Chương Cuối

     âu chuyện số vàng bạc hoàn lại chủ cũ đã yên xong, nhưng sự xáo trộn trong lòng bác San chưa dịu hẳn. Bác ngồi yên lặng trong một góc, hút thuốc không ngừng.  
 Bà Vinh hiểu ý, biết bạn cần được yên tĩnh nên giục con:  
 -  Chúng ta về thôi, Quang ạ! Mẹ buồn ngủ quá rồi.  
 Sau khi hai mẹ con bà cáo từ, Hạnh kéo ghế ngồi cạnh cha, cầm lấy tay cha mắt nhìn cha chăm chú, nhưng vẫn lặng lẽ không nói gì, khác với thói quen nhanh nhẩu thường ngày.  
 Trên bàn, cạnh ngọn nến là số vàng bạc được xếp thành từng chồng cao, lấp lánh. Hạnh không thể im nữa, cô hỏi cha:  
 -  Cha làm sao thế? Con lo quá, cha có mệt không?  
 -  Không con ạ! Cha kinh ngạc đấy! Có lúc, cha hơi hoảng, tưởng con sắp biến mất khi số vàng trở lại với cha. Cha không thiết chi vàng nữa, cha sợ mất con. Đêm nằm ngủ, cha thấy vàng, cha lại lo lo. Quay phía nào cũng chói mắt vì vàng. Phải! Con không hiểu cha, cha còn thiết chi của cải. Cha chỉ cần có con thôi. Con ơi! Chính con là của báu của cha! Lúc trời gửi con đến cho cha, con bé tí, con làm sao biết được là cha yêu con đến ngần nào! Nếu mà con lại biến đi bất ngờ như khi hiện đến, chắc cha đến chết mất thôi!
 -  Cha ơi! Con có phải là thần tiên trong truyện cổ tích đâu mà cha sợ? Con là con cha mà! Con ở đây với cha và ở mãi với cha thôi!  
 -  Con yêu quí! Cha thật là có phước! Chao! Kỳ diệu biết chừng nào! Con không biết đâu, cha yêu con hơn hết, hơn cả bản thân cha...  
 -  Con biết, con biết chứ! Không có cha thì con chắc chả ra sao, hoặc con chết khổ như mẹ con, hoặc con lạc loài trôi nổi...  
 -  Ủa, như là có người đến nhà ta?
-  Ai thế nhỉ?  
 -  Không chừng lại thằng Quang?  
 -  Anh ấy còn đến làm gì vào giờ này? Để con ra xem...  
 Cô gái nói và đứng lên, tiến lại cửa. Cô ngạc nhiên vì sự thăm viếng quá bất ngờ của khách: ông bà Tấn đến thăm cha con cô vào lúc đêm tôi thế này!
 Song cô giấu vẻ ngạc nhiên, lễ phép cúi chào và mời họ vào nhà. Bà Mỵ Lan nhìn Hạnh bằng đôi mắt nồng nàn trìu mến:  
 -  Chúng tôi đến quấy rầy quá, phải không? Con?  
 Cô chủ kéo ghế mời ông bà Tấn ngồi, đoạn lại đứng sau lưng cha, tay vịn lên vai cha âu yếm. Nhìn cảnh ấy, bà Mỵ Lan khe khẽ thở dài. Ba đưa mắt nhìn chồng ra hiệu và ông Tấn dặng hắng, mở đầu:  
 -  Bác San này, tôi rất mừng thấy bác lại đủ số vàng bạc ngày xưa. Vì chính em tôi làm khổ bác, tôi thấy có bổn phận phải đến xin lỗi bác, và nếu bác cần gì, xin cứ bảo, tôi hứa sẽ cố gắng làm bác hài lòng. Có thế, tôi mới chuộc được phần nào lỗi của em tôi.  
 -  Cảm ơn ông bà, nhưng tôi chả cần gì hết. Bao nhiêu năm trời nay, của cải mất sạch, tôi vẫn sống như ông bà thấy đó...
