- 9 -


- 13 -

     ặng Thị Huệ qua mấy đêm biến động, người rạc đi, mắt trũng xuống. Tuyên Phi lần đầu tiên thấy mọi thứ ở trên đời đều là ảo ảnh.
Bây giờ, với bà, chỉ là khu nhà quàn di hài của Tĩnh Đô Vương Trịnh Sâm. Hương nến bập bùng thâu đêm, suốt sáng, hương trầm toả ngát cả căn nhà. Bà mê trong mùi trầm. Bà nghiện mùi trầm, đến nỗi, nếu không có mùi trầm, bà không sao chịu được. Cũng có lúc Tuyên Phi lang thang dưới ánh nắng hồng buổi sớm. Bà đi qua những viên hộ sĩ, những đại thần toàn bằng đá, đi qua chiếc sân dài lát gạch đỏ, lá đa lá si qua một đêm trút đầy trên vai tượng, trên sân; những chiếc lá dày thô của một loại cây bóng toả um tùm, tạo ra những sự che chở vô hình của thiên nhiên.
Đôi khi Tuyên Phi coi những tán đa, tán si ấy là những chiếc ô trời kỳ diệu. Ở đó có những đôi chim hót với nhau những tiếng hót thắm thiết lạ kỳ, có những mùa quả vàng chi chít óng ánh trên cây. Có những giọt nắng, giọt trăng kỳ ảo, có lúc thân mật, có lúc ma quái đến dễ sợ...
Tuyên Phi sống nửa tỉnh, nửa mê, như một bóng ma... Công việc của bà là nấu những bữa cơm cúng trong lễ cúng cơm đúng một trăm ngày, sau đó, là đèn nhang suốt ngày cho linh phòng quàn di hài của Chúa... Giúp việc cho bà là mấy viên thái giám, mấy bà cung tần cũ, chán cảnh đời, trước đây rất kính Chúa Tĩnh Đô mà chưa một lần được gọi vào hầu...
Tuyên Phi hay ngồi ở chiếc ghế riêng của mình. Chiếc ghế bà kê trong phòng riêng ở cung điện riêng mà Trịnh Sâm dành cho bà... Bà đem chiếc giường cũ, những chăn mền, màn gối dùng thuở Chúa còn sống, kê ngay ở gian phòng, bên linh phòng của Chúa Trịnh. Bà sống với người chết với tất cả tấm lòng yêu nồng nàn như thuở Chúa Tĩnh Đô chưa chết. Ở đó bà hồi tưởng lại tất cả những tháng ngày đẹp đẽ sống bên Chúa. Những buổi đi thuyền ngự trên Tây Hồ. Những lúc cùng Chúa ăn đào tiên, uống rượu nho, thưởng trăng ở lầu vọng nguyệt. Những đêm trung thu từ mặt hồ, đến Đại hoa viên, đèn lồng của các cung nữ trong hội thi đèn đủ kiểu, từ đèn các con thú như đèn cá, đèn thỏ, đèn kỳ lân, đến những đèn hoa quả như đèn hoa sen, đèn quả đào, đèn quả bầu tiên với những giải lụa điều gắn theo, mỗi thứ đèn do một phi tần, son phấn rất trẻ, cầm trong tay, giả vẽ trẻ thơ, hát những bài đồng dao, diễu qua mặt Chúa...
