Trong các tác phẩm của mình, Kim Dung đã đề cập đến nhiều nhơn vật võ công trác tuyệt. Nghiên cứu kỹ tài nghệ và đức tánh của một số trong các nhơn vật này ta có thể nhận thấy rằng Kim Dung đã dùng họ để tượng trưng cho một vài quốc gia đặc biệt trên thế giới, hoặc để mô tả một vài chánh khách nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc cận đại.
MỤC 1:
CÁC NHƠN VẬT TƯỢNG TRƯNG
CHO MỘT VÀI QUỐC GIA
ĐẶC BIỆT TRÊN THẾ GIỚI.
Luận võ trên đỉnh Hoa Sơn để xác nhận vai tuồng bá chủ võ lâm là một đề tài đã được Kim Dung khai thác trong ba bộ truyện võ hiệp VÕ LÂM NGŨ BÁ, ANH HÙNG XẠ ĐIÊU và THẦN ĐIÊU ĐẠI HIỆP. Tên bộ VÕ LÂM NGŨ BÁ thật ra không thấy có trong danh sách các tác phẩm được Ông Hàn Giang Nhạn cho biết là chắc chắn do Kim Dung sáng tác (theo lời Dịch giả cho bản dịch LỘC ĐỈNH KÝ, Quyển 1-2 trang 3). Bởi đó, chúng ta không thể biết chắc là tác phẩm này quả thật của Kim Dung hay do người khác viết rồi gán cho Kim Dung. Nhưng trừ ra một vài điểm nhỏ nhặt, còn thì phần lớn các chi tiết về các nhơn vật chánh yếu trong đó đều phù hợp nhau nên chúng tôi nghĩ có thể dùng bộ truyện này làm một trong các tài liệu để nghiên cứu về đề tài luận võ ở Hoa Sơn được Kim Dung nêu ra.
Kể cho đủ hết thì có đến ba kỳ luận võ như vậy. Nhưng thật sự thì kỳ luận võ thứ nhì không đưa đến kết quả gì, còn trong kỳ luận võ thứ ba thì các cao thủ võ lâm gặp nhau về việc này là người đã có danh vọng rồi, lại có tinh thần hoà hợp với nhau nên đã không tỷ thí với nhau để phân hơn kém. Vậy, rốt cuộc lại, chỉ có cuộc luận võ đầu tiên là thật sự quan trọng.
Trong cuộc luận võ đầu tiên này, có 5 nhơn vật tham dự. Họ được gọi chung là Võ Lâm Ngũ Bá và mang ngoại hiệu Trung Thần Thông, Đông Tà, Tây Độc, Bắc Cái và Nam Đế. Năm nhơn vật này đã có ý thật sự tỷ thí với nhau với mục đích phân hơn kém và quyết định xem ai là người được quyền giữ bộ CỬU ÂM CHÂN KINH. Sau cuộc tỷ thí rất gay go này, mọi người đều công nhận rằng TrungThần Thông có võ cao diệu hơn hết, còn những người khác thì tài nghệ suýt soát như nhau. Ngoài họ ra, còn một nhơn vật thứ sáu được xem là đồng tài nghệ với họ, nhưng không dự cuộc luận võ này. Đó là Bang Chủ của Thiết Chưởng Bang.
Nếu chỉ xét bề ngoài câu chuyện thì Trung Thần Thông, Đông Tà, Tây Độc, Bắc Cái, Nam Đế và Bang Chủ Thiết Chưởng Bang là những người nhờ dày công tập luyện về nội công và võ nghệ, và có người còn nhờ thêm cơ duyên tiêu thụ được một vật quí hiếm có, mà trở thành những cao thủ siêu tuyệt trong võ lâm. Nhưng khi xem kỹ các chi tiết liên hệ đến họ, chúng ta có thể nhận thấy rằng họ đã được Kim Dung dùng để ám chỉ một số quốc gia đặc biệt trên thế giới. Trong số các quốc gia được ám chỉ như vậy, laị có những quốc gia được ít nhiều thể hiện bằng những chánh khách có thật, và những quốc gia không có chánh khách biểu tượng cụ thể. Mặt khác, có khi một nhơn vật đã được dùng để tượng trưng cho một khối gồm nhiều quốc gia có những đặc điểm chung nhau.
Nhưng điều chúng ta nên để ý là tác giả các bộ VÕ LÂM NGŨ BÁ, ANH HÙNG XẠ ĐIÊU và THẦN ĐIÊU ĐẠI HIỆP không phải dùng cốt chuyện của các bộ truyện võ hiệp này để kể lại cả lịch sử thật sự của các quốc gia được ông ám chỉ qua các nhơn vật võ lâm. Mục đích chánh yếu của ông là nêu ra các đặc tánh của các quốc gia hay khối quốc gia ấy. Các đặc tánh này dựa vào nền văn hoá và tâm lý nhơn dân, nó lại đưa đến những khả năng cá biệt của quốc gia trong cuộc tranh đấu với các quốc gia khác. Nói chung thì Kim Dung chỉ nêu ra một vài chi tiết liên hệ đến lịch sử các quốc gia ấy, theo cái nhìn của ông. Do đó, thời điểm tương ứng của các việc xảy ra trong các câu chuyện và của các cố sự mà nó ám chỉ không phải luôn luôn phù hợp với nhau. Mặt khác, vì quan điểm của Kim Dung đối với các quốc gia được ông ám chỉ bằng các nhơn vật võ lâm đã có sự thay đổi theo dòng thời gian nên trong bộ THẦN ĐIÊU ĐẠI HIỆP, cách ông mô tả một vài nhơn vật trong số này cũng có hơi khác cách ông mô tả họ trong hai bộ VÕ LÂM NGŨ BÁ và ANH HÙNG XẠ ĐIÊU.