 -  Vẫn hay rằng thế, nhưng... bác San này, tôi thấy bác nuôi nấng chăm chút cháu Hạnh thật chu đáo. Bây giờ, thấy nó được sung sương đầy đủ, chắc bác bằng lòng lắm, phải không?  
 Bác San thoáng vẻ giận trên mặt, nhưng cố nén, dằn lòng để khỏi làm phật lòng khách. Bác nghĩ là khó mà nói cho họ hiểu rõ lòng mình. Bao nhiêu năm trời nay, bác đã quên chuyện cũ, quên nốt số vàng. Bác không cần đến nó, dù là thoạt tiên, khi mới mất, bác tiếc xót tưởng có thể phát điên...  
 -  Thưa ông, dĩ nhiên là tôi chỉ mong chờ con gái tôi được sung sướng, tôi không còn tha thiết đến số vàng...  
 -  Bác San ơi! - Ông Tấn đành phải đi thẳng vào đề - Tôi có một chuyện muốn đề nghị với bác: chúng tôi không có con, nên muốn, nếu bác bằng lòng chúng tôi sẽ đưa cháu Hạnh về làm con chúng tôi. Chúng tôi cam đoan là cháu sẽ đi về luôn luôn đề thăm nom bác, và chúng tôi sẽ lo lắng mọi sự cho bác đầy đủ đến mãn đời.  
 Hạnh cảm thấy cha cô đang run, chẳng rõ vì xúc động hay tức giận, nhưng bác vẫn lắng nghe cho đến khi ông Tấn dứt lời. Bác quay sang con gái:  
 -  Hạnh! Con muốn sao? Con nghe ông Tấn nói chứ? Con hãy trả lời, cha cho phép con muốn thế nào cứ thế mà nói.  
 Hạnh bước lại gần, cúi đầu trước bà khách, đoạn trước ông khách, lễ phép:  
 -  Con xin cảm ơn ông bà, cảm ơn lòng tốt của ông bà, ông bà đã thương con mà nghĩ đến chuyện nhận con làm con cho con sung sướng, nhưng con không thể rời cha con được. Vả lại, con cũng vốn quen với đời sống cần lao. Con nghĩ là con khó mà trở thành một tiểu thư. Con chịu thôi!  
 -  Con không nên nói thế! – Ông Tấn vẫn dịu dàng – chúng ta thương yêu con lắm, rồi con xem, con sẽ được vừa ý về mọi mặt, con cần suy nghĩ...  
 -  Thưa ông bà, con đã thưa ông bà rồi đấy thôi. Con tưởng không cần phải suy nghĩ lâu lắc làm chi.  
 -  Chúng ta không vội, con đừng quyết định ngay, con ạ!  
 Giọng ông Tấn hơi run vì quá cảm động, vợ ông hiểu tâm trạng chồng: mãi sau bao nhiêu năm tháng có con, bây giờ mới được một dịp gọi «con»!  
 -  Thưa ông bà – Cô gái rắn giọng – nói ra bây giờ hay để đến tháng sau, năm tới cũng vậy thôi: con không thể rời cha còn để đi bất cứ chỗ nào.  
 Bà Mỵ Lan thấy chồng lấm tấm mồ hôi trên trán, bà thương quá, bèn đỡ lời:  
 -  Hạnh ơi! Con thật là một cô gái hiếu thảo, đáng yêu. Thuở nhỏ, ta cũng giống như con, ta yêu cha ta lắm, ta chả muốn rời ông lấy một ngày, nhưng rồi... con nghĩ xem, sẽ đến một lúc...  
 -  Thưa bà, con không hiểu bà muốn nói gì, kia ạ!  
 Mỵ Lan đã trót, đành phải nói luôn:  
 -  Ý ta muốn nói... ơ... ơ... chẳng hạn như khi con lấy chồng... đó, con xem!  
