Dịch giả: Hoàng Hải Thủy
Sebastopol, tháng Năm năm 1855 (3)

     raskoukine chết rồi. Anh biết chưa?
Pesth hỏi Kalouguine trên đường hai người đi về thành phố.
- Thật ư? Làm sao hắn chết được?
- Sao hắn lại không chết được nhỉ? Chính mắt tôi trông hắn chết mà...
- Vậy thì hắn chết thật rồi. Thôi chào... Tôi phải về báo cáo với ông Tướng.
“Hôm nay mình gặp nhiều may mắn...” Kalouguine nghĩ thầm khi chàng bước chân vào vườn cây trước tòa nhà vắng, rộng “Đây là lần đầu tiên mình gặp nhiều may mắn kể từ ngày mình tới đây. Mình làm trọn vẹn công tác giao phó và trở về yên lành. Cũng có thể coi là mình từng tham dự vào trận tấn công lớn đêm nay vậy. Thể nào mình cũng được ghi tên vào danh sách được tưởng thưởng. Ít nhất họ cũng phải cho mình một cây kiếm danh dự. Thật vậy, mình xứng đáng được tưởng thưởng...”
Sau khi báo cáo với ông Tướng, chàng trở về phòng riêng Vương tử Galtzine đang ngồi đọc sách ông này ngồi chờ chàng về từ lâu rồi.
Một niềm hoan lạc không sao tả được xâm chiếm tâm hồn và thể xác Kalouguine khi chàng thấy chàng ngồi trong căn phòng quen thuộc, xa cách hẳn với mọi hiểm nguy. Cởi áo ngoài và giày, chàng nằm dài trên giường và kể cho Galtzine nghe những chuyện xảy ra trên chiến lũy. Những chi tiết của chuyện được dàn xếp khéo léo, được thay đổi đi đôi chút để cho chàng, Kalouguine, trở thành một sĩ quan can đảm và đầy đủ tài năng cùng đức tính. Tuy vậy, chàng cũng chỉ nói đến rất ít và nói một cách kín đáo đến sự can đảm của chàng, bởi vì chuyện chàng can đảm là chuyện tự nhiên rồi, không còn ai không biết là chàng can đảm, và không ai có quyền - trừ Đại úy Praskoukine đã chết - nghi ngờ sự can đảm của chàng. Đại úy Praskoukine, tuy vẫn lấy làm hân hạnh được đi chung với Kalouguine ở công viên, từng có lần nói với vài sĩ quan khác rằng Kalouguine không “ưa” đi trong chiến hào.
Chúng ta tạm rời Kalouguine để trở về với Mikhailoff. Lúc này, Mikhailoff và Praskoukine đang cùng đi xuống chân đồi. Khi đi ra hết đường chiến hào, Mikhailoff bắt đầu thở được dễ dàng hơn trước. Ra khỏi vùng nguy hiểm, ngực chàng nhẹ hẳn đi. Chàng vừa đi vừa quay đầu nhìn lại vùng tối đen sau lưng và tình cờ, chàng trông thấy ánh lửa lóe lên. Người lính gác kêu lên: “Moọt-chê”!. Một người lính khác, đi liền sau lưng Mikhailoff, nói tiếp:
- Nó bay thẳng tới mình đó.
Mikhailoff đứng ngửa cổ nhìn ngây lên trời. Điểm sáng của viên đạn như dừng lại lơ lửng ngay trên đầu chàng. Đây đúng là lúc mà không ai có thể đoán biết được viên đạn sẽ rơi về hướng nào, rơi vào đâu. Khoảnh khắc thời gian đó chỉ là một, hai giây đồng hồ. Rồi, với một tốc độ nhanh hơn gấp bội, trái đạn xuống gần, xuống gằn. Người đứng dưới trông rõ những tia lửa tóe ra ở đuôi trái đạn, tiếng đạn vo vo nghe rõ như ở ngay cạnh tai. Trái đạn rơi ngay vào giũa Đại đội đang rút lui. “Nằm xuống!”. Một người kêu lên. Cả Mikhailoff và Praskoukine cùng vội nằm xuống.
Hai mắt nhắm lại, Praskoukine nghe rõ tiếng trái đạn xuyên vào lòng đất ở ngay cạnh chỗ gã nằm. Vài giây đồng hồ trôi qua, với gã dài như cả tiếng đồng hồ, trái đạn không nổ. Praskoukine kinh sợ và gã tự hỏi vì sao gã lại có thể kinh sợ đến như thế. Rất có thể là trái đạn rơi xa gã lắm nhưng gã tưởng tượng là ở ngay cạnh gã. Gã mở mắt và cảm thấy hài lòng khi thấy Mikhailoff nằm bất động bên cạnh gã. Rồi gã nhìn thấy đuôi trái đạn vừa rơi xuống hãy còn quay như con vụ ở cách gã chỉ có vài thước. Cơn sợ lạnh ngắt làm cho trí óc gã ngừng hoạt động xâm chiếm tâm hồn gã. Gã nằm úp mặt vào hai bàn tay.
Lại một giây đồng hồ nữa đi qua trong đó cả một chuỗi dài những ý nghĩ, những hy vọng, những cảm giác, những kỷ niệm trôi qua óc Praskoukine.
“Ai sắp chết? Mikhailoff hay là mình? Hay là cả hai? Nếu mình trúng đạn, mình sẽ bị thương ở đâu? Ở đầu, mình chết ngay. Nếu vào chân, họ sẽ cưa chân mình đi. Mình phải đòi có nhiều thuốc mê, may ra mình thoát chết. Nếu chỉ có Mikhailoff chết, mai sau mình sẽ nói rằng mình nằm cạnh hắn khi hắn trúng đạn, máu hắn chảy sang người mình. Mình cố cứu hắn mà không được. Không... Đạn gần mình hơn. Chắc mình chết...”
Rồi gã nhớ lại số tiền 12 đồng ruble gã còn thiếu Mikhailoff, gã nhớ cả một món nọ khác ở Petesburg mà lẽ ra gã phải thanh toán từ lâu. Một điệu hát du mục gã vừa hát hồi chiều nay trở về với gã. Gã cũng nhìn thấy trong tưởng tượng hình ảnh người đàn bà hắn từng yêu đội mũ đan gài hoa đứng trong gió xuân, gã nhớ và nhìn thấy gã đàn ông từng chửi gã nhưng câu thật nặng trước đây năm năm, gã từng nguyền sẽ trả thù nhưng chưa bao giờ gã thực sự tính đến việc trả thù. Trong lúc gã nhìn thấy những hình ảnh ấy, cảm giác về hiện tại, vì cái chết gần kề, cái chết sắp đến, vẫn không rời bỏ gã. “Có thể là nó không nổ”, gã nghĩ và sắp mở mắt ngiêng đầu nhìn. Cũng đúng lúc đó, ánh lửa đỏ bùng lên, ánh lửa xuyên vào tận mắt gã mặc dầu hai mắt gã vẫn nhắm nghiền, một vật gì xuyên mạnh vào ngực gã với một tiếng xé rợn người...
Praskoukine chồm dậy, loạng choạng chạy vài bước, chân gã vướng vào thanh kiếm và gã ngã xuống:
- Lạy Chúa... Mình chỉ bị thương nhẹ...