Những đêm ngồi xem trình diễn những tích tuồng Tây Thi, Tây Vương Mẫu phó hội bàn đào, hay Phàn Lê Hoa ba lần giận bỏ Tiết Đinh Sơn, những câu hát hay, hòm tiền trước mặt Chúa và Tuyên Phi vứt thưởng xuống sân khấu dày như những hạt mưa ngâu vào tiết Mạt phục. Phi quăng thưởng còn dè dặt, Chúa lại thưởng nhiều hơn, khiến Tuyên Phi bị kích động, thưởng nhiều hơn Chúa... Chúa không chịu thua, Phi lại thưởng nhiều hơn... Những tài tử phía dưới biết Chúa và Tuyên Phi đang phút hào hứng càng ra sức hào hứng hát thật hay, diễn thật đạt, đến nỗi cả Chúa và Tuyên Phi cũng đắm theo vai diễn quên cả trò nghịch ngợm thưởng tiền. Khi vai diễn đến độ cao trào đã giảm Tuyên Phi mói nhớ ra, vứt tiền hết lớp này đến lớp khác xuống thưởng. Ông bầu của đêm diễn ra nhận tiền nhặt không xuể, vừa nhặt vừa dừng lại vái bái vọng lên phía trên lầu xem diễn của Chúa và Tuyên Phi.
Tuyên Phi không thấy Chúa thưởng tiền, liền hỏi:
- Sao Chúa không thưởng!
Chúa cười thật hiền lành:
- Hết rồi còn đâu mà thưởng.
Nhưng Chúa lại cầm lấy hai đồng tiền còn sót lại, đưa cho Phi một đồng, Chúa giữ một đồng và nói:
- Em cầm lấy, giữ lấy những đêm vui không thể lặp lại của chúng ta!
Phi chỉ còn gục mặt vào ngực Chúa, ôm lấy người Chúa để tạ ơn lòng yêu thương cực độ của Chúa với mình...
Có hôm, Tuyên Phi đem một đồ nữ trang đưa cho viên nội sai và bảo:
- Ngươi đem đi bán, mua cho ta một vò rượu Tiên Du, mấy trăm vải ngon đầu mùa, nói với người coi linh đường gọi cho ta một tay thái giám đàn hát thật giỏi, một cung tần gõ phách thật hay vào đây.
- Ngộ Chúa mới không cho thì làm thế nào?
- Cứ bảo ngày tuần của Tiên chúa, Tuyên Phi muốn người ấy vào đàn và ngâm thơ như buổi còn Chúa...
Viên nội sai không dám sai lời. Quả nhiên những đòi hỏi của Tuyên Phi đều được thoả mãn. Đêm ấy Tuyên Phi lấy trong hòm ra bộ quần áo đẹp nhất nàng thường mặc để ngâm thơ cho Chúa nghe. Bà cởi bộ đồ tang, vận bộ áo chính cung lộng lẫy, đến trước linh cữu của Trịnh Sâm, lạy ba lạy, rồi lặng lẽ, quay lại ngồi trên chiếu nói với hai tài tử:
- Ta đã cầu hồn của Chúa về. Các ngươi hãy đánh đàn, gõ phách cho thật hay, như buổi vào hầu thơ của Chúa...
Bà gật đầu để đàn phách nổi lên. Sau đó bà cất giọng ngâm 5 bài thơ Lưu Nguyễn nhập Thiên Thai, giọng đầy truyền cảm:
1
Thiên Thai vạch lối đá thanh tân
Mây cỏ hoa yên, sạch bụi trần.
Khói ráng loà nhoà tình bảng lảng,
Nước cây mờ mịt, mộng bâng khuâng
Vọng vang gà gáy ran trăng núi
Khuấy động chó trời sủa lộng hang
Đất ấy là nơi nào vậy nhỉ?
Hỏi ai là chủ chốn Đào Nguyên?
 