 -  Thưa bà, con sắp lấy chồng đấy ạ! Nhưng con cũng phòng xa, giao hẹn với chồng chưa cưới của con, rằng: «anh phải ở đây với cha tôi, vì tôi chỉ có một bố một con, nếu anh không chịu thì thôi vậy.  
 Mỵ Lan biết cần phải có thái đó hòa hoãn, kiên nhẫn:  
 -  Vậy thì Hạnh ơi! Ta hỏi khi tò mò, con tha lỗi nhé, anh ấy bảo sao? Anh ấy có thuận không?  
 Hạnh cười hồn nhiên:  
 -  Thưa bà, anh ấy bằng lòng ạ!
 Bác thợ dệt thấy như mình vừa mọc cánh, người bác nhẹ lâng. Bác nhìn con gái và sung sướng vì Hạnh tỏ ra lễ phép và rất khôn ngoan.  
 Về phần ông Tấn, ông biết rằng thuyết phục vô ích, ông đưa mắt cho bà như ngầm nói: «Thôi, đừng dài dòng vô ích, để anh». Và cái điều xui ông quyết định nói toạc ra trước mọi người là vì ông trông thấy Hạnh vịn vai bác thợ dệt và nhìn bác thợ dệt, thái độ, cử chỉ, hàm chứa vô vàn thương yêu, âu yếm. «Người được hưởng cái hạnh phúc ấy là ta, phải! Chính ta, cha ruột con đây, Hạnh ạ!» Ông cố ngăn để đừng kêu lên như thế, vì tuy đau đớn ông vẫn còn biết lịch sự khỏi tỏ ra lố bịch trước bác thợ dệt nghèo hèn.  
 Ông Tấn nhìn thẳng vào mặt cô gái, giọng cố làm ra dịu dàng nhưng vẫn pha chút hách dịch, vốn đã là thói quen của những người giàu có và thế lực:
 -  Này Hạnh! Ta tưởng không nên giấu con làm chi nữa, đã đến lúc ta phải nói thật cho con biết: con là con của ta đấy! Con chính là con ta!  
 Bà Mỵ Lan sững sờ, hoảng hốt trong lúc bác thợ dệt choáng váng như vừa bị ai giáng một búa vào đầu. Cả hai đều ngồi lặng, một người thì kinh hãi, một người thì đau đớn. Hạnh ngẩng đầu cao, nhìn trừng trừng vào ông Tấn như tuồng cô không tin lời ông, thái độ ấy làm ông Tấn hiểu lầm, tưởng như mình được khuyến khích, nói tiếp luôn:  
 -  Phải, con là con ruột của ta, Hạnh ạ! Mẹ con đã chết rồi. Con nên biết rằng cha có bổn phận phải lo lắng cho con và cha cũng có quyền hạn đối với con, quyền của một người cha! Con phải nghe cha! Bác San cũng vậy, hãy nghe lời tôi!  
 Hạnh tái xanh, bàng hoàng vì sự tiết lộ bất ngờ của ông Tấn. Cô quì xuống trước chân cha nuôi, ngẩng mặt nhìn ông, hai giòng lệ chan hòa, cái nhìn tha thiết như ý giục:  
 -  Cha nói đi! Cha cứ nói đi! Cha cứ nói những gì cha nghĩ, con muốn thế!  
 Rồi cô gục xuống, hai tay và mặt úp lên đùi cha thổn thức. Hai người khách lặng lẽ chờ đợi.  
 Bác thợ dệt đưa tay vuốt nhẹ lên mớ tóc dài êm mượt của con, trong thoáng chốc, bác lấy lại được tự tin; giọng cương quyết nhưng lễ độ, bác từ tốn nói:  
 -  Thưa ông bà, tôi công nhân ông có quyền ấy vì ông là cha ruột của con tôi, chỉ có một điều đáng tiếc là ông đã để quá trễ mới dùng quyền ấy! Mười tám năm trước đây trong cái đêm trời đất dun rủi cho đứa trẻ bước vào cửa nhà tôi, thoạt thấy nó tôi đã đem lòng thương mến, đã ngỡ như trời mang vàng đến trả lại cho tôi, như nó là vàng biến thể! (Số vàng mà em ruột ông đến lấy trộm trong lúc tôi đi vắng!) Lúc ấy tôi đang khổ sở, điên cuồng vì bao nhiêu của cải suốt mười mấy năm dành dụm mất đi trong khoảnh khắc. Ấy thế mà, nhờ đứa trẻ, tôi tìm thấy niềm vui, tôi như được phục sinh! Ông còn nhớ không: chính tôi bế nó đến nhà ông để tìm bác sĩ cứu mẹ nó, ông và tất cả quan khách, kể cả ông cụ của ông đều thấy nó, nào có ai nhìn kỹ nó đâu? Ngay cả ông nữa, kia mà!  
 Bác San ngừng lại, hào hển thở, không phải bác mệt vì nói nhiều mà vì phải cân nhắc từng lời, từng chữ để kể lại chuyện xưa, với con người chất phác này thì sự thận trọng trong khi nói chuyện còn làm bác mệt hơn là làm việc nặng, vì phải vận dụng trí óc nhiều. Tay vẫn đặt lên đầu con gái (Hạnh cùng đã thôi khóc, tuy cô vẫn giữ nguyên dáng bộ cũ: úp mặt lên đùi cha, song là để lắng nghe câu chuyện có liên quan về mình) bác thấp giọng xuống, xót xa hơn là căm phẫn:
 -  Thưa ông, thưa bà, nó không là máu của tôi, nó không là thịt của tôi, song tôi yêu nó như yêu con ruột vậy. Ông bà đừng bắt nó đi, như thế còn hơn là ông bà cầm dao xẻo thịt tôi. Tôi thương yêu nó, tôi chỉ có nó, chỉ cần nó mà thôi. Ông bà giàu có, ông bà thì thiếu gì cách để vui... ? Phải chi, ngày đó ông nhận nó ngay thì tôi sẽ cũng khổ sở nhưng ít thôi, bây giờ thì quá muộn, xin ông bà nghĩ lại. Ông đã chối bỏ con ông. Thú thật với ông bà, trong mười tám năm ròng, nhất là những năm đầu, ngày đêm tôi không ngừng phập phồng trong lòng chỉ những lo ngay ngáy có người đến nhận nó, đòi nó, bắt nó đi. Thấy bóng một người từ xa là tôi nơm nớp canh chừng, hồi hộp, nín thở, rồi khi họ đi khuất mới thở phào nhẹ nhõm trong lòng. Tôi đã sống với nó, cần nó như cần không khí để thở, nước để uống. Thiếu nó tôi héo hon mà chết thôi! Vâng, tôi chết mất thôi!
 Hai người khách không thốt được một lời. Tình hay lý, họ đều thất bại.  
 Hạnh đứng lên, mắt long lanh sáng, cô nắm chặt hai tay cha, giữ trong tay mình, nói như nói với chính mình:  
 -  Tôi chỉ có một cha thôi, tôi không có cha nào khác ngoài cha tôi đây! Lúc nào tôi cũng nghĩ đến cha tôi, đến nếp nhà nhỏ bé này vàng, khi thì xuống phố chợ để mua sắm thực phẩm thiết dụng.
Bác vẫn sống đơn độc, khép kín, cuộc sống không tình cảm.
Một hôm do sự tình cờ, bác San có dịp chứng tỏ cho mọi người thấy bác cũng có một trái tim biết rung động như … ai: số là bác đến nhà ông thợ giày để sửa đôi giày há mõm từ lâu. Trong khi chờ đợi chủ nhân làm việc bác chợt thấy bà vợ ông ta lên cơn đau tim trông thật thảm. Ban đầu, bác không mấy quan tâm, nhưng một lúc sau, bác không thể làm ngơ được, dù bác vốn không ưa phái nữ. Nhìn bà ta nhăn nhó, chống cự với cơn đau một cách yếu ớt, khổ sở, bác chạnh nhớ đến mẹ mình, bà cụ xưa kia cũng mang chứng đau tim ác hại đó: may nhờ một người miền Thượng bày cho phương thuốc nam rẻ tiền mà chứng bệnh quái ác giảm dần rồi dứt hẳn ít lâu sau.
