Dịch giả: Nguyễn Á Châu
Chương 12

     úc còn đi học, tôi đã biết sự nguy hiểm khi gặt hái được một chút ít tiếng tăm như thế nào, sự nguy hiểm khi mình thành công như thế nào. Tôi đã lớn lên dưới mái gia đình, trong một xã hội Trung Hoa không ganh tị, nơi mà nếu tôi làm việc tốt, tôi sẽ nhận được sự ca ngợi và cung kính. Ở xã hội chúng ta thì không như thế. Lần đầu tiên tôi đã nếm mùi của sự thật này, khi tôi bước và đại học. Lúc ấy tôi cần tiền để theo đuổi việc học, tôi tham dự hai cuộc thi truyện ngắn và thơ. Tôi đoạt giải cả hai. Thay vì bắt gặp những khuôn mặt nhiệt tình và thân hữu, tôi chạm phải những cái nhìn, những lời cầu nhầu đầy thù địch. Người ta cho rằng cả hai giải trao cho một người là không đẹp.
Sau này, khi tôi nhận giải Nobel văn chương, hoàn toàn bất ngờ: một làn sóng giận dữ nổi lên, cho rằng một phụ nữ, và một phụ nữ đã ở Trung Hoa gần hết đời sống, sao lại có thể được trao giải như một người Mỹ.
Robert Frost, xin ơn Trên ban phước cho ông, đã tuyên bố: Nếu bà ta có thể nhận giải Nobel, thì bất cứ ai cũng có thể! Theodore Dreiser, người giao dịch thư từ thường xuyên với tôi, lúc ấy là chủ bút tờ Saturday Review of Literature, đã viết một bài bình luận tố tôi mạnh tay nhất; và tiếp tục những người khác, không bao giờ ngớt. Sự thù ghét dù chỉ tồn tại trong các phạm vi xác đáng, nhưng tôi phải học hỏi để biết nó. Trong xứ xở chúng ta tội lớn nhất, theo ý nghĩ thông thường, là để thất bại. Người Mỹ không thể quên sự thất bại của họ và vì thế, họ không quên những kẻ thành công, khi họ thất bại.
Khi mà sự khiêu khích của sự thành công đạt đến mức độ cuối cùng của nó, như trường hợp của giòng họ Kennedy, kết quả đã được nhìn thấy, và theo ý kiến của tôi, kết qua này sẽ trở lại, và sẽ trở lại. Những đứa cháu trai mang giòng họ Kennedy chắc chắn đã có những dấu hiệu của sự kết hợp mà ông cha họ đã có. Thảm kịch của thế hệ này sẽ theo đuối thế hệ kế tiếp. Giòng họ Kenned ai cũng biết và vì vvậy nỗi lo sợ đã ám ảnh họ.
Tuy nhiên, một vài người đàn ông mang họ Kennedy sẽ có đủ năng lực để sống dưới tình trạng như thế, và một vài người đàn bà sẽ đủ can đảm để đứng bên cạnh các ông chồng của họ. Từ trước đến nay người đàn ông Kennedy đều có đủ năng lực và người đàn bà Kennedy đềêu có đủ can đảm, và công bằng mà nói, họ xứng đáng để nhận lãnh mọi danh dự.
Nhưng, như đã nói, những người đàn bà Kennedy đã bị ám ảnh bởi nỗi lo sợ. Họ phải chấp nhận sự lo sợ như là một phần khả năng bị mất trong đời sống của họ. Điều này càng cho thấy rõ rệt sự tin tưởng của họ hướng về những người đàn ông trong gia đình và họ không cố tâm làm thay đổi những người đàn ông này. Những người không chỉ không thể thay đổi mà còn không thể bị thay đồi. Và nếu như một người đàn bà không biết học hỏi làm sao để sống với nỗi lo sợ, người đàn bà ấy phải rời khỏi người đàn ông đang dấn thân vào giữa nỗi lo sợ. Đó là điều cho thấy tại sao không có người đàn bà nào đã yêu và kết hôn với những người đàn ông mang họ Kennedy rời bỏ người chồng của họ. Đối với những người đàn bà mang họ Kennedy kết hôn với những người đàn ông khác mà cuộc hôn nhân vẫn duy trì là do người chồng của họ đủ khả năng để hòa hợp với đời sống liên quan mật thiết đến gia đình bề thế của họ và điều này cho thấy trách nhiệm và sự đóng góp quan trọng của cá nhân.
Tôi không bao giờ ấn tượng rằng nỗi lo sợ đã khiến cho những người đàn bà Kennedy trở thành què quặt.
Sự thật hoàn toàn trái ngược. Đắm mình vào giữa nỗi lo sợ họ không còn lo sợ nữa. Tôi đã từng nói rằng đức tin của người đàn bà mạnh mẽ hơn người đàn ông, và dĩ nhiên, đức tin của người đàn bà Kennedy. Họ phải kiên nhẫn không ngừng và cũng không ngừng bồi đắp tình yêu của họ một cách bất vụ lợi và hết lòng.
Những người đàn ông sáng chói, mãnh liệt, táo bạo này đã sống ở trên cao, họ không biết đến sự cố gắng của một người bình thường. Họ ganh đua liên tục không chỉ với những người đàn ông khác mà còn với chính họ nữa. Đối với họ, thành công hôm nay không đủ tốt cho ngày mai. Họ phải vượt trội mãi mãi. Quả núi này cao, nhưng quả núi khác cao hơn. Họ sẽ không hài lòng cho đến khi họ leo lên được qua núi cao nhất và đối diện với họ chỉ còn là khung trời bao la.