Ta có thể nhận thấy ý Kim Dung muốn dùng các nhơn vật võ lâm để ám chỉ một số quốc gia trên thế giới trong đoạn ông mô tả cuộc luận võ đầu tiên ở Hoa Sơn. Trong một giai đoạn của cuộc luận võ này, Võ Lâm Ngũ Bá đã tỷ thí với nhau theo lối “ngũ quốc giao binh”, dịch sát nghĩa chữ là “năm nước tranh chiến với nhau.”. Theo lối tỷ thí này thì mỗi người chiếm một phương vị ngũ hành rồi dùng nội công kình lực công kích người khác theo thủ pháp nào cũng được. Năm vị cao thủ tham dự cuộc luận võ được tự do chọn lựa đối thủ, muốn đấu với ai cũng được mà muốn giúp ai cũng được. Vậy, Kim Dung đã trực tiếp dùng từ ngữ “ngũ quốc” tức là “năm nước” để chỉ các cao thủ luận võ với nhau. Ngoài ra, sự diễn tiến của cuộc tỷ thí theo ông mô tả đã cho thấy là những người có cảm tình với nhau có khi đã giúp nhau, nhưng cũng có khi đã thình lình đột kích nhau, và do đó mà đỡ đòn cho người họ không ưa thích. Điều này phù hợp với sự thật trong đời sống quốc tế, là các nước thân nhau có thể giúp nhau mà cũng có thể đánh nhau những đòn bất ngờ, trong khi các nước đối nghịch nhau thường chống nhau mà cũng có khi trợ lực cho nhau một cách trực tiếp hay gián tiếp.
Với các dữ kiện trêông không đến nỗi quá tệ hại như Tây Độc, nhưng cũng có những thủ đoạn không chánh đáng, như việc bắt giam hay dùng mưu gạt gẫm Châu Bá Thông chẳng hạn. Đối với những người kế vị Trung Thần Thông để lãnh đạo phái Toàn Chân, Đông Tà nhiều khi đã tỏ ra thiếu sự kính trọng và đã có ý muốn lấn áp họ. Khi các đạo sĩ kế vị Trung Thần Thông lãnh đạo phái Toàn Chân lầm tưởng rằng ông đã giam sư thúc họ là Châu Bả Thông và tấn công ông, Đông Tà không thèm giải thích ngay để giải tỏa sự hiểu lầm và sự thù hận. Ông đã tận lực giao đấu với họ và có dụng ý phá tan Thiên Cương Bắc Đẩu Trận của họ rồi mới nói sự thật cho họ biết. Điều này hàm ý rằng người Nhựt không phải xem Trung Quốc như bạn và ngay đến những lúc không có chủ trương làm hại cho Trung Quốc, họ cũng muốn áp đảo Trung Quốc về mặt tinh thần. Tuy nhiên, Đông Tà cũng có khi giúp phái Toàn Chân. Ông đã cứu Châu Bá Thông thoát khỏi sự hãm hại của hai anh em Âm Trường Giang và Âm Trường Hà trên đảo Lục Hoành. Tuy mục đích cuối cùng của ông là đưa Châu Bả Thông về đảo Đào Hoa để dùng Châu Bá Thông trong việc nghiên cứu võ cõng của phái Toàn Chân, ông cũng đã làm một điều có lợi cho phái này.
Đối với các nước Tây Phương, nước Nhựt cũng vừa theo vừa chống. Khi áp dụng chánh sách canh tân tự cường vào hậu bán thế kỷ thứ 19, người Nhựt đã học hỏi nhiều nơi các nước Tây Phương. Họ đã thâu nhận một số lề lối làm việc của người Tây Phương. Nhưng ngay đến lúc nước họ đã kỹ nghệ hóa, họ vẫn duy trì một số phong tục cổ truyền của họ và vẫn tự phân biệt với người Tây Phương. Điều này đã được Kim Dung ám chỉ qua một số chi tiết trong hai bộ VÕ LÂM NGŨ BÁ và ANH HÙNG XẠ ĐIÊU. Đông Tà tượng trưng cho nước Nhựt có lúc đã muốn gả con gái là Hoàng Dung cho Âu Dương Công Tử là cháu của Tây Độc, tượng trưng cho các nước Tây Phương. Tuy nhiên, Đông Tà cũng đã nhiều lần chống lại Tây Độc. Cuối cùng, ông đã cho Tây Độc biết rõ rằng ông không phải thuộc loại người của Tây Độc. Tuy có tánh cao ngạo, hay nói và làm ngược lại thế tục, ông vẫn kính trọng các anh hùng liệt sĩ và tôn trọng lẽ phải chớ không phải tàn ngược như Tây Độc. Tây Độc đã giết một ông thầy đồ chỉ vì ông này giảng dạy những điều mà Tây Độc bảo là đạo đức giả, nhưng Đông Tà đã đem chôn cái đầu của ông đồ ấy và tỏ vẻ cảm thương về cái chết của ông ta.