2
Xanh ngắt màu cây lẫn sắc trời,
Mịt mù khói toả nẻo xa khơi
Bóng mây đầy núi chim khôn đậu
Tiếng nước quanh khe, sáo giục ngồi.
Động cát xanh xanh trời đất lạ,
Thềm cây thắm thắm tháng ngày trôi.
Dưới hoa ước bóng hồng ra đón
Quát chó tiên, không nỡ cắn người.
 
3
Ân cần lưu tiễn chốn Thiên Thai
Đâu dễ trời tiên lại gặp đây!
Người nhé, rượu mây về gắng uống,
Tiên ơi, thư ngọc chớ rời tay.
Ngàn hoa cửa động vui chào đón,
Xuôi biển, nước nguồn ngược khó thay!
Đầu suối ngẩn ngơ tình cách biệt
Mênh mông trăng sáng chiếu rêu dày.
 
4
Đàn ngọt Nghê Thường chớ ríu ran,
Mộng tiên đâu giống mộng trần gian,
Động riêng trời ấy xuân yên ả
Cõi thế đường kia, nguyệt khẽ khàng
Bãi ngọc cỏ tiên viền ngấn biếc
Hoa đào thả suối ngát làn hương
Sương mai đàn ngọc mong manh gió,
Kiếp khác xui em mới gặp chàng!
 
5
Lại đến Thiên Thai hỏi Ngọc Chân,
Rêu xanh đá trắng nhuốm phong trần.
Động sâu quạnh quẽ ùn xênh điệu
Xóm cũ tiêu điều vắng hạc ngàn
Màu sắc hoa cây dường đổi khác,
Hình hài khói ráng chẳng còn xuân.
Hoa đào suối chảy nguyên như cũ
Chuốc rượu ai mời để tớ nâng?
Phi hát và trước lờ mờ hương khói, Chúa nhẹ nhàng mặc áo bào tía hiện ra, mủm mỉm cười, rồi nhẹ nhàng ngồi đối diện với Phi, chống tay lên chồng gối mơ màng nghe hát.
Chúa thích nhất là bài thơ đầu, đặc biệt là hai câu:
Khói ráng loà nhoà tình bảng lảng
Nước cây mờ mịt mộng bâng khuâng...
Chúa thường bắt Tuyên Phi ngâm lại nhiều lần câu ấy. Còn Tuyên Phi, vốn hay khích Chúa, thì có lúc, Chúa không thích nghe lại cứ lấy giọng thật sang mà ngâm mấy câu ở bài ba:
Người nhé, rượu mây về gắng uống,
Tiên ơi, thư ngọc chớ rời tay...
Chúa không thích sự ly biệt chia tay, có lúc cau mày hỏi:
- Sao em lại cứ thích câu này?
Tuyên Phi hỏi lại:
- Câu ấy là câu tình nhất?
- Sao lại tình nhất!
- Thưa, bởi việc người và tiên không ở được với nhau, đó là luật của trời, hai chàng Lưu Nguyễn bất đắc dĩ phải chia tay, do đó, tình ý đều dồn hết vào hai câu đó.
Chúa cáu, vặn lấy được:
- Thế em cho mình là tiên, ta là người ư?
- Không phải, em cũng là người như Ngài thôi!
- Đang sum họp thế này, sao cứ thích chuyện xa cách!
Tuyên Phi thích chí, biết Chúa nổi cơn ghen tức, bèn nói:
- Thơ của người ta, thơ nói chuyện tiên, sao Chúa lại cứ vận vào mình?
- Ta không thích nói chuyện gở!
Chúa giận bỏ ra ngoài sân, đứng ở bên thềm, Tuyên Phi phải đến bên Chúa mà nói:
- Ngài vào đi, em hát lại bài thơ đầu mà Ngài thích để Ngài nghe...
Chúa lại cười ngay, ôm lấy vai Huệ mà cũng đi vào, cử chỉ đầy âu yếm.
Trong hương trầm ngào ngạt, trong những cung đàn, tiếng phách thuở ấy, Tuyên Phi ngâm lại những bài thơ ấy, với một giọng trầm đục, buồn buồn... Và khi đến hai câu thơ:
Khói ráng loà nhoà tình bảng lảng
Nước cây mờ mịt mộng bâng khuâng!
thì nước mắt bỗng oà ra trên gương mặt người đàn bà đau khổ...