Đó là ý nghĩ đầu tiên của Praskoukine sau khi bị thương, gã muốn đưa tay lên sờ vết thương ở ngực nhưng hai tay gã như bị trói cứng đơ. Nhiều binh sĩ chạy qua lại trước mắt Praskoukine
và gã nằm lẩm nhẩm đếm:
- Một, hai, ba... lính. Một sĩ quan rơi mất mũ...
Một ánh lửa khác lóe lên, Praskoukine nghĩ đến chuyện ánh lửa đó nháng lên từ súng bên mình hay bên địch? Đại bác bắn hay súng cối bắn? Chắc là đại bác.. Lại một tiếng nổ đinh tai nữa vang lên, thêm nhiều người lính chạy ngang mắt gã. Bỗng dưng, Praskoukine cảm thấy sợ bị những người chạy kia dẫm phải. Gã muốn kêu lên cho họ biết rằng gã chỉ bị thương nhẹ nhưng môi gã khô cứng lưỡi gã nằm bất động trong miệng gã. Gã khát khô cổ. Gã cảm thấy ngực gã ướt đẫm và cảm giác ấy làm gã nghĩ tới nước.
“Mình làm vết thương chảy nhiều màu vì mình ngã xuống...” Gã nghĩ, và gã càng cảm thấy sợ bị những người lính đang chạy kia dẫm lên. Gã cố gắng kêu:
- Đỡ tôi dậy...
Nhưng thay vì thốt ra những tiếng ấy, Praskoukine chỉ rên lên được một tiếng rùng rợn. Tiếng rên làm cho chính gã cũng phải kinh hoàng. Rồi những đốm lửa đỏ nhảy múa trước mắt gã, người gã nặng và gã khó thờ như có những tảng đá lớn đè lên. Những đốm lửa nhảy nhanh hơn, những tảng đá đè nặng hơn. Praskoukine ruỗi người ra, gã ngừng thấy, ngừng nghe, ngừng nghĩ, ngừng cảm. Gã chết vì mảnh đạn xuyên vào giữa ngực.

XII

Mikhailoff cũng nằm sắp xuống khi trái đạn đến. Cũng như Praskoukine, chàng nghĩ đến vô số chuyện trong khoảng hai giây đồng hồ trước khi trái đạn nổ. Chàng đọc thầm câu kinh và chàng nghĩ:
“Xin Chúa làm theo ý Chúa... ồ... Sao tôi lại làm lính? Sao tôi lại đổi sang bộ binh? Sao tôi không ở trong đội Kỵ binh bây giờ vẫn đóng ở F.? Ở đó tôi được gần Natacha! Tôi đến đây làm gì để mà... chết?”
Chàng bắt đầu đếm thầm “Một, hai, ba bốn...” với sự tin tưởng rằng nếu trái đạn nổ vào số chẵn, chàng sẽ sống, nếu nổ vào số lẻ, chàng sẽ chết...
Khi tiếng nổ vang lên, quên cả việc ghi nhớ đạn nổ vào số lẻ, chẵn, chàng nghĩ: “Xong rồi, mình đã chết...” Đầu chàng đau nhức như bị búa tạ đập vào.
- Xin Chúa tha tội cho tôi...
Mikhailoff nói nhẩm và chắp hai tay lại định nằm chờ chết, nhưng cùng lúc đó hai chân chàng tự động đứng lên. Chưa đứng hẳn lên được chàng lại ngã chúi xuống. Khi mặt chàng chạm đất, chàng biết rằng mũi chàng chảy máu. Rồi chàng ngất đi.
Khi tỉnh lại, chàng biết rằng máu chảy đầy trên mặt chàng nhưng đầu chàng đã bớt đau.
“Linh hồn tôi đang thoát đi. Không biết mình sắp thấy những gì đây? Xin Chúa nhận linh hồn Mikhailoff. Nhưng...” - Chàng lý luận với chính chàng. - “Lạ nhỉ? Mình chết rồi sao mình vẫn còn nghe thấy tiếng chân người, tiếng súng nổ?”
- Khiêng cáng lại đây. Đại đội trưởng bị thương...
Tiếng người nói vang lên trên đầu Mikhailoff. Chàng nhận ngay được tiếng đó là tiếng Hạ sĩ Ignatieff.
Có người nâng vai chàng lên, Mikhailoff mở mắt và nhìn thấy bầu trời đen lấp lánh ánh sao, thấy hai viên đạn bay ngang nền trời như đuổi nhau. Rồi chàng trông thấy Hạ sĩ Ignatieff cúi xuống nhìn vào mặt chàng, đằng sau Ignatieff là sườn đồi thoải dốc trên đó có nhiều người lính khiêng cáng hoặc cầm súng chạy qua, chạy lại. Đột nhiên Mikhailoff hiểu rằng mình vẫn còn sống.
Một cục đá bay tới làm cho đầu chàng bị thương nhẹ. Cảm nghĩ đầu tiên của Mikhailoff khi chàng biết mình không chết gần như một thất vọng. Chàng đã yên tâm, đã sẵn sàng đi sang thế giới bên kia đến nỗi sự trở lại với sự thực, với cảnh chiến trường giữa trận pháo kích, cảnh những chiến hào, cảnh máu đổ như làm cho chàng tỉnh mộng. Cảm nghĩ thứ hai là niềm vui được sống tự động đến làm cho ngực chàng chan hòa sung sướng và cảm nghĩ thứ ba là làm sao rời nơi này cho mau.
Hạ sĩ Ignatieff dìu Mikhailoff đi xuống đồi. Chàng Đại úy bắt đầu tỉnh hồn, chàng cất tiếng:
- Đưa tôi đi đâu đây? Đi xuống đồi làm gì? Tôi phải ở lại với đơn vị của tôi.
Và chàng dừng lại, đẩy người hạ sĩ ra:
- Tôi không về Quân Y Viện. Tôi ở lại chỉ huy Đại đội.
- Đại úy nên về coi kỹ vết thương ra sao. Lúc đầu, có khi chỉ bị thương soàng nhưng sau trở thành nặng. Đại úy nên về băng bó đàng hoàng.
Mikhailoff do dự không biết mình nên làm gì. Thực ra, chàng cũng muốn nghe theo lời khuyên của Ignatieff nhưng chàng từng nhìn thấy cảnh Quân Y Viện chật ních những thương binh, người nào cũng bị thương nặng.
Chàng nghĩ thầm: “Bọn y sĩ ở đó sẽ cười nhạo mình khi thấy vết thương của mình. Không được”. Không nói tiếng nào nữa với Ignatieff, chàng mạnh bạo đi trở lại.
- Đại úy Praskoukine vừa đi cạnh tôi đây đâu rồi? - Mikhailoff hỏi người Thiếu úy dưới quyền chàng.
Viên Thiếu úy ngập ngừng đáp:
- Tôi không được rõ. Có lẽ ông ấy chết rồi...
- Có lẽ là thế nào? Chết hay bị thương, Thiếu úy phải biết rõ. Sao không đi tìm ông ấy?
- Thưa Đại úy. Đang còn hỗn loạn lắm, tôi chưa kịp đi tìm.
- Bây giờ đi làm đi. Lỡ ra ông ấy chỉ bị thương thôi thì sao? Nếu ông ấy chết, chúng ta phải đem xác ông ấy về.
Mikhailoff ngồi xuống, hai tay ôm lấy đầu. Những bước đi vừa rồi làm cho đầu chàng nhức nhối trở lại.
