, bất cộng đới thiên với bọn Gia Tô giáo bọn ngoại nhân, họ đến nước ta để buôn bán hay để huyễn hoặc dân chúng, truyền bá đạo của họ, đối nghịch với ý chí của chúng ta.
Bà thái hậu bị hoàn toàn cô đơn, cô lập, thể chất cũng như tinh thần, không có tiếng nói của một người nào, một nước nào đáp lại lời bà, thần phật thì trơ trơ trích trích. Ngày ấy sang ngày khác, suốt ngày, bà thái hậu ở trong Long điện.
Các quan, các thân vương đứng im trong khi thân vương Tuấn nói. Xung quanh bà, hoàn toàn phẳng lặng, yên tĩnh. Nhung Lữ vẫn nằm liệt trên giường bệnh. Hè đến, ngày này qua ngày khác, trời nắng chang chang đã lâu không có mưa. Nền trời trong xanh không một cụm cây, một vẩn đục. Dân tình nhốn nháo, ta thán, dân đói quá, trộm cướp nổi lên như ong. Sau trận hồng thủy năm ngoái, tiếp đến năm nay hạn hán, tiêu khô. Dân chúng lầm than, thời buổi nhiễu nhương, thiên đình phẫn nộ, ra tai. Bà thái hậu bề ngoài rất bình tĩnh, thực ra trong lòng rối như tơ vò, bà không còn chút hy vọng nào. Trong kinh thành, giặc cướp nhan nhản, quân quyền phỉ đầy đường. Những người tử tế có chút máu mặt đóng chặt cửa ở trong nhà. Các sứ quán đề phòng, sợ bị đánh úp bất ngờ, các cửa đóng hết, quân lính đặt trong tình trạng báo động.