*

* *

 
Thái hậu Dương Ngọc Hoan ngồi bên cạnh Thánh mẫu Thái Tôn nói:
- Đặng Thị Huệ dạo này như một bóng ma, lảng vảng ở bên mộ Chúa, có lúc lại như hoá điên, con nghĩ không nên để cho Thị hầu ở bên lăng tẩm nữa, sợ rằng không được nghiêm trang ở nơi tôn miếu.
Thánh mẫu nói:
- Con nặc nô ấy là một người khuấy đảo triều đình một thuở, tội to lắm, nhưng bây giờ thời của nó hết rồi.
- Thánh mẫu thương người quá. Thuở ả ấy được Tiên chúa yêu chiều hết mức, thì ả ấy có coi mẹ con mình ra gì đâu!
Thánh mẫu thở dài:
- Con ơi, sông có khúc người có lúc. Đánh kẻ chạy đi, không nên đánh kẻ chạy lại, Thị Huệ lúc cấu kết với Quận Huy làm nghiêng ngửa cả triều đình, muốn gì được nấy. Quyền uy nhất của Chúa, mà nó giận có một buổi đã phải làm lành. Nó cũng muốn leo tót lên ngôi cao, bắt chước Võ Tắc Thiên, Lã Hậu ở bên Trung Hoa, song nhà nó chưa có phúc lớn, đến nỗi, phúc phận không tròn được một giáp. Chúa yêu thương nó đến thế, mà ngoài tứ tuần đang tuổi mở mang bờ cõi, dựng nghiệp lớn thì trời bắt đi mất. Quận Huy chết rồi không nói làm gì! Nhưng thử hỏi điểm mặt triều đình hiện nay, ai giỏi giúp rập Chúa hết lòng như hắn. Mà xét cho cùng, Thị Huệ yêu Chúa, vì Chúa hết lòng. Mà đã là người đàn bà vào cung, thì ai chẳng muốn được Chúa để mắt đến. Bởi thế, lúc Quận Huy - Thị Huệ đang lên như diều gặp gió, như cánh tay phải, cánh tay trái của Chúa, ta được nhiều kẻ xúi bảy xui lấy quyền làm mẹ để phế truất chúng, ta đã thử làm vài lần nhưng Chúa cũng là người sáng suốt lắm...
Thánh mẫu ngừng lại, không tiện nói ra để Dương Thái phi nghe cái điều mà bà cho là con bà quyết đoán dùng Quận Huy là đúng. Huy trung thành hết mực với Chúa, kể cả lúc quân Tam Phủ làm loạn, có thể trốn đi mà không chịu trốn, vẫn cố ý ở lại phò cho bằng được Tuyên Phi và Trịnh Cán. Điều khó hiểu nhất ở nơi bà là Quận Huy vì Đặng Thị Huệ hay vì đứa cháu nhỏ ốm yếu, èo uột của bà... hay là nó định như kiểu Lê Hoàn ngày xưa phò nhà Đinh, sau này lấy cả giang sơn của họ Đinh, và được cả thái hậu Dương Vân Nga... Nhưng dù sao, trời cũng đã phạt Quận Huy rồi. Đứa cháu nhỏ của bà không chịu nổi những biến động, lại bị Trịnh Tông, bề ngoài có vẻ yêu thương, nhưng thực ra để cho khiếp hãi mà chết, như thế cũng đủ đền lại những trớ trêu mẹ nó gây ra cho Thế tử cũ Trịnh Tông rồi!
Bà nói tiếp:
- Con ơi, với người đàn bà, chồng và con là chỗ dựa tốt nhất. Bây giờ Đặng Thị Huệ hai thứ đó đều tuột khỏi tay cả... Mà Tiên Chúa và Chúa Nhỏ chết đi, thì còn gì để nương tựa nữa mà chẳng điên điên dại dại hở con... Có lẽ vì thế nó không thể rời nơi tẩm điện của Tiên Chúa được!
Thánh mẫu nhớ lại đây không phải một lần Thái phi Dương Ngọc Hoan giục bà bắt giam Tuyên Phi vào ngục thất. Lần trước, khi buộc Thị Huệ rời khỏi tẩm điện, Huệ đã rút dao giấu sẵn trong mình đâm vào cổ định tự vẫn, may mà viên nội sai đứng gần nhanh tay giằng được dao, chỉ gây một vết thương nhẹ ở cổ...
Thánh mẫu nói:
- Thôi, cứ để nguyên như thế, sau khi lễ đại tường, đưa Chúa về quê cha đất tổ, chắc hẳn Tuyên Phi sẽ về theo đó, con khỏi phải lo.
Dương Ngọc Hoan cúi đầu đi ra.

