Phần III

    
à Chánh gắt:
- Sao lại chắc với không? Đàn ông hay đàn bà thì phải biết chứ?
Người đàn bà phân trần:
- Bẩm...con...con..có dám..lại gần đâu ạ, nhưng chắc là đàn ông.
Bà Chánh tạm thở phào mừng rỡ trong giây lát, từ hôm Khuê mất đi, bà chỉ có mình cái Cúc cho nên bà lo lắm chỉ sợ có chuyện gì chẳng lành thì bà đành chết theo. Người đàn bà ngồi bệt xuống thềm để thở, ông Chánh bước ra hè cất tiếng gọi:
- Sử, Sử ơi! Lên tao bảo.
Ông quay sang nhìn bà vợ nét mặt nhợt nhạt và nói:
- Để tôi với thằng Sử chạy ra ngoài ấy xem sao.
Dứt lời, ông hỏi người đàn bà lần nữa cho chắc ăn:
- Có thật là có người treo cổ ko hay chỉ là nom gà hóa cuốc?
Người đàn bà gật đầu quả quyết:
- Bẩm cụ Chánh cái xác lù lù như thế thì làm sao có thể nhìn nhầm được ạ?
Từ dưới bếp Sử chạy lên vừa rảo bước vừa gài nút áo, Cúc cũng chạy lên đứng bên mẹ. Bà Chánh nắm chặt cánh tay con gái biểu lộ sự ân cần của mình đối với Cúc. Ông Chánh quay vào lấy ba ton theo thói quen mỗi khi ra đường rồi ra lệnh cho Sử:
- Mày đi với tao.
Bà Chánh hết sức hoang mang trước cái tin quái lạ này, tại sao lại có người tìm đến kho rơm của bà để tự vẩn mà lại treo cổ đúng chổ con gái bà đã chết trước đây. Bà nhớ lại hôm đám tang Khuê, ngoài dân làng kéo theo nườm nượp còn có các ông chức sắc trong toàn tổng giục nhau đến phân ưu. Họ chỉ biết tin Khuê tự tử chứ chưa biết Khuê chửa hoang phải tự tìm cái chết, cho nên ai cũng thương cảm cô gái bạc mệnh.
Trong đám người tiển đưa, đáng chú ý hơn cả là con trai ông Lý Trưởng, từng thầm yêu trộm nhớ Khuê và từng được ông Chánh hứa nhận làm rễ. Anh chàng này là người duy nhất trong làng được lên tỉnh học, chuẩn bị lấy bằng Thành Trung. Nghe tin Khuê chết, anh đạp xe về dự đám tang rồi ngồi thụp trên mô đất cao úp mặt khóc dưới trời mưa lất phất.
Bà Chánh tình cờ nom thấy, lòng se sắt khôn nguôi. Bà tự hỏi hay là cái người vừa treo cổ tự tử ngoài kho rơm của bà chính là cont rai ông Lý Trưởng chăng? Bà nhìn theo chồng rảo bước ra cổng bên cạnh Sử và người đàn bà lam lủ. Cúc giật cánh tay mẹ và hỏi:
- Chuyện gì thế hở mẹ?
Bà Chánh thở dài nảo ruột:
- Lại có người thắt cổ chết ngoài kho rơm nhà mình ngay chổ chị mày..
Cúc kinh hãi hỏi thêm:
- Ai thế hở mẹ?
Bà Chánh quay vào:
- Tao cũng chưa biết là ai, bố mày chạy ra xem rồi.
Ngoài đường, người đàn bà vác cuốc lẽo đẽo đi bên cạnh Sử luôn miệng kể lể như muốn tâng công với ông Chánh. Nhưng ông Chánh chớp mắt lo âu, ko nói lời nào. Con đường nhỏ thẳng tắp tàn tre chi chít hai bên đan vào nhau. Hôm nay có lẽ sẽ nắng to bởi lẽ sương sớm dày đặc, cách nhau mươi bước ko nhìn rõ mặt người.
Đang đi, ông Chánh bổng kêu lên một tiếng rồi đứng khựng lại. Trước mặt ông, trên khúc đường mờ mờ hơi sương, cách ông ko xa, có bóng người con gái đứng giữa đường như đang chờ ông. Ông mở to mắt nhìn và nhận ra Khuê, ông dụi mắt nhìn lại thì bóng mờ ấy lại biến đi. Ông thở mạnh và tiếp tục đi. Tới kho rơm, ông đang dợm bước vào, nhìn cái xác và kêu lên:
- Ối giời, hóa ra là thằng Thủ.
Ông quay vội đi, không dám nhìn mặt người chết đã xám ngắt, và cái lưỡi lè ra một cách quái gỡ. Thủ treo cổ bằng chính cái võng mà anh và Khuê thường nằm với nhau lúc mới hẹn hò. Ông Chánh bảo Sử tháo cái võng xuống, hạ cái xác Thủ xuống, còn ông thì thừ người nhớ đến con gái, lắc đầu nói một mình:
- Cái thằng phải gió này chui rúc ở đâu cả mấy tháng nay, bây giờ bổng mò về đây để tự vẩn.
Sử đang loay hoay tháo cái võng để hạ xác Thủ xuống thì ông Chánh giơ tay ngăn lại:
- Hẳn khoan, hẳn khoan. Cứ để đấy, tao quên. Mày chạy đi báo Lý Trưởng đã để ông ấy đến làm biên bản. Làm biên bản xong, ông Lý sẽ cho người gọi mẹ thằng Thủ đến nhận xác con mà chôn. Mình không việc gì phải mó tay vào.
