Chương Bốn
Theo Vận Nước Nổi Trôi

     háng Tư năm 1975, bố của anh bị bệnh nặng, trong hoàn cảnh chiến tranh hỗn loạn tơi bời của những ngày tháng sau cùng của cuộc chiến, ông cụ qua đời và được mẹ con anh chôn cất ngày 24 tháng 4 năm 1975. Hơn một tuần lễ trước ngày mất nước, chị Phúc từ bên Mỹ về Việt Nam để đem gia đình mẹ anh về Mỹ cùng chị. Chị giục anh Phú ra đi, nhưng anh không chịu và nói rằng:
- Ðất nước còn, quân đội còn, em không thể nào bỏ nước bỏ bạn bè quân ngũ ra đi được chị à!
Anh chọn ở lại cho đến giờ phút cuối. Anh Bảo khuyên anh nên ra đi vì anh là một sĩ quan Không Quân, hơn nữa lại ở trong khối Cổ Ðộng Tuyên Truyền, anh có thể bị tù tội nếu ở lại. Còn anh Bảo là một nhà giáo, là dân sự, không sợ bị tù tội. Thêm nữa, Bố mới mất, vì quyến luyến, anh Bảo muốn ở lại để trông lo mồ mả cho Bố anh. Nhưng một lần nữa, Sĩ Phú lại từ chối. Tuy vậy, anh đã van xin mẹ của 3 đứa con anh cho chúng được ra đi theo chị Phúc, nhưng bà nhất định từ chối, không cho các con ra đi.
Chiều ngày 29-4, vận nước đảo điên, biết là không còn cách gì để cứu vãn nữa, anh đau đớn vào thăm mộ bố anh và quỳ lạy, khóc thương:
- Cậu ơi, con phải làm gì bây giờ, sống khôn thác thiêng, xin Cậu về cho con biết con phải làm gì và đi về đâu.
Anh thắp một nén hương cuối cùng trước mồ rồi thất thểu ra đi. Một sĩ quan Không Quân Mỹ bạn của anh bất chợt gặp anh ở giữa đường, chạy chậm xe lại kè sát theo xe anh, nói to:
- Phú, ông đi đâu đó, sao không đi vào phi trường?
Anh chạy xe chậm lại lắc đầu, người bạn lại giục:
- Phú ơi, ông đi với tôi, nhanh lên!
Vị sĩ quan Mỹ ngừng xe jeep lại, chạy xuống lôi anh lên xe của ông và nhắm hướng phi truờng Tân Sơn Nhất.
Vừa vào đến phi trường, anh thấy 1 chiếc máy bay trực thăng đang sắp sửa cất cánh, một người sĩ quan Mỹ khác vốn đã quen biết từ trước vừa trông thấy anh, từ trên máy bay vội chạy xuống kéo ùa anh và người bạn vào máy bay và ra lệnh cất cánh.
Ðó là chuyến máy bay quân sự cuối cùng rời khỏi phi trường Tân Sơn Nhất lúc 6 giờ chiều ngày 29 tháng 4 năm 1975.
Chiếc trực thăng chở anh ra Ðệ Thất Hạm Ðội của Hoa Kỳ đang trực ngoài khơi miền Nam Việt Nam. Khi nhìn các quân nhân Hoa Kỳ để cho chiếc trực thăng đó và nhiều chiếc khác rơi tỏm vào lòng đại dương, anh biết, It's over.
Ðã hết, hết tất cả.
Cả một lịch sử oai hùng, những chiến thắng vinh quang, quê hương rạng rỡ, dân tộc kiêu hùng, những anh linh, những hào khí. Tất cả, đã trở thành lịch sử. Anh bật khóc, anh khóc thật nhiều, cho quê hương, cho dân tộc, cho bao nhiêu chiến sĩ anh dũng trong đó có cả các bạn bè yêu dấu của anh đã nằm xuống để cho anh và chúng ta được sống, được thở, được nhìn thấy bến bờ tự do... anh khóc vì tình yêu quê hương, dân tộc vô bờ bến trong anh...