Lái một chiếc thuyền trên dòng nước phẳng lặng chưa đủ. họ phải liều lĩnh đương đầu với những mối hiếm nguy cao độ nhất. Họ luôn luôn nghĩ đến những đời sống khác hơn đời sống của họ và họ làm cho họ lớn hơn sự thách thức trước mặt. Và có sự liều lĩnh nào không tạo được kích thước "lớn hơn"? Họ bắt lấy mọi canh bạc, hoặc là được hết hoặc là mất hết. Ba người con trai lớn của gia đình Kennedy đã mất hết.
Tương lai của người con thứ tư là bóng tối đen thẫm của sự nghi ngờ từ kẻ khác.
Kiên nhẫn không ngừng nghỉ của các người vợ Kennedy ; dốc hết cho tình yêu, không chỉ chứng tỏ sự liều lĩnh và dửng dưng bởi đức tính can đảm, mà còn bởi chứng tỏ họ sẵn sàng chấp nhận biến cố bất ngờ sẽ đến một hôm nào đó. Và hành động của những người đàn ông như thế, nhưng người đàn ông phi thường cũng bất ngờ dâng cao một cách điên cuồng. Họ có thể đột nhiên cuồng nhiệt, với nổi hoan hỉ một cách man dại. Hành động bạt mạng, liều lĩnh của họ thích hợp đối với thiếu niên hơn là người đã trưởng thành.
Những người luôn luôn gặp phải sự thách thức của đời sống thỉnh thoảng họ muốn thoát ra, để trở vào lại thế giới của một đứa trẻ, như một chốn ẩn lánh tạm thời được hồi tưởng. Họ sẽ hành động như trẻ con hành động, họ cười đùa như trẻ con cười đùa, gạt bỏ mọi lưu tâm sang bên cạnh, quên hẳn một lúc thân phận thực sự của họ.
Những người đàn bà kết hôn với những người đàn ông mang họ Kennedy đã ý thức được điều này. Họ cảm thấy là họ không được quên bất kỳ cái gì. Thật ra đối với họ không có cái gì để quên cả. Họ yêu chồng của họ qua những gì mà người chồng đã có. Họ muốn chồng của họ duy trì bản năng và làm những gì mà chính các ông chồng của họ muốn làm.
"Nàng là người yểm trợ đắc lực nhất cho một ông chồng", Robert Kennedy nói về vợ ông, sau mười tám năm chung sống. "Nàng luôn luôn nghĩ tôi đúng, và các đối thủ của tôi sai." Khi Robert Kennedy tranh luận với gia đình xem ông có thể tranh đấu để được chỉ định làm ứng cử viên Tổng thống hay không, vợ ông biết ngay, không hề tỏ ra bất kỳ sự hồ nghi nào, rằng ông thực sự muốn được chỉ định, và vì vậy, nàng chống lại mọi quan điểm bác bỏ của kẻ khác. Hơn thế. nàng còn nhấn mạnh rằng chồng nàng phải quyết định lấy một mình. Nàng nói:
"Điều này chứng tỏ Bobby đã trưởng thành. Anh ấy phải nghe mọi cuộc tranh luận. Nhưng cuối cùng anh ấy phải quyết định anh ấy sẽ làm những gì mà anh ấy nghĩ là đúng".
Nàng có hối hận khi xảy ra cái chết của chồng?
Theo sự ước đoán của tôi, tôi cho rằng nàng không hối hận. Nếu Robert lùi bước, ông sẽ là người đàn ông không xứng đáng với tình yêu của nàng dành cho. Vận mạng của chồng nàng đến đó là hết, nàng đã nghĩ như thế.
Sự thành bại của một người đàn ông không phải chỉ do người vợ mang mà còn do các đứa con của họ nữa. Đứa con mang họ Kennedy nào sẽ tồn tại và đứa con nào sẽ không? Khi tôi nói tồn tại, tôi không hề nghĩ đến cái chết. Họ là một nhóm người giàu có, họ sống trong tình trạng vật chất lý tưởng, được giáo dục tại các học đường lớn và sống trong một gia đình đầy rẫy tình thương yêu. Tôi nghĩ đến sự tồn tại, như là những cá nhân còn nằm trong hào quang của một gia đình lớn và tiếng tăm.
Tôi nghĩ đến một người mà tôi từng biết, như những người mang họ Kennedy, một người đàn ông có biệt tài và thành đạt, đã xây dựng được "đế quốc riêng" của họ trên thương trường. Với mọi tham vọng đạt được, mọi ước muốn đều vừa ý, tóm lại người đàn ông này có mọi thứ. Nhưng, vợ của ông ta, một người đàn bà mà ai cũng phải công nhận là đẹp, lại là một người nghiện rượu nặng. Và người con trai, thừa hưởng mọi phong độ, dáng vẻ của người cha, lại là một sinh viên yếu kém và thất bại, dính líu vào xì căng đan với một cô gái. Người đàn ông này đã chán nản và đau khổ tột cùng, nhưng chỉ biết âm thầm cứu gỡ đứa con, hết rắc rối này đến rắc rối khác.