Sử ngừng lại ngẩm nghỉ một chút rồi quay sang nói nhỏ với ông Chánh:
- Bẩm ông, con thì con thấy cô Khuê con linh thiêng lắm, cho nên cậu Thủ đã đăng lính để đi thật xa mà còn quay về chết bên cạnh cô con
Ông Chánh giờ này cũng tin như vậy nhưng ông bướng bỉnh không bao giờ nói ra. Ông mừng vì thằng Thủ đã đền tội, ông không cần phải ra tay nữa, ông nói lại:
- Mày chạy đi gọi ông Lý nhanh nhanh lên.
Dứt lời ông quay ra cổng, Sử lật đật chạy theo bên cạnh và nói vớt vát:
- Bẩm ông, chốc nữa người ta tháo xác cậu Thủ xuống, con xin phép ông con đem chôn bỏ cái võng ông nhé. Cái võng đó giết đến hai mạng người rồi đấy ông ạ.
Ông Chánh đang ưu tư nên gật đầu đáp cho qua chuyện:
- Ừ, đem chôn hoặc đốt đi chứ để làm gì.
Sau cái chết của Thủ, dân làng càng bàn tán dữ dội. Có người vốn ghét ông Chánh Tổng, nên nhân dịp này bình phẩm:
- Chả ai giàu ba họ, chả ai khó ba đời. Nhà lão Chánh đến ngày hết phúc rồi, quả là Giời có mắt.
Thủ chết rồi, Khuê vẫn tiếp tục hiện về. Đôi khi cả nhà chỉ linh cảm thấy chứ không hề trông thấy thực sự. Bà Chánh sang ngủ hẳn bên Cúc, bỏ trống căn buồng bên kia. Ông Chánh có về thì cũng nằm một mình chứ bà không chịu chung chăn chung gối với ông nữa. Cái chết của Thủ làm ông vui mừng lúc đầu nhưng càng ngày càng cảm thấy sợ. Thằng Sử nói đúng, Khuê sống khôn thác thiên, hồn còn phản phất ở dương gian chưa siêu thoát được. Mà ông thì tự ái, nhất định không chịu rước thầy cúng, thầy pháp đến cầu siêu cho con. Thậm chí hễ bà Chánh hay Cúc nhắc đến việc Khuê hiện về, ông còn trợn mắt mắng át đi:
- Chỉ nói láo nói lếu. Tao gần 50 tuổi rồi, tao chưa có thấy ai chết mà hiện về cả.
Bà Chánh bực mình nói bóng gió:
- Tôi không muốn tin thì cũng phải tin đây này. Tôi muốn con tôi yên gnhỉ chứ về làm gì, nhưng mà nó chết oan thì hồn chưa yên nghỉ được. Ông đọc Kiều, ko nhớ cái đoạn viếng mả Đạm Tiên hay sao? Ông thử nghỉ mà xem tại sao thằng Thủ đi mất biệt cả mấy tháng, bổng dưng mò về thắt cổ ngay tại chổ con mình chết? Ai xui khiến nó chớ? Không phải là hồn cái Khuê hay sao? Không phải là con tôi chết tức chết tưởi hay sao?
Ông Chánh muốn cãi thâm, nhưng bà Chánh đã vùng vằng bỏ đi chổ khác. Ông biết con ông về chứ, nhưng đời nào ông thú nhận chuyện đó. Ông chán nản và lại bỏ sang nhà cô vợ trẻ. Mọi khi mỗi lần ông đi, bà Chánh cũng đều níu kéo hoặc hờn dỗi vì ghen tương nhưng bây giờ thì bà để mặc. Bà còn thương nhớ Khuê lắm cho nên không muốn nhìn gương mặt ông chồng tàn ác. Ông sang ở nhà vợ lẽ được mấy hôm thì tự dưng lại thấy bồn chồn muốn về.
Mấy hôm nay ông bổng nhớ lại lời ông thầy địa lý người tàu bảo ông sau khi tao ngộ xong ngoài cánh đồng làng, thầy địa lý nói:
- Sách có câu rằng: Đức năng thắng số, tiên sinh nên ăn chay cầu đạo, làm phúc phóng sinh, rộng tay bố thí để bớt đi cái hạn xấu cho mình. Cái thế đất của nhà tiên sinh nằm vào bãi địa, tôi sợ không phát được đến đời thứ hai.
Lúc ấy ông Chánh chỉ cười. Ở vào địa vị ông, vừa giàu vừa oai, thế lực quen biết cả huyện lẫn tỉnh làm sao gọi là bãi nhiệm được? Nhưng bây giờ thì ông linh cảm thấy thầy địa lý nói đúng, cái hung vận của ông bắt đầu xảy đến mà khởi đầu là cái chết của Khuê do sự khắc nghiệt của ông. Ông nằm bên cô vợt rẻ mà hình dung những bất trắc của tương lai và vì vậy mới được vài hôm ông lại thấp thỏm về nhà.
Đêm hôm đó trời muà hè trong và thoáng mát, ông nằm một mình trong buồng. Bà Chánh nhất định chỉ có sang ngủ với con gái như thường lệ từ ngày Khuê mất mà ông Chánh thì cứ làm ra vẻ cứng cỏi bề ngoài, giả vờ không tin chuyện hồn ma nên ông cố giữ nét bình thản cho vợ con nể. Trăng trung tuần vằng vặc xuyên qua cửa sổ, in một khoảng sáng rực phủ gần kín cái giường cẩm lai của ông Chánh. Buồng ngủ của ông rộng lắm, ngoài cái giường lớn sát vách sau, còn có một khoảng trống kê hai cái tủ nặng chình chịch để ông giấu vàng bạc tiền của cùng những thứ văn tự nhà đất cùng những thứ giấy tờ tùy thân.