Trời ơi! Ba đứa con anh, chúng đâu rồi, con anh đâu rồi?
Nỗi thương nhớ quê hương, nỗi buồn vì nhớ các con ở lại, đã làm anh khóc thật nhiều ngày ấy.
Nước non ngàn dậm ơ...ra đi...
Nước non ngàn dậm ơ...ra đi...
Anh khóc nhiều đến nỗi mắt anh bị lòa hơn một tháng trời. Một bác sĩ quân y Mỹ đã tận tụy cứu chữa cho anh và hỏi cớ sự nào anh khóc đến nỗi bị lòa, họ hỏi về con anh, chúng nó tên gì, anh cũng không còn nhớ nữa. Anh đã bị lòa và mất trí hơn một tháng trời.
Anh tâm sự với tôi:
- Cái hận mất nước, cái đau đớn của người quân nhân đã phục vụ dưới bóng cờ chính nghĩa, giờ thành kẻ chiến bại, mất nước, bỏ dân tộc, quê hương, bạn bè ra đi thật là đau đớn vô cùng. Anh thấy anh đau hơn cái đau mất con mà anh đã phải chịu đựng lúc đó.
Tôi biết anh là một người ái quốc, một sĩ quan trung trực trong binh chủng Không Quân,một binh chủng ưu tú của quân đội VNCH. Anh yêu dân tộc, yêu quê hương đậm đà và tha thiết như yêu một người tình. Anh quyến luyến mảnh đất nghèo nàn nhưng rất giàu tình người này. Anh tình nguyện gia nhập vào quân đội với một ý định phục vụ quê hương, dân tộc. Anh đã kêu gọi các từng lớp thanh niên gia nhập quân đội để phục vụ cho màu cờ sắc áo, cho chính nghĩa của quốc gia.
Giờ đây, người chiến sĩ anh dũng năm xưa đã phải bôn ba lưu lạc nơi xứ người, xa quê hương yêu dấu, bỏ lại sau lưng một lịch sử oai hùng đã được tạo nên bằng xương máu của các bạn bè thân yêu của anh và một dân tộc bất khuất đang oằn oại đau thương... thì bảo sao anh không buồn.
Mãi hơn một tháng sau, anh mới bắt đầu nhìn thấy sự vật trở lại, và trí nhớ bắt đầu phục hồi. Anh đã được đưa về căn cứ Fort Chaffee, Arkansas. Anh không nói nhiều về những ngày tháng tại đây với tôi ngoài một vài kỷ niệm rất đẹp với những thính giả ái mộ. Rời Fort Chaffee, anh đi về miền California nắng ấm.
Anh được một người bạn quen trong gia đình bên chồng chị Phúc bảo lãnh anh về San Jose, miền Bắc California. Nhưng chỉ một tuần sau, anh bỏ về thành phố San Diego ở miền Nam California. Năm đầu tiên tạm trú ở San Diego, anh đã gặp và sống với một số anh chị em sinh viên. Họ rất yêu quý anh và rất thân với anh. Cũng dễ hiểu thôi, anh là một người đàn ông rất giản dị, rất đơn sơ, thật cởi mở, thích khôi hài, dí dỏm, bạn bè ở đây có mến anh thì cũng không có gì lạ cả.
Tạm quên đi cái đau lòng vì phải xa con, xa bạn bè, xa quê hương yêu dấu, anh bắt đầu đi học lại ở một đại học và một trường dạy nghề. Sau đó tốt nghiệp Kỹ sư Viễn Thông và làm việc cho một hãng Mỹ. Hoạt động văn nghệ lai rai, anh được rất nhiều bầu show ngày ấy mời anh đi trình diễn hầu hết Âu Châu và ở những quốc gia có nhiều người Việt tị nạn.