Trong bộ THẦN ĐIÊU ĐẠI HIỆP, tuy vẫn duy trì ngoại hiệu Đông Tà cho nhơn vật tượng trưng cho nước Nhựt, Kim Dung đã nói đến ông với nhiều thiện cảm hơn. Mặt khác, Đông Tà đã tỏ ra rất ưa thích Dương Quá. Ông đã dạy cho Dương Quá các môn công phu độc đáo của ông và đã kết bạn với Dương Quá mặc dầu tuổi tác hai người cách biệt nhau xa. Điều này đã được Kim Dung dùng để ám chỉ việc Nhựt và Mỹ đã trở thành hai nước thân hữu sau trận Thế Chiến II, mặc dầu một bên có nền văn hóa cổ truyền lâu đời, một bên là một quốc gia mới được xây dựng trong hai thế kỷ sau này.
C- SỰ GIAO THIỆP GIỮA LIÊN SÔ VỚI TRUNG QUỐC, NHỰT VÀ CÁC NƯỚC TÂY PHƯƠNG, BIỂU LỘ QUA SỰ GIAO THIỆP GIỮA BẮC CÁI VỚI TRUNG THẦN THÔNG, ĐÔNG TÀ, TÂY ĐỘC
Về Liên Sô thì lúc mới thành lập, nước ấy đã có một chánh sách thân hữu với Trung Quốc và đã giúp Trung Quốc tự tổ chức để chống lại các nước Tây phương. Liên Sô đã gởi sang Trung Quốc một phái bộ do Borodin cầm đầu và phái bộ này đã có một vai tuồng đáng kể trong việc xây dựng các cơ cấu của Trung Hoa Dân Quốc thời ông Tôn Văn cầm quyền. Phần Kim Dung thì khi viết các bộ VÕ LÂM NGŨ BÁ, ANH HÙNG XẠ ĐIÊU, THẦN ĐIÊU ĐẠI HIỆP, ông hãy còn thiên tả. Bởi đó, ông đã mô tả Bắc Cái, nhơn vật tượng trung cho Liên Sô và Đảng Cộng Sản Quốc Tế như lả một bực anh hùng cái thế và giàu lỏng nghĩa hiệp. Tuy có tỷ thí với Trung Thần Thông để phân hơn kém, Bắc Cái không nuôi ỳ đồ cướp đoạt CỬU ÂM CHÂN KINH trong tay phái Toàn Chân như Tây Độc, Đông Tà. Ông và Trung Thần Thông đã tỏ ra rất tôn trọng nhau và đã có giúp đỡ nhau. Trung Thần Thông đã từng cứu Bắc Cái khỏi thuật Chiêu Hồn và ngón đòn độc hại của Ô Vưu Đạo Nhơn. Trong cuộc luận võ đầu tiên ở Hoa Sơn, Bắc Cái lại nói khéo cho Trung Thần Thông lưu ý đến các âm mưu gian hiểm của Tây Độc, đồng thời dùng tiếng hú để nhắc Trung Thần Thông là phải có thái độ tích cực chớ không thể ngồi yên mà nghe tiếng đàn tranh của Tây Độc và tiếng tiêu của Đông Tà, vì hai loại âm thanh này phụ họa với nhau làm cho thần trí Trung Thần Thông khó tránh được sự dao động thành ra phải thua trận.
Đổi vớt Đông Tà, Bắc Cái không thân như đối với Trung Thần Thông, nhưng Bắc Cái vẫn có sự tôn trọng Đông Tà. Riêng đối với Tây Độc thì Bắc Cái ra mặt chống đối mạnh mẽ và liên tục. Phần Tây Độc cũng rất ghét Bắc Cái. Khi hai bên từ đảo Đào Hoa về đất liền và cùng ở trên một chiếc thuyền, họ đã gây sự đánh nhau. Bắc Cái đã tha cho cho Tây Độc một lần và đã cứu Tây Độc hai lần khỏi chết. Nhưng liền theo đó, Tây Độc lại thừa lúc Bắc Cái ơ hờ để tấn công Bắc Cái bằng công phu Cấp Mô Công làm cho Bắc Cái bị trọng thương đến mất hết công lực. Khi cho thấy Bắc Cái và Tây Độc luôn luôn xung đột và kích bác lẫn nhau, Kim Dung đã có ý làm nổi bật việc sau Thế Chiến II, Liên Sô và các nước Tây Phương đã trực diện đối đầu nhau về mọi phương diện và phản tuyên truyền nhau một cách mạnh mẽ. Nhưng trong bộ THẦN ĐIÊU ĐẠI HIỆP, Kim Dung đã cho ta thấy Bắc Cái và Tây Độc ôm nhau cười và chết một lượt với nhau sau khi đã đấu võ với nhau và cảm phục tài nhau. Với hình ảnh này. tác giả bộ THẦN ĐIÊU ĐẠI HIỆP có thể muốn bảo rằng Liên Sô và các nước Tây Phương không bên nào nắm phần thắng lợi được trong cuộc tranh đấu với nhau. Nếu khinh suất gây chiến tranh hạch tâm để triệt hạ nhau thì cả hai bên đều sẽ bi tiêu diệt hết. Vậy, hai bên đã bị dồn vào cái thế phải chịu chung sổng hay là cùng chết với nhau. Đó là một thông điệp liên hệ đến chủ trương “Giảm Bớt Căng Thẳng” đã lưu hành trên thế giới từ cuối thập niên 1960.