Khu vườn sau có đến mấy cây bưởi, muà nở hoa đưa hương thơm ngào ngạt theo cửa sổ vào buồng. Ông nhớ lại lúc còn bé, Khuê thường lấy hoa bưởi xâu vào sợi chỉ rồi đeo trước ngực hoặc bỏ trong túi áo cánh. Mới nghĩ đến đứa con bạc mệnh, ông vội lắc đầu xua đi để đỡ bận tâm. Ông ngã đầu trên cái gối cao và cầm cái quạt giấy phe phẩy theo thói quen dù trời đang dịu mát.
Ở giữa buồng ngủ của ông, đối diện hai cái tủ đứng là bộ bàn ghế, trên đó lúc nào cũng có khay trà và cái đĩa bát thuộc loại đồ cổ đắt giá mà ông Lý Trưởng mua tặng hồi mới nhậm chức. Ngoài cùng tính từ cái giường ngủ là cái vơng điều căng ngang để buổi trưa ông Chánh nằm căng ngang dỗ giấc ngủ. Ông xoay người, dùng hai thanh tre căng ngang hai đầu vơng rồi trãi chiếc chiếu nhỏ lên trên trong rất tiện lợi và đẹp mắt. Ông Chánh ngồi dậy xoay người vói tay để vặn ngọn đèn dầu đặt trên cái đôn cây sắt đầu giường rồi lại nằm xuống.
Bổng có con mèo đen từ vườn sau lao vọt lên thành cửa sổ kêu thét lên một tiếng rồi đứng yên ở đó, đôi mắt xanh ngắt đăm đăm nhìn ông. Ông Chánh giật mình, gấp vội cái quạt giấy và giơ lên đuổi nhưng con mèo gan lì, đứng yên như thách thức. Ánh mắt ma quái đến rợn người. ông phải ngồi hẳn lên, đập mạnh cái quạt hai ba lần, con mèo mới quay đầu nhảy vọt xuống kêu lên mấy tiếng ai oán và mất dần trong lùm cây xanh rậm. Giữa ánh trăng vằng vặt, ít có đêm nào sáng như đêm nay, ông Chánh thở mạnh và đặt bàn tay lên ngực rồi nhắm mắt lại. Ông thấy rõ tim mình vẫn còn đập thình thịch vì kinh hãi. Bổng ông nghe xa xa từ phía cuối vườn có tiếng gọi mơ hồ, tuy vẫn nhận ra giọng Khuê nhưng âm vang sâu thẳm đến lạnh người:
- Bố ơi bố, về với con, về với con bố ơi...
Ông co rúm người thảng thốt nhìn ra vườn, mắt ông trợn trừng, mồm há ra nhưng á khẩu không kêu được. Dưới ánh trăng trong suốt, ông thấy con gái ông mặc bộ đồ trắng toát đứng khép nép đằng xa dưới rặng tre dùng để làm hàng rào ngăn lảnh thổ nhà ông với nhà hàng xóm, bổng đang tiếp tục gọi ông như thúc giục:
- Bố ơi bố, về với con.
Ông không dám ngó ra vườn nữa, ông ngồi co rúm trên giường một lúc để trấn áp nổi kinh sợ, toàn thân ông run rẩy và lạnh toát. Một lúc sau ko thấy tiếng gọi hồn nữa, ông mới đưa tay toan hạ liếp cửa sổ thì bổng thấy một vệt đen khá lớn quét ngang giường ngủ như cái bóng râm của một người đi trên nền đất khi đi giữa ánh mặt trời. Cái bóng đen lướt nhanh qua người ông, từ từ in trên nền nhà và biến mất ở bức vách cuối vườn. Khi ngang qua người ông, mùi hoa bưởi toát ra thật nồng nàn. Ông hoang mang ngồi thêm một chút rồi lại nằm xuống.
Bổng ông nghe tiếng võng đưa kẻo kẹt, ông giật thót người quay nhìn sang sửng sốt vì cái võng trong buồng ông chỉ cách giường ông nằm chừng ba thước đang đong đưa như có người nằm trên đó. Ông run lập cập, ngồi thu mình trong góc giường mắt mở trừng trừng nhìn cái võng vẫn lắc lư đều đặn và tiếng kêu kẻo kẹt phát ra như có người khá nặng nề trì xuống. Tim ông gần nghẹt thở, ông lật đật bám lấy thành giường bước xuống, quơ tay vơ lấy cái ba ton dựng ngay ở cuối giường để tự vệ. Mắt vẫn lăm đăm nhìn về phía cái võng, bàn tay ông run run nắm được cây gậy quen thuộc.
Khi đôi chân ông vừa chạm đất, nhìn lại qua cái ba ton rắn chắc bằng gỗ bọc sắt ở hai đầu bổng mềm nhủn trong tay ông. Ông hốt hoảng nhìn lại thì đó chính là sợi dây thừng mà con gái ông đã dùng đệ tử tử. Ông hét lên, quăng sợi dây xuống như phản ứng của một người tình cờ chộp phải con rắn. Ông vừa hổn hển thở vừa khom người vặn ngọn đèn lớn hơn. Nhìn lại thì không thấy sợi dây thừng đâu nữa, chỉ có cây ba ton của ông vẩn nằm chơ vơ trên nền nhà. Cái võng cũng đã ngừng lại, không đong đưa, không kẽo kẹt nữa, tất cả đều trở lại im lặng như cũ. Tuy vậy ông dám nằm trong buồng, ông chạy lao ra cửa, băng ngang hàng hiên dài. Người giúp việc đều đã ngủ cả, bà Chánh và Cúc trong buồng đã tắt đèn im lìm. Ông đứng tần ngần một chút trước dãy nhà ngang rồi cất tiếng gọi:
- Sử ơi, còn thức không?
Ông gọi thêm hai ba tiếng nữa, Sử mới nghe thấy và lồm cồm ngồi dậy cầm quạt đi ra:
- Thưa, thưa ông gọi con.
Ông Chánh không dấu được nét kinh sợ còn sót lại trong ánh mắt và qua nhịp thở, ông bảo:
- Mày, mày lên nhà ngủ với tao. Có sẳn cái võng trên ấy.
