Dịch giả:Đào Đăng Vỹ dịch
- 1 -
Nguyên tác: Le Père Goriot (1835)

    
ính tặng đại danh sĩ Geoffroy Saint Hilare
 để tỏ lòng ngưỡng mộ sự nghiệp và thiên tài cùa ông
De Balzac
 
 
Bà Vauquer, nhũ danh de Conflans, là một bà già từ bốn mươi năm nay đang cai quản tại thành Paris một ký túc xá ờ đường mới Neuve Sainte Geneviève, khoảng giữa xóm la tinh và vùng ngoại ô Thánh Marcel. Ký túc xá này được gọi là ký túc xá Vauquer nhận ở trọ cả đàn ông lẫn đàn bà, cả người già cả đến hạng thanh niên, mà chẳng bao giờ thanh danh của nhà trọ ấy bị xuyên tạc. Nhưng cũng đã ba mươi năm nay, không hề có một người trẻ tuổi nào ờ đây, và nếu có thanh niên nào lạc lõng chốn này thì có lẽ thanh niên ấy chỉ nhận được của gia đình một số tiền cấp dưỡng rất kém cỏi. Tuy nhiên, vào năm 1819, là lúc mở màn tấn thảm kịch sắp kể ra đây, nhà này có chứa một thiếu nữ khôn lớn. Ta cần phải dùng chữ thảm kịch ờ đây, dầu danh từ này đã mất cả ý nghĩa vì người ta đã quá lạm dụng và quá ngược đãi nó trong thời buổi văn chương bi khổ này? Không phải vì câu chuyện có một kịch tính thật sự: nhưng câu chuyện kể ra có cũng sẽ làm cho đọc giả xa gần không cầm được nước mắt intra muros et extra?
Nhưng bạn sống xa cách Paris thông cảm được câu chuyện này chăng? Điều đó không chắc. Những đặc tính của “Cảnh đời” (Scènce de la vie privée) này mang nặng màu sắc địa phương mà chỉ những dân ở giữa đồi Montmartre và vùng Montrouge, ở cái thung lũng nổi danh vì đầy vôi gạch lúc nào cũng sắp sụp đổ và đầy những rạch bùn đen. Cái thung lũng đầy những đau khổ thực sự, những vui mừng thường là giả tạo, cái thung lũng đã hằng bị náo động ghê gớm, đến nỗi chỉ có chuyện gì thật quá lố mới có thể gây được ở đây một cảm xúc lâu dài. Nhưng thỉnh thoảng cũng có những nỗi đau khổ mà do sự quy tụ của tệ tập và đức hạnh đã làm cho thành lớn lao và nghiêm trọng: trước những cảnh huống ấy, lòng ích kỷ và quyền lợi đều trăm lại và thương cảm; nhưng sự khích động ấy chỉ như một quả ngon được nhai nuốt mau lẹ. Chiếc xe của văn minh, chẳng khác chi chiếc xe chở tượng Thần ờ thành Jaggernath (1), chỉ chậm tiến đôi chút vì có một mảnh tim khó nghiến hơn chững tim khác đã làm kẹt bánh thần xa. Và chính người cũng sẽ làm như thế, người là kẻ đang cầm cuốn sách này trong bàn tay trắng, là kẻ đang chễm chệ trên chiểc ghế bành êm dịu, và người cũng tự nhủ thầm: “Cái này có lẽ cũng tiêu khiển ta được đây!”. Lúc đã đọc xong những nghịch cảnh âm thầm của ông già Goriot, người sẽ ăn ngon cơm; còn lòng người không chút rung cảm, người chỉ quy tội cho tác già đã nói quá, hoặc đã thi vị hóa câu chuyện. Ẩy, nhưng người hãy biết cho rằng tấm thảm kịch xảy ra đây không phải là chuyện bịa đặt hay là một tiểu thuyết. Tất cả đều có thật (2), thật đến nỗi ai cũng có thể nhận thấy từng chi tiết ở ngay mình, có lẽ ở ngay nội tâm mình.
 