D- SỰ GIAO THIỆP GIỮA CÁC NƯỚC THUỘC ĐỆ TAM THẾ GIỚI ĐẶC BIỆT LÀ THÁI LAN VỚI TRUNG QUỐC, NHỰT, CÁC NƯỚC TÂY PHƯƠNG VÀ LIÊN SÔ, BIỂU LỘ QUA SỰ GIAO THIỆP GIỮA NAM ĐẾ VỚI TRUNG THẦN THÔNG, ĐÔNG TÀ, TÂY ĐỘC VÀ BẮC CÁI
Trong chủ nghĩa Tam Dân, Tôn Văn đã bảo rằng Trung Quốc cần phải có thái độ thân hữu đối với các nước nhược tiểu và phải tận lực giúp đỡ các nước nhược tiểu. Riêng đối với Thái Lan, Trung Quốc đã có những liên hệ văn hóa trong quá khứ. Bởi đó, Nam Đế là nhơn vật tượng trưng cho các nước thuộc Đệ Tam Thế Giới nói chung và nước Thái Lan nói riêng, cũng được Kim Dung mô tả như là một thân hữu của Trung Thần Thông và có chịu ơn Trung Thần Thông. Trung Thần Thông đã giúp Nam Đế cứu được cha mẹ và lấy lại được ngôi báu đã bị người chú cướp đoạt. Vì vậy, mặc dầu có đến Hoa Sơn luận võ theo lời mời của Trung Thần Thông, Nam Đế đã tỏ vẻ rất kính trọng Trung Thần Thông và không có ý muốn giành lấy CỬU ÂM CHƠN KINH. Nam Đế và phái Toàn Chân không hề có sự xung đột với nhau, mặc dầu Châu Bá Thông đã tư tình với một vương phi của Nam Đế là bà Anh Cô. Đã thế, khi cảm thấy mình đã già yếu, Trung Thần Thông đã đến nước Đại Lý và dạy Nam Đế công phu Nhứt Dương Chỉ để Nam Đế có khả năng chống lại Tây Độc hầu giữ cho CỬU ÂM CHƠN KINH không lọt vào tay Tây Độc.
Đối với Đông Tà và Tây Độc, Nam Đế không có sự hiềm khích, và ngoài lần tỷ thí ở Hoa Sơn, ông không có dịp đấu võ với họ. Tuy nhiên, ông đã tỏ ra kính trọng Đông Tà hơn Tây Độc. Điều này có thể được Kim Dung dùng để ám chỉ việc giữa hai trận Thế Chiến, Thái Lan đã thân cận với Nhựt nhiều hơn các nước Tây Phương. Riêng đối với Bắc Cái, Nam Đế đã có nhiều cảm tình. Ông đã mời Bắc Cái đến vùng nước Đại Lý và khi xuống tóc đi tu, ông đã mời Bắc Cái dự kiến. Nói chung thì các chi tiết trên đây biểu lộ ý kiến của Kim Dung trong thời kỳ còn thiên tả. Vì lập trường thiên tả này, ông xem Liên Xô là thân hữu của các dân tộc nhược tiểu và có chủ trương giúp đỡ các dân tộc nhược tiểu chống lại các nước đế quốc thực dân.
Trong bộ THẦN ĐIÊU ĐẠI HIỆP, Nam Đế đã trở thành Nam Tăng và đã được kính trọng nhiều hơn trước. Điều này hàm ý là các nước thuộc Đệ Tam Thế Giới sau này đã có một vị thế quan trọng hơn trên chánh trường quốc tế.
Đ- SỰ GIAO THIỆP GIỮA NƯỚC ĐỨC VỚI TRUNG QUỐC, CÁC NƯỚC TÂY PHƯƠNG KHÁC, LIÊN SÔ VÀ CÁ NƯỚC THUỘC ĐỆ TAM THẾ GIỚI, BIỂU LỘ QUA SỰ GIAO THIỆP CỦA CỪU THIÊN NHẬN VỚI PHÁI TOÀN CHÂN, TÂY ĐỘC, BẮC CÁI, NAM ĐẾ
Về phần Cừu Thiên Nhận, Bang Chủ Thiết Chưởng Bang, ông không có đụng độ với Trung Thần Thông. Nhưng người tiền nhiệm của ông đã hai lần xung đột với vị Giáo Chủ phái Toàn Chân mà lần xung đột sau đã xảy ra ngay tại căn cứ của phái này. Điều này có thể được dùng để ám chỉ việc nước Đức trước thời kỳ Hitler cầm quyền, đã lấn hiếp Trung Quốc và bắt Trung Quốc nhường đất Thanh Đảo cho mình làm tô giới.