Sử hiểu ra, tò mò hỏi lại:
- Chắc ông lại nằm mơ à?
Ông Chánh đáp:
- Ừ, chả hiểu tại sao tối nay tao khó ngủ quá. Hễ cứ chợp mắt là thấy toàn cái gì lung tung hết.
Vừa nói ông vừa bước đi, Sử im lặng theo sau. Vào buồng, ông Chánh đảo mắt nhìn quanh rồi lên giường nằm. Đèn vẩn để sáng như lúc nãy. Ông chỉ cái võng cho Sử và bảo:
- Mày nằm đấy.
Sử cúi xuống và cầm cái ba ton của ông Chánh dựng vào góc nhà. Ông Chánh nhìn theo, nhớ lại cái dây thừng và rùn mình. Sử quay lại vơng và nhẹ nhàng nằm xuống, anh biết ông Chánh sợ nên cần có anh bên cạnh nhưng ông Chánh thì vẫn bướng bĩnh, cứ vẫn che giấu sự thật. Ông nhớ chiều hôm qua, lúc chị bếp pha nước cho ông tắm nhưng thấy dạo này thấy ông phờ phạc, chị đã đề nghị:
- Bẩm ông, con nói câu này, được thì ông để, không được thì ông bỏ cho. Cô Khuê cổ vẩn hiện về đấy ạ. Bà với cô Cúc đêù bảo với con như thế. Thôi thì ở đời có kiêng có lành ông ạ. Xin ông đón thầy về cúng kiến, làm ma chay cho cô ấy.
Ông Chánh xiêu lòng bùi ngùi đáp:
- Sao mày không nói với bà mày? Bà mày muốn làm gì thì làm chứ tao có cấm cản cái gì với bà mày đâu.
- Nếu thế thì vâng ạ, thế thì sáng mai con bẩm với bà ạ
Đêm nay nằm đây, chứng kiến cái bóng đen lướt sang giường và cái võng không người nằm mà vẩn đong đưa và nhất là cây gậy cứng như thế biến thành sợi dây thừng. Ông Chánh thấy rõ mình phải thay đổi thái độ, không chối bỏ sự thật được nữa. Ông tin rằng con ông chết tức tưởi do thằng Thủ gây nên, nhưng thằng Thủ chết luôn rồi, tại sao con ông vẩn hiện về. Ông nằm phân vân suy nghĩ, hồi hộp chờ đợi xem có điều gì lạ xảy ra cho Sử trên cái võng không. Nhưng tuyệt nhiên mọi sự đều bình thường, ông hạ tấm liếp cửa sổ xuống mặc dầu ông vốn có cái thú ngắm trăng đêm muà hạ.
Dù có Sử bên cạnh nhưng hôm nay ông vẫn không dám nhìn ra vườn. Những khóm lá đen thẩm ngoài kia lay động theo gió, ông tưởng tượng là những nơi ẩn của những hồn ma sẳn sàng lao vào quấy phá ông. Ông cài then cửa sổ, từ từ nằm xuống. Hơn một tiếng đồng hồ sau, ông ngủ thiếp đi, giấc ngủ bình an cho đến sáng.
Hôm sau ông Chánh thức giấc giữa lúc những tia sáng đầu ngày lọt qua liếp cửa sổ. Bao nhiêu hãi hùng trong đêm đều tan biến hết, ông quay nhìn lại cái võng và không thấy Sử còn nằm ở đó nữa. Anh đã dậy sớm, xuống bếp lo công việc thường lệ. Ông Chánh chống hết cửa lên, ngó nhanh ra vườn, những gốc cây quen thuộc hiền hoà như bao nhiêu năm nay đêm qua đã làm ông toát mồ hôi lạnh, giờ này chẳng có dấu hiệu gì lạ. Ông ra sân, xuống thẳng nhà ngang và gọi Sử:
- Mày đi với tao, đi ngay bây giờ.
Sử đang ăn khoai luộc, đứng dậy hỏi:
- Bẩm ông đi đâu ạ?
Ông Chánh gắt:
- Tao bảo đi thì cứ đi, hỏi lôi thôi làm gì?
Sử phân trần:
- Bẩm ông...ông cho con biết để con mặc quần áo. Hôm nọ ông sai con sang gặp ông Lý, mà con mặc có mỗi cái quần đùi, ông Lý mắng con mãi.
Ông Chánh phất tay:
- Hôm nay không phải mặc gì cả. Cứ đi tay không được rồi, ra kho rơm. Áo với quần được rồi. Nhớ đem theo hộp diêm.
Nghe nhắc đến kho rơm Sử đã thấy chùn chân, lại nghe ông Chánh bảo mang cả hộp diêm, anh càng kinh ngạc nhưng vốn sợ oai chủ, anh ko dám hỏi thêm.
Ông Chánh quay ra, Sử nhanh nhẹn cầm củ khoai ăn giở bước theo sau lưng không nói lời nào.
Vẫn con đường xưa quen thuộc, hai bên tàn tre đan vào nhau còn ướt đẩm sương đêm. Ông Chánh đang đi, bổng khựng lại trố mắt nhìn. Xa xa ở cuối đường, trong làn sương âm u khói phủ, ông vừa nhìn thấy bóng Khuê hiện ra, đứng thấp thoát giống như lần trước. Ông cũng trầm tỉnh, không nói gì với Sử. Nghĩ không biết Sử có nhìn thấy như ông hay không? Với bất cứ ai, ông cũng cố tình phủ nhận chuyện ma quỷ, nhất là vì cái chuyện mặc cảm giết con của ông đè nặng trong lòng.
Tay nắm chặt cây ba ton, ông cây ba ton, ông mạnh dạn cắm đầu bước. Mấy phút sau ông ngẩng lên thì không thấy cái bóng trắng ở cuối đường nữa.