Người chồng còn là nghị lực của người vợ và người cha còn là sự thành công của đứa con. Nhưng, bởi tính bẩm sinh, người đàn ông này không hề có bất kỳ một sự mãn nguyện nào, cho dù đối với gia đình của ông.
Mọi người đều biết ông có một người vợ nhỏ. Người vợ chính và đứa con của ông cũng biết, và cả hai biết cả đến sự sa đọa của họ, nhưng họ càng lúc càng chìm đắm, và lòng yêu kính đối với người chồng và người cha không còn trong họ. Người đàn ông cũng ý thức điều này, nhưng ông ta không thể giúp gì được ông ta, bởi tính bẩm sinh, chỉ có thể là một nhà lãnh đạo, một người cầm quyền, một kẻ tạo ra mà thôi.
Tôi từng biết, không phải ít, những người cha lớn đã sinh ra những đứa con không lớn như họ. Nếu tốt ra, nhũng người con này sẽ có một đời sống khiêm tốn, nhưng thường thì họ thất bại còn hơn những người bình thường nữa. Một số trong những người con này sẽ biện bạch và nói về trường hợp yếu kém của họ với sự tôn kính đầy yêu thương đối với người cha. Một số sẽ thốt nên lời oán hận người cha của họ và, họ cũng oán hận chính họ nữa.
Và các người cha cũng biết cái bóng lớn và sự thành đạt của họ đã che phủ các đứa con của họ như thế nào. Tôi nói như thế, vì tôi có kinh nghiệm riêng về vấn đề này, dù kinh nghiệm có tôi nhỏ bé.
Các đứa con của tôi thường nói: "Làm con của mẹ thật khó. Nhiều sai lầm nhỏ nhặt của con, ngay cả việc lái xe chỉ vượt tốc độ giới hạn một vài cây số, chúng con cũng bị mọi người bàn tán đến.
Tôi biết chúng thường mang mặc cảm bị hạn chế. Bởi chúng là con của tôi, dù rằng chính tôi không hạn chế chúng. "Khi chúng còn đi học, tôi nhớ lại, mỗi buổi sáng trước khi đến trường hoặc đi đâu đó, tôi thường kiểm tra chúng kỹ càng, vì thật ra, nếu tôi để quần áo chúng mất một hạt nút hoặc mang đôi vớ thủng lỗ, chúng sẽ gây ra lòng thương hại từ kẻ khác. Họ sẽ nghĩ chúng không được chăm sóc kỹ càng vì có một bà mẹ văn sĩ, hoặc họ nghĩ bà nẹ văn sĩ đã đi ngao du ở Âu châu hoặc Á châu, hoặc bà ta đã bỏ mặc chúng với kẻ giúp việc trong nhà, hoặc nhiều lý do tưởng tượng khác".
Các đứa trẻ luôn luôn bị dòm ngó chỉ chỏ. Chúng biết và chính tôi cũng biết điều này, và tôi đã hơn một lần phân trần cho chúng hiểu về sự rắc rối sẽ gặp phải khi chúng làm con của tôi. Những phân trần như vậy khiến chúng ý thức được và bảo đảm với tôi là sẽ không để tâm đến nữa. Nhưng chúng nói cho tôi biết trước, là sẽ có phản ứng chỉ khi nào có sự xúc phạm đến riêng tôi. Và, quả thật, thỉnh thoảng chúng đã làm như thế. Sau này có người gọi điện thoại giận dữ báo cho tôi biết một trong những đứa con trai của tôi đã đánh dập mũi con trai của người đàn bà khác.
"Tôi kinh ngạc là việc ấy lại gây ra bởi một trong những đứa con con bà "- Người gọi điện thoại cho tôi luôn luôn nói câu này.
"Thôi đừng kinh ngạc nữa. Bà không thể nào tưởng tượng nó đã hãi hùng như thế nào khi nó được làm con của tôi", tôi nói.
Người ta có thể biết một cách khái lược về sự hiện hữu và số phận chung cuộc của một người qua sự yêu thương mà người đó được dành cho lúc còn nhỏ. Và đứa nhỏ phải thừa hưởng, không thể tránh được, nhưng gì mà cha mẹ nó đạt đến.
Trong gia đình Kennedy sự thừa hưởng này nặng nề hơn, tôi nghĩ, bởi sự thành đạt đều tột bực. Tôi cũng tin tưởng một cách vững chắc, thảm kịch lớn nhất của gia đình Kennedy - đã được gánh chịu hầu hết bởi những người đàn bà, vì họ không thể làm gì được để ngăn chặn hoặc làm cho nó nhẹ bớt đi - là sự tàn bạo của đám đông. Joseph Patrick Kenned người cha, biết rõ sự tàn bạo tột độ này và ông đã uốn nắn các con trước khi tung họ vào mặt trận chính trị. Trong cuộc vận động tranh cử chính trị đầu tiên ở Boston. John Kennedy đã có kinh nghiệm riêng của ông. Một người đàn bà thuộc đảng đối nghịch tấn công ông bằng các lời phỉ báng, và dù bà ta đã nói khẽ với ông: "Đừng có chú ý đến - đó mới đúng là chính trị." ông không mắc bẫy, ông đã chú ý và trà đũa bà ta ngay lập tức.
Dĩ nhiên kinh nghiệm này của ông đã đem đến chiến thắng cho ông ngay ngày ra quân đầu tiên.
