Dịch giả: Nguyễn Hoàng Sa
Chương IX
Ông giáo lang thang trong đêm

     òn đâu gươm giáo khi chiến trận đã tàn.
Ciceron
Cơn mưa ngớt một cách bất ngờ. Luồng gió phương bắc đã sấy khô mặt đường nhớp nháp, mấy vũng nước và các mái nhà.
Những vì sao nhỏ lấp lánh trên bầu trời trong sạch, sáng nhờ nhờ một cách đáng ngạc nhiên, sắp đến mùa băng giá. Chẳng bao lâu nữa những chiếc lá cuối cùng sẽ rụng nốt ở những bụi nho. Những chiếc lá lạnh lẽo và run rẩy vì giá đêm sẽ rơi đầy xuống các con mương đào ở các vườn nho. Còn những cánh đồng trơ trụi sẽ khoác bộ áo mùa đông màu xám tro của mình.
Tối hôm đó Joseph ngồi trong phòng của mình. Bữa tối vừa xong. Và cũng như mọi khi, nó trôi qua trong im lặng hoàn toàn. Ông giáo chúi đầu vào đĩa của mình không nói một lời. Bà chủ quán khẽ khàng chạy qua chạy lại từ bếp ra phòng ăn và ngược lại.
Khách khứa thưa thớt. Gió lạnh đã xua đuổi mọi người về nhà của mình. Joseph vui mừng vì đã chọn cái khách sạn loại hai này dù rằng đồ ăn ở đây không được đánh giá cao lắm như bây giờ anh đã biết.
Mấy đồng nghiệp của anh thường ở những khách san loại sang hơn vốn hay nằm gần bưu điện và cảnh sát.
Ở khách sạn “Chùm nho chín mọng” này Joseph có hai lợi thế: Anh không bị phiền toái bởi các đồng nghiệp vốn hay nhiễu sự và thêm vào đó phố Cabrette nằm ngay cạnh Joseph vốn thích sống nhập vai vào hoàn cảnh. Anh cố gắng không bỏ sót một chi tiết nhỏ nào có liên quan đến vụ án mà anh đang tiến hành điều tra. Ở đây anh có điều kiện ra ngay hiện trường vào bất cứ giờ nào dù ngày hay đêm.
Chàng phóng viên ngồi trên giường trùm chiếc áo choàng trên vai bởi vì khách sạn không có hệ thống lò sưởi. Chủ quán xin lỗi anh là ngày mai sẽ chở củi về và lửa đỏ sẽ bập bùng trong bếp lò. Còn bây giừ thì ông ta còn ít củi quá, quá ít nên chỉ dùng cho nhà bếp...
Ngày mai...
“Ngày mai, - Joseph nghĩ thầm - chắc rằng ta sẽ không còn ở đây”. Anh rất muốn trở về Paris xem các sự kiện đang diễn ra ở đó như thế nào.
Hiện tại thì đã tốn khá nhiều giấy mực. Các phòng viên, thông tín viên đang hùng hục lao vào vụ án. Người ta nói rằng ngài Bộ trưởng tư pháp cũng muốn làm quen với tác phẩm của Doubois. Thậm chí một tờ báo buổi chiều còn tuyên bố sẽ cho in toàn bộ cuốn tiểu thuyết “Sự im lặng của Harpocrate”. Nhưng sau một số cuộc họp Hội đồng giảm khảo giải thưởng Goncourt đã ra quyết định chuyển toàn bộ các bản thảo cho bên chưởng khế. Thông báo chính thức nói rằng: “Để tránh tình trạng lạm dụng với mục đích vụ lợi như kiếm lời và quảng cảo có thể xảy ra, đồng thời vì vấn đề danh dự và phẩm cách của nền văn học Pháp bị đụng chạm đến ở đây...”.
Còn về việc điều tra vụ án thì công việc vẫn chưa tiến triển thêm bước nào. Tất nhiên báo chí đã làm rùm beng ngay lên việc tống giam Frizou về việc xét thấy trong người ông ta 14 đồng tiền vàng. Số tiền không lớn lắm, tất cả chỉ khoảng sáu mươi ngàn frăng. Thế nhưng Frizou có phải là kẻ giết người không? ông ta có khả năng sử dụng súng lục hay không?