Trong những chuyến đi trình diễn, anh quen với một người đàn bà tôi xin gọi là Kim Uyên, một ca sĩ trong một ban nhạc nữ của Sài Gòn ngày xưa. Vì cảm kích lòng hiếu thảo, thương mẹ, thương anh chị em của cô, anh đem lòng yêu mến vì nghĩ rằng một người con hiếu thảo như vậy có lẽ sẽ là một người vợ hiền, vợ tốt. Cuối cùng, anh về sống chung chính thức với cô đựơc 5 năm từ năm 1978 cho đến năm 1983.
Tôi hỏi anh có làm hôn thú với cô không, anh trả lời:
- Không, nhưng đó không phải là do ý anh. Anh chưa từng bao giờ được cái may mắn để làm hôn thú với người đàn bà anh yêu.
Anh tâm tình với tôi rất nhiều về cuộc chung sống kém hạnh phúc này, nhưng tôi thiết tưởng không cần phải viết lên đây tất cả. Tôi chỉ muốn nói sơ qua về một vài tâm tình của anh mà thôi.
Cô đã có một đứa con riêng khi về với anh, lúc bấy giờ cậu bé còn rất nhỏ. Trời sinh anh ra để thương con nít. Anh thương yêu cậu bé vô cùng, lúc cậu còn nhỏ, anh nói, anh hay để cậu ở trên vai anh, và bồng cậu bé đi chơi khắp nơi. Anh săn sóc cậu không khác gì con ruột của mình. Sau này khi lớn lên, cậu rất hãnh diện về anh, người cha kế đứng đắn đàng hoàng của cậu. Còn về Kim Uyên, bao nhiêu tình yêu trong đời của cô, cô dành hết cho đứa bé này. Nó là lẽ sống của đời cô. Theo như nhận xét của riêng tôi, sau này khi gặp cô, tôi biết cô là mẫu người đàn bà chẳng thà bỏ chồng chứ không bỏ con hay anh chị em mẹ cha.
Cô có phước lớn khi có một người chồng rất tiến bộ, văn minh như Sĩ Phú biết thương con riêng của vợ như con ruột, một người đàn ông rất rộng lượng bao dung, và chỉ mong có một mái ấm gia đình bình thường mà thôi. Ðáng tiếc thay, cô đã để hạnh phúc rất quý giá này rơi khỏi tầm tay. Anh ngậm ngùi kể:
- Anh lúc nào cũng là cái bóng bên đường và chỉ là một vật trang điểm cho cuộc đời cô ấy mà thôi. Anh không bao giờ được cái hân hạnh đi trên con đường chính với cô ấy, vì tình thương cô dành cho gia đình quá mãnh liệt nên hình như không còn nhớ rằng mình còn một người chồng là anh. Nhưng anh không bao giờ ganh ghét, anh rất thương yêu gia đình họ và nhất là bà mẹ và đứa con của cô ấy. Anh chỉ mong được một chút chăm sóc, chút để ý từ người vợ mà thôi, chứ anh không bao giờ muốn tách rời họ.
Một đòi hỏi như thế không có gì quá đáng từ một người chồng, có thể nói là quá khiêm nhượng, quá nhân đạo nữa là khác. Một trong những đức tính tốt nhất của Sĩ Phú là không bao giờ nói xấu người thứ ba. Anh rất kỵ nói sau lưng người thứ ba. Ði đâu và làm gì, ai nói xấu người thứ ba vắng mặt là anh bỏ đi liền. Anh không bao giờ đặt điều, luôn luôn tôn trọng sự thật, và rất thật thà, anh thật thà đến nỗi đôi khi tôi phải kêu trời vì ngượng. Nhưng để anh phải nói lên những lời than thở như vậy thì sự việc phải quá lắm rồi!
Ai lấy chồng lấy vợ mà không mong muốn một hạnh phúc lứa đôi? Ai mà không mong đợi một mái ấm gia đình? Nhưng mái ấm chắc chắn không phải là đây.