Lúc đó John chỉ mới hai mươi chín tuổi và phía địch thủ của ông tuyên bố rằng cha của ông, cũng chính là đạo diễn tư tưởng của ông trong cuộc vận động tranh cử, đã đổ ra nhiều triệu mỹ kim để quảng cáo trên các hệ thống truyền thanh và báo chí, trong chủ trương tóm hết số phiếu của người Mỹ gốc Ý. Đương nhiên, người cha phải giúp đỡ con trai của ông, nhưng không có bất kỳ số tiền nào có thể mua được sự chiến thắng trong một cuộc chạy đua gồm tới mười đối thủ.
John Kennedy đã chiến thắng một cách ngoạn mục, nhưng các lời ám chỉ không đúng sự thực trong cuộc vận động tranh cử đầu tiên ấy đã khiến cho nhiều người để tâm ganh ghét, để cuối cùng được chấm dứt bằng cuộc mưu sát, đứa đến cái chết cho ông. Những người đàn bà trong gia đình không thể có cách nào trả đũa thảm kịch đó.
Họ không thể trả đũa, như những người đàn ông có thể, công khai và với tất cả vũ khí tài năng của họ.
Họ chỉ có thể rút lui, hoặc tốt nhất là chấp nhận.
Cuối cùng sự nổi loạn thầm kín bị chôn vùi và trở thành quyền lực xâm chiếm hẳn đời sống của họ. Tôi tin như vậy, đối với những người đàn bà Kennedy hiện đại.
Rose Kennedy chẳng hạn, bà đã tin tưởng mạnh mẽ hơn bao giờ hết vào ơn Trên và ơn Trên sẽ dành mọi điều tốt lành cho gia đình bà. Hiện tại bà hướng đức tin của bà vào các đứa cháu. Dĩ nhiên bà không biết trước những gì sẽ xảy ra cho chúng, khi chúng đang sống trong một thời đại mới mẻ hoàn toàn. Thời gian không chỉ thay đổi mà còn thay đổi rất nhanh.
Các đứa cháu của bà không giống cha mẹ chúng, các người con của bà. Thế hệ thứ hai của giòng họ Kennedy không chỉ sống dưới sự nghiêm khắc, nhưng đầy yêu thương của người cha, mà còn được đức tin của người mẹ góp vào. Những lúc ấy các con của bà được sinh ra trong một thời đại mà khuôn thước đời sống đã rõ rệt, đặc biệt đối với những người giàu có.
Có rất ít giới hạn trong hoàn cảnh sống hiện tại. Nhưng nếu có, chỉ là những giới hạn mong manh.
Những giới hạn này được tạo ra bởi người con út trong gia đình, Edward, và cũng chỉ trong quyền hạn tương đối của ông. Edward là cây cầu nối liền giữa thời đại của cha mẹ ông và thời đại của thế hệ Kennedy thứ ba, các đứa cháu.
Các đứa cháu của ông thuộc về thời đại mới, thời đại của tuổi trẻ - hay ít nhất, thời đại của những người dưới hai mươi lăm tuổi. "Giới trẻ phàn nàn giới già đã chiếm hữu họ, rằng giới già đã dựng nên thêm giới không vừa ý này. Rằng họ đã lớn lên mà không hề được giúp đỡ trong khung cảnh nghiêm ngặt đưọc thiết dựng nhằm chống lại sự nổi loạn của họ. Sự thật, khung cảnh mà họ phàn nàn một cách thống thiết đó, đã được thiết dựng, đã được khuôn nắn bởi chính họ. Cha mẹ của họ, những người lớn tuổi chỉ có trách nhiệm trong việc dựng lên một khung cảnh mà họ tin tưởng thích hợp cho những gì bọn trẻ ước muốn".
Toàn thể nền văn hóa của chúng ta, kể từ sau cuộc chiến thế giới lần thứ hai, đã hướng về giới trẻ hơn bao giờ hết. Ngay cả đến kiểu mẫu y phục mà chúng ta mặc, đều nhắm làm thích hợp cho giới trẻ. Một số trung niên, nam và nữ, cũng chạy theo thời trang của giới trẻ, thời trang dành cho những cậu trai hoặc những cô gái dưới hai mươi tuổi. Hoặc, nhìn sang các lĩnh vực khác, có phải các chương trình truyền hình, các trò chơi và cả đến sách vở nữa, trong xứ sở chúng ta, đã bị xâm chiếm độc quyền bởi sở thích của trẻ con và vị thành niên?
Vâng, tôi chỉ có thể nói như thế, tất cả phải được nhìn nhận, vì đó là sự thật.
"Đã đến lúc chúng tôi, những bậc cha mẹ và những người lớn tuổi ngắm nghĩa những gì mà chúng tôi đã làm. Bằng mọi cánh tốt đẹp nhất có thể, chúng tôi chỉ muốn làm những gì mà chúng tôi cho là đúng đối với giới trẻ, chúng tôi đã thiết dựng một thế giới chống lại sự nổi loạn của giới trẻ hiện tại. Tuổi trẻ đần độn? Hay các bậc cha mẹ đần độn? Cả hai.
Những người trưởng thành, kể từ khi cuộc chiến thứ hai chấm dứt, đã cống hiến cuộc đời của họ cho con cái. Họ không còn là những cá nhân quyết định chọn lựa cách cống hiến riêng theo năng lực của họ. Các người cha đã làm việc đầu tắt mặt tối, ngày này sang ngày khác, mà còn chưa thêm được gì ngoài thức ăn, quần áo tiền học hành của bầy con. Có bà mẹ cũng đã phục vụ bầy con gần như suốt cuộc đời của họ.