Trong bộ ANH HÙNG XẠ ĐIÊU, Cửu Thiên Nhận đã hợp tác với Hoàn Nhan Liệt là một thân vương nước Đại Kim, một quốc gia đã từng lấn hiếp Trung Quốc và có thể xem như là tượng trưng của chủ nghĩa đế quốc. Tây Độc cũng đã được Hoàn Nhan Liệt mời hợp tác để tìm bộ Vũ Mục Di Thư và do đó mà cũng đứng về một phe với Cừu Thiên Nhận trong một cuộc đụng độ với phái Toàn Chân, Bắc Cái và Đông Tà. Các sư kiện này được dùng nói lên việc Đức Quốc Xã và Ý Phát Xít tuy có xung đột với các nước Tây Phương khác, nhưng vẫn áp dụng chánh sách đế quốc xâm lược như các nước ấy. Mặt khác, một số người trong Cái Bang đã vì binh vực dân chúng bị áp bức mà chọi lại hành động của Thiết Chưởng Bang. Sau đó lúc Cái Bang hội họp lại để chỉ định người làm Bang Chủ, Cừu Thiên Nhận đã đến nơi hội họp và khuyến dụ Cái Bang nên nhận lễ vật của Hoàn Nhan Liệt mà dời hết về phương nam để nhường phương bắc lại cho nước Đại Kim. Sau khi Cái Bang đã nhận Hoàng Dung làm quyền Bang Chủ, Cừu Thiên Nhận đã gặp lại Hoàng Dung và đánh bà này một đòn rất nặng làm cho bà bị trọng thương suýt chết. Với các việc này,Kim Dung đã nhắc lại một số biến cố thời Thế Chiến II. Hai phe Phải Xít và Cộng Sản vốn là kẻ thù của nhau. Nhưng trước khi mở cuộc tấn công các nước Tây âu, Đức Quốc Xã đã ký hiệp ước với Liên Sô để chia vùng ảnh hưởng ở Đông Âu, rồi sau đó, lại thình lình mở cuộc tấn công Liên Sô làm cho nước này suýt chút nữa là bị lâm nguy. Chúng ta nên lưu ý chỗ Hitler đã mở cuộc tấn công Liên Sô lúc nước ấy nằm dưới quyền lãnh đạo của Stalin, mà trong bộ ANH HÙNG XẠ ĐIÊU, nhơn vật tượng trưng cho Stalin chính là Hoàng Dung.
Trong bộ THẦN ĐIÊU ĐẠI HIỆP, Bang Chủ Thiết Chưởng Bang đã trở thành Từ Ân Đại Sư và đã cố gắng tranh đấu với bản chất hung ác của mình để theo đúng lời thầy là Nhứt Đăng Đại Sư dạy. Điều này có thể đã được dùng để ám chỉ việc Tây Đức hiện nay đã theo chế độ dân chủ tự do và có thái độ thân hữu, sẵn sàng viện trợ cho các nước khác, nhất là các nước thuộc Đệ Tam Thế Giới.
Nói chung lại thì sự giao thiệp giữa Trung Thần Thông, Đông Tà, Tây Độc, Bắc Cái, Nam Đế và Bang Chủ Thiết Chưởng Bang với nhau cũng như với các nhơn vật liên hệ đến họ không phải mô tả hết lịch sử bang giao thật sự giữa Trung Quốc, Nhựt, các nước Tây Phương, Liên Sô, các nước thuộc Thế Giới Đệ Tam và các nước Đức Quốc Xã và Ý Phát Xít. Ta phải công nhận rằng nếu Kim Dung theo sát lịch sử bang giao thật sự đó thì ông rất khó có thể làm cho các bộ truyện võ hiệp của ông hấp dẫn được. Bởi đó, ông chỉ dùng một số chi tiết trong sự giao thiệp giữa các cao thủ võ lâm để ám chỉ các biến cố quan trọng trên trường chánh trị quốc tế và chúng tôi chỉ nêu các chi tiết này ra để cho quí vị độc giả suy nghiệm


- V-
NHƠN VẬT TUỢNG TRƯNG CHO CÁC NƯỚC
THUỘC ĐỆ TAM THẾ GIỚI NÓI CHUNG
VÀ NƯỚC THÁI LAN NÓI RIÊNG

     rong cuộc luận võ đầu tiên ở Hoa Sơn, ngoài Trung Thần Thông, Đông Tà, Tây Độc và Bắc Cái, lại cỏn có Nam Đế. Nhơn vật sau này đã được Kim Dung đem đối chiếu lại với Bắc Cái một cách đặc biệt. Về địa vi xã hội thì hai bên thật là khác nhau: một người tuy giữ chức vụ Bang Chủ một bang hội lớn nhưng dầu sao cũng là một kẻ ăn mày, còn một người thật sự là vua. Nhưng trong việc mô tả Nam Đế, tác giả VÕ LÂM NGŨ BÁ và ANH HÙNG XẠ ĐIÊU lại có một xuất lệ đáng để ý như khi mô tả Bắc Cái.
Trong vũ trụ quan của người Trung Hoa, giữa các phương hướng vả ngũ hành cùng các mẩu sắc, có sự liên hệ mật thiết với nhau. Các tiểu thuyết gia Trung Hoa viết truyện võ hiệp thường dùng các chi tiết biểu lộ sự liên hệ này trong các tác phẩm của họ. Đối với Trung Thần Thông, Đông Tà và Tây Độc, Kim Dung cũng đã làm như vậy.
Nhưng như ta đã thấy, ông đã không áp dụng nguyên tắc biểu lộ sự liên hệ giữa phương hướng, ngũ hành vả màu sắc khi mô tả Bắc Cái. Ông đã dùng cái hồ lô màu đỏ và cây gậy tre màu xanh lá cây làm tiêu biểu cho vị Bang Chủ Cái Bang mặc dầu phương bắc liên hệ hành thủy và màu đen. Đó là vì nhơn vật Bắc Cái đã được ông dùng để tượng trưng cho Liên Sô lãnh đạo Đảng Cộng Sản QuốcTế. Phương nam vốn liên hệ đến hành hỏa và màu đỏ, mà màu đỏ đã được dùng để mô tả Bắc Cái nên tác giã VÕ LÂM NGŨ BÁ và ANH HÙNG XẠ ĐIÊU không còn dùng nó và hành hoả để nói đến y phục và tài nghệ của Nam Đế. Điều này xác nhận rằng y như Bắc Cái, Nam Đế không phải là một cao thủ võ lâm thông thường mả là một nhơn vật tượng trưng cho một nước.