Khi tôi hỏi anh về sự ăn uống:
- Anh ăn uống có dễ dàng không? Chắc chị ấy nấu ăn ngon lắm?
- Anh ăn uống rất dễ.
Và anh tâm sự:
- Em có biết không? Trong suốt 5 năm sống chung, món ăn duy nhất của gia đình anh là một đĩa đồ xào! Ngày nào cũng một đĩa đồ xào y hệt như ngày hôm trước.
Tôi kêu lên, không tin:
- Hả, anh nói cái gì? Thật không anh? Trời đất ơi, làm sao mà chịu nổi? Ăn hoài không chán sao?
- Anh nói thật, ăn mãi rồi đâm ra ngán. Chính vì vậy mà anh xuống bếp tự nấu thức ăn cho anh.
Sĩ Phú nấu ăn rất ngon. Ngon không ngờ được.
Anh có một cái khẩu vị rất đặc biệt, anh là người biết thưởng ngoạn món ăn ngon mặc dù anh ăn uống rất đơn sơ.
- Nếu phải đặt ra tiêu chuẩn món này phải như thế này, món kia phải như thế kia, thì anh rất khó. Nhưng nếu chỉ ăn để mà ăn và đừng đặt tiêu chuẩn gì hết, thì anh rất dễ, cái gì anh ăn cũng được.
Sự thật là y như vậy.
Nồi canh chua tôm anh nấu cho tôi ăn lần đầu tiên trong đời, đến chết tôi sẽ không bao giờ quên. Mặn, ngọt, chua, cay, thơm phức mùi tôm tươi và một chút húng quế, một chút chanh vắt vào, một chút củ hành tây cho ngọt, một chút ớt cay cay... hương vị lạ tuyệt vời...
Tôi vừa ăn vừa hít hà, và khen tặng anh hết lời. Tôi chưa bao giờ cảm thấy ngon như vậy. Tôi nhớ mãi không thôi.
Sau đám tang của anh, cô Kim Uyên có gọi cho tôi một lần để tâm tình, kể lể, khi tôi thẳng thắn cho cô biết về những lời than thở này của anh về sự đối xử của cô, cô không chối, nhưng cô cười và cho tôi biết là cô cũng yêu anh ấy lắm chứ và cũng lo cho anh ấy lắm.
Trong thời gian chung sống với cô, anh có đem theo mẹ anh và một đứa cháu trai gọi anh bằng chú, về nương náu một thời gian. Bà cụ ở với chị Phúc bên tiểu bang Virginia từ năm 1975, nay nghe tin con mình đã tạm ổn định, nên đòi qua California để được ở gần anh là đứa con yêu quý của bà. Hai mẹ con rất mực yêu thương nhau, bà săn sóc cho anh rất nhiều những khi anh bệnh hoạn đau ốm hay cơm nước cho anh khi anh đi làm về. Bà yêu quý anh như cái thuở anh vẫn còn là cậu bé Tí Tò của mẹ. Vì là một người đàn bà có học thức, bà rất thương yêu và quý mến con dâu.
Nhưng gia đình vẫn lục đục, cơm không lành, canh không ngọt đã khiến bà cụ và đứa cháu trai dọn ra. Anh đau khổ cũng vì nhịn nhục hơi nhiều và một phần vì anh quá hiền, không muốn gia đình bị xào xáo thêm. Anh là người đàn ông sống bằng tình cảm, là một người con hiếu, nên sự việc không lo cho mẹ được trong lúc tuổi già đã là một sự hối hận vô cùng trong anh. Vì thế nên a!!!15258_8.htm!!! Đã xem 37714 lần.

Sưu tầm: danhkyvu
Nguồn: SI PHU FOUNDATION
Được bạn: Ct.Ly đưa lên
vào ngày: 17 tháng 11 năm 2014