Bây giờ những đứa trẻ, vừa đủ lớn khôn, xoay sang tố cáo cha mẹ họ. Họ tố cáo những gì? Chủ yếu, sự tố cáo của họ, chẳng hạn, tại sao cha mẹ họ không nuôi họ đầy đủ hơn, quần áo của họ không tốt đẹp hơn, họ không được đi học cao hơn và nhiều thứ thiếu thốn khác trong đời sống của họ. Họ đâu hiểu rằng, sự thật cha mẹ họ không còn thì giờ hơn nữa".
Những người lớn tuổi không có cả thì giờ nhàn rỗi để suy tưởng, để sáng tạo. Tất cả thì giờ đều đầu tư vào các đứa trẻ, thay thế những mất mát của hai cuộc chiến. Hai thế hệ người Mỹ đã dâng hiến bản thân cho đám thiếu niên, những kẻ hiện thời đang đe dọa nền văn hóa và ngay cả nền văn minh của xứ sở nữa, bằng sự nổi loạn, đòi hỏi, hủy diệt những gì mà chính họ được bảo vệ trước đây Con người thường lâm vào những xúc động mù quáng, luôn luôn cố gắng tìm cách thay thế những gì đã mất mát. Cả hai thế hệ người Mỹ sau hai cuộc chiến đã được sử dụng bởi sự mù quáng ấy. Hiện tại chúng ta đối diện với một thế hệ khác, hoảng hốt và bơ vơ, trừ phi chúng ta hiểu rõ những gì đã xảy ra, chỉ với tính cách hợp tác, chừng ấy chúng ta mới có thể xây dựng được một thế giới tốt đẹp hơn.
Câu hỏi ở hiện tại: "Những gì đã xảy ra ấy, chúng ta phải chữa trị bằng cách nào?" Những người đàn ông sáng chói đã tiêu pha hết cuộc đời của họ để kiếm tiền cho các đứa con của họ và những người đàn bà thông minh ; có thể, đã mất biết bao năm trong công việc bếp núc. Bọn trẻ không thể giúp đỡ những người lớn tuổi, vì chúng không biết giúp như thế nào, và những người lớn tuổi cũng không thể nhìn lại những năm "đã rồi". Vì như vậy, kết quả chỉ đưa đến sự phàn nàn và oán trách của bọn trẻ, những kẻ đã và đang bối rối.
Những bối rối này là thế giới mà những thiếu niên mang họ Kennedy đang đối mặt. Tôi tự hỏi họ sẽ làm gì? Thịnh đạt của họ sẽ gia tăng hoặc giảm sút? Họ sẽ không phải tranh đấu và cạnh tranh để kiếm sống, nhưng liệu họ sẽ có đủ năng lực để đương đầu với định mệnh bằng di sản thành công của gia đình mà họ thừa hưởng?
Teddy sẽ đương đầu được, Rose Kennedy đã nói một cách tin tưởng; sau khi xảy ra tai nạn xe hơi chết người Ở Chappaquiddick. Nhiều tuần lễ, Edward Kenned đã mất hẳn tinh thần. Ông chán nản tột độ, trái hẳn với sự dự đoán của người mẹ. Ông cảm thấy sự nghiệp chính trị của ông đã bị hủy diệt.
Nhưng thời gian trôi qua. Ông hồi phục tinh thần.
"Biến cố ấy, tất cả sẽ quên được", một hôm ông nói.
"Những vấn đề, mọi giải đáp, tất cả sẽ được xếp sang một bên. và tôi nghĩ là dân chúng sẽ hiểu. Một ngàn chín trăm bảy mươi? Ở Massachusetts? Vâng tôi sẽ nhập cuộc".
Dân chúng sẽ hiểu? Tôi không chắc như thế. Tôi tin rằng, qua biến cố đó, dân chúng hoa Kỳ đã tỏ ra,nổi giận với gia đình Kennedy, cho dù đang là lúc họ yêu mến gia đình này.
Tôi sử dụng tên Kennedy làm tiêu biểu lý tưởng, dù rằng thực sự gia đình Kennedy là một tiêu biểu ước mơ của người Mỹ hơn bất cứ gia đình nào khác ở Hoa Kỳ. Giấc mơ của người Mỹ từ thuở hàn vi cho đến khi giàu có trong ba thế hệ của gia đình này.
Nhưng lý tưởng và những người con lý tưởng của gia đình này, tôi nghĩ, mới thật là sự giàu có còn hơn tiền bạc nữa. Sự giàu có, bao gồm các phẩm chất dũng cảm của đức tính và xa hơn, của giáo hóa nữa.
Những người mang họ Kennedycó tất cả hoặc gần như có tất cả những gì họ đã nói. Giữa những tráng lệ, họ "tráng lệ nhất". Sự thành công một cách ngoạn mục, nhờ phần nào vào sự tráng lệ sẵn có của họ, đã chọc những người không thành công ngoạn mục ganh tị đến tột độ. không thể chịu đựng nổi, và các cuộc mưu sát chỉ là lối thoát duy nhất. Người ta đã âm thầm thỏa thích, đồng thời có cả sự ân hận. Họ là kẻ chiến thắng một cách xấu hổ.