Vài người nông dân ra đồng sớm ngơ ngác nhìn ông Chánh vì chưa bao giờ thấy ông dậy vào giờ này. Họ đứng nép sang bên đường, lễ phép kính cẩn nhường lối. Đến nơi, rẻ vào kho rơm, ông Chánh cũng bạo dạn đi trước nhưng Sử thì hơi khựng lại vì cái cảm giác rờn rợn ập đến thật nhanh. Chính là ở đây, trên cái thềm nhà kho này, tay anh đã tháo sợi dây thừng của chiếc võng cói đỡ hai cái xác xuống rồi từ đó,anh không dám bén mãng ra đây nữa. Thậm chí có hôm phải đi ngang, anh cũng không dám nhìn vào. Cũng như bà Chánh, anh cũng tin chắc hồn của cô Khuê còn lưu lại chốn này để chờ đợi một cái gì đó.
Ông Chánh tiến vào sân, Sử bám theo bên cạnh. Ông dừng lại bên đống rơm và bảo:
- Mày châm lửa đốt nhà cho tao.
Sử nhìn ông Chánh ngơ ngác, miệng há ra nhưng không dám phát biểu thêm, ông Chánh giục:
- Nhanh lên! Chờ gì nữa?
Sử khổ sở gãi đầu và ấp úng phân bày:
- Bẩm ông, đốt nhà thì dễ quá, nhưng con xin ông xét lại. nhà này còn trú nắng trú mưa được, sao ông lại đốt đi ạ?
Ông Chánh bực mình tát cho Sử một cái rồi dằn hộp diêm trong tay tiến lên thềm. Đêm qua ông nằm suy nghĩ và đưa ra kết luận rằng oan hồn con gái ông còn trú ngụ tại căn nhà kho rơm này. Đốt bỏ đi, nó sẽ không còn nơi nương tựa để hiện về nữa.
Ông quơ nắm rơm khô chụm lại và châm lửa, rồi ông dùng cái mồi lửa dể bén lấy dí vào mái nhà. Thế là khoảnh khắc, ngọn lửa bùng lên phần phật. Khói bốc mù mịt vì mái nhà còn đọng hơi sương. Ông lùi xuống sân, Sử cũng ưu tư bước theo luôn, đứng xa xa nhìn ngọn lửa mỗi lúc một lớn hơn, lan xuống kèo cột và những vết liếp bằng phên tre.
Gió từ đâu kéo tới thổi lồng lộng đẩy ngọn lửa bốc lên cao và nổ lách tách như những tràn pháo liên thanh. Bổng Sử giật mình kinh hãi quay sang nhìn ông Chánh bằng ánh mắt lạc thần, anh vừa nghe có tiếng khóc trong nhà vừa nổ, tiếng khóc nỉ non ai oán như có người bị thiêu sống, anh run lập cập hỏi ông Chánh:
- Bẩm ông, ông có nghe thấy gì không? Có người trong nhà phải không ạ?
Ông Chánh nghiêm mặt đáp:
-Tao có nghe thấy gì đâu? Hay là đêm qua, hay là đêm qua có đứa nào chun vào đây ngủ nhờ?
Sử lắc đầu buồn rầu nói:
- Không đâu ông ạ, cô Khuê con đấy! Con tin chắc như thế!
Sử muốn chạy vào nhưng lửa tràn ngập từ trên xuống dưới, anh đành đứng sang bên, ông Chánh bối rối bảo:
- Mày chỉ tin nhảm! Thôi mày ở lại đây, khi nào cháy tàn rồi hẳn về
Sử chớp mắt nói:
- Ông nghe kỷ mà xem, tiếng khóc rõ mồn một. Tội cô con quá ông ơi.
Ông Chánh không nói gì, Sử ưu tư nói:
- Bẩm ông, nhở nó cháy lan sang mấy đống rơm thì sao ạ?
Ông Chánh khoát tay:
- Cho cháy hết đi, không tiếc!
Ông vừa dứt lời thì trong đám lửa cháy phần phật trước mắt ông nghe văng vẳng có tiếng gọi của Khuê:
- Bố ơi về với con, về với con...bố ơi...!
Vẫn cái giọng nói mơ hồ ấy, mỗi lần ông nghe là mỗi lần ông kinh hoảng lạnh xương sống, mặt tái xanh, ông cố nhắc lại với Sử:
- Mày ở lại đây, tao phải về trước có việc.
Dứt lời ông bước nhanh ra đường, bắt gặp ở cổng vài người đứng thập thò nhìn vào bàn tán. Họ khoanh tay cúi chào và tránh lối cho ông đi. Ông cúi đầu dạo bước về nhà, tin chắc từ nay ko còn bị quấy rầy nữa. Ông đi thẳng ra bể nước bên hông nhà bếp múc nước rửa mặt, rửa tay rồi vào buồng thay quần áo vì hôm nay có hẹn đánh tổ tôm bên nhà ông phó Lý.
Từ khi ông Chánh phóng hỏa đốt tàn kho rơm, ông hồi hộp chờ đợi. Và quả nhiên không còn thấy hồn ma con ông hiện về nữa. Một tháng, rồi hai tháng trôi qua, gia đình ông hoàn toàn bình lặng. Ông đã dám mon men ra vườn sau đứng ở dưới gốc mít. Ông cũng thản nhiên vào buồng ngủ một mình mà không sợ hãi gì cả, ông gật gù cho rằng quyết định đốt nhà của mình thật là sáng suốt, giải quyết cho xong câu chuyện âm hồn làm khổ ông mấy tháng nay.