Nước được Nam Đế tượng trưng nói một cách tổng quát là nước đang mở mang trong Thế Giới Đệ Tam, và nói một cách đặc biệt hơn là nước Thái Lan.
A. VỊ TRÍ CỦA CÁN NƯỚC ĐANG MỞ MANG SO VỚI CÁC NƯỚC ĐÃ KỸ NGHỆ HOÁ VÀ CỦA ĐẠI LÝ VÀ THÁI LAN SO VỚI TRUNG QUỐC
Ta có thể nhận thấy rằng hiện nay, cuộc tranh chấp giữa các nước đã kỹ nghệ hóa một bên, và các nước đang mở mang một bên, đã được gọi là cuộc tranh chấp Bắc-Nam. Vậy, phương bắc là phương tập trung các nước kỹ nghệ hóa, còn phương nam thì tập trung các nước đang mở mang, và phương nam nói chung có thể dùng để chỉ các nước thuộc Thế Giới Đệ Tam.
Mặt khác, Nam Đế chính là vua nước Đại Lý, một nước được thành lập trong lãnh thổ của tỉnh Vân Nam ngày nay. Nước này đã có từ đời nhà Đường (618-907) vả ban đầu gọi là nước Nam Chiếu. Nó đã có lúc rất cường thạnh và vào thế kỷ thứ 9, lúc đất nước ta còn bị nhà Đường cai trị dưới tên là An Nam, người Nam Chiếu đã nhiều lần đem binh lấn đánh. Nước Nam Chiếu về sau đổi tên lại là Đại Mông, rồi Đại Lễ, đến đầu đời nhà Tống (960-1276) ở Trung Quốc mới lấy tên là nước Đại Lý.
Nhơn dân nước Đại Lý này vốn thuộc nòi giống Thái. Khi người Mông Cổ quật khởi lên vào thế kỷ thứ 13, và đánh chiếm các nước thì nhà vua Mông Cổ tên Mông Kha, (về sau được gọi là Nguyên Hiến Tông, t.v. 1251-1259) đã sai em là Hốt Tất Liệt (về sau nối ngôi anh và được gọi là Nguyên Thế Tổ, t.v. 1260-1294) mở cuộc tấn công nhà Tống. Nhơn dịp này, Hốt Tất Liệt đã cho một bộ tướng của mình là Ngột Lương Hợp Thai vào nước Đại Lý và chiếm thủ đô nước ấy năm 1253. Sau đó, lãnh thổ Đại Lý bị sát nhập luôn vào bản đồ Trung Quốc thành tỉnh Vân Nam. Viên tướng đem binh đánh Đại Lý và con Hốt Tất Liệt là Hốt Kha Kích được phong làm Vân Nam Vương đều là những nhơn vật có liên hệ đến lịch sử Việt Nam. Chính Ngột Lương Hợp Thai đã đem binh sang đánh Việt Nam lần thứ nhứt dưới đời nhà Trần năm 1257, cỏn Vân Nam Vương thì đã nhiều lần lấy thế lực uy hiếp Việt Nam nên đã được Trần Hưng Đạo nói đến trong bài hịch khuyên răn các tướng sĩ ông viết năm 1284. Khi nước Đại Lý mất, một số người dân nước ấy đã di cư về phía nam, một bộ phận vào nước Lào, một bộ phận đến ở với người Thái trên đất Thái Lan hiện tại. Sự nhập cư của họ đã tăng cường lực lượng của người Thái và đưa đến việc thành lập tại đó một quốc gia cường thạnh, trước đây gọi là Xiêm La và ngày nay gọi là Thái Lan.
B. CON LUƠN THẦN LÀM TĂNG THÊM CÔNG LỰC CỦA NAM ĐẾ, BIỂU TƯỢNG CHO NỀN VĂN HOÁ CỔ CỦA THÁI LAN
Về mặt khả năng thì Nam Đế sở dĩ có được một công lực siêu phàm không thua các cao thủ khác là vì lúc trẻ, ông đã hút được huyết của một con lươn thần. Việc này có thể đem đối chiếu với việc Trung Thần Thông và Tây Độc có được công lực siêu phàm nhờ ăn cái nấm mọc trên bã nhơn sâm hoặc uống huyết và ăn thịt con Bạch Long Xà. Nói chung thì nó dùng để ám chỉ ảnh hưởng của một nền văn hóa tối cổ đến tiềm lực một quốc gia đó làm cho quốc gia đó vững mạnh.