Đó là những xung động? Dĩ nhiên mỗi người Mỹ chúng ta đã bị sự xung động xuyên qua. Dân chủ sản sinh ra xung động, bởi nó khuyến khích sự tự do. Nó cũng đòi hỏi trách nhiệm cá nhân. Một quốc gia chuyên chế đơn giản hơn, không hề có tự do hoặc trách nhiệm cá nhân, và vì vậy, không hề có những xung động. Tại một quốc gia chuyên chế, tự do là của một người, hoặc theo nó, hoặc chống lại nó.
Sự xung động lớn nhất là, chúng ta đòi hỏi nhưng kẻ dũng cảm, chúng ta cần họ, chúng ta tạo dựng ra họ. nhưng cuối cùng chúng ta tiêu diệt họ.
Một ngôi sao màn ảnh, một thể tháo gia, hoặc bất kỳ "Người nào nổi lên, chỉ trung bình thôi, trong lĩnh vực của họ, chúng ta sẽ cổ võ để cưỡng bách họ tiến xa hơn nữa, trở thành kẻ anh hùng, một khuôn mặt hãnh diện của quốc gia. Tuy nhiên, khi chúng ta chợt nhìn lại, thấy họ đang ở trên đỉnh đầu của chúng ta, chúng ta lại vội vã tiêu diệt họ, bằng mọi cách, hoặc sát hại, hoặc khinh bỉ, hoặc bới móc các sai lầm của họ. Và sau đó, chúng ta lại tìm tòi, khám phá và dựng lên những anh hùng khác".
Vì thế mà hai anh em Kennedy bị tiêu diệt và chúng ta xoay sang nhìn chầm chập, một cách thèm khát, người em cuối cùng của họ. Chúng ta đã có vẻ tiến bộ trong việc nắn hình tượng của chàng thanh niên này, để chàng ta trở thành một vật sùng bái của quốc gia. Điều này cho thấy, qua sự thất vọng của chúng ta, khi chàng thanh niên này phạm lỗi lầm chỉ một lần. Chàng ta vô tình đã có những hành vi như là một người tầm thường, hoặc cố ý phạm phải những hành vi đó.
Edward Kennedy, một người đàn ông đã có gia đình, đến một dạ hội gồm toàn các cô gái độc thân, và không thể nào chấp nhận được, khi ông ta đã làm một việc ngu xuẩn, là trốn tránh trách nhiệm mà mọi người đều biết đến, qua thảm kịch không thể giải thích suôn sẻ được ở Chappaquiddick.
Làm sao ông ta có thể là một vị anh hùng, một ứng cử viên thần tượng, một khi ông ta phản bội chúng ta như thế? "Những kẻ sùng bái ông sẽ không bao giờ hiểu hành động của ông. Thượng nghị sĩ, tôi bảo đảm với ông."
Thật khó trở thành một người anh hùng trong một xứ sở dân chủ. Không có người nào, cả hai phía nam và nữ, muốn thành công lớn trong xứ sở này mà lại dám chạy theo sở thích riêng của họ. Vì nếu làm như thế, một khi họ nổi lên, thành công vượt hơn những kẻ khác, họ sẽ không thể nào được yên thân.
Kéo dài trong đời sống của họ, trước khi cơn bão cuối cùng xảy ra là những cú điện thoại đe dọa và chửi bới, những lá thư nặc danh giận dữ và bẩn thỉu, và những người bạn giả dối xếp hàng dài ngoài cửa. Và cho đến một lúc, những người nổi lên ấy sẽ thấy mình trơ trọi. Nhưng, như vậy cũng chưa bảo đảm là họ sẽ được yên thân. Báo chí, truyền thanh và truyền hình khao khát cung ứng cho dân chúng những xì căng đan, có thể tiêu hủy thân danh, xóa bỏ sự thành công, sự nổi bật của những người mà dân chúng vừa ghét vừa mến mộ.
Các cơ quan truyền thông tin tức sẽ cố công tìm tòi sự xấu xa, của những người mệnh danh là anh hùng của chúng ta, nếu chẳng may không thấy gì hết, họ sẽ bịa ra những tin tức có tính cách đồn đãi và láo lếu.
Và dân chúng tin họ.
Chỉ mới hôm qua đây, tôi thấy trên một nhật báo ở California đã loan một tin dơ bẩn, biết ngay là đặt điều về Jacqueline Onassis. Theo mẩu tin, Jacqueline nói rằng: "Tôi rất hài lòng khi được kết hôn với ngột người đàn ông mà người đó là công dân của xứ sở khác." Tôi hy vọng nàng không bao giờ xem đến tờ báo đó, vì nếu nàng xem, sẽ chỉ gặp phải sự thương tổn vô ích, như Edward Kennedy đã từng gặp phải.
Đời sống trong xứ sở chúng ta đã vấp phải nhiều sai lầm. Gia đình Kennedy hiện đã đạt được mọi kỳ vọng của họ, thay thế vào đó, thế hệ thứ ba, các đứa cháu của Joseph Patrick Kennedy và Rose Kennedy, phải đối diện với một tương lai khốn đốn mà mầm chống đối chính là sự bất hòa.
Nếu tôi là một người mẹ Kennedy, tôi sẽ mang các đứa trẻ sang một xứ khác, sống giữa một dân tộc khác, để chúng lớn lên trong yên bình và quên lãng quá khứ.