Cuộc sống trở lại bình thường, ông cho người đi gọi thợ đi mua vật liệu và bắt tay vào việc xây căn nhà cho bà vợ thứ ba trên khu đất đã đổ nền thật cao và chắc chắn. Chỉ vì cái chết của Khuê, công trình bị gián đoạn. Bây giờ là lúc ông có thể an tâm tiến hành, ông rủ bà vợ trẻ cùng với ông ra hiện trường nhìn thợ mộc, thợ nề bắt tay vào việc tạo dựng giang sơn mới.
Những người thợ chất phát ấy ngày ngày gặp nhau không ngớt bàn tán cái chết của cô Khuê mà họ hết lòng thương cảm. Họ lại càng bàn tán nhiều hơn về cái chết của Thủ. Với bà Lưu, mẹ Thủ, với đa số dân làng và ngay cả ông Lý Trưởng đương nhiệm, Thủ không hề tự tử. Họ cho rằng Thủ bị ông Chánh cùng người nhà treo cổ ngay tại chổ cô Khuê để trừng phạt cái tội đã leo trèo của Thủ làm hại đời cô Khuê. Chỉ riêng gia đình ông Chánh thì biết chắc cái chết của Thủ là do sức mạnh huyền bí của hồn cô Khuê bên kia thế giới đưa đẩy. Nhưng mọi người đều nghĩ ngược lại, họ đoán chắc ông Chánh giết Thủ nhưng không ai dám lên tiếng.
Mà có lên tiếng cũng vô ích bởi ông là người có rất nhiều thế lực và bởi phương thức điều tra thời ấy còn quá sơ sài. Dư luận nhầm lẩn cái chết của Thủ càng taọ thêm nhiều huyền thoại quyền lực cho ông Chánh nghĩa là không còn ai trong làng dám nghĩ đến việc đụng chạm với ông nữa. Xưa kia ông đánh chết người phu xe, hôm nay ông ngang nhiên treo cổ Thủ. Cả hai lần đều chẳng có cơ quan nào thẩm vấn, coi như ông thuộc loại bất khả xâm phạm rồi.
Ba tháng sau, cái nhà mới của ông Chánh đã hình thành. Chỉ còn chờ tô điểm trong ngoài cho tăng phần mỹ thuật. Ông hân hoan lắm, chiều chiều chắp tay sau đít đi tới đi lui quan sát. Bà vợ thứ ba cố gắng nấu nướng thật ngon để đền đáp sự chu đáo của ông và vì thế hầu như ông ở luôn bên đó. Ông ở lì đến nổi chính bà vợ trẻ cũng cảm thấy áy náy và phải giục ông về, mà ông cũng đến lúc phải về vì Lý Trưởng cho người đến tìm mấy lần báo tin Quan Huyện sắp xuống địa phận thanh lý thuế má.
Buổi sáng hôm ấy, ông Chánh khệnh khạng xách ba ton ra thăm nhà mơi rồi tạt vào nhà bà vợ thứ hai ngồi một lúc. Trong ba bà thì bà vợ thứ hai là thiệt thòi nhất, ít khi ông Chánh ngó ngàng tới bởi tính bà hay ghen, mỗi lần ông đến chỉ nghe bà cằn nhằn trách móc. Tuổi bà mới ngoài bốn mươi, có với ông 4 cô con gái, chưa cô nào lấy chồng. Vừa thấy mặt ông, bà hờn dỗi bảo:
- Đi đâu mà biệt tăm cả mấy tháng không về
Ông Chánh dựng ba ton vào cạnh bàn, tự rót cho mình cốc nước trong ấm ủ và thở dài ra:
- Chuyện cái Khuê đã xong đâu, rồi lại cả cái thằng Thủ nữa. Cả mấy tháng nay tôi xấu hổ chả muốn vác mặt ra đường
Bà vợ ngồi xuống ghế, xoè cái quạt giấy phe phẩy cho chồng và đề nghị:
- Thế nghe bảo là ông mới đốt cái nhà kho hay là ông cho tôi miếng đất ấy vậy.
Ông Chánh đáp cho qua chuyện:
- Ờ, để tôi xem đã.
Ông uống cạn cốc nước trà rồi cầm ba ton đứng dậy ra hè, bà vợ thiết tha hỏi:
- Thế không ở ăn cơm ư?
- Tôi phải đi ngay bây giờ
Bà nhìn ông khẩn khoản nhắc lại:
- Ông nhá, cho tôi với lại các con miếng đất ấy nhé. Chúng nó cứ than với tôi là bố chả có thương chúng nó.
Ông Chánh bước xuống sân và đáp:
- Để tôi tính lại đã xem
Bà vợ bước theo trì triết nói:
- Tính gì nữa mà tính. Bao nhiêu nhà cửa đất đai ông giao hết cho người ta, chả ngó ngàng gì đến mẹ con tôi. Con nào thì chẳng là con, lũ nhà này là thiệt thòi nhất đấy. Chả có đứa nào mà dám kêu ca, tôi chưa mở mồm xin ông gì cả. Thôi thì lần này xin ông cái miếng đất ấy cho chúng nó trồng trọt để có đồng ra đồng vào đỡ đần tôi lúc tuổi già.
Ông Chánh gật đầu đồng ý:
- Ừ, thế thì tôi cho bà đấy.
Bà hai mừng rỡ tiễn chồng ra cổng. Chẳng phải ông mủi lòng về những lời kèo nài của bà mà chỉ vì sực nhớ ra đó là mảnh đất của oan hồn của Khuê và của Thủ từng treo cổ tự tử nên ông ko muốn giữ lại làm gì huống chi ông vừa xây cho bà vợ thứ ba căn nhà đồ sộ. Cho bà hai miếng đất này cũng là hợp lý rồi, bà hai cám ơn rối rít, đưa ông ra tận lề đường, ông giã từ, ung dung quay về nhà vợ lớn. Ông đang nghĩ đến buổi lễ khánh thành ngôi nhà gạch mới, mở đại tiệc khoản đãi Quan nghiêm trong tổng trong làng để người ta biếu quà đáp lễ.