- Phải tìm cho ra Đại úy Praskoukine - Chàng nhắc lại bằng giọng nói ôn hòa hơn - Thiếu úy Ivanitch. Nếu ông ấy chết, ta có bổn phận phải tìm xác ông ấy, đem về.
Thiếu úy Ivanitch không nói gì ca. Nhưng Ivanitch vẫn đứng đó chưa chịu bước đi.
Mikhailoff ngồi ôm đầu, nghĩ thầm: “Chỉ vì việc trở lại tìm xác Praskoukine, có thể có vài người nữa phải chết. Hắn không ở trong đơn vị mình, lại sao mình lại sai người đi chết vì hắn? Chết thật vô ích”. Tuy nghĩ vậy nhưng chàng vẫn nói:
- Anh em... Chúng ta phải trở lại tìm ông Đại úy Praskoukine. Tôi chắc ông ấy chỉ bị thương chứ chưa chết đâu.
- Ông bị thương ở đâu?
Bạn ngập ngừng hỏi một ông lính già, gầy guộc, đang ngồi trên giường nhìn bạn đi tới bằng đôi mắt hiền lành, người lính già như mời bạn tới gần bằng ánh mắt. Bạn ngập ngừng đặt câu hỏi bởi vì cảnh người khác đau đớn không những chỉ làm cho bạn thương cảm mà thôi, bạn còn sợ câu hỏi của bạn có thể làm cho người đó thêm đau. Thêm vào đó là việc bạn kính trọng người bạn hỏi.
- Tôi bị thương ở chân.
Người lính già đáp, và bạn nhìn thấy nhờ nếp mền xám phủ trên nửa người dưới của người lính, một chân của ông ta đã bị cắt cụt ở trên đầu gối.
- Cảm ơn Chúa - Người lính già nói tiếp - Tôi sẽ được giải ngũ...
- Ông bị thương lâu chưa?
- Thưa ông... sáu tuần lễ rồi.
- Bây giờ ông có còn đau nhiều không?
- Thưa không, chỉ khi nào trở trời, tôi thấy đau ở chỗ bị cắt, còn thì hoàn toàn như thường...
- Ông bị thương trong trường hợp nào? Ở đâu?
- Thưa ông... ở Pháo đài số Năm, trong trận pháo kích đầu tiên. Hồi ấy tôi vừa ngắm xong khẩu pháo và đi ra nhìn qua lỗ châu mai sang mặt trận địch, bỗng một vật gì chạm mạnh vào chân tôi làm tôi ngã xuống. Thoạt đầu tôi tưởng là tôi sa chân xuống cái hố, khi nhìn lại tôi mới biết là một chân tôi đã văng đi đâu mất...
- Ngay lúc ông ấy không thấy đau hả?
- Thưa không, tôi chỉ thấy như là chân tôi bị tê đi. Vậy thôi.
- Rồi sau đó?
- Sau đó tôi cung không thấy đau đớn gì cả. Tôi chỉ đau khi các y sĩ kéo da chân tôi đẽ bao kín đầu xương và khâu lại. Da bị kéo đau lắm, thưa ông. Muốn khỏi bị đau, trước hết và quan trọng hơn hết là mình không được nghĩ. Khi mình không nghĩ, mình không cảm thấy gì hết. Chỉ khi nào mình nghĩ đến vết thương, nghĩ đến đau, là đau...
Trong lúc bạn hỏi chuyện người lính già cụt một chân, một thiếu phụ đã có tuổi bận áo xám, mái tóc nằm trong chiếc khăn choàng đen, đến gần và tham dự vào cuộc trò chuyện. bà nàyác người đẫm máu, mang tới cho các y sĩ bông, băng, thuốc, kìm, kẹp. Nhiều Dì Phước ngồi đè lên những thương binh để giữ cho họ khỏi giẫy giụa. Những y sĩ, tay áo sắn cao, quỳ gối cạnh những thương binh, dùng tay vạch xem vết thương bất kể tiếng kêu đau thê thảm và tiếng van xin của những người lính xấu số. Ngồi sau cái bàn nhỏ kê ở bên cửa ra vào, một viên hạ sĩ liền tay ghi những con số người bị thương được mang đến. Trong sổ ghi, con số đã lên tới 532.
- Ivan Bogoief, binh nhì, Đai đội Ba, Tiểu đoàn C - Một y sĩ vừa xem vết thương của một thương binh vừa la lớn cho viên hã sĩ ghi vào sổ - Gãy xương ống chân. Lật hắn nằm sấp coi...
- Ối.. Ối... Chết tôi... Xin các ông nhẹ tay... - Người thương binh bị lật nằm sấp xuống ú ớ kêu không thành tiếng.
- Thủng ngực. Simon Neferdoff, Trung tá... Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn N - Một y sĩ khác nói lớn, sau đó ông hạ giọng - Trung tá chịu khó chờ một chút. Tôi đi lo chỗ nằm cho Trung tá ngay...
Neferdoff nghiến răng chịu đau. Ông chỉ nói:
- Lẹ lên dùm...
- Thủng ngực. Sebastian Serada, Binh nhì. Tiểu đoàn nào đây? Hả? Thôi, khỏi ghi. Chết rồi. Đem hắn ra...
Vừa nói, người y sĩ vừa rời xác người thương binh với đôi mắt đã trợn ngược, trắng dã.
Có tới bốn, năm mươi người khiêng cáng đứng chờ ngoài cửa. Họ khiêng những thương binh, sau khi được băng bó, vào nằm trong những căn nhà quanh đó. Những người chết được họ khiêng tới nhà thờ. Họ đứng chờ trong im lặng, thỉnh thoảng lại có người thốt ra một tiếng thở dài ảo não.

VIII

Kalouguine, trên đường lên Pháo đài, gặp nhiều thương binh đi ngược đường. Theo kinh nghiệm, chàng biết rằng cảnh tượng này làm tổn hại nhiều đến tinh thần của kẻ đi lên mặt trận, nên chàng tránh không dừng lại hỏi chuyện họ. Và chàng cũng tránh để ý đến họ. Tuy vậy, chàng vẫn có ý nhìn xem trong số ngưởi đi trở về có ai quen với chàng hay không.
Tới chân đồi, chàng gặp một sĩ quan phi ngựa như bay xuống.
- Zobkine! Zobkine! Cho hỏi chút..
Người sĩ quan ghì cương ngựa:
- Chi vậy?
- Anh ở đâu xuống đấy? - Kalouguine hỏi.
- Pháo đài Năm.
- Trên đó còn dữ không?
- Dữ lắm.
Và người sĩ quan lại thúc ngựa chạy. Giờ đây tiếng súng tlay có vẻ giảm đi, ngược lại, tiếng trọng pháo nổ nhiều hơn trước,
“Hừm. Nguy rồi!” Kalouguine nghĩ thầm. Chảng có cái cảm giác mơ hồ như khó chịu, cái cảm giác chung của những kẻ cảm thấy thần chết lởn vởn trên đầu mình.
Kalouguine là một sĩ quan giàu tự ái nhưng không thiếu can đảm. Tuy nghĩ đến cái chết, chàng cũng không để cho tinh thần chàng rung động vì kinh sợ. Chàng tự làm tinh thần chàng vững lại bằng cách nghĩ tới câu chuyện về viên sĩ quan hầu cận của Napoléon. Viên sĩ quan này, sau khi mang lệnh đi, trở về báo cáo công tác hoàn thành với Napoléon, đầu và mặt chàng đầy máu.