*

* *

 
Tuyên Phi có một viên nội sai cùng quê trước đây ở làng bị bọn hào phú lấn chiếm đất đai, làm nhiều chuyện uất ức, được Phi giúp đỡ, che chở nên không việc gì, vẫn ghi lòng nhớ ơn. Phi cũng quên luôn gã. Gã lại hầu hạ ở bên cung Trường Thọ của Thánh mẫu Thái Tôn. Thỉnh thoảng hắn vào theo Thánh mẫu vào tẩm điện của Tiên chúa, thấy Thị Huệ gầy xác người xanh mướt, điên điên dại dại, lòng rất thương.
Nhớ khi xưa ở làng Thị Huệ có một thương nhân rất mê đắm, y liền bí mật đến bàn với gã, ông ta hết sức nhiệt tình. Hai người bàn kế với nhau, nếu Đặng Thị Huệ chịu nghe, thì nhân lễ đại tường cho Tiên chúa sắp tới, nên lập đàn tràng siêu sinh tịnh độ. Nhân đấy, thương nhân sẽ cho nữ hoà thượng và nữ đạo sĩ vào hành lễ, đem quần áo thầy chùa để Đặng Thị Huệ cải trang mà cứu ra khỏi hoàng thành, sau đó sẽ liệu.
Viên nội sai, lừa buổi vắng người lên đến bàn trước với Tuyên Phi. Nghe nói, Đặng Thị Huệ ngửa cổ lên bật cười khanh khách, khiến viên hoạn quan vô cùng kinh hãi.
Rồi hết trận cười, Tuyên Phi cầm lấy tay viên nội sai nói:
- Ta cảm ơn những người vì ta, thương ta... Số phận ta đã được trời đất định đoạt rồi. Ta ở đây, không đi đâu cả...