Về đến nhà, bước vào sân, ông đã nghe tiếng khóc nức nở của bà vợ lớn làm ông giật mình tự hỏi chuyện gì nữa đây? Cả mấy tháng nay hồn con gái ông an nghỉ bên kia thế giới. Sao bây giờ mẹ cái Khuê lại khóc là thế nào? Ông bước nhanh lên hiên và gọi lớn:
- Chúng mày đâu cả rồi? Thằng Sử đâu?
Từ trong dãy nhà ngang, Sử tất tả chạy ra cúi đầu chào:
- Bẩm ông mới về ạ?
Rồi từ trong bếp, từ vườn sau, hai người đàn bà giúp việc cũng bước nhanh về và kính cẩn nói:
- Ông mới về ạ!
Tiếng khóc trong buồng vẩn vọng ra, ông Chánh hỏi:
- Bà mày làm sao thế?
Hai người đàn bà đưa mắt nhìn Sử, anh nhìn laị chị bếp, chị bếp nói:
- Bẩm ông, cô Cúc đi mất từ chiều hôm qua đến giờ. Tối cũng không về ngủ, chúng con bổ đi tìm khắp nơi mà không thấy, hỏi thăm chả ai biết là cô ấy đi đâu ạ.
Ông đứng lặng người đứng nghe, ngày trước Khuê đã lầm lỡ chửa hoang đến nổi mang họa, chả lẽ bây giờ lại đến lượt Cúc bỏ nhà theo trai? Phúc bất trùng lai, họa vô đơn chí, không lẽ nhà ông đến nỗi mạt vận sao? Ông thốt nhớ đến lời tiên đoán của thầy địa lý mà rùn mình. Ông hỏi lại người làm:
- Thế đã đi tìm kỹ chưa? Hỏi thăm những chổ nào rồi?
Chị bếp đáp:
- Bẩm ông tối hôm qua chúng con chia nhau đi tất cả mọi nhà quen, bây giờ lại sắp sửa đi nữa đấy ạ.
Ông Chánh chợt nhớ đến cái chết của Thủ nên hỏi Sử:
- Mày có chạy ra ngoài kho rơm chưa?
Chị bếp đáp thay Sử:
- Bẩm làm gì còn kho rơm ạ? Cháy sạch còn nền đất, con có đi qua, chả thấy gì cả.
Bà Chánh từ trong buồng vừa bước ra vừa lau nước mắt, bà cắt ngang:
- Thôi, đứng đây mà bàn tán được cái gì? Chia nhau đi tìm đi.
Ông Chánh ngẩm nghĩ rồi bảo:
- Thế tối hôm qua nó có ăn cơm nhà không?
Bà Chánh lắc đầu thảm nảo:
- Hôm qua tôi ở bên nhà phó Thông về, cứ ngỡ là nó nằm trong buồng. Đến khi dọn cơm, gọi nó ra ăn thì mới biết là nó không có ở nhà. Chờ mõi mắt mà không thấy nó về, nó đi biệt luôn tới bây giờ.
Sử và hai chị người làm đi nhanh ra cổng, vừa đi vừa cất tiếng gọi:
- Cô Cúc ơi.....
Còn lại mình bà Chánh với chồng, bà ngồi bệch xuống thềm nhà và khóc nấc lên:
- Đi cả đêm không về, tôi e là nó có chuyện chẳng lành rồi ông ơi...
Ông Chánh cũng thở dài ngồi xuống bên vợ và nói để trấn an:
- Bà gần gũi nó, tôi hỏi bà, bà có thấy nó phải lòng thằng nào không? Tôi sợ nó trốn theo giai, nó phải lòng thằng nào đó thì bà cứ nói. Tôi sẽ thu xếp cho nó.
Bà Chánh gắt:
- Nó thì có quen ai bao giờ? Suốt ngày cứ ru rú ở trong nhà.
- Thì bà với tôi có bao giờ ngờ con Khuê mê thằng Thủ? Cái gương tày trời còn sờ sờ ra đấy.
Bà Chánh chán nản bỏ vào buồng nằm khóc. Khóc một lúc bà ngồi dậy lau mặt, vấn khăn và lấy nón ra đường đi tìm Cúc vì thấy cứ nằm khóc cũng chả ích gì
Buổi tối ba người làm và bà Chánh lần lượt trở về mang theo bộ mặt thất vọng. Mọi người tập trung trong dãy nhà ngang. Ông Chánh bảo:
- Con Cúc nó đi đâu cũng phải đi ngang qua sân, thế chúng mày mù cả hay sao mà không nom thấy?
Chị bếp khúm núm đáp thay cả bọn:
- Dạ bẩm, chúng con đều lo công việc trong bếp nên ko có để ý ạ.
Ông Chánh càu nhàu chửi bâng quơ một lúc rồi vô buồng, ông ngồi vào bàn, kéo cái điếu thuốc lào lại trước mặt rồi mở hộp thuốc lào rê một điếu. Toan bật diêm thì ông nhận ra lọ thuốc độc ông bỏ quên trên cái kệ gỗ dựng sát với đống rượu. Đúng ra cái thứ ấy phải luôn luôn giấu trong tủ, nhưng có lẽ hôm ấy ông lấy ra để hăm dọa bà Chánh và Khuê rồi ông quên cất ở chỗ cũ.
Ông nhớ lời thầy địa lý bảo ông:
- Các thầy thuốc bên Tàu thì giỏi về thuốc bổ mà còn giỏi về thuốc độc, là tại vì thời xưa vua chúa lúc nào cũng cần thuốc độc để giết những người trái ý mình. Thành ra các thầy Tàu chế ra những loại thuốc cực mạnh, chỉ uống vào vài giọt là không sống được nữa.