Ngôi nhà dùng làm ký túc xá thuộc quyền sở hữu của bà Vauquer. Nhà ở dưới dốc Đường mới Sainte Genevière, ngay chỗ con đất uốn thấp xuống để rẽ qua đường Cái Ná một cách rất đột ngột và rất gắt, đến nỗi ngựa ít lên xuống con đường đó. Trường hợp này đã làm thuận tiện cho không khí êm lặng ở những con đường bị ép giữa khu vực nhà thờ Val de Grâce và đền Panthéon: hai lâu đài đã biến đổi bầu không khí với những màu vàng tung vào đấy, và đã làm mọi vật phải tối tăm vì những mầu sắc chát chúa của các nóc dọi xuống. Ở đây những đá lát đường khô ráo, những rãnh chẳng có nước mà cũng chẳng có bùn, cỏ mọc ven theo các bức tường. Người rất vô tư vào đây cũng phải u buồn như những khách khác, tiếng ồn một cái xe đến đây cũng thành một biến cố đặc biệt, nhà cửa ủ rủ, tường vách sặc mùi một ngục tù. Một người dân Paris lạc loài vào đây chỉ nhận thấy toàn những nhà trọ tầm thường hoặc những trường học, một vẻ nghèo nàn hoặc buồn nản, những người già sắp chết, hoặc những thanh niên đang tươi vui mà phải cặm cụi làm việc. Không một xóm nào ở Paris có thể ghê tởm hơn, hoặc ít người biết hơn. Nhất là con đường mới Sainte Genevière giống như một cái khung bằng hoàng đồng, cái khung cảnh độc nhất hợp với cốt truyện này: để đưa vào cốt truyện và để hiểu, không gì bằng những màu sắc nâu sậm, những lý tưởng trang trọng... cũng như từ bậc một ánh mặt trời tối dần và tiếng hát người đánh xe trầm dần lúc kẻ lữ hành xuống đần Hầm mộ. So sánh đúng thay! Nào ai đoán định được còn gì rùng rợn hơn sự việc này, ai, những kẻ có một quả tim khô héo, hay những kẻ mang một khối óc trổng rỗng?
Mặt tiền của ký túc xá nhìn xuống một cánh vườn nhỏ, và cái nhà đâm thẳng góc ra đường Mới Sainte Genevière, trông hình như cái nhà bị con đường cắt sâu vào vậy. Dọc theo mặt tiền nhà, giữa nhà và vườn có một đám sân sỏi lõm sâu vào và rộng lối một thước (3); trước đám sân là một con đường nhỏ rải cát, hai bên có những cây phong lữ thảo, trúc đào và cây lựu trồng trong những chậu lớn bằng sành màu xanh và trắng. Người ta vào đường nhỏ ấy do một cửa lớn trên có tấm bảng mang chữ: Nhà Vanquer, và ở dưới: Nhà trọ cho cả nam phụ lão ấu. Ban ngày, một cánh cửa song thưa có mắc cái chuông rung kêu rổn rảng để thấy ở cuối con đường nhỏ, trên bức tường đối diện với đại lộ một cái vòm tròn vẽ màu cẩm thạch xanh do tay một họa sĩ trong xóm vẽ. Trong chỗ lõm dưới vòm vẽ ấy, có đựng cái tượng thần Ái tình. Nhìn lớp sơn long của bức tượng, những người thích tượng trưng có lẽ nhận thấy đây là một thần thoại của thứ tình ái ở thành Paris mà người ta đang chữa bệnh khỏi được chỉ cách đó vài bước đường. Trên đế bức tượng, một hàng chữ đã bị xóa hết phân nửa làm cho ta nhớ tới cái thời đã xây dựng kỷ vật trang trí này, do lòng hâm mộ đối với văn hào Voltaire, đã trở về Paris vào năm 1777.
 