Mọi người bối rối trong những dự đoán vì rằng ông lão câm điếc ấy không nói được. Mấy tay phóng viên kình địch thì nhấn mạnh rằng dù chuyện đó có lạ lùng mấy chăng nữa thì thậm chí ngay cả người đồng nghiệp nổi tiếng của họ đã toàn tâm toàn ý điều tra vụ này mà vẫn không có khả năng giải được bài toán.
Một số tờ báo xuất bản ở Paris đã không ngần ngại so sánh chuyện cả Frizou lẫn nhà thơ Simonie, thành viên của Hội đồng giám khảo cùng có chiếc áo chùng màu xanh. Các phóng viên cứ bám quanh Simonie tuôn ra hàng tràng câu hỏi không được lịch sự cho lắm về tủ quần áo của ông ta. Lúc đầu Simonic tức tối nhưng sau đó cũng trả lời rằng ông ta chỉ có hai chiếc áo chùng màu xanh và chiếc áo tìm thấy ở Mouasac không phải của ông ta.
Một câu hỏi đặc biệt ám ánh Joseph: “Bằng cách nào mà bài thư xé từ quyển vở của Bary lại có ở trong bếp lò của người buôn sách cũ?”.Chàng phóng viên đã thuyết phục được viên dự thẩm Ramondou rằng điều đó không có ý nghĩa gì lắm và ít ra là tạm thời không nên loan truyền rộng rãi vội. Khó mà nói rằng người ta đã cố ý dúi mẩu giấy vào đống tro rồi sau đó quên lấy ra hay là nó ngẫu nhiên có ở đó.
Trên những đồ gỗ phủ bụi trong căn phòng ngủ bé xíu của người buôn sách cũ đạ phát hiện thấy và được chụp ảnh lại mấy dấu tay. Nhưng đó là của một người đi găng tay để lại. Đúng là tên giết người đã áp dụng mọi biện pháp đề phòng. Người ta cũng đã phát hiện ra may dấu chân. Bề mặt tấm thảm rách bẩn đặt trước giường bị nhàu tuyết và dấu vết ở đó hiện rất rõ. Nhưng đó là vết giày phụ nữ cỡ 37. Một dấu vết như vậy cũng có ở trên mặt chiếc tủ con. Thêm vào đó còn có những vết giày đàn ông cỡ 42 bị phát hiện ra cũng ở chỗ đó và ở trong quầy hàng. Theo ý kiến của viên chánh cẩm - ông ta là người đầu tiên phát hiện ra những dấu vết này - thì tên giết người hoặc là bọn giết người đã trèo lên mặt tủ để xem xét mấy giá sách trên tường đặt đầy những đồ vặt vãnh và bày bừa đám giấy vụn đồng nát phủ bụi.
Và những dấu vết đó, thêm nữa là mấy đồng tiền vàng và chính Frizou là thành tích duy nhất của cuộc điều tra.
“Rất có khả năng là có một người phụ nữ dính líu vào vụ này. Mà tại sao lại không nhỉ?” - Joseph nghĩ.
Cái cuộn chỉ rối bời đầy những tình huống khác biệt lại còn mang kèm tính phụ nữ nữa. Joseph nhớ đến tiếng cười trong máy điện thoại. Đấy có thể là giọng phụ nữ. Đúng thế, và mọi thứ gộp lại nói chung đều thể hiện ý định châm biếm, thách thức, làm phức tạp và rối rắm tất cả...
Joseph lắc đầu. Chỉ toàn là những giả thuyết, phỏng đoán mờ mịt không dựa trên cơ sở xác đáng nào. Cần phải gạt bỏ tất cả những gì có thể khiến ta chệch đường và chỉ để tâm vào những chứng cớ đơn giản nhất không thể phủ nhận được.

*

Luồng suy nghĩ của Joseph bị cắt đứt bởi tiếng chân khe khẽ vọng lại từ phòng bên cạnh, từ phòng của Recceque. Có ai đó mà nhiều phần chắc chắn là chính ông giáo đang thận trọng bước đi trong căn phòng, nhưng bị tiếng cọt kẹt của sàn nhà tố giác. Mọi người chúng ta đều biết tiếng sàn nhà cọt kẹt trong các phòng ở khách sạn thế nào rồi. Ta đi rón rén như bay trên không khí và dường như không ai có thể nghe thấy vậy mà ở góc phòng kia bỗng nhiên vang lên một tiếng rợn người, cứ như là mọi thứ sẽ sụp đổ ngay bây giờ ấy.
Joseph căng tai lắng nghe.
Tiếng cọt kẹt vẫn tiếp tục. Sau đó có tiếng cửa khẽ mở. Rồi có tiếng chân đi về phía cầu thang. Joseph vội vã tắt đèn lao đến bên cửa sổ và hé mở ra.
Recceque ra khỏi khách sạn. Joseph nhận ra thân hình cao lớn lòng khòng của ông ta. Ông ta đi về phía tu viện với dáng điệu nhún nhảy sẵn có của mình. Chắc là dế giày của ông ta bằng cao su hay cờ-rếp nên Joseph không nghe thấy tiếng chân. Ông ta đi hối hả, bám sát theo bờ tường tối thẫm của mấy ngôi nhà và gần như hòa lẫn vào nó.
Joseph cài cúc áo choàng và đi xuống dưới nhà.
Hay thật, người giáo sư lịch sử đi đâu vậy nhỉ?
Cần phải làm sáng tỏ chuyện này. Có thể là ông ta bỗng dưng muốn đi thăm ai đó: một đồng nghiệp hay là một người bạn.
Joseph vượt qua bên kia đường và khẽ khàng sải bước đuổi theo Recceque. Anh đi phía bên phải cái chính môn nổi tiếng với các hình khắc nổi. Còn ông giáo thì đi phía bên trái.
Chẳng bao lâu Joseph dừng lại.
Anh không nhìn thấy Reccequc đâu cả, không nghe thấy tiếng chân nữa. Ông ta biến đi đâu nhỉ? Mắt Joseph rất tinh thế mà anh đã gắng sức căng hết cả mắt ra nhìn vào màn đêm nhưng vẫn hoàn toàn vô ích.
Cuối cùng anh bỗng hiểu ra Recceque đã rẽ vào phần chính môn. Lẽ dĩ nhiên là ông ta biết rõ từng chi tiết của nó nhưng rõ ràng là ông ta không thể cưỡng nổi cái thú được ngắm nó lần nữa.
“Sao ông ta không bật diêm lên nhỉ? - Chàng phóng viên nghĩ - Như thế này thì ông ta có nhìn thấy gì đâu”?
Nhưng rồi từ phía cái cổng chào tối om vọng ra tiếng lạo xạo và chàng phóng viên đoán ra rằng ông giáo đầu cần ánh sáng, ông ta sờ tay lên những pho tượng đá và xoa xoa chúng. Nói tóm lại ông ta ngắm chúng bằng cách sờ soạng như người mù.
Trong tai Joseph bỗng vang lên giọng nói của Recceque: “Các bức tường hai bên cạnh được trang điểm bằng những pho tượng. Nhưng khốn thay chúng được bảo quản rất tồi. Phía bên trái là những con quỷ đang tra khảo Keo kiệt và Nhân ngãi. Phía trên là bữa tiệc của tay nhà giàu và cái chết của Lasar...”.
Joseph đứng im không động đậy. Anh đang theo dõi ông giáo. Còn ông ta thì vẫn sờ soạng, xoa xoa những phiến đá thần thánh, đắm đuối đưa ngón tay vuốt những pho tượng đẽo bằng đá hơn 700 năm trước mà thời gian đã bào mòn.
Cái gì thế? Tất cả những cái đó có nghĩa gì? Phải chăng cần phải đưa cả cái tu viện lẫn phần chính môn của nó vào vụ án này? Tất nhiên là kẻ giết người không thể không biết cái đài kỷ niệm cổ kính với các pho tượng của nó.
Ừ thì điều gì có thể rút ra từ đó?
Keo kiệt và Nhân ngãi ư? Hay bữa tiệc của tay nhà giàu? Ừ, tại sao lại không nhỉ!
Keo kiệt ư? Người ta đồn rằng người buôn sách cũ vốn keo kiệt, rằng ông ta dành dụm số tiền lợi tức nho nhỏ của mình.
Nhân ngãi ư? Người ta tìm thấy vết giày đàn bà trong nhà ông ta đấy. Hay là có đàn bà nhúng tay vào vụ này? Không phải vô cớ mà người ta nói rằng đàn bà có lỗi trong mọi chuyện. Rất có thể là câu châm ngôn cổ đã có lý.
Nhưng còn bữa tiệc của tay nhà giàu thì dính gì vào đây?
Từ trong bóng tối của cổng chào xuất hiện cái bóng dài lòng khòng của ông giáo và cái bóng ấy lao về phía phố Cabrette.
Joseph lén đi theo.
Ở đó mọi người đang chìm trong giấc ngủ.
Phía trước mặt có một cây đèn đường. Chính nhờ ánh sáng của nó mà chàng phóng viên đã nhìn thấy kẻ khoác áo chùng xanh tối qua. Nhưng Recceque thận trọng đi vòng qua chỗ sáng và rẽ sang trái. Nghĩa là bây giữ ông ta đã ở phố Cabrette.
Ở đây tối như hũ nút. Không một dấu hiệu của sự sống. Những ngôi nhà tối đen như một bức tường dày dặc và chỉ có ở phía trên, giữa các ngôi nhà có một vệt sáng hẹp của bầu trời điểm đầy sao.
“Đúng là cái tổ cướp!” - Joseph nghĩ thầm và ngạc nhiên không hiểu tại sao chỉ đến bây giờ cái ý nghĩ đó mới xuất hiện trong đầu. Từ trước đến giờ anh chỉ nhận thấy ở đây cảnh tĩnh mịch bao trùm hàng thế kỷ nay và cảnh nghèo nàn đặc biệt của khu phố đổ nát này. Không hiểu sao anh lại không nghĩ đến chuyện mới mấy ngày trước đây thôi có một người bị giết. Không hiểu sao anh lại không nghĩ đến chuyện bọn sát nhân đã chọn một địa điểm không chê vào đâu được để thanh toán lẫn nhau trong sự bí mật tuyệt đối.
Joseph ngoảnh lại và nhìn hồi lâu vào đêm tối. Anh nhìn bốn phía xung quanh và lắng nghe. Từ cái phố tối om vọng lại tiếng chân bước thận trọng của ông giáo. Chẳng mấy chốc anh không nghe thấy gì nữa.
Recceque đi sáu vào trong ngõ cụt. Bây giờ thì không còn nghi ngờ gì nữa - ông ta đang đến nhà người buôn sách cũ, đến nơi xảy ra tội ác.

*

Đến đầu ngõ cụt chàng phóng viên nấp sau góc phố.
Nói chung thì ông giáo đã ở cách xa chỗ này. Thế nhưng bỗng nhiên ông ta dừng bước thử kiểm tra xem có ai gần đó không?
Joseph biết rằng hiện giờ không có cảnh sát canh gác ở nhà người buôn sách cũ. Chắc hẳn cả Recceque cũng biết rõ điều đó. Viên dự thẩm Ramondou đã quyết định như vậy để giải phóng cho các nhân viên của mình khỏi phải trực đêm. Hơn nữa ngôi nhà đã được khám xét kỹ lưỡng và trong đó chẳng còn gì đáng giá cả. Ít ra là ban điều tra hình sự đã tính như vậy. “Thế mả rất có thể là ông giáo đã nghĩ khác!” - Joseph nghĩ thầm.
Cuối cùng Joseph mạnh dạn thò đầu khỏi góc phố nhìn vào ngõ cụt.
Không có ai cả.
Ông giáo đã biến mất.
Ở sâu trong ngõ cụt, bị kẹp giữa hai bức tường dày là một ngôi nhà nhỏ màu xám với cái mái cũ nát, xiêu vẹo và cái khung cửa sổ bếp bé xíu với hai cánh cửa ra vào. Một vào quầy hàng và một vào hành lang.
Joseph suy tính.
Ông giáo đi về phía ngôi nhà này. Ông ta không thể trèo qua mấy bức tường, không thể đi vòng qua chúng được. Một khi không có ông ta ở ngoài phố nghĩa là ông ta đã vào nhà. Nghĩa là ông ta đã mở cửa ngôi nhà nơi mà người buôn sách cũ bị giết!
Ông ta đã mở cửa rồi đóng lại sau lưng để tình cờ lính tuần không phát hiện ra. Chỉ còn lại một vấn đề - phải cực kỳ thận trọng đến sát ngôi nhà xem ông giáo cần gì ở đó.
Thận trọng bước trên cái phố nhỏ rải đá dăm Joseph rón rén đi dọc mấy ngôi nhà. Anh nín thở ghé sát tai vào cánh cửa khô nẻ.
Đúng thế, ông giáo đang ở trong nhà. Joseph nghe thấy những tiếng lạo xạo, tiếng bước chân khe khẽ.
Recceque đi từ tử, gắng để khỏi chạm phải đồ đạc gì.
Lúc đâu ông ta vào bếp, sau đó tiếng chân trở nên khẽ hơn. Ông ta đã vào phòng ngủ. Ông ta tìm gì nhỉ? Biết đâu từ phòng ngủ ông ta ra phố luôn thì sao? Để đề phòng, Joseph lùi xa cửa ra vào và nấp sau cửa sổ bếp,
Lại có tiếng xào xạc vọng đến tai anh. Rõ là ông giáo đã cảm thấy yên tâm hơn trong hành động của mình. Ông ta cho rằng chỉ có một mình ông ta ở đó, không một ai chứng kiến. Có tiếng ghế kẽo kẹt. Chắc là Recceque đã vô tình va phải nó.
Recccque ra khỏi phòng ngủ và dừng lại ở hành lang. Một vệt sáng bỗng lọt ra khỏi cánh cửa ra vào. Joseph đoán rằng ông giáo đang dùng đèn bấm lục lọi trong nhà.
“Người buôn sách cũ đã giẩu một cái gì đó? Hay là một vật gì do kẻ giết người bỏ quên hoặc đánh rơi?”
Nhưng ông giáo đã lọt vào nhà bằng cách nào? Tất nhiên là phải có chìa khóa rồi. Nói một cách khác là ông ta có chìa khóa nhà trong tay. Đúng thực đây là loại khóa cửa hoàn toàn thông thường nhưng dù sao cũng phải mất thời gian lựa chìa và nói chung phải chuẩn bị cho cuộc đột nhập thế nào để không ai biết.
Tiểng bước chân trở nên rõ hơn. Bây giờ ông giáo đang xem xét quầy sách.
Làm gì bây giờ? Vào nhà ư? Chuyện đó đâu phải đơn giản... Hay là cứ ở đây chờ? Nhưng lúc đó thì anh có thể sẽ không được biết tại sao Recceque lại đến đây.
Joseph buộc mình phải cân nhắc thật thận trọng. Trong giây lát anh quên đi là mình đang ở đâu, quên cả đêm đông lạnh lẽo, quên đi cái phố ghê sợ và bí ẩn này, cả những chi tiết kỳ quặc trong cuộc chạy đuổi câm lặng của mình từ cửa khách sạn đến ngôi nhà nơi đã xảy ra vụ giết người.
Sau khi suy tính Joseph đi đến quyết định. Anh quay lại chỗ cửa ra vào và dí tai vào cửa nghe ngóng tiếp.
Ông giáo vẫn ở trong quầy sách. Cứ tình hình như thế này thì rõ ràng là cuộc tìm kiếm còn kéo dài. Nói chung ở trong quầy hàng có biết bao nhiêu là sách vở với hàng ngàn xó xỉnh và chắc hẳn sẽ có rất nhiều chỗ giấu bí mật. Và nếu như phải giở qua mỗi cuốn sách hay ít ra là xem xét kỹ lưỡng các giá sách thì cũng mất rất nhiều thời gian, chắc là phải vài giờ đồng hồ. Dường như ông giáo đang bận tâm chính chuyện đó.
Joseph từ từ vươn tay tới quả đấm cửa. Cánh cửa rất có thể sẽ kêu cót két. Cần phải đẩy cửa thật cẩn thận, và chỉ hé mở một khoảng thật hẹp vừa đủ chui lọt thôi. Mấy giây trôi qua.
Cảnh cửa rít lên.
Mặc dù Joseph rất thận trọng nhưng mấy cái bản lề không được tra dầu mỡ đã quá lâu rồi.
Qua cánh cửa hé mở Joseph nhìn thấy một luồng ánh sáng yếu ớt rọi từ phía quầy hàng vào. Một tiếng ầm vang lên và tiếp theo là tiếng sách đổ đến rầm một cái. Ánh đèn tắt phụt.
Mấy giây đồng hồ trôi qua tưởng như hàng thế kỷ. Im lặng hoàn toàn bao trùm ngôi nhà.
Chàng phóng viên đứng sững người ở ngưỡng cửa. Anh đứng im bất động.
Công tắc đèn ở đâu đó ngay cạnh cửa ra vào. Ở bên phải hay bên trái nhỉ? Joseph quên mất. Đó là công tắc của chiếc đèn ở hành lang, chiếc đèn duy nhất trong nhà chưa bị cháy.
Joseph nhoài tay quờ quạng và cảm thấy vẻ ẩm thấp của bức tường.
Nhưng ngay lúc đó có tiếng động vang lên trong bóng tối và một luồng ánh sáng chiếu thẳng vào mặt khiến chàng phóng viên chói mắt. Nhưng Joseph vẫn tiếp lục sờ soạng trên tường cho đến khi tìm thấy núm công tắc.
Ngọn đèn bừng lên sáng mờ mờ ở cuối hành lang.
Ông giáo đang đứng ngay trước mặt Joseph hai tay buông thõng. Một tay ông ta cầm chiếc đèn bấm. Bộ mặt Recceque thể hiện vẻ bối rối cực kỳ.
- Ông làm gì ở đây vậy? - Ông ta chậm chạp thốt lên.
Ơng ta đặt câu hỏi này để bắt đầu câu chuyện và dù sao thì cũng phải nói cái gì đó chứ!
- Giáo sư có biết không, - Chàng phóng viên trả lời - nói chung thì tôi có quyền hỏi giáo sư cũng đúng một câu như vậy.
- Ồ, Vâng, rõ rồi... - Recceque khẽ nói. Ông ta nhếch mép cười chua chát rồi nhíu mày - Nghĩa là ông cho rằng tôi có dính líu đến tội ác đó phải không?
Ông ta khoát tay nhưng ngay lúc đó lại thả xuống với vẻ tuyệt vọng.
- Tôi xin thề danh dự với ông là tôi đến đây vì một việc hoàn toàn không liên quan gì đến cuộc điều tra của ông và bên cảnh sát.
- Rất sẵn lòng tin giáo sư, - Joseph mỉm cười - nhưng tôi cần phải báo trước cho giáo sư rằng nếu tiếp tục câu chuyện của chúng ta ở đây chúng ta sẽ mạo hiểm gây sự chú ý... Và lúc đó thì tôi không thể bảo đảm rằng...
- Ông nói đúng, chúng ta ra khỏi đây thôi. - Recceque nói bằng một giọng như đang nằm trong quan tài khiến Joseph phải cảm thấy tức cười dù là họ đang ở trong hoàn cảnh không bình thường như thế này.
Ông giáo tắt đèn pin, rút từ trong túi ra một chiếc chìa khóa to tướng và đi về phía cửa. Joseph tắt đèn. Họ đi ra ngoài.
Cơn gió bắc ngày càng trở nên dữ tợn. Nó thổi dọc theo phố và đã vào căn nhà nhỏ của người buôn sách cũ.
- Chiếc chìa khóa này là của Gustave Muet. Vâng, vâng thưa ông. Tôi đã đánh cắp nó. Đánh cắp từ lâu lắm rồi. Muet không hay biết gì cả. Ông ta vốn là một kẻ cả tin. Đúng thật là tôi đã đánh cắp chiếc chìa khóa này. Với quan điểm đạo đức đã được chấp nhận thì lỗi lầm của tôi ở chỗ tôi đã mò vào một ngôi nhà không phải của tôi vào ban đêm. Tôi hiểu rằng mọi tang chứng chống lại tôi. Tôi chấp nhận.
Ông giáo dừng lại ở giữa phố.
- Nhưng còn Khoa học, thưa ông, - Ông ta nói và giơ tay về phía trước - nhưng còn Nghệ thuật, phải chăng Khoa học và Nghệ thuật không cao hơn những hoàn cảnh hay những thỏa thuận nào đó?
Chàng phóng viên nhìn dán mắt vào người đối thoại của mình với vẻ tò mò. Họ đi tiếp.
- Tôi sẽ kể cho ông nghe tất cả sự thật - Recceque nói tiếp - Sự thật rất đơn giản. Kẻ sống trong cái ổ này là một người không bình thường. Ông ta có học vấn cao. Nhưng một nỗi bất hạnh đã giáng xuống đầu gia đình ông ta. Và ông ta đã đi nốt đường đời của mình trong cái quầy hàng cỏn con giữa đống sách vở và đủ các đồ rách rưởi khác. Nhưng tất cả những cái đó chẳng hề khiến ông ta quan tâm. Ông ta chỉ có một niềm say mê duy nhất, đó là các đài kỷ niệm cổ xưa, những pho tượng lâu đời. Ông ta đã nghiên cứu kỹ lưỡng cái tu viện của chúng tôi cùng với phần chính môn tuyệt diệu vốn chỉ nằm cách nhà ông ta có vài bước. Thậm chí ông ta định xuất bản một chuyên khảo khoa học về tuyệt tác này.
Ông giáo nghĩ lấy hơi rồi nói tiếp:
- Thưa ông tôi cũng say mê y hệt như vậy. Và tôi cũng đang viết một chuyên khảo khoa học về tu viện Saint-Pierre. Công cuộc nghiên cứu của tôi sẽ hoàn toàn đầy đủ và bất cứ một chuyên gia nào về vấn đề này cũng sẽ phải cần đến nó. Nhưng chỉ có một điều...
Recceque thở dài.
- Chỉ có một điều... Chúng tôi có một điểm bất đồng. Vâng, đúng là một điểm bất đồng. Gustave Muet khẳng định như thể là mấy cột trụ của tu viện được xây dựng không trước năm 1200. Còn tôi thì tin tưởng một điều khác hoàn toàn. Ông đừng nghĩ rằng tơi muốn đọc cho ông nghe một bài giảng về lịch sử kiến trúc. Tôi có nhiều chứng cớ đủ loại, tôi có những nguồn tin đã được thẩm tra. Nhưng dù sao tôi vẫn không tài nào thuyết phục được Gustave Muet. Ông ta chỉ cười khẩy và thậm chí còn khẳng định rằng ông ta có một tài liệu không thể bác bỏ. Đấy, bây giờ thì ông đã hiểu tôi rồi chứ?
Họ đi tới cổng tu viện. Trong bóng đêm mờ sương thấp thoáng những đường nét của các pho tượng đá.
Ông giáo nhìn vào cánh cổng tối om mấy phút rồi chìa tay về phía trước hân hoan nói:
- Tuyệt diệu làm sao! Ồ, vâng, tôi đang dừng lại ở chỗ nào nhỉ? Đúng rồi, ông sẽ được biết rằng tu viện do Dagobert dựng lên. Louis le Debonnerre đã hậu thưởng tu viện và vào năm 1047 nó được sát nhập vào dòng thánh Cluny. Vậy là tôi đã đi đến mấu chốt của vấn đề. Trong khu lưu trữ cổ của thành phố có nhắc đến tập hồi ký của Jeanne de Montec. Trong hồi ký của mình ông ta đã miêu tả vẻ đẹp của nhà thờ tu viện... Jeanne de Montec sống vào khoảng giữa thời kỳ 1118 và 1260. Điều này đã được xác minh và ta có thể kiểm tra lại một cách dễ dàng. Tập bản thảo với cái tên “Trang trí kiến trúc của Saint-Pierre” của ông ta sẽ cho ta khả năng xác định chính xác tuổi của cột trụ của tu viện. Như vậy mà thưa ông, người buôn sách cũ kia đã khẳng định rằng ông ta đang giữ tập bản thảo ấy. Đúng thế, thưa ông! Ông ta nhắc đi nhắc lại chuyện đó với tôi cả trăm lần nhưng chưa một lần nào chịu đưa cho tôi xem. Ông ta muốn cho in nó để bằng cách đó bác bỏ mọi kết luận của tôi. Ông có thể nghĩ rằng tất cả những cái đó là chuyện vặt nhưng đấy là một vấn đề cực kỳ quan trọng. Những năm tháng làm việc miệt mài có thể tan ra mây khói trong vài giây đồng hồ. Tại sao ông ta lại không muốn chia xẻ với tôi tập tài liệu của mình? Chắc hẳn ông ta bị dẫn dắt bởi lòng ghen tức mà giờ đây đã mất hết mọi ý nghĩa.
- Nghĩa là giáo sư đang tìm tập bản thảo ấy phải không? - Chàng phóng viên chậm rãi hỏi.
- Đúng thế, thưa ông! Và tôi đã không tìm thấy nó. Ông ta đã làm gì với tập bản thảo ấy? Nó tồn tại thật hay không? Và biết đâu kẻ trộm đã lấy mất đi rồi? Đó chính là vấn đề mà tôi nghĩ đến với nỗi lo sợ. Vấn đề ở đây là Khoa học và Nghệ thuật. Ông có hiểu không, vì Khoa học và Nghệ thuật thì có thể đánh cắp chìa khóa...
- Tôi hiểu - Joseph trả lời - Đánh cắp chìa khóa thì vẫn chưa là cái gì...
Recceque đứng bên cạnh anh. Bộ mặt tái nhợt như sắp chết của ông kề sát khuôn mặt chàng phóng viên. Thân hình dài lòng khòng như con cò của ông ta nghiêng về phía trước. Đôi tay ông ta khua khoắng giơ lên rồi hạ xuống. Chúng run bần bật. Đúng thật là ông giáo đang rất lo lắng.
- Ông cứ xử sự như lương tâm ông mách bảo. Ông có thể viết lên báo, có thể báo cho cảnh sát. Tôi sẽ nhắc lại những gì mà tôi đã nói với ông. Thưa ông tôi là một người trung thực, là một nhà khoa học. Và tôi chỉ quan tâm đến Khoa học... Vâng, đúng thế, chỉ có Khoa học, không có gì quan trọng hơn Khoa học! Tôi cần phải biết tất cả, tôi cần phải tìm tập bản thảo ấy nếu như nó có tồn tại...
Với lời tuyên bố bằng một giọng cuồng nhiệt như vậy ông giáo nghiêng mình chào chàng phóng viên và bước vèo hành lang khách sạn “Chùm nho chín mọng”.
Còn lại một mình Joseph trong bóng tối. Anh đứng cúi đầu, hai tay thọc trong túi áo choàng. Anh suy nghĩ sâu sắc về lời thú nhận khác thường mà anh vừa được nghe.
Recceque nói thật tình hay không? Theo như mọi sự thì đúng như vậy.
Đơn giản hoàn toàn ông ta là một nhà sử học chỉ vùi đầu vào những cuốn sách cổ. Ông ta là một kẻ cuồng tín với một niềm đam mê điên cuồng. Quan điểm của ông ta là không có gì quý hơn những vị thánh bằng đá hoa cương và granitô với những nụ cười đã đọng lại trên môi họ từ bảy tám trăm năm trước đây. Đúng thế, đối với ông ta cốt yếu là tìm ra tập bản thảo của Jeanne de Montec. Vì nó mà ông ta sẵn sàng hy sinh sự thanh thản của mình, địa vị tốt đẹp của mình, thậm chí cả cuộc sống của chính mình nữa. Để tìm lục những giá sách đầy bụi bặm của người buôn sách cũ, ông giáo trường tổng hợp đã biến thành một tên trộm bẻ khóa.
Một ý nghĩ bỗng thoáng nhen lên trong đầu Joseph.
Anh ôm đầu.
Mà tại sao không tiến hành phép đối chiếu song song nhỉ?... Có thể nghĩ đến...
Thôi đúng rồi!
Đó chính là con đường dẫn đến chìa khóa để giải thích cái bi kịch đẫm máu này.
Lần lượt từng bức tranh vụt qua trong đầu óc căng thẳng của chàng phóng viên và một trong số đó là hình ảnh lão Frizou câm điếc trải chiếc áo chùng trên sàn ngoài hành lang và đặt những đồng tiền vàng lên đó. Tại sao những đồng tiền vàng lại được đặt trên chiếc áo chùng? Chính là để lại tang chứng...
Joseph nhớ lại câu chuyện buổi sáng với d’Arjean. Anh đã yêu cầu anh ta báo cho mình một vài chi tiết cụ thể về cuốn tiểu thuyết “Sự im lặng của Harpocrate”. D’Arjean đã khẳng định rằng hình tượng của người buôn sách cũ được miêu tả trong cuốn sách này khá hời hợt, và thậm chí anh ta đã đọc một số đoạn trích. Ông ta được mô tả như một nhà triết học mà cảnh nghèo đói không làm ông ta phiền lòng và ông ta sống thanh thản với mình trong cái yên tĩnh của cái quầy hàng cô lập và điều này hình như tương ứng với thực cảnh.
Không, chắc là không hoàn toàn... Tác giả có thể bỏ qua một vài chi tiết nào đó... Bởi bao giờ người ta cũng sợ chi tiết cụ thể...