Lọ thuốc của ông thầy bán cho ông Chánh không có nhãn hiệu nhưng được dán mảnh giấy trắng và được đánh dấu bằng chứ X thật lớn để nhớ. Ông Chánh đứng dậy cầm chai thuốc độc bỏ vào tủ khóa lại cẩn thận rồi ông trở lại bàn châm lửa, rít hơi thuốc dài.
Bà Chánh bỏ cả bửa cơm tối hôm ấy, mấy lần bà đứng trước bàn thờ khấn vái rồi vào buồng con gái nằm trằn trọc suốt đêm, ông Chánh cũng không ngủ được. Nằm một mình ông vừa nghỉ đến Cúc vừa rờn rợn nhớ lại cái lần Khuê hiện về ngay trong căn buồng ông đang nằm. Ông mon men sang nằm chung với vợ nhưng bà Chánh dứt khoát đuổi ông ra ngoài:
- Ông muốn nằm đây thì tôi sang buồng bên kia tôi nghỉ
Ông lủi thủi quay ra và tự nhiên giận ứ lên tới cổ vì cả hai đứa con gái đều ngu muội, làm bại hoại gia phong.
Sáng hôm sau chị bếp dậy sớm như thường lệ. Trời còn nhá nhem tối, chị ra giếng kéo nước nấu trà lá sen cho ông Chánh để lát nữa ông dậy thì có sẳn. Lúc thả cái gào xuống. Chị bếp giật mình thấy cái gào chạm phải vật gì trên mặt nước. Nghe cộp một tiếng khô khan. Chị cúi nhìn xuống nhưng trời còn tối không trông rõ. Chị đứng sựng một lúc rồi chợt nghĩ ra, hốt hoảng buông rơi cái gào và thét lên, đồng thời bỏ chạy vào dãy nhà ngang. Chị run lập cập, nói ko ra hơi:
- Anh Sử ơi, ối giời ơi anh Sử ơi, anh Sử ơi...
Sử đang ngồi hút thuốc lào tái mặt ngồi lại:
- Cái gì thế? Cái gì mà chị cuống lên thế?
Chị bếp vừa thở, vừa kéo cánh tay Sử:
- Anh...làm ơn ra xem hộ tôi cái gì...dưới giếng..Trời tối quá tôi nom không rõ.
Sử lấy lại bình tỉnh cười khẩy:
- Trời tối chị không nom rõ thì làm sao tôi nom rõ được. Mắt chị còn tinh hơn tôi mà.
Nói xong câu ấy, Sử tưởng chị bếp sẽ cười theo câu khôi hài của anh, nhưng rõ ràng mặt chị vẩn tái mét và hai bàn tay run rẩy lập cập. Sử đặt cái điếu và sực nhớ ra vội đứng bật dậy, anh chạy lao vào bếp, đốt cây đuốc, tẩm dầu hôi rồi cầm ra giếng, anh giơ cây đuốc mở to mắt cúi xuống. Chỉ nhìn thoáng qua, anh đã biết ngay là anh đoán đúng, đó là xác người chết và cái xác ấy dĩ nhiên đã trương sình lên. Sử thừ người chết lặng mấy giây nhìn chị bếp. Chị bếp cũng đã đoán như anh cho nên đã oà lên khóc lớn.
Cúc không ngã xuống giếng bởi cái giếng có thành gạch xây chung quanh cao cả bục. Người đứng kéo nước không thể nào lộn cổ xuống được, huống chi cái gào kéo nước nhẹ tênh, chỉ lấy vừa đủ nước để đun một ấm trà. Cho nên không có sức mạnh để nhào té xuống. Cả Sử và chị bếp đều biết là Cúc tự nhảy xuống tìm cái chết chứ không phải là tai nạn.
Sử nói với chị bếp:
- Đừng báo cho ông bà biết vội. Để tôi xuống vớt xác lên đã
Chị bếp lắc đầu, lững thửng đi vào nhà tức tưởi khóc lớn:
- Bà ơi...ông ơi...khổ thân cho ông bà quá...cô Cúc chết rồi...
Từ trong buồng, bà Chánh chạy lao ra, tóc chưa kịp vấn, bà kêu hãi hùng:
- Cái gì? Mày nói cái gì?
Chị bếp quay đầu chỉ tay ra bờ giếng và nức nở tiếp:
- Cô Cúc...cô Cúc...chết đuối...ở dưới giếng...bà ơi...chết lâu rồi...
Bà Chánh chỉ kịp nghe có bấy nhiêu đã ngã lăn ra nền gạch và không biết gì nữa. Chị bếp ngồi xuống bên cạnh, tiếp tục kêu gào trong khi Sử quả quyết lấy dây thừng thòng xuống giếng để leo xuống vớt cô chủ lên. Ở buồng bên cạnh, ông Chánh nghe ồn ào cũng chạy nhanh ra, khi ông tới gần chị bếp ngẩng lên sục sùi kể:
- Ông ơi....cô Cúc tử tử rồi...chết dưới giếng từ hôm qua rồi...
Ông Chánh buộc miệng kêu lên:
- Ối Giời ơi, Giời hại nhà này rồi.
Ông nhìn vợ nằm bất động trên nền xi măng, nháo nhác chạy lao ra bờ giếng, mặt trắng bệch, hơi thở dồn dập. Sử vừa cột xong sợi dây thừng vào khúc cây khế bên cạnh và bắt đầu leo xuống. Ông Chánh quay sang nhìn phía cây mít, nơi hai đứa con ông thường ngồi chơi. Bây giờ cả hai đều đã về bên kia thế giới. Khá lâu, ông mới ngoái cổ lại chị bếp:
- Mày đỡ bà mày vào trong buồng, lấy lá trầu ong hơ lửa đánh gió cho bà mày tỉnh lại