Truyện - 9 - - 1 - - 2 - - 3 - - 4 - - 5 - - 6 - - 7 - - 8 - - 9 - - 10 - grave;n bận xem sắc văn. Thấy Ngọc Khoan lên, Chúa bỏ án thư, chạy ra đón, tươi cười:
- Thế nào ái phi, sao bảo mấy hôm nay em khó ở!
- Tâu Chúa thượng, đó là Khê Trung Hầu tâu láo. Em vẫn mạnh khoẻ như thường!
- Có thật thế không?
- Sao lại không thật!
- Vậy mà Khê Trung Hầu, ba hôm nay... vẫn gọi Nguyên phi lên hầu Chúa!
Chúa thở dài, Ngọc Khoan không tỏ ra ghen tuông lại nói:
- “Tao khang chi thê bất khả hạ đường”. Với ai, chứ với Nguyên phi, em làm sao dám ghen ngược.
Chúa ôm Ngọc Khoan vào lòng nói:
- Khanh rất biết điều. Nhưng nàng biết đấy, ba đêm qua, ta nằm với một người mà vẫn chỉ nhớ đến một người.
- Đội ơn Thánh Chúa! Còn em ba đêm vừa rồi chẳng khác như người đã chết rồi!
- Ta thật có lỗi với nàng!
- Thánh Chúa đừng nói thế! Phận đàn bà của chúng em là thế mà!
Chúa thấy Ngọc Khoan tính tình dịu dàng, lòng đầy yêu mến! Chúa ôm người lên lòng, cử chỉ rất suồng sã, Chúa hỏi:
- Nàng không giận ta ư?
Ngọc Khoan nép mình vào ngực Chúa, thỏ thẻ:
- Em giận Trời làm sao được. Em giận Chúa làm sao được. Chúa như Trời, nơi bao la che chở cho em. Em giận làm sao được!
Chúa rất vui lòng, cởi áo Ngọc Khoan. Mặt rồng kề sát vào mặt hoa, khẽ thì thào:
- Ta chỉ mong có được một đứa con trai thôi. Em có làm được việc đó hôm nay với ta không?
Ngọc Khoan khẽ gật đầu.
Chúa thổi nến, và đưa Ngọc Khoan lên sập vàng...
Ngọc Khoan thấy Huệ đẹp, nói với quan thị thôi không dùng làm cung nữ ở với mình.
Đặng Thị Huệ được chuyển sang hầu hạ bà vương phi Trần Thị Lộc. Huệ đã rất hiểu tấm lòng u uất của phi. Phi là người đồng hương của Huệ, do thế mà chọn về ở cùng mình. Có những buổi, Phi cho Huệ ngồi hầu cả đêm, rỉ rả hỏi chuyện ở quê nhà. Từ những phong tục, tập quán, món ăn, thức uống, đến những lễ hội trò chơi trong vùng. Phi vốn trước cũng là con nhà thường dân do một câu hát khẩu khí, mà được Chúa Trịnh Sâm đi tuần du, đem lòng yêu thích mà đón về.
Bà phi họ Trần kể:
- Em có biết không, cái đêm rằm tháng giêng ấy ta đi hội Lim, quần áo cũng tầm thường thôi, không được đẹp như những người khác đâu!... Hôm ấy, rằm tháng giêng, trăng đẹp hơn tất cả những Tết Nguyên tiêu ngày trước. Dẫu hội đèn như một thiên hà, suốt dọc giải đồi Lim, nhưng mà, nào ai nghĩ đến đèn đóm làm gì. Khi những câu hát đúm, hát giao duyên vang lên, trai gọi gái, gái gọi trai, thì hồn mình như bay khỏi xác mình. Mình không hèn nữa. Ta chỉ thấy như ngực căng ra, lòng đầy rộn ràng. Ta chỉ muốn tìm đến chỗ đám đông, nhiều con trai, mà chà, mà xát, mà tìm mà kiếm anh chàng mà mình hằng mơ, hằng khao khát. Mạnh khoẻ, táo tợn, giàu sang càng tốt, nếu không đủ ăn, đủ mặc cũng được...
Phi dừng lại. Huệ nhìn đôi mắt long lanh của bà đăm đăm nhìn về phía quê hương. Huệ biết trong đôi mắt ấy còn giữ nguyên những cờ xí, loa truyền, tiếng cọt kẹt của cây đu vừa dạo của đôi trai gái đang thì, những giọng hát về tiếng, trầm đục hoặc tha thiết, không khí xô bồ của đám hội, sự rủ rê buông thả với tuổi trẻ, sự kìm giữ nén chịu để bảo trọng nếp nhà, cái trinh bạch của người con gái... Phi dừng một lát, rồi lại hào hứng kể tiếp:
- Hôm đó, ta cất tiếng hát, câu hát, ta thường cho là hợp với lòng mình nhất. Câu hát ấy thế này: “Còn duyên ngồi gốc cây thông! Hết duyên ngồi gốc cây hồng hái hoa. Đã yêu nhau (nên) thăm cửa, thăm nhà... Cho thầy mẹ biết để đuốc hoa động trèo. Thất bát sông cũng lội, tứ cửu, tam thập lục đèo cũng qua...” Chắc là ta hát hay lắm. Lũ con trai bâu đến. Đã đến hồi trống cuối cùng bảo hiệu hội tắt đèn đã bắt đầu, thì ta thấy, đám con trai bị đám người rất khoẻ, gạt bắn sang hai bên. Rồi họ xông thẳng đến ta, dẫn đến một chiếc kiệu nhỏ, nhét ta vào đó, xe chạy như bay trên đầu mọi người. Lúc ấy cũng là lúc đèn tắt. Trăng vẫn sáng mờ mờ. Ta tưởng như đang trong một giấc mơ vậy.
Phi hình dung lại toàn bộ cảnh gặp gỡ đêm hôm ấy.
Trần Thị Lộc vẫn nguyên xống áo ngày hội được đem đến một hành cung, đầy đèn nến sáng trưng. Khi chân nàng vừa đặt lên bậc thềm đã có bốn thị nữ từ trong nhà bước ra, xiêm y tha thướt, dáng đẹp như tiên. Họ cúi chào rồi xúm đến đón nàng, dẫn nàng đi vào trong luồng nhà, đầy những cột lớn, sơn son thếp vàng của một cung điện. Nàng ngỡ ngàng chưa biết sao, thì hai thị nữ rẽ sang trái, còn hai thị nữ dẫn vào buồng tắm, có che những rèm gấm c - 11 - - 12 - - 13 - - 14 -