- Chú bị thương hả? - Hoàng đế Napoleon hỏi.
- Thưa không - Viên sĩ quan đáp - Thưa ngài... tôi đã chết! - Nói xong, chàng này ngã xuống chân ngựa, chết ngay tại chỗ.
Kalouguine rất thích câu chuyện trên. Chàng tưởng tượng ra chàng là viên sĩ quan hầu cận đó và chàng quất ngựa chạy nhanh hơn lên đồi, người nhô lên cao khỏi yên ngựa và ngoảnh lại nhìn người lính liên lạc cưõi ngựa chạy sau chàng. Chàng phóng ngựa như thế tới chỗ chàng và người lính phải xuống ngựa đi bộ. Tới đây, chàng thấy bốn người lính ngồi trên những tảng đá ven đường, trong số có người hút thuốc.
- Các anh ngồi đây làm chi? - Kalouguine xẵng giọng hỏi.
Một người lính đứng lên, một tay giấu tẩu thuốc ra sau lưng, tay kia đưa lên bỏ mũ xuống đáp:
- Thưa ông, chúng tôi khiêng thương binh về. Chúng tôi ngồi nghỉ.
- Ngồi nghỉ? Làm gì có chuyện nghỉ trong lúc này. Đi trở về chiến hào.
Kalouguine đi đầu, người lính liên lạc và bốn người lính khiêng thương binh trở về tới đó đi theo. Họ đi hàng một theo chiến hào, và họ liên tiếp gặp những người lính bị thương, những người khiêng cáng đi ngược đường. Lên đến đỉnh đồi, Kalouguine rẽ sang phía trái và sau khi đi được vài chục bước, thấy mình cô đơn trong một khoảng hoang vắng gần như hoàn toàn. Một mảnh đạn rít lên gần chàng rồi bay đến cắm vào thành chiến hào, một trái đạn moọt-chê xoay tròn trong không khí như rớt thẳng xuống đầu chàng. Bỗng dưng hoảng sợ, chàng cắm cổ chạy vài bước rồi lao mình nằm sấp xuống. Sau khi trái đạn moọt-chê nổ cách chàng khá xa, chàng bất mãn với chính chàng và vội vàng nhỏm dậy. Chàng nhìn quanh xem có ai nhìn thấy chàng nằm xuống hay không, quanh chàng không có bóng người nào cả.
Chỉ cần để cho sợ hãi xâm chiếm tâm hồn mình một lần là sợ hãi sẽ không chịu buông tha mình nữa. Đó là trường hợp đêm nay của Kalouguine. Chàng là người từng khoe khoang và tự hào là người không bao giờ chịu cúi đầu thấp khi đi trong chiến hào nhưng đêm nay, chàng đi như bò trong lòng chiến hào.
“Hỏng rồi” - Kalouguine nghĩ thầm khi chân chàng trượt trên mặt đất trơn làm đầu gối chàng khụyu xuống - “Đêm nay chắc mình không về được”.
Chàng thở hổn hển và khó khăn, người chàng ướt đẫm mồ hôi và chàng ngạc nhiên khi thấy chàng không làm gì để chế ngự cơn sợ hãi. Bỗng dưng, khi nghe tiếng chân người đi trước mặt, Kalouguine đứng thẳng ngay lên, đầu ngửng cao, bước đi đàng hoàng, vừa đi vừa đánh mạnh tay vào chuôi kiếm. Chàng gặp mftt sĩ quan công binh vh một thúy thủ đi trở lại. Người sĩ quan chỉ tay lên vệt sáng của một trái đạn đang bay đen gần, kêu lớn:
- Nằm xuống...
Trái đạn đánh mạnh vào thành chiến hào. Sau tiếng kêu của người sĩ quan, Kalouguine chỉ hơi cúi đầu xuống nhưng chàng vẫn đi thằng.
- Ông này gan thật - Người thủy thủ nói. Đôi mắt thành thạo của y đã nhận định được rằng trái đạn sẽ không rớt vào giữa chiến hào nên y không nằm xuống như người sĩ quan đi trước. Y nhìn theo bóng Kalouguine và nói tiếp - Ông này coi bộ chết thì chết chứ không chịu nằm đâu.
Để tới cửa vào căn hầm kiên cổ của vị chỉ huy pháo đài, Kalouguine chỉ còn phải đi qua một khoảng đất trống nữa nhưng tới đây, chàng lại cảm thấy cơn sợ ngu ngốc đến làm chân tay chàng bủn rủn. Tim chàng đập mạnh như muốn vỡ tung, máu chàng chạy dồn lên đầu làm chàng choáng váng và mắt chàng hoa lên, chàng phải cố gắng ghế gớm mời chạy được tới cửa hầm.
Sau khi Kalouguine nói xong khẩu lệnh, ông Tướng hỏi chàng:
- Sao Đại úy thở dữ vậy?
- Thưa Thiếu tướng, tôi vừa đi quá nhanh.
- Mời ngồi. Tôi mời Đại úy ly rượu.
Kalouguine ngồi xuống, uống ly rượu và đốt điếu thuốc lá. Trân sáp chiến đã chấm dứt nhưng hai bên vẫn pháo kích nhau dữ dội. Ông Tướng chỉ huy pháo lũy và nhiều sĩ quan dưới quyền tụ tập cả trong hầm này. Trong số các sĩ quan có Praskoukine. Họ đang nói với nhau về những chi tiết của trận sáp chiến vừa qua. Những bức tường căn hầm được dán kín bằng một thứ giấy vẽ hoa nền xanh, trong hầm có một chỗ để cho nhiều người ngồi, một cái giường nhỏ, một cái bàn trên để đầy giấy tờ, bản đồ, trên tường sau bàn treo một chiếc đồng hồ, trên nữa là tượng Đức Mẹ, dưới chân tượng có một ngọn đèn cháy sáng. Ngồi trong căn phòng hẹp nhưng đầy đủ tiện nghi này, Kalonguine nhìn thấy tất cả những dấu hiệu chứng tỏ một cuộc sống êm đềm, yên ổn, chàng dùng mắt đo lường những thanh gỗ lớn, dầy đến cả nửa thước, xếp sát vào nhau trên trần hầm, chàng nghe tiếng nổ của đạn trọng pháo vang tới như nổ ở một nơi nào rất xa và chàng không sao cổ thể hiểu được vì nguyên nhân nào chàng lại sợ hãi quá đáng đến hai lần như thế trong chuyến đi vừa qua. Bất mãn với chính mình, chàng muốn bước ra khỏi đây, đối diện với nguy hiểm để thử thách cao đảm của chàng.
Một sĩ quan Hải quân với bộ ria rậm và huy chương Thánh George gài trên ngực áo bước vào hầm xin một tiểu đội công binh đến sửa ổ súng. Kalouguine đến nói với sĩ quan này:
- Rất may tôi được gặp Đại úy ở đây. Ông Tướng sai tôi tới hỏi Đại úy tình trạng pháo đội của Đại úy ra sao?
Người sĩ quan âu sầu đáp:
- Chỉ còn một khẩu là bắn chính xác.
- Đại úy đưa tôi đến nơi xem sao...