Đây là thầy ngươi, bất cứ người là ai:
Hiện tại ông là thầy ngươi, trong quá khứ ông cũng đã là thầy, hoặc ông phải là thầy của ngươi.
 
Tối đến, cánh cửa song thưa được thay thế bằng một cánh cửa kín. Cái vườn nhỏ rộng bằng bề dài mặt tiền cái nhà, ở giữa bức tường phía đường cái và bức tường ngăn cách nhà bên cạnh. Một màn bìm bìm treo dọc phủ kính cả bức tường chung này, và giữa thành Paris đây là một cảnh đẹp làm người qua đường lưu ý: Mỗi tường thành đều cổ phủ một thảm cây nho hoặc cây ăn quả khác với những lớp trái mảnh mai và đầy bụi: những trái cây này là mối lo âu hằng năm của bà Vanquer và là đầu đề của những cuộc trò chuyện của bà và các khách ở trọ. Dọc theo mỗi bức tường có một đường nhỏ dẫn đến một lùm cây điền ma (4) cái tên cây mà bà Vanquer tuy thuộc dòng dõi de Conflans vẫn đọc trại đi, dầu mấy khách trọ cố phê bình về văn phạm cho bà. Giữa hai con đường bên hông là một cái bồn vuông trồng artisô, có kèm những cây ăn quả được cắt cành lá tròn như búp chỉ, chung quanh thêm những cây chua me, rau diếp hay ngò tây. Dưới vòm cây điền ma có để cái bàn tròn sơn màu lục, có ghế để quanh. Những ngày nóng bức, những khách trọ nhà giàu có thể dùng đến cà phê được đều ra ngồi đây uống nhâm nhi trong lúc ánh nắng có thể làm nở được trứng ấp. Mặt tiền cao ba tầng có cả rầm thượng kiến trúc bằng đá cuội và quét bằng thứ màu vàng nó đã làm cho hầu hết những nhà ở cận Paris đều có cái vẻ khả ố làm sao. Mỗi tầng lầu có năm cửa sổ đều lắp kính nhỏ và đều có bỏ mành mành, nhưng chẳng có bức mành nào được cuốn lên giống nhau, thành thử chẳng bức nào ngay hàng với bức nào. Bề sâu nhà có hai cửa sổ, và tầng dưới hai cửa sổ này được trang trí bằng những song sắt có rào lưới. Sau nhà có cái sân rộng độ hai chục bộ (5): trong sân phát hiện một cuộc sống chung rất hòa hiệp giữa những giống lợn, gà, thỏ.., và phía sau có một cái kho để củi. Giữa kho củi và cửa sổ của nhà bếp, có treo một tủ đồ ăn, dưới tủ là dòng nước dơ của chậu rửa bát. Từ sân này ra đường Mới có một cửa nhỏ do đó đầu bếp đổ rác rến trong nhà ra đường và giội nước chùi rửa nơi đây, nếu không có thể phát bệnh ôn dịch.
Lẽ tất nhiên tầng dưới nhà dùng làm nhà trọ và gồm có một phòng ngoài: phòng này được sáng nhờ hai cửa sổ trông ra đường, đi vào do một cửa lớn vừa là cửa sổ. Phòng khách này thông vào một phòng ăn, rồi đến cái chân cầu thang mới đến nhà bếp. Bậc thang bằng gỗ và gạch vuông sơn màu, đánh bóng. Chẳng có gì buồn hơn quang cảnh cái phòng khách đầy ghế bành và ghế dựa bọc vải sọc chen lẫn đường lì và đường láng. Giữa phòng kê một bàn tròn mặt cẩm thạch trang trí bằng hình cái quán trên một tấm sành trắng viền chỉ vàng đã phai hết nửa hình trang trí mà hiện nay đâu cũng có. Nền phòng lát gập ghềnh, tường đóng ván đến ngang lưