Chương VII

     iêng Tấn, lúc phần văn nghệ bắt đầu anh mới hồi hộp. Đó là lúc những người có tuổi rút lui hay ngồi vào một góc, là lúc thuận tiện để anh trao đổi tâm tình với người anh trộm nhớ thầm yêu. 
Cô Mỵ Lan đẹp dịu dàng trong cái áo bằng xa tanh màu ngọc bích, mớ tóc vàng óng ả được cột lại bằng một sợi băng cùng màu với áo cô. Ngồi bên Tấn, cô lắng nghe và thỉnh thoảng gật đầu tỏ vẻ đồng ý. Có ít khi phát biểu ý kiến, chỉ vỗ tay sau khi Tấn vỗ tay.
- Anh có lầm lỗi thực, Mỵ Lan ạ! Nhưng anh đã biết hối hận, anh hứa với em là anh sẽ cố gắng để xứng đáng với em. Ba anh chỉ bằng lòng cho anh kết hôn với em, chỉ với em thôi... 
Mỵ Lan sung sướng, ửng hồng cả mặt. Cô chả kén chọn chi đâu, cô chỉ dè dặt một chút thôi. Được làm vợ Tấn là một điều hay... Có lẽ ba cô cũng đồng ý. Cô cảm động vì công Tấn đeo đuổi lâu nay, anh ấy thực tình đấy chứ? Cô thỏ thẻ: 
- Em cảm ơn anh! Em rất sung sướng được có người chồng như anh, chỉ xin anh đừng như lúc trước... thế thôi. 
Tấn choáng váng như vừa cạn cốc sâm banh. Chào Hạnh Phúc! Còn Hạnh Phúc nào hơn! Trong thoáng chốc, anh như mê đi, như được du vào một thế giới đầy hoa bướm, xung quanh chỉ có anh và người anh yêu, choáng ngợp bởi men rượu và hương thơm.
Tấn quên, quên tuốt hết, sự lỡ lầm đã qua, thằng em tai quái vừa rồi, ngay cả Lý, cô gái mà anh dang díu thầm lén vẫn không ngừng đe doạ anh... làm anh do dự lâu nay trong câu chuyện đi đến hôn nhân với Mỵ Lan. Hiện tại, Lý chỉ còn là cái bóng mờ thấp thoáng trong tim anh, cái bóng mờ làm anh kinh tởm, thù ghét, sợ hãi mỗi khi nhớ đến. 
Cùng lúc ấy, Lý lại không quên anh. Ả cũng thù ghét, oán hận anh không kém, chỉ khác cái là anh thì muốn quên Lý, còn cô ta thì không, cô ta nhớ đến anh luôn; anh muốn chấm dứt sự liên lạc giữa hai người, còn ả thì mong tiếp tục.
Tay bế con, lòng giận dữ, ả vừa tiến bước một cách khổ nhọc trên con đường đến làng Vệ, vào nhà anh. Ả quyết tâm sẽ làm nhục anh giữa tiệc giáng sinh, mặc kệ quan khách đã tráng miệng chưa, mặc kệ phần văn nghệ mới mở đầu hay sắp kết thúc.
- Mẹ cha chúng nó chứ! Tiệc với tùng, văn gừng với văn nghệ trong lúc bà xác xơ, đói thuốc thế này này... 
Ả tức sùi bọt mép khi nghĩ rằng trong lúc ả bồng con lê từng bước cực nhọc trên bùn, co ro cóng róng trên tuyết thế này thì tại biệt thự Cẩm Hồng ở làng Vệ, Tấn đang vui đùa với mọi người. 
Càng nghĩ càng căm: Tấn đã, trong một lúc giận dữ, nói phăng ra rằng thà chết chứ không đời nào anh có thể nhận ả làm vợ được.
«Mày sẽ biết tay bà.» Ả dọa thầm như thế trong lúc đôi chân tê cóng. Ả sẽ đến biệt thự giữa tiệc vui, quần áo rách rưới, dáng bộ tiều tụy, mặt mày nhợt nhạt với đứa con thơ giống Tấn như khuôn đúc, để coi cha Tấn xử trí ra sao? Ha! Tưởng tượng đến lúc mọi người trố mắt nhìn mẹ con ả là ả thấy đủ hả hê rồi.
Lý là một ả giang hồ quá xuân mà sắc đẹp kiêu kỳ đã vào thời tàn tạ. Bây giờ ả không còn cám dỗ được ai, nên bám riết theo cậu con trai nhà hào phú sống lây lất và điều mong mỏi duy nhất là được làm vợ chính thức của cậu ta. Tấn, sau phút lầm lỡ đầu tiên, hối hận thì đã muộn. Ả nhất quyết không buông cậu. Song cậu chỉ chu cấp cho ả chứ không bao giờ tính chuyện đi đến hôn nhân. Vịn vào đứa con mà cả hai bên đều không mong có, ả làm tình làm tội cha nó đủ điều.
Ả túng quẫn chỉ vì nghiện ngập chứ không phải Tấn bỏ bê, nhưng ả không tin thế, nhưng ả cứ cho là tại Tấn nên ả xuống dốc đến mức này (dù là sự thực, ả nghiện từ khi chưa chài được Tấn, mà Tấn thì mãi sau đó ít lâu, Tấn mới rõ chuyện này).
Vì quá rét, lại không quen vất vả, Lý không thể đi thẳng một mạch đến đích, ả phải dừng lại trong một cái chuồng bò ven đường cho đỡ rét một lát, chờ cho tuyết tan, mưa tạnh. Nhưng ả nấn ná quá lâu vì ngại đi, vì vậy, trời tối sập mà mẹ con ả còn thất thểu trên đường, con đường như dài thêm ra mãi. Ả cũng không quen đường lối đến làng, phần quá nhọc, ả phải ngừng lại lần lưng lấy lọ thuốc ra, giốc hết vào miệng. Lọ thuốc còn rất ít, vì ả cần tiền từ nửa tháng nay, mà Tấn thì tức ả đe dọa nên không cho thêm tiền nữa.
Lý vứt chai thuốc lăn lông lốc trên mặt tuyết, ả lê chân bước tới trong khi đầu óc lâng lâng, bay bổng... Càng đi, Lý càng cảm thấy đầu óc tê mê. Thuốc đã ngấm... ả không còn muốn gì hơn là được nằm lăn ra đâu dây, làm một giấc, gác lại hết: sự trả thù, sự tức giận, sự buồn tủi, lòng thương con... Nhưng ả không thể làm thế, vì ả biết con ả sẽ chết cóng trước khi đến đích. Phải cố gắng một tí, trong đời, ả chưa hề biết đến cố gắng lần nào. Phải có, ít nhất là lần này chứ!

*

* *

Trời quang đãng dần, các vì tinh tú hiện ra, lấp lánh như những viên kim cương dính trên một tấm dạ tím thẫm, mặt đất tuyết loang loáng, nhưng Lý chả thấy gì hết, ả đi như kẻ mộng du, hai gối cơ hồ sắp khụy xuống, nếu không tận lực chống lại. Cho đến một chốc sau, cơ thể mệt nhoài, tứ chi rã rời, ả gục xuống gần bụi cây thấp, đầu gối lên bụi, mình nằm trên tuyết, ả quên hết: cả cái lạnh ngấm vào qua mấy lớp áo cũ mòn, cả con thơ có thể chết cóng. Tuy vậy, trước khi mê thiếp hẳn, ả cũng còn cố gắng để ôm chặt lấy con, ủ nó cho kín.
 Rồi cuối cùng, ả trở thành vô tri, cứng ngắt. Mấy ngón tay duỗi ra, đầu đứa trẻ rời khỏi tay mẹ, nó giật mình mở to mắt, hấp háy nhìn ánh sao sáng trên cao. Đứa trẻ kêu lên bập bẹ mấy tiếng: «ma ma» và cố bò vào tìm hơi ấm của mẹ, song mẹ nó không nhúc nhích. 
Chợt có ánh sáng lóe lên (bác San vừa mở cửa) như vâng theo một tiếng gọi mơ hồ đâu đó, con bé chập choạng đứng lên, tiến về phía có ánh đèn. 
Con bé bò lên thềm, vào nhà bác thợ dệt một cách tự nhiên.  (Mẹ nó vẫn bỏ nó một mình từ khi mới lọt lòng.) Trông thấy lửa ấm, nó rất thích, đến gần bếp lửa, nó ngồi xệp xuống... chỉ trong thoáng chốc, con bé nằm lăn ra, đánh một giấc ngon lành như vừa được về nhà.

*

* *

Bác San như mất trí từ ngày xảy ra vụ mất tiền. Cứ lâu lâu bác lại đi về phía cửa lớn mở toang ra như thể dõi mắt theo số của cải bị kẻ gian lấy đi hay là đứng đợi nó mang trở lại. Cử chỉ đó đã thành thói quen. Nhân một bữa có người nửa đùa nửa thật bảo: 
- Này bác San, vào những ngày cuối năm, nên mở cửa ngỏ để đón thần tài và xua sự xui xẻo đi luôn.
Ấy, thế là bác lại càng tin. Thế rồi hôm nay, ngay từ lúc nhá nhem, bác đã mở cửa ra, ngóng đợi, dù bác chả thấy gì, tuyết che mờ mịt bên ngoài. Lần cuối cùng nhìn ra, bác thấy trời tốt nên hơi thinh thích, đứng ngắm hồi lâu. Mắt kém nên bác nom thấy có bóng người đi lại bác cũng không tin là có thực, mà dù có, thì can dự chi đến bác? 
Đường là để người ta đi lại chứ, bác chú ý làm gì?
Rồi bác trở vào nhà, giơ tay toan khép cửa nhưng nghĩ thế nào, lại thôi. Cứ để cho thần tài đến và xua cái xui xẻo đi, đã sao? Còn gì quí mà kín đáo mà then cài, chốt chặn cho nhọc chứ! 
Nghĩ thế, bác để cửa quay vào nhà, đi được bốn năm bước thì bác cảm thấy choáng váng, muốn lê lại giường rồi sẽ nằm, song không kịp nữa, bác chỉ đủ sức tựa vào bức vách, thiếp đi.
Lúc đó chính là lúc con bé bò lên thềm bác, vào nhà, vì bức vách khuất vào góc tối nên con bé không nom thấy bác, chả sợ hãi gì cả, tự nhiên như không.
Khi bác San tỉnh lại, cảm thấy lạnh, bác vội vàng đi đóng cửa. Bác cũng không rõ mình thiếp đi bao lâu, bác không thấy gì ngoài ngọn lửa tàn dần trong bếp. Bác vội vàng châm thêm củi, khi gian nhà tồi tàn sáng lên thì vật đầu tiên mà bác nhìn thấy là mớ tóc vàng óng ả của con bé đáng thương. Trông gà hóa cuốc, bác San suýt reo lên: vàng đã trở về với bác! 
Bác lao tới, thò tay sờ vào đó và nhận ra là một cái đầu nhỏ xíu với mớ tóc xinh xinh và khuôn mặt cũng xinh xinh. Vô cùng bối rối, lùi lại một giây rồi người đàn ông cúi xuống nhìn kỹ nhân vật nhỏ bé lạ lùng, tự hỏi nó đã đột nhập vào nhà mình từ lúc nào hay ai đưa đến? Trả lời sự ngạc nhiên của bác chỉ có sự lặng lẽ của đêm sâu, thêm vào đó là tiếng thở đều đặn và nét mặt trong lành, sáng rõ tựa như nét mặt thiên thần. 
Bác thợ dệt dụi mắt hai lần tiếp vì tưởng mình mơ, bác lại châm thêm lửa như tuồng cầu cứu với bếp lửa để ánh sáng giúp bác nhận định rõ ràng...
Khi ngọn lửa sáng rực to lên, bác nhìn sững con bé rồi lại nhìn ngọn lửa, ngọn lửa có vẻ reo vui, nhảy nhót chia mừng với bác, như thể muốn nói với bác rằng: Vui lên bác Sang ơi! Vàng đây! Vàng đã trở về đây. 
Còn con bé, nét ngây thơ vô tội trên khuôn mặt bé bỏng xinh xắn chợt làm bác động lòng. Con tim khô cằn, chôn dấu khổ đau từ bao nhiêu năm qua, thốt nhiên trở lại tươi trẻ trong thoáng chốc! Một thứ tình cảm bỏ quên được đánh thức bất ngờ trong tim bác. Vâng theo một sai khiến vô hình, bác thợ dệt mở rộng vòng tay bế đứa trẻ lên làm nó giật mình mở choàng đôi mắt xanh, trong veo và nụ cười tươi hơn đóa hồng trong nắng sớm.
Đột nhiên, bác nhớ đến đứa em gái của bác, đứa em gái bé bỏng mà khi bác mới lên mười, bác đã bồng bế, nâng niu suốt một năm ròng. Rồi khi nó chết vì bạo bệnh, bác đã khóc thật nhiều, thật lâu và mẹ bác phải dỗ dành bác, hứa hẹn là một ngày nào đó bác sẽ gặp em ở cõi Thiên Đàng. 
Bác San hết sức hoang mang: hay là mình đã chết rồi cũng nên? Phải! Mình có tội lỗi gì đâu mà Thiên Đàng đóng cửa không cho mình vào? Mình lương thiện làm ăn, hết chiu oan nhục kia đến chịu mất mát nọ. Mình cũng chẳng tiếc gì ở cõi trần...
Con bé trong tay bác đã ngủ lại và bây giờ bác nhận thấy nó hao hao giống em mình làm cho bác càng tin chắc là mình chết thật rồi. Bác San không nghĩ ngợi gì cả, những kỷ niệm xa xôi thay nhau ùa tới trong trí nhớ con người chất phát đó rồi con bé cựa mình, quàng tay ôm lấy cổ bác một cách tin yêu. Bác San băn khuân không hiểu cuộc sống ở thiên đàng sẽ ra sao, nhưng lo lắng thì không, tuyệt nhiên không. Bác lại nghĩ đến cách tìm gặp mẹ, phút chốc, bác mơ màng sống lại hình ảnh mình thuở lên mười, chân không, đầu trần, nghịch tuyết ngoài đồng, bác chợt thở mạnh vì biết rằng cái hồn nhiên của tuổi thơ đã bỏ bác mà đi từ lâu lắm.
Lần này con bé thức dậy hẳn, nó gượng ngồi lên trong lòng bác, ngơ ngác một chút rồi òa khóc, nó vùng vẫy không chịu cho bác bế nữa, đòi tuột xuống đất, bác phải chìu theo. Chân vừa chạm đất, nó im ngay, nó chập chững bước đi miệng không ngớt kêu: «Ma! Ma!» bằng cái giọng chưa sõi, mắt nhìn quanh tìm kiếm. Nó đi chưa vững, bác San phải giơ tay hờ phía sau chực đỡ. Rồi nó ngồi xệp xuống đất, ngẩng nhìn bác, chỉ vào giày, dáng bộ khổ sở. Bác sờ đến thì thấy đôi giày ướt sũng lạnh ngắt. Tội nghiệp biết chừng nào, vậy mà bác có biết chi đâu? Bác vụng về cởi đôi giày bé xíu ra, con bé ngồi yên có vẻ dễ chịu, nhưng chợt nó nhìn vào mặt bác, khi nhận biết người lạ săn sóc cho mình, nó tỏ vẻ không bằng lòng, mếu máo chực khóc. Bác San dỗ dành nó bằng những lời lẽ mà từ lâu lắm bác không có dịp dùng và hết sức khó khăn mới tháo được đôi vớ ra khỏi chân nó. Bác bế nó lên mình, đem lại gần lửa, sưởi ấm đôi chân nhỏ bé tái đi vìác không đủ can đảm lên giường, cứ ngồi lặng thâu canh, một mình, một bóng bên ngọn lửa leo lét cháy, hai tay bưng đầu, rên rỉ, lầm bầm. 
Nhưng trên đời hễ có rủi thì có may: sau vụ trộm mọi người đâm ra thương mến bác. 
Vị cứ cung cách bác xử sự sau đó, ai cũng biết rõ bác thật thà chứ không quỉ quyệt như họ vẫn ngờ. Có thể bác còn ngờ nghệch nữa là khác. Chứ không ư? Không ngờ nghệch ai lại vô ý để mất của dễ dàng thế bao giờ.
Do lẽ đó, mọi người đều tỏ ra sốt sắng, niềm nở đối với bác thợ dệt vận đen. Mọi người có một cách đối xử riêng với bác: kẻ an ủi bằng lời nói, người thì giúp đỡ bằng hành động. Họ đến tận nhà trò chuyện, hỏi han, họ mang thức ăn đến biếu bác. 
Trong số những người cảm tình với bác, có một góa phụ, bà Vinh. Bà là người tốt bụng đối với tất cả dân làng, tuy phải cái nghèo. Lúc nào cũng sẵn sàng giúp đỡ xung quanh khi ai cần đến. Chỗ nào ma chay, đau ốm là có mặt bà. Hình như trời sinh bà ra là để an ủi, giúp đỡ kẻ đơn côi, quan quả, khổ đau. Nét mặt phúc hậu, giọng nói dịu dàng, cái nhìn ấm áp. Các con lớn đã ra riêng, bà Vinh chỉ còn một đứa con trai út, thằng bé tên Quang, mới lên tám, mặt mũi sáng sủa không hay nghịch phá như các trẻ cùng trang lứa.
Một hôm vào chiều chúa nhật, mẹ con dắt nhau đến nhà bác San thăm, cắp theo một cái rỗ bên trong đựng hai chiếc bánh vàng ngậy, ngon lành. Quang không mấy thích đến nhà bác thợ dệt mặt mũi xấu xí, nhất là chợt nhớ đến tiếng khung cửi rên kẽo kẹt của bác ta. Song không bằng lòng cũng phải bằng mắt vì mẹ cậu tuy hiền lành đấy những rất cương quyết, khi cần. 
Bác San không mấy niềm nở khi tiếp khách. Bác chỉ nói khi khách hỏi và trả lời giọng một. Bà Vinh như tuồng không để ý đến thái độ bất lịch sự của gia chủ.
Một chốc sau, bà giở cái khăn trắng tinh đậy rổ ra: 
- Bác San à, nhân mấy con gà mái bên tôi đẻ trứng mà không ấp, tôi làm it bánh sang biếu bác, cho vui. 
Bác thợ dệt lúng túng cảm ơn khách, nhận bánh và ghé mắt sát vào nhìn kỹ làm thằng bé hết sức lạ lùng, vì nó không ngờ bác ta kém mắt. 
Câu chuyện giữa chủ và khách tiếp tục một cách rời rạc và tận lúc ấy, bác chủ nhà mới để ý đến chú khách nhỏ bé của mình. Bác gọi nó đến gần đưa cho nó một mẩu bánh.
Đó là cách làm quen dễ chịu nhất đối với trẻ con. Quang ta, từ nãy giờ dè dặt, thập thò sau lưng mẹ đưa mắt nhìn quanh, bây giờ trở thành bạo dạn hơn một tí, nhưng tuy thèm đấy, nó vẫn đứng nguyên một chỗ, dụi đầu vào ngực mẹ, chưa dám đón lấy mẩu bánh thơm lừng. 
Người mẹ xoa đầu con: 
- Kìa Quang, bác đã cho, nhận và cảm ơn bác đi, nào! 
Và bà thoáng nghĩ: tội nghiệp bác ấy, ra vào lên xuống thui thủi có một mình. 
Quang đã lấy mẩu bánh, cảm ơn và nhai nhồm nhoàm.
- Cháu hát hay lắm kia, bác San ạ! Để cháu quen với bác, tôi bảo nó hát cho bác nghe. 
Quang hát như chim, bất cứ lúc nào, nhưng mới hội diện với ông thợ dệt mà mẹ đã phô tài nó ra, làm nó ngượng quá đi mất, lại lùi lại, nắp vào ngực mẹ, bà Vinh cười, khuyến khích: 
- Con trai gì lại xấu hổ? Phải bạo lên chứ. Nào, con hát cho bác San nghe một bài đi. 
Chống ngoan! Mẹ yêu nào! Một! Hai! Ba... đừng để bác chờ lâu!
Thật là trúng tủ nhé! Quang không có sợ thi thố tài năng trước mặt bác thợ dệt, nhưng cậu bé còn giả vờ e lệ, đưa tay dụi mắt, đoạn nhìn chăm chẳm vào bác San, ý chừng để dò xét coi bác ta có thích nghe mình hát không đã rồi mới trổ tài. Nó còn cẩn thận hỏi: 
- Con hát bài gì cơ? 
- Bài gì cũng được. Bài gì con thích thì con hát. Bài con voi...
- Không! Con hát bài bướm vàng nhé? Mẹ nhé? 
- Được, con cứ hát bài bướm vàng. 
Thế là Quang ta trao mẩu bánh còn lại nhờ mẹ cầm hộ, tiến lên một bước cất giọng hát bài bướm vàng. Cậu nghẽo đầu, giang hai cánh tay, ve vẩy như thể hai cánh bướm khi đến đoạn: xòe đôi cánh làm mẹ cậu và ông chủ nhà đến bật cười. Thật hiếm khi bác San cười, nhất là sau cái đêm tên trộm bất nhân viếng nhà bác đến nay.
Bà Vinh hài lòng lắm, vì bà cho rằng đó là cách hay nhất để giúp người đàn ông đáng thương khuây khỏa nỗi lòng. 
Bác San thì không biết làm cách gì để cảm ơn cậu bé, ngoài cách bẻ thêm cho nó mẩu bánh nữa. Bà Vinh kêu lên: 
- Ấy, thôi chứ, bác cho nó hết bây giờ. Ở nhà vẫn còn đấy, bác ạ.
Và bà bảo con: 
- Quang, con chào bác rồi về kẻo tối rồi. Hôm khác mẹ lại dắt con đến thăm bác và hát cho bác nghe. 
Bác San nắm tay cậu bé đưa ra cửa. Bà Vinh quay lại, ân cần: 
- Này, bác San, khi nào bác có gì cần, cứ cho tôi hay... 
- Cảm ơn bà, chắc không... 
- Khi nào bác đau ốm hay cần khâu vá ấy mà. Bác là đàn ông, đơn chiếc... tôi rảnh lắm kia. Tôi có thể giúp bác, người ta phải tương trợ là thường chứ, bác chớ ngại.
Chủ nhà lại một lần nữa, lúng túng cảm ơn khách, song khi bà Vinh khuất dạng, bác San không ngăn được tiếng thở phào nhẹ nhõm trong lòng. 
Gần Giáng Sinh, bà Vinh lại cùng con đến thăm bác San, đem theo ít thịt, khoai và hoa quả. Bà biết là bác không thích đến nhà ai.
Quả thế, dù mọi người có vẻ thân thiện đối với bác, nhưng đâu có ai thực sự chia xẻ nỗi buồn phiền mà bác riêng mang? Có nhiều người ân cần đến tận nhà mời bác giáng sinh đến chung vui với họ, song bác một mực từ chối, không nhận lời ai. 
Thui thủi một mình, bác mang thịt ra nấu nướng, dọn lên ăn, lòng buồn bã, nuốt gần như không xuống. 
Rồi bác ra trước cửa nhìn trời. Những cuộn mây xám trôi chậm trên nền trời âm u nom cũng buồn bã như lòng bác lúc bấy giờ. Nước mưa ngập hầm đá, tuyết rơi càng lúc càng dày. 
Bác San ủ rũ quay vào, không cài cửa sổ cũng không buồn đóng cửa lớn. Bây giờ còn gìn giữ, kín đáo làm chi nữa chứ? Bác cầu nhầu thầm. 
Hai tay ôm đầu, nước mắt rưng rưng, bác ngồi như thế cho đến khi lửa tàn, nến tắt không buồn châm đốt.

*

* *

Trong lúc đó, tại các nhà có máu mặt trong làng Vệ, người ta làm lễ rất trọng thể. Nhất là nhà ông Cẩm, người hào phú nhất làng: ông ta mở tiệc mời đông đủ bà con, láng giềng và không quên mời gia đình người con gái mà con trai ông ngấp nghé. 
Tuy vắng mặt Phát, không ai tỏ vẻ trông mong, nhớ tiếc. Tiếng trò chuyện, tiếng cốc tách, dao muỗng va chạm nhau lanh canh, lóc cóc vui tai. Mọi người đều hài lòng và không khỏi ngầm ao ước được như ông Cẩm.