Người sĩ quan nhăn mặt lắc đầu:
- Tôi vừa vất vả cả đêm ở đó, tôi về đây để nghỉ một chút. Đại úy tới đó một mình được không? Trung úy Karlz, người phụ tá của tôi, hiện có mặt ở đó. Ông ấy sẽ chỉ cho Đại úy thấy những gì Đại úy muốn thấy.
Ông Đạí úy này đã chỉ huy pháo đội đó và chiến đấu ở chiến lũy này trong sáu tháng trời dài. Vị trí pháo đài của ông là một vị tri nguy hiểm nhất trọng toàn chiến lũy. Ông có mặt ở đây từ những ngày đầu nơi này bị bao vây, khi những hầm tránh đạn trọng pháo chắc chắn như căn hầm chỉ huy này chưa được tạo thành. Ông nổi tiếng là người can đảm trong mọi trường hợp. Vì vậy, lời từ chối của ông ta làm cho Kalouguine ngạc nhiên.
“Vậy mà cũng được thiên hạ đồn là can đảm. Đúng là những lời đồn đại không thể tin được...” Kalouguine nghĩ thầm, rồi chàng nói lớn:
- Tôi đến đó một mình vậy, nếu Đại úy cho phép...
Chàng nới câu trên bằng giọng mỉa mai kín đáo. Người sĩ quan nhận thấy giọng mỉa mai đó nhưng ông bất chấp.
Kalouguine quên rằng người sĩ quan bị chàng coi thường và mỉa mai, châm biếm đó là người đã sống liền trong sáu tháng trời dài ở chiến lũy này trong khi chàng chỉ thỉnh thoảng mới tới chiến lũy rồi lại về ngay thành phố, tổng số giờ chàng sống thực sự trong chiến lũy chưa quả năm mươi giờ. Tự ái, kiêu căng, ý muốn nổi bật hơn người, hy vọng được ca ngợi, được tưởng thưởng, được nổi tiếng như một người hùng, sự kích thích vì được chạm mặt với nguy hiểm v.v... là những gì vẫn còn kích thích Kalouguine song người sĩ quan pháo đội trưởng này đã chán ngấy. Ông ta đã lạnh lùng, thản nhiên với tất cả những cái đó. Chúng đều trở thành quá quen thuộc với ông. Ông đã thực hiện một cuộc trình diễn tư cách, đã biểu lộ sự can đảm, đã làm những hành động liều lĩnh vô ích, ông đã giỡn chơi với cái chết, đã mong đợi tưởng thưởng và đã được tưởng thưởng. Nói tóm lại, ông đã thành công trong việc tự tạo cho ông cái danh tiếng là người sĩ quan can đảm nhất chiến lũy. Và giờ đây, tất cả những cái đó không còn kích thích nổi ông nữa. Chúng đã mất hết mãnh lực đối với ông. Ông đã nhìn cuộc đời và cuộc chiến đấu này bằng một đôi mắt khác. Ông hiểu rằng không ai có thể có cái may mắn sống được quá sáu tháng trong chiến lũy này nên ông không còn làm những hành động liều lĩnh dại dột và vô ích nữa. Ông chỉ làm đúng, làm đủ những gì bổn phận ông phải làm. Trong khi đó, người Trung úy trẻ tuổi vừa mới đến phục vụ trong pháo đội này được tám ra ngày, trước mắt Kalouguine, tỏ ra can đảm gấp mười lần ông Đại úy Pháo đội trưởng. Kalouguine cũng tỏ ra can đảm không kém gì chàng Trung úy trẻ tuổi này. Hai người thản nhiên đứng ở cửa ổ súng và còn trèo cả lên nóc ụ để đứng nhìn sang chiến lũy địch.
Sau khi tới pháo đài xem xét tận chỗ tình trạng những khẩu pháo ở đây, Kalouguine trở lại hầm chỉ huy. Ở đây, chàng gặp lại ông Tướng trong lúc ông sắp lên đài quan sát cùng với các sĩ quan tham mưu của ông.
- Đại úy Praskoukine! - Ông Tướng ra lệnh - Đại úy đi xuống dãy chiến hào bên phải. Đại úy sẽ gặp ở đó Đại đội 2 của Tiểu đoàn M. Đại úy ra lệnh cho Đại đội đó ngừng ngay công tác và im lặng rút lui về Tiểu đoàn M. trừ bị ở dưới chân đồi. Đại úy hiểu rõ lệnh chưa? Hãy đích thân hướng dẫn Đại đội đó về Tiểu đoàn M.
- Tuân lệnh. - Praskoukine nói lớn và rảo bước đi ngay.
Tiếng nổ của trọng pháo đã giảm dần...

IX

- Phải các anh làăn thời tiết đã thay ở bê ngoài, sương mù phủ trên mặt biển đã tan đi nhưng trên trời có những đám mây xám, dầy, ẩm ướt che khuất mặt trời. Nếu trời âu sầu và những hạt mưa bụi lẫn với tuyết đang rơi xuống thành phố, làm ướt những mái nhà, những mặt đường và vai áo những người lính chiến. Một lần nữa bạn đi qua ụ đất chắn ở đầu phố và đi dọc theo phố chính. Hai bên đường phố này không có bảng hiệu, không còn hàng quán, những tòa nhà ở đây đều hoang tàn, nằm trong tình trạng không cư ngụ được, những khung cửa ra vào bị động chặt lại vì những phiến gỗ, những khung cửa sổ vỡ nát. Bên này một góc tường đổ, bên kia một mái nhà sụp. Những toà nhà ở đây trông như những người cựu chiếu binh già từng đau khổ, từng chịu đựng nhiều bất hạnh, những ô cửa sổ đen ngòm như những đôi mắt nhìn bạn như kiêu hãnh, như khinh thị. Trên đường đi chân bạn vấp phải những viên đạn đại bác không nổ thụt xuống những hố sâu ngập nước do những Viênn đại bác gây ra trên mặt đường đá. Bạn gặp nnững tiểu đội binh sĩ và sĩ quan. Đôi khi bạn gặp một người đàn bà hoặc một đứa trẻ, nhưng ở đây, những người đàn bà bạn gặp đều không mang mũ. Có những người vợ lính bận áo choàng cũ của chồng, chân đi những đôi giày lính nặng nề. Rồi con đường đi dần xuống dốc và bạn thấy quanh bạn không còn nhà cửa nữa, hai bên đường chỉ còn những đống đất, gỗ không có hình thù. Trước mặt bạn, trên một sườn đồi trải dài qua một vùng đen sì bị cắt ngang cắt dọc vì những hầm hố, giao thông hào. Đó là vùng được gọi là Pháo đài Số Bốn.
Ít người đi lại trong vùng này, bạn không còn gặp qua một bóng đàn bà nào. Những người lính rảo bước đi thật nhanh. Trên đường đi có nhiều vết máu. Bạn gặp bốn người lính khiêng một cái cáng đi ngược đường bạn, trên cáng có một khuôn mặt xanh xám và một chiếc áo đẫm máu. Nếu bạn hỏi những người khiêng cáng người nằm trên cáng bị thương ở đâu, họ sẽ trả lời bạn với giọng nói khó chịu và không nhìn mắt bạn, rằng người nằm trên cáng bị thương ở tay hoặc ở chân, ở ngực v.v... Nếu ngưới nằm trên cáng đã chết họ sẽ rau rầu im lặng, không nói gì cả.
Tiếng đạn réo gần và tiếng nổ lớn gây cho bạn cảm giác khó chịu trong lúc bạn trèo lên đỉnh đồi, đột nhiên bạn có cảm nghĩ khác hẳn với cảm nghĩ bạn từng có về tiếng đạn đại bác nổ khi bạn nghe tiếng nổ ở trong thành phố. Tôi không thể biết có những kỷ niệm êm đềm và ngọt dịu nào sáng lên trong ký ức của bạn. Bản ngã của bạn sẽ ngự trị hoàn toàn tâm hồn bạn làm cho bạn không chú ý gì đến ngoại cảnh chung quanh. Bạn sẽ tự cho phép hạn có cái cảm giác khó chịu là do dự. Tuy vậy, cảnh một người lính chiến hai cánh tay dang ra, trượt chân trên dốc đồi và ngã vào đống bùn nước rồi nhỏm lên, chạy sát bên mình bạn vừa chạy vừa cười, làm cho bạn đè nén được sự sợ hãi hèn nhát vừa nhen nhúm bên trong bạn. Vô tình, bạn thẳng người lên, đầu bạn ngửng cao và chân hạn bước mạnh trên con đường trơn của sườn đồi đất thó. Bạn vừa bước đi mạnh bạo như vậy được vài bước, một viên đạn súng trường rít véo ngang tai bạn và bạn lại tự hỏi bạn có nên nhảy xuống đường hầm đào dọc hai ven đường để nấp hay không? Nhưnh đường hầm lộ thiên này ngập đầy một thứ nước vàng, đặc sệt, hôi hám làm bạn bắt buột phải tiếp tục bước đi trên con đường. Tất cả mọi người ở đây đều đi như thế. Sau chừng hai trăm bước đi, bạn tới một vùng được bao quanh bằng những sọt tre đan đựng đất, những phiến gỗ, những dàn gỗ chống đỡ những cỗ trọng pháo lớn và những đống đạn đại bác vuông vắn. Bạn có cảm giác vừa lọt vào một nơi vô trật tự và kỳ lạ. Ở đây, một nhóm thủy thủ tụ tập quanh một cỗ trọng pháo, gần đó, một cỗ trọng pháo khác gần như tan tành thành từng mảnh nằm giữa đống sình lầy. Một người lính bộ binh tay mang súng trường đang khó nhọc bước qua đống sinh lầy ấy, hai chân anh thọc sâu xuống sình. Trong những vũng sình đặc sệt bao quanh bạn, bạn nhìn thấy có những chai lọ vỡ, những viên đạn đại bác không nổ - cảnh vật ở đây mới thực sự là cảnh một đồn quân thời chiến. Bạn như nghe thấy tiếng nổ của một viên đạn đại bác chỉ rơi cách xa bạn có vài thước, những tiếng đạn nổ khi thì rền rĩ như tiếng ve kêu mùa hạ, khi thì làm bạn đau nhức màng tai, không khí ở đây căng thẳng và rung động như sợi dây đàn vĩ cầm, tiếng đạn nổ lấn át tất cả. Tiếng đạn làm bạn rung chuyển từ dầu đến chân và làm bạn kinh sợ.
Đây là Pháo đài Số Bốn, nơi ghê gớm, nơi rùng rợn nhất của Sebastopol, bạn nghĩ như vậy cùng một lúc với cảm giác kiêu hãnh chen lẫn sợ hãi. Nhưng sự thực không phải như bạn tưởng đâu. Đây chưa phải là Pháo đài Số Bốn, đây mới chỉ là cửa ngõ vào Pháo đài Số Bốn. Nơi đây chưa có gì đáng gọi là nguy hiểm hay đáng sợ cả. Muốn vào Pháo đài Số Bốn, bạn phải đi xuống giao thông hào, nơi có người lính bộ binh đang đi, lưng cúi xuống, đầu thụt vào hai bờ vai. Đi theo giao thông hào này, bạn sẽ còn gặp nhiều người khiêng cáng nữa, bạn sẽ còn gặp nhiều thủy thủ, lính bộ binh, tay cầm xẻng cuốc, gặp những đường dây điện truyền ra bãi mìn, bạn sẽ thấy ở hai bên hào có những hầm đất trong đầy sình, những hầm đất chỉ chứa được hai người ngồi thu lu bên trong. Trong những hầm đất nhỏ hẹp này, những chiếu sĩ của những tiểu đoàn Xạ Thủ Hắc Hải sống và chiến đấu, ăn, ngủ, ngồi hút thuốc lá, nói chuyện, cởi giày và đi giày. Họ sống giữa những mảnh sắt thép vụn tan tành quanh họ.
Ở đây, bạn có thể nhìn thấy những toán bốn, năm xạ thủ ngồi đánh bài tiêu khiển trong những ụ súng dưới chân những cỗ trọng pháo, có thể một sĩ quan Hải quân nào đó nhìn thấy mặt bạn, biết bạn là người mới tới, một khán giả, sẽ tỏ ra vui vẻ giải thích cho bạn hiểu vị trí của những dàn trọng pháo và nguyên nhân vì sao phải xếp đặt những dàn trọng pháo như thế. Người sĩ quan này, ngồi ngay trên dàn trọng pháo, tay cuốn một điếu thuốc lá với vẻ thản nhiên đến lạnh lùng, ông ta vừa nói chuyện với bạn vừa đi từ tốn từ lỗ châu mai này sang lỗ châu mai kia, nhìn sang chiến tuyến địch, và thái độ của ông ta sẽ làm cho bạn lấy lại được đôi chút bình tĩnh mặc dầu ở đây tiếng đạn nổ nhiều hơn, mạnh hơn. Có những tiếng đạn như nổ ngay trên đầu bạn. Bạn hỏi người sĩ quan can đảm đó nhiều câu, bạn nghe chuyện ông ta kể. Người xạ thủ ngồi gần cửa vào ụ súng có thể kể cho bạn nghe trận pháo kích tưng bừng xảy ra trong ngày mùng Năm vừa qua, hoặc tình trạng pháo đội của y chỉ còn có mỗi một cỗ pháo là xử dựng được, quân số của cả pháo đội chỉ còn có tám người. Y cũng kể cho bạn nghe bằng cách nào trong ngày mùng Năm ấy, một viên đạn trọng pháo địch đã xuyên vào một ổ súng làm chết liền một lúc mười một xạ thủ. Y sẽ chỉ cho bạn thấy, qua những lỗ châu mai, những chiến hào và vị trí những dàn trọng pháo của địch. Những chiến hào và những dàn trọng pháo địch dường như chỉ ở xa bạn có vài chục thước. Tôi sợ rằng khi bạn ghé mắt nhìn qua lỗ châu mai sang chiến tuyến bạn sẽ chẳng nhìn thấy gì rõ ràng, và bạn sẽ ngạc nhiên nhiều khi thấy rằng bức tường đá trắng thấp nằm cách bạn có vài chục thước xa kia, nơi đang có những vầng khói trắng bốc lên, thực sự là chiến tuyến địch. Chiến tuyến “nó”, như người chiến sĩ ở đây quen nói.
Cũng có thể là người sĩ quan đó, hoặc vì kiêu mạn, hoặc vì muốn cho đỡ buồn, tự ý ra lệnh cho các xạ thủ dưới quyền nạp đạn vào súng, bắn đi vài phát coi chơi. Lệnh vừa ra, người pháo khẩu trưởng và những binh sĩ trực thuộc, mười người tất cả, vui vẻ, nhanh nhẹn chia nhau hoạt động quanh dàn trọng pháo, người thì miệng vẫn còn nhai miếng bánh, người thì bỏ vội tẩu thuốc cháy dở vào túi, đế giày đinh của họ gõ mạnh trên mặt những mảnh sắt lót trên sàn hầm. Bạn hãy nhìn kỹ nét mặt của những người này, nhìn kỹ thái độ và những cử chỉ của họ, và bạn sẽ nhìn thấy trong những nếp răn của những khuôn mặt rám nắng có những gò má cao ấy, trong từng bắp thịt của thân thể họ, trong những bờ vai nở lớn, những cẳng chân thô mang những đôi giày nặng, trong từng cử động chậm và can đảm, những yếu tố căn bản tạo nên sức mạnh của dân tộc Nga - đó là hai đức tính đơn giản và kiên nhẫn. Bạn cũng sẽ thấy rằng việc chạm mặt với nguy hiểm, khổ sở và việc chịu đựng chiến tranh đã in đậm lên khuôn mặt những người đàn ông nào sự ý thức giá trị con người của họ. Những khuôn mặt biểu lộ những tình cảm cao đẹp và tình yêu nước.
Đột ngột, tiếng nổ đinh tai làm bạn rung động từ đầu đến chân. Cùng lúc nghe rõ tiếng đạn rời nòng súng xé gió bay đi và nhìn thấy làn khói dầy đặc tỏa trong căn hầm, làm mờ đi hình bóng những người xạ thủ. Bạn hãy nghe những lời họ nói, hãy ghi nhận vẻ vui sướng của họ sau khi viên đạn họ bắn bay đi và bạn sẽ cảm thấy sự thù hận kẻ thù của họ, sự khoái trá của việc trả thù.
- Trúng vào cửa hầm... Hai thằng chết. Coi kia... Hai thằng khốn được khiêng đi...
Những tiếng reo hò sung sướng vang lên. Rồi có tiếng người nào đó nói:
- Nó cáu rồi. Nó sắp bắn lại đó..
Sau câu nói đó, bạn nhìn thấy ánh lửa lóe lên cùng với vầng khói bốc và tiếng người lính canh trên chiến hào kêu lớn:
- Đại bác...!
Viên đạn bay vào ngang tai bạn rồi cắm sâu xuống mặt đất, đất đá bắn tung lên. Người sĩ quan nổi giận, ra lệnh nạp đạn bắn phát thứ hai, rồi phát thứ ba. Kẻ thù không chịu kém, tiếp tục bắn trả. Những cảm giác hỗn loạn đến làm bạn choáng váng. Người lính canh lại la lớn: “Đại bác...” và tiếng động cũ, tiếng đạn xuyên vào lòng đấ binh sĩ Đại đội II Tiểu đoàn M. không? - Praskoukine hỏi những người lính đang vác những bao cát đắp lên bờ chiến hào.
- Thưa phải
- Vị chỉ huy của các anh đâu?
Mikhailoff, đang ngồi trong hầm, nghe rõ mấy câu trao đổi này. Nghĩ rằng có một sĩ quan cao cấp nào vừa mới tới, chàng vội ra khỏi hầm, đến gần Praskoukine và giơ tay chào.
Praskoukine không khận ra người chào là Mikhailoff vì y đang mải liếc nhìn sang chiến tuyến địch:
- Thiếu tướng ra lệnh... Đại đội II phải rút lui lập tức, rút lui trong yên lặng hoàn toàn, về với Tiểu đoàn M. trừ bị ở chân đồi.
Mikhailoff đã nhận được người đến là Praskoukine, chàng buông tay xuống và quay lại ra lệnh cho binh sĩ. Toàn thể binh sĩ của Đại đội lập tức ngừng làm việc, cầm súng và rút đi.
Những người chưa từng bao giờ được hưởng cái cảm giác này không sao có thể hiểu hết được niềm sung sướng của những kẻ, sau ba tiếng đồng hồ chịu đựng pháo kích, được phép rời khỏi mặt trận nguy hiểm. Trong khoảng ba tiếng đồng hồ này, Mikhailoff đã nghĩ đến cái chết quá nhiều và tin rằng thế nào đêm nay mình cũng phải chết - sự thực, chàng tin như vậy cũng không phải là vô lý - nên chàng đã có đủ thời gian để làm quen với tự tin chắc rằng mình sẽ chết, phần nào chàng tự coi như chàng không còn sống nữa vậy. Tuy vậy, khi được lệnh rút lui, chàng vẫn phải cố gắng để chế ngự ý muốn bỏ Đại đội đi sau để một mình chạy tuốt xuống chân đồi. Chàng chỉ đi đầu Đại đội, đi cạnh Praskoukine.
- Au revoir! Bon voyage! [1]
Người sĩ quan chỉ huy Đại đội ở lại giữ chiến hào bên cạnh cất tiếng chào khi đại đội của Mikhailoff đi ngang. Mikhailoff trầm giọng chào lại:
- Chúc các bạn ở lại nhiều may mắn. Đêm nay coi bộ yên rồi.
Nhưng chàng chưa nói dứt lời, quân địch từ chiến lũy bên kia, dường như nhận thấy bên này có sự chuyển quân, nổ súng lớn, súng nhỏ sang ầm ầm. Quân bên này bắn lại và trận pháo kích lại tái diễn sôi nổi. Trời đêm có sao nhưng đêm vẫn tối đen. Những ánh lửa lóe lên từ đầu súng và từ những viên đạn trọng pháo nổ tung soi sáng cảnh vật trong phút chốc. Đám binh sĩ đi nhanh trong im lặng. Nhiều người chen lấn để đi vượt lên những người bạn đồng đội đi trước mình. Trong đêm tối chỉ có tiếng chân người dẫm trên mặt đất rắn, tiếng lưỡi lê chạm vào nhau, tiếng đạn nổ và thỉnh thoảng tiếng thở dài hoặc tiếng kêu khẽ của một người lính nào đó: “Lạy Chúa tôi! Lạy Chúa tôi”.
Đôi khi, một người lính trúng đạn ngã xuống, rên lên và những binh sĩ khiêng cáng được gọi tới. Trong Đại đội do Mikhailoff chỉ huy, đạn trọng pháo đã làm thương vong mất hai mươi sáu người kể từ đêm hôm trước.
Một vầng lửa làm cho chân trời đen xa kia sáng lóe lên, người lính canh dòm qua bờ chiến hào la lớn: “Đại... bác.!” rồi một viên đạn bay rít qua đầu Đại đội cắm sâu vào lòng đất giữa những chiến hào. Tiếng nổ vang tai phát ra, đá và đất bay tung...
“Bọn quỷ này... Sao chúng đi chậm đến thế không biết nữa...?” Praskoukine, đi sát sau chân Mikhailoff nghĩ thầm: “Mình có quyền chạy trước vì mình đến chỉ để ra lệnh cho chúng rút tui, mình có thể còn nhiều việc khác phải làm. Nhưng không, nếu mình chạy, chúng sẽ cho mình là thằng nhát. Bất cứ có chuyện gì xảy ra, mình cũng phải đi cùng với bọn chúng...”
Cùng lúc ấy, Mikhailoff cũng nghĩ:
“Sao thằng cha vô duyên này nó cứ đi theo bén gót mình? Nhiều lần rồi mình nghiệm thấy thằng này tới đâu là mang sui sẻo đến đó. Kìa... Một viên đạn nữa bay tới. Lần này thì nó rớt ngay đầu mình cho mà coi...”
Đi được vài trăm thước nữa, Mikhailoff vẫn đi đầu Đại đội, gặp Kalouguine lừng lững đi lên, vừa đi vừa đập tay lên chuôi kiếm kêu lách cách, ông Tướng chỉ huy chiến lũy sai Kalouguine tới xem xét tình hình tại chỗ của hai chiến hào này, nhưng khi gặp Mikhailoff ở đây, Kalouguine nghĩ rằng mình có thể hỏi Mikhailoff, người vừa ở nơi đó về cũng đủ biết, chẳng nên dại dột lên chỗ nguy hiểm đó làm gì. Mikhailoff nói cho Kalouguine biết tất cả những chi tiết cần biết. Kalouguine đi cùng với Mikhailoff đến đầu chiến hào. Tới đây, chàng quay gót đi trở về hầm chỉ huy.
Trong hầm lúc này chỉ còn có một sĩ quan đang ngồi ăn súp:
- Có gì mới không?
Kalouguine lắc đầu:
- Không có gì. Đêm nay hết chuyện rồi...
- Hết chuyện thế nào được? - Người sĩ quan ngừng ăn để nói với vẻ mặt quan trọng - Còn nhiều chuyện dữ dội hơn nữa là khác. Bây giờ đến lượt mình tấn công trả đũa chúng nó. Thêm một tiểu đoàn quân mình vừa tới. Ông Tướng lên tận tuyến đầu để phát lệnh tấn công, còn là đánh nhau sáng đêm nay. Đó...Thấy không? Tiếng súng tay lại nổ rồi đó. Quân mình đang tràn sang chiến lũy địch. Ê... Ông đi đâu vậy?
Người sĩ quan kêu lên khi thấy Kalouguine dợm chạy ra cửa hầm.
- Ông định lên tuyến đầu đấy à? Ông lên bây giờ vô ích. Muốn dự trận tấn công, ông phải có mặt từ hồi nãy. Hai nữa, trọng pháo địch đang bắn sang, lúc này mà lên đó nguy hiểm lắm ạ...
Kalouguine ngồi lại. Chàng lại nghĩ thầm: “Lẽ ra mình phải có mặt ở đó mới phải.. Nhưng... kể ra đêm nay mình cũng đã xông pha khá đủ rồi còn gì? Súng bắn dữ quá..”
Và chàng nói lớn:
- Ông nói đúng. Tôi ngồi chờ đây vậy.
Hai mươi phút sau, ông Tướng và nhóm sĩ quan tham mưu về đến hăm. Trong số sĩ quan này có Bá tước Pesth nhưng không thấy có Praskoukine. Trận tấn công đã xong. Quân ta đã rút về chiến lũy của mình sau khi đánh sang chiến lũy địch và gây thiệt hại nặng cho quân địch. Sau khi ngồi im chú ý nghe tất cả những chi tiết về trận tấn công Kalouguine ra khỏi hầm cùng với Pesth.
Chú thích:
[1] Bằng tiếng Pháp trong nguyên bản

X

- Áo anh có vết máu. Anh cũng đánh sáp chiến với địch đấy à? - Kaừ nơi này đi theo bạn sự tin chắc rằng ở bất cư nơi nào sức mạnh của dân tộc này cũng không thể bao giờ bị bẻ gãy. Bạn không có sự tin tưởng ấy nhờ sự nhìn thấy những chiến tuyến vững chãi, nhờ những dãy chiến hào liền lạc tinh vi, nhờ số lượng những trái mìn dăng trên bãi cản đường tiến của địch quân, nhờ những cỗ trọng pháo đặt xúm xít vào nhau - thực sự bạn không coi trọng chút nào những thứ vật dụng ấy - bạn tin tưởng vì bạn đã được nhìn thấy tận mắt những vẻ mặt, những thái độ, những lời nói biểu lộ tinh thần những người đang bảo vệ Sebastopol.
Những người bảo vệ Sebastopol sống và chiến đấu, sống và chết đơn giản và dễ dàng làm cho bạn tin rằng nếu cần đến, họ có thể còn làm gấp cả trăm lần như thế, họ có thể làm được tất cả mọi việc. Bạn đã hiểu rằng tinh thần của họ không phải là thứ tinh thần nhỏ mọn, tầm thường, đó là một tinh thần cực mạnh. Tinh thần ấy họ trở thành người, giúp họ thản nhiên sống trong bùn lầy, chiến đấu và chờ đợi cái chết đến giữa những đường đạn bay. Họ biết họ sẽ phải chết nhưng họ cứ thản nhiên sống và chiến đấu. Họ không chiến đấu vì hy vọng được thưởng huy chương, được thăng cấp, họ cũng không bị đe dọa, bị áp bức phải sống trong những điều kiện ghê rợn như thế. Họ được thúc đẩy bởi một động lực mạnh hơn, cao hơn. Động lực này ít khi được biểu lộ, nó nằm sâu kín trong trái tim những người yêu nước. Giờ đây bạn bồi hồi nhớ lại những câu chuyện bạn từng được nghe kể về Sebastopol khi Sebastopol mới bị bao vây, khi Sebastopol chưa kịp có những chiến lũy phòng thủ, chưa có quân cứu viện, chưa có những dàn trọng pháo, những bãi mìn có thể ngăn được bước tiến của địch, vậy mà trong thời gian đó, vẫn không một ai nghĩ đến chuyện đầu hàng ở Sebastopol - bạn nhớ lại mẩu chuyện về Hải quân Đề đốc Korniloff, người anh hùng kiêu dũng như những vị anh hùng trong thần thoại Hy Lạp, người từng nói với binh sĩ dưới quyền:
- Anh em... Chúng ta sẽ chết nhưng chúng ta nhất định không để cho địch chiếm được Sebastopol...! Và những người chiến sĩ can đảm, không quen nói nhiều, chỉ hô lớn trả lời:
- Chúng tôi quyết chết...!
Những câu chuyện tương tự, giờ đây, không còn bị bạn nghi ngờ hay coi là những huyền thoại được tô màu của chiến tranh, vì với bạn, chúng đã trở thành những sự kiện có thực, chúng là sự thực. Bạn dễ dàng tưởng tượng ra bạn cũng là một chiến sĩ như những người chiến sĩ kia, những người hùng của một thời thử thách, những người không bao giờ mất lòng tin, không bao giờ mất can đảm, những người vui vẻ chuẩn bị để chết, những người không chết vì việc bảo vệ một thành phố mà là chết vì tổ quốc.
Ngày tàn, mặt trời xuống thấp nơi chân trời, chiếu sáng những đám mây viền nơi đó, ánh tà dương làm mặt biển rợn sóng ửng lên màu hồng tia, ánh nắng tô vàng những con thuyền, những chiếc tàu trên biển, những mái nhà trắng trong thành phố. Dân và quân đi lại rộn rịp trong đường phố. Ở công viên thành phố, một ban quân nhạc đang trình tấu những điệu luân vũ nhịp nhàng. Tiếng kèn trống lan xa trên mặt nước, tiếng đạn nổ trên chiến hào họp thành những âm thanh đệm kỳ dị cho bản nhạc.