Nhưng Trung Quốc, các nước Tây Phương và các nước Thái Lan có những điểm giống nhau mà cũng có những điểm khác nhau về mặt này. Theo sự mô tả của Kín Dung, khi uống huyết và ăn thịt con Bạch Long Xà giữa lúc đói rét, Tây Độc đã thấy tinh thần và thể chất phấn chấn lên ngay. Điều này ám chỉ việc nền văn hóa cổ của các nước Tây Phương chỉ giúp vào sự tiến bộ của họ về mặt vật chất chớ không gây trở lực gì có thể làm nguy hại đến nền độc lập của họ. Trái lại, Nam Đế khi hút huyết con lươn thần cũng như Trung Thần Thông khi ăn cái nấm mọc trên bã nhơn sâm thì đã bị mê man ba ngày, tưởng đã phải bỏ mạng, chỉ nhờ có dị nhơn đến kịp mới cứu sống họ được và thâu nhận họ làm đệ tử. Sự kiện này đã được Kim Dung dùng để nói đến việc Trung Quốc cũng như Thái Lan tuy có nhờ nền văn hóa cổ mà có một sức mạnh tinh thần thâm hậu, nhưng cũng đã bị nền văn hóa đó ngăn trở trong việc canh tân và suýt làm cho mình bị mất nền độc lập.
Về bản chất thì thần vật đã giúp Nam Đế tăng thêm công lực là một con lươn chúa gọi là Kim Thiện Vương. Tuy là một trân vật, nó không phải thuộc loài thảo mộc tinh túy như cái nấm biểu tượng cho nền văn hóa cổ Trung Hoa, mà là một động vật còn mang thú tánh như con Bạch Long Xà biểu tượng cho nền văn hóa cổ của các nước Tây Phương. Tuy có khả năng siêu phàm nên được cho là có tánh thông linh, con lươn thần Kim Thiện Vương thật sự là một quái vật đã ăn thịt người. Quái vật này sống sâu dưới nước và được liệt vào loài cá. Điều này ám chỉ rằng nền văn hóa cổ của Thái Lan thuộc hệ thống văn hóa của các dân tộc Đông Nam Á Châu. Một phần người của các dân tộc này thuở trước đã sống ở Hoa Nam. Về sau, họ bị người Trung Hoa dồn về phía nam của Trung Quốc hiện tại, và những người còn ở lại và sống trên lãnh thổ Trung Quốc thì đã bị người Trung Hoa đồng hóa. Người của các dân tộc Đông Nam Á Châu này đã được người Việt Nam và người Trung Hoa thời được gọi chung là Bách Việt và được các học giả về nhơn chủng học gọi là nòi giống lndonesian, trong khi ông Bình Nguyên Lộc lại đặc biệt gọi họ là nòi giống Mã Lai. Họ có liên hệ ít nhiều ăn dân tộc Việt Nam ta, và nền văn hóa của họ là nền văn hóa của một giống dân sống về nông nghiệp và ngư nghiệp.
Trong bộ VÕ LÂM NGŨ BÁ, Kim Dung cho biết rằng sau khi hút được huyết con lươn thần, mình Nam Đế trừ ra ở tay chơn và đầu mặt, còn thì ở chỗ khác trong châu thân đều có mọc những mụt đỏ bầm, các mụt này khi mọc rồi thì biến thành cứng rắn như vảy cá rất dày, đao thương đâm không lủng được. Nhờ đó, Nam Đế có thể chịu đựng các đòn mãnh liệt của địch thủ mà không hề hấn gì. Hiện tượng mọc vảy cá biểu lộ tánh cách thô sơ thấp kém của công lực, vì công lực cao thì hội nhập hoàn toàn vào cơ thể và không thể hiện ra ngoài. Nó có thể được Kim Dung dùng đế ám chỉ rằng về mặt võ thuật, công lực của người Thái Lan không phải chỉ dựa vào sự luyện tập mà còn dựa vào một số yếu tố ngoại lai như bùa, phép, gồng, ngải v.v... Nó cũng cho thấy rằng trong con mắt Kim Dung, nền văn hóa cổ của Thái Lan chưa đạt mực cao siêu của nền văn hóa cổ Tây Phương và dĩ nhiên là còn thua nền văn hoá cổ của Trung Hoa nhiều hơn.
C- CÔNG PHU CỦA NAM ĐẾ, BIỂU LỘ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NỀN VĂN HOÁ KHÁC NHAU ĐỐI VỚI THÁI LAN
Nhưng ngoài nền văn hóa cổ của mình, Thái Lan còn tiếp nhận văn hóa nước khác. Theo Kim Dung, họ Đoàn làm vua nước Đại Lý vốn là hậu duệ của một nhơn vật trong giới võ lâm Trung Hoa. Mặt khác, vị thầy đầu tiên của Nam Đế là một đạo sĩ hiệu Ngọc Động Chơn Nhơn. Như chúng tôi đã trình bày trong đoạn nói về Trung Thần Thông, Đạo Giáo đã được hai triều Đường và Tống xem như là quốc giáo, và có thể biểu tượng cho tài nghệ Trung Hoa. Vậy, với các chi tiết trên đây, Kim Dung đã cho chúng ta biết rằng Thái Lan đã có chịu ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa.
Tuy nhiên, khi đã lớn tuổi rồi. Nam Đế lại thoái vị và xuống tóc đi tu theo Phật Giáo, với pháp danh là Nhứt Đăng Đại Sư. Người thế độ cho ông không phải là một cao tăng Trung Hoa mà là một nhà sư Thiên Trúc tức là Ấn Độ. Kim Dung đã dùng việc này để nói lên việc mặc dầu có chịu ảnh hưởng của nền văn hóa Trung Hoa, Thái Lan cốt yếu lại là một nước theo Phật Giáo, mà Phật Giáo Thái Lan là Phật Giáo Tiểu Thừa từ Ấn Độ truyền sang, chớ không phải là Phật Giáo Đại Thừa thạnh hành ở Trung Quốc. Một chi tiết khác xác nhận điều này là việc Nhứt Đăng Đại Sư rất thông hiểu Phạn ngữ. Chính ông đã dịch hộ Quách Tĩnh các câu tiếng Phạn mà Đạt Ma Tổ Sư đã viết trong CỬU ÂM CHƠN KINH.