Sách cổ đã nói: "Cha ăn mặn, Con khát nước", đó là một câu đáng suy ngẫm. Vâng, tôi sẽ mang các đứa trẻ tránh thật xa quá khứ đầy ám ảnh ấy. Tôi sẽ mang chúng đến một xứ sở cổ kính, nơi mà dân chúng khôn ngoan trong nền văn hóa xưa cũ của họ, biết cách chấp nhận một cá nhân ra sao, biết kính trọng nhân tài, biết giá trị cái đẹp biết dành thời giờ cho trí tuệ và tinh thần phát triển.
Ở đây tại Hoa Kỳ, chúng ta không có thời giờ để phát triển tinh thần và trí tuệ của riêng chúng ta.
Tham vọng của chúng ta đều hướng về các quyền bình đẳng, khiến chúng ta trở thành mù quáng để nhận ra sự thật rằng chính sự ban phát của tạo hóa cũng chưa hề bình đẳng. "Giữa chúng ta, cần có kẻ đẹp người người xấu. Người này tài ba kẻ kia đần độn. Người này sáng chói kẻ kia u tối".
Trong khi mà sự dũng cảm, sự đẹp đẽ và tài năng không phải đơn thuần dành cho những kẻ giàu có. Nơi mà các kho tàng quí giá này tồn tại, còn nằm trên các lĩnh vực văn hóa. Văn hóa không hề có giới hạn trong xã hội chúng ta".
"Nhưng trong xã hội chúng ta những người mở đường lại thường không phải là những người làm văn hóa, và hiển nhiên, họ không biết đến sự thiếu thốn của riêng họ. Họ khinh bỉ văn hóa như khinh bỉ những thứ khác. Trong quá khứ, chúng ta không có trạm nghỉ giữa hai đoạn đường. Thực tế chúng ta không có. Chúng ta bị quấy nhiễu, nếu không nói là luôn luôn bối rối, trước sự hiện diện của những ké sáng chói.
Chúng ta luôn luôn tìm cách để bằng hoặc vượt hơn những kẻ đó. Biên giới đố kỵ của chúng ta nằm trên sự thù nghịch và ngay cả sợ hãi nữa. Chúng ta ưa thích sự tầm thường hơn. Tôi nghe những tiếng kêu:
"Nhưng chúng ta là những kẻ quảng đại nhất".
Xin ngừng lại ở đây? Chúng ta, người Mỹ quảng đại, nhưng tôi nhớ lại lời bắt bẻ của một người bạn tôi, một người đàn ông ở một xứ Á châu bé nhỏ, khi tôi nhắc ông nhớ đến sự quảng đại của chúng ta:
"Các bạn quảng đại, ông đồng ý. Nhưng không chính với các bạn, mà chỉ với đồng tiền của các bạn".
Còn đủ thời giờ để phát triển lòng quảng đại của chúng ta trên tiền bạc. Còn đủ thời giờ để phát triển phẩm chất của đời sống. Xứ sở chúng ta còn quá non yếu, tôi tin tưởng trên lĩnh vực phát triển phẩm chất của nó. Còn đủ, và còn đủ thời giờ, để tìm hiểu thấm thía những đặc tính của nhân bản, để mang vào không khí tổng quát có khuynh hướng đi xuống của nền văn hóa chúng ta, tuy rằng kỹ thuật siêu đẳng, có thể là quá nhiều trên phương diện phù phiếm. Chúng ta hy vọng vào hành vi của một thiểu số tài năng, nói về phương diện tinh thần, hơn là hy vọng vào một đa số tầm thường.
Tóm lại, chúng ta không chấp nhận đánh giá tài năng như là một sự thuận lợi về tài chính. Vì nếu như vậy, chúng ta sẽ thất bại khi công nhận rằng ngoài thiểu số tài năng, nói về phương diện vật chất, đa số tầm thường không thể tạo ra bất kỳ sự tiến bộ nào trong xã hội chúng ta.
Chỉ có thời gian mới có thể cho biết một người mang họ Kennedy có thể chống chọi lại sự hủy hoại và các cú đấm mạnh mẽ của nền dân chủ chúng ta.
Vì mọi xác định đều có phủ định của nó. Sức mạnh xác định của dân chủ nằm trong ý nghĩa khi mà các dịp may là đồng đều cho mọi cá nhân, để cá nhân đó phát triển khả năng đầy đủ nhất của hắn. Tuy nhiên, dân chủ không hứa hẹn các mối lợi tìm được của mọi người phải bằng nhau. Dân chủ bảo đảm dịp may chỉ có thế. Nhưng những người ngu dốt và thiếu suy nghĩ đã lầm lẫn quyền hạn này và dần dần họ phát triển một thái độ đầy ảo tưởng, cho rằng quả đời cũng sẽ được chia đều mà không cần chú ý đến năng lực của cá nhân đã trồng cây đời kia mới sinh ra được các quả này. Kết quả của một thái độ đầy ảo tưởng như thế, phát sinh ra tâm tính càu nhàu giữa nhưng kẻ được chia ít trong xã hội chúng ta. Và cuối cùng đưa đến sự chia rẽ, sự thù nghịch thật sự của một phía là những kẻ kém tài năng và thất bại, và một phía là những kẻ có tài và thành công. Và sự thù nghịch trầm trọng hơn, mà kết quả là các vụ ám sát, được xem là hình thức tốt nhất, và giết người, thông thường được xem là hình thức tồi tệ nhất trong xứ sở chúng ta.