Bác San nói với ông thợ giày:
- Mẹ tôi trước kia cũng đồng bệnh với bà, tôi có thể cho bà một thứ lá, tôi không dám hứa chắc nhưng may ra … Mẹ tôi hồi ấy cũng không bác sĩ nào trị nổi được bệnh tim …
Ông thợ giày không mấy tin tưởng vào lời của bác thợ dệt song thói đời “đau chân há miệng”, ông ta cảm ơn lia lịa và vài giờ sau, khi bác San đem mớ lá mọc hoang lại, bảo ông cách sắc lên cho vợ uống, ông ta vội làm theo, với ý định cầu may.
Bất ngờ làm sao, thứ lá kia xem chừng vô giá trị mà lại công hiệu rõ ràng. Chao ơi! Một gã thợ dệt tông tích rất mù mờ nhưng lại có tài chữa bệnh đau tim, qua mặt bác sĩ Kim cái vù còn hơn là gã tài xế xe đò dám qua mặt xe vận tải mà không bóp còi báo hiệu.
Bắt đầu từ ấy, dân làng không còn khinh thuờng bác, họ có chút thiện cảm nhưng chuyện bất ngờ bác có quen biết với thần linh thì vãn cứ ngờ...
Một số các bà mẹ đem con đến xin bác thuốc. Lác đác có cả đàn ông. Bác San giúp đỡ họ nhưng không có thái độ niềm nở mấy. Có người đem tiền đến trả công cho bác, nhưng đến lúc có người ngỏ ý muốn mua bùa chú của bác để trấn ấn tà ma thì bác San đùng đùng nổi giận, quát tháo đuổi họ đi ngay.
Thực ra bác San rất thích tiền? ngoài tiền ra, bác không để ý đến gì khác. Song tiền do công lao dệt vải thì bác thích, còn giúp đở kẻ nghèo mang bệnh bằng vài lá cây, ngọn cỏ mọc hoang mà lấy công thì với bác quả thực không đáng chút nào. Hơn thế,  điều làm bác tức giận nhất là dân làng đã coi bác như một thứ phù thủy có bùa phép, Thứ người bí mậT giao thiễp với cõi âm, một thứ ma quỉ trá hình người.
Câu chuyện đó, không bao lâu cả làng đều biết rõ và người ta thưa đến cầu cứu khi đau ốm, riêng chuyện xin bùa, mua chú thì chấm dứt luôn. Không được toại nguyện, một số người đâm ra giận dử, vì bác đã từ chối đem quyền phép ra giúp đỡ họ như lời họ van nài. Một số khác trở lại khinh thuờng bác vì họ cho là bác chẳng qua cũng như họ, không có bùâ chú cao siêu chi?
Tiền bạc và vàng của bác San tích lũy ngày càng nhiều thêm. Vì bác thu vào thì nhiều, chi ra thì ít, quá ít so với số thu. San ta ăn uống tiện tặn, tiêu pha dè xẻn, tính toán từng đồng.
Bác tự tay khâu một cái bao da đen, có giải rút để đựng số tiền và vàng kia, lại cạy vài viên gạch ngay dưới khung dệt, đào sâu phía dưới đoạn chôn bao xuống; xong đàu đấy bác đặt gạch lại vi trí cũ và rắc cát lên lấp kín vác khe hở ở bìa gạch. Bác xoa tay đắc ý vì không còn chỗ nào kín đáo hơn mà lại dễ trông chừng hơn!
Dăm ba hôm, bác lại giở gạch lên, nhấc cái bao ra, đổ ập lên mặt bàn ngắm nghía. Chao ơi là đẹp! Chao ơi là mê! Những đồng vàng trộn lẫn với đồng bạc, lấp lánh dưới ánh trăng mặt trời chiều xuyên qua khung cửa sổ trên cao! Luôn lưôn trong đống vàng bạc đó, tiền vàng nhiều hơn là bạc, vì một lẽ giản dị: bác chỉ dùng những đồng bạc, và là những đồng bạc nhỏ nhất để tiêu pha. Vàng nhiều hơn do bác bán vải được giá và bác cũng không mấy khi phải dùng đồng vàng để mua sắm vật gì.
Bác san thích vàng nhất. Bác vùi tay vào đóng vàng đó, thích thú lặng lẽ nghe cái cảm giác lạnh rợi của các đồng vàng đồng bạc ngấm dần vào đôi bàn tay, qua lớp da chai ngắt vì đưa thoi, xe chỉ. Rồi bác xếp lại từng chồng, đống lớn theo đồng lớn, đồng nhỏ theo đồng nhỏ, vàng riêng, bạc riêng, đoạn đếm. Tay mân mê những đồng tròn trĩnh, vô tri, mắt âu yếm ngắm,hìn say sưa, mê mải như người mẹ ngắm nhìn đàn con hiền ngoan, bụ bẫm của mình! Chao! Bác ngắm nhìn không hề biết chán bao giờ!
Rồi đây, bác San ngẫm nghĩ - ta sẽ còn có thêm nhiều vàng, nhiều nữa với nghề dệt của ta, không sợ ai cạnh tranh, chèn ép, ta sẽ lựa hết những đồng bạc dù lớn, dù nhỏ, để riêng ra trong mộT bao khác, bao này sẽ chỉ đựng tiền vàng... vàng! Đẹp hơn mặt nhật lúc bình minh, đẹp hơn cả vầng trăng đêm giữa tháng! Ấm áp hơn bếp lửa chiều đông! rực rỡ hơn những cánh hoa xuân nhiều mầu sắc! Vàng! Không kêu khóc mè nheo, không gây phiền phức như trẻ con, không man trá như phụ nữ, không phản bội như... Bác San hai tay bưng lấy đầu, lắc lắc tiếp mấy cái, cố ý xua đuổi hình ảnh dĩ vãng của mười sáu năm qua. Bác không muốn nhớ gì cả?
Hiện tại bác có vàng, thế không là đủ, quá đủ đối với bác sao?
Hiện tại ai hơn bác? Ờ! thữ nghĩ xem ai hơn bác ở làng này? Rõ ràng là không, không ai có nhiều vàng hơn bác. Ông phú hộ Cẩm có thể giàu đấy, nhưng chưa chắc, ông có nhiều đất ruộng đúng hơn. Mà đất ruộng thì chao ơi! phải săn sóc ngày ngày, nhọc quá! Ruộng vườn mà không lo phân phóng, chăm sóc hả? Thì có mà sạt nghiệp. Chớ vàng thì... thì nhất trên thế gian này.
Chao! Giá có mẹ bác đây? Giá bà không chết? Giá có em bác đây? ước gì nó đừng yểu mệnh năm xưa...
Đó, hai người thân yêu của bác, hai người mà bác thực lòng ao ước được chie xẻ sự sung sướng, niềm vui. Hai người đó mà còn sống thì bác sẽ đổ vàng ra cho họ, nhưng họ đã chết, họ nằm yên dưới đất, thịt da tan rã mục nát từ lâu.
Bây giờ đây, không, không ai cả, không ai đáng để cho bác chia xẻ số vàng kia. Không, nó là của bác, của một mình bác mà thôi. Hừ! ông phú hộ Cẩm! chưa chắc ông ta giàu bằng bác, sung sướng bằng bác, đầy đủ bằng bác! ha! phú hộ! mùi gì... Mấy thằng con hư đốn của lão sẽ phá hết sản nghiệp cho mà xem, bác biết. Không ai hơn bác.