Nói chung thì trong việc xây dựng cơ cấu quốc gia và trong chánh sách giữ nước, ban đầu Thái Lan đã chịu ảnh hưởng của nền văn hóa cổ trong nước và của Phật Giáo nhiều hơn của nền văn hóa Trung Hoa. Điều này được thể hiện trong các môn công phu của Nam Đế. Theo Kim Dung cho biết thì nhơn vật này chuyên sử dụng Tiên Thiên Công và Kim Cương Quyền. Tiên Thiên vốn có nghĩa là tự nhiên, bẩm sinh. Danh hiệu Tiên Thiên của môn công phu hàm ý rằng tiềm lực Thái Lan dựa vào các tin tưởng cổ truyền đã có từ khi dân Thái xuất hiện trên địa cầu. Kim Cương theo nghĩa đen là chất đá quí cứng rắn và trong suốt. Nhưng trong Phật Giáo, đó còn là tên của một bộ Kinh, và đồng thời là danh hiệu của các vi thần hộ pháp.
Qua việc Nam Đế sử dụng Tiên Thiên Công và Kim Cương quyền, Kim Dung muốn ám chỉ rằng nền chánh trị Thái Lan còn giữ rất nhiều yếu tố cổ truyền riêng của người Thái, đồng thời bị sự chi phối rất mạnh của Phật Giáo Tiểu Thừa. Đạo này được xem là quốc giáo, Giáo Hội có một ảnh hưởng rất lớn đối với nhơn dân cũng như đối với chánh quyền và các nhà sư được mọi người, kể cả nhà vua, rất mực kính trọng. Mặt khác, những người trong giới thượng lưu, ngay đến nhà vua, đều phải vào chùa tu một thời gian. Phong tục trên đây của Thái Lan đã được Kim Dung nói đến qua việc Đoàn Nam Đế cuối cùng đã xuống tóc đi tu. Chính vì sự kiện này và vì vai tuồng cốt yếu của Phật Giáo đối với Thái Lan mà trong cuộc luận võ kỳ chót ở Hoa Sơn, Nam Đế đã được đặt cho một ngoại hiệu mới là Nam Tăng.
D- VIỆC NAM ĐẾ HỌC CÔNG PHU NHỨT DƯƠNG CHỈ BIỂU LỘ ẢNH HƯỞNG THÊM CỦA TRUNG QUỐC ĐỐI VỚI THÁI LAN TRONG GIAI ĐOẠN CẬN ĐẠI
Tuy nhiên, về sau, Nam Đế lại học công phu Nhứt Dương Chỉ với Trung Thần Thông, lúc ông này thấy rằng mình sắp chết và muốn truyền công phu này lại cho Nam Đế để Nam Đế đối phó với Tây Độc. Sự kiện này có thể dùng để ám chỉ việc người Thái Lan đã tiếp nhận thêm ảnh hưởng của Trung Hoa hồi thế kỷ thứ 18. Lúc ấy, một số người Trung Hoa đã được triều đình Thái Lan trọng dụng, và họ đã đóng một vai tuồng quan trọng về mặt chánh trị. Năm 1767, nước Thái Lan (thời ẩy còn gọi là nước Xiêm La) đã bị người Miến Điện tấn công và đã thảm bại. Trong cuộc tấn công này, người Miến Điện đã bắt được nhà vua Thái Lan đem về nước họ. Khi ấy, một tướng lãnh gốc Trung Hoa tên là Trịnh Quốc Anh, và mang tên Thái là Phya Taksin, đã cứu được nước Thái Lan khỏi mất. Ông đã lên làm vua nước ấy từ đó cho đến năm 1782 mới bị dòng vua hiện đang trị vì ở Thái Lan thay thế. Trong thời kỳ làm vua Thái Lan, dĩ nhiên là Trịnh Quốc Anh đã áp dụng một số kỹ thuật chánh trị của người Trung Hoa ở nước Thái Lan.
Mặt khác, chúng ta có thề nhận thấy rằng mặc dầu Trung Thần Thông là người đầu tiên luyện được Nhứt Dương Chỉ, môn đệ ông đã không học được công phu này và Nhứt Dương Chỉ cuối cùng đã trở thành công phu độc đáo của Nam Đế và môn đồ họ Đoàn. Như chúng tôi đã trình bày trong đoạn nói về Trung Thần Thông, Nhứt Dương Chỉ biểu tượng cho lý tưởng thế giới đại đồng làm cho cả thiên hạ sống yên vui hòa mục và dùng sự nhân nghĩa mà đối xử với nhau. Đó là lý tưởng của nước Trung Hoà cổ điển, nhưng nó không còn được Trung Công áp dụng khi đã nắm được chánh quyền, mà lại được các nước thuộc Đệ Tam Thế Giới hiện tại đề cao. Sự kiện này đã được Kim Dung ám chỉ qua việc phái Toàn Chân không còn biết nền công phu Nhứt Dương Chỉ vả công phu này trở thành bí quyết riêng của Hoàng Gia họ Đoàn ở nước Đại Lý.