Sự nguy hiểm của sự thù nghịch, càng tột độ đối với những cá nhân thành công một cách nhanh chóng và ngoạn mục, như trường hợp của gia đình Kennedy.
Chính Rose Kennedy vừa mới đây đã xác nhận sự nguy hiểm này, khi suy nghĩ về bạo hành đã bám riết lấy gia đình bà. Bà tự hỏi có phải Thượng đế không cho phép gia đình Kennedy thành công, loại thành công nhanh chóng và phi thường, đối với gốc gác hạ lưu của họ trước kia. Bà nghĩ ngợi: "Thỉnh thoảng tôi tự hỏi, không hiểu gia đình tôi có vật gì đã quyến rũ được bạo lực. Đó là sự đố kỵ?" Và, như bà đã nói sau đó, liên quan đến cuộc hôn nhân của Jacqueline Kennedy: "Những người Kennedy chúng tôi không bao giờ làm cái gì nương theo khuôn thước thông thường. Việc làm của chúng tôi luôn luôn là một tiếng nổ lớn".
Những gì đã khiến những người Kennedy không thông thường chính là phong thái, sự bén nhạy và sự độc lập của họ. Sự kết hợp của gia đình đã bao đảm, đã gây tin tưởng cho năng lực riêng của họ, khiến họ không bao giờ cảm thấy bị đe dọa bởi xã hội. Họ từ chối bị đe dọa.
Eunice Shriver nói: "không ai trong gia đình chúng tôi tỏ ra cuồng tín hoặc triệt để thi hành các nghi thức tôn giáo, ngoài mẹ tôi. Bà có được sự tín ngưỡng mãnh liệt mà có thể ví như những kẻ tử vì đạo, thà chết cho tín ngưỡng còn hơn là sống mà không được tín ngưỡng. Niềm tin này tôi nghĩ, đã đến từ giòng máu Ái Nhĩ Lan đơn thuần của mẹ tôi.
"Tôi không thể để cho các biến cố khắc phục", Rose Kennedy tuyên bố. Tôi không hề nghĩ đến có lúc tôi phải nằm mọp xuống để bị nghiền nát. Nếu tôi sụpđổ, tinh thần của toàn thể gia đình sẽ tiêu tán lập tức". "Chúng tôi biết vui vẻ và biết ưu sầu". Rose Kennedy đã nói, trước một vài hôm xảy ra cái chết của chồng bà, Joseph, người cầm đầu gia đình Kennedy. "Chúng tôi biết nỗi thống khổ lẫn niềm thích thú. Và tôi phải biết ơn tất cả, bởi vì, chiến thắng của chúng tôi lớn hơn thảm kịch của chúng tôi". Nhưng niềm tin tuyệt đối vào Thượng đế có thể có những ảnh hưởng trái ngược hoặc chống đối của nó. Tôi nói như vậy là do kinh nghiệm có được qua người cha truyền giáo thân yêu của tôi. Ông có niềm tin mãnh liệt như Eunice Shriver đã nói. Ông cầu xin thiên ý và luôn luôn nhận được. Một lần ông cũng cầu xin và nhận được, nhưng bỗng nhiên ông đâm ra ngờ vực. Ông không công nhận là thiên ý luôn luôn, phù hợp với các ước muốn riêng của ông. Và vì sự ngờ vực này đã đưa đến sự phản đối, có những lúc dâng cao phẫn nộ, trong giới truyền giáo của ông. Ông bị cấm giảng đạo và ông đã chấp nhận, mặc dù lúc ấy ông cảm thấy nỗi đau đớn triền miền.
Tôi không định nói: "có thể, cùng một kiểu phá sản của niềm tin ấy sẽ xảy ra trong niềm tin của Rose Kennedy..
Tuy nhiên tôi biết, niềm tin khăng khăng đó có thể đưa đến một năng lực đặc trưng, khiến có thể đánh thức sự chống đối và quyến rũ về sự trả thù. Và năng lực đó của người mẹ có thể ảnh hưởng đến các đứa, con và họ sẽ phát triển một năng lực giống như thế, mặc dù năng lực này được sử dụng những ước muốn riêng tư của họ. Và vì vậy, các đứa con sẽ đánh thức lòng oán ghét từ kẻ khác, những kẻ không có được năng lực như họ, và rồi thì, bạo hành xảy ra. "Nếu có như vậy, Rose Kennedy đã thấm nhuần năng lực tồn tại các con của bà đồng thời với sự hủy diệt."
Tâm trạng của bà giống như một bài thơ thống thiết của một thi sĩ Do Thái:
"Hỡi đấng tối cao, tôi không oán hận.
"Hai đứa con tôi, sức mạnh đã vỡ tan và nằm xuống.
"Tôi đã nhìn thấy máu của chúng, đã tô thắm sự vinh quang.
"Chúng sẽ được nhắc nhở giữa muôn người.
"Thế hệ sau này sẽ hồi tưởng và gọi tên chúng một cách tôn kính.
"Nhưng riêng tôi sẽ thầm gọi tên chúng trong những đêm dài, những cái tên nhỏ bé ấy đã thân thiết một lần quanh bếp lửa đời tôi.
"Dù không oán hận, tôi đã hao mòn, hao mòn trong cơn bi thương dằn vặt.
"Và, đồng thời trong tôi một nỗi vui mừng, bởi chúng có được niềm tin và chiến đấu cho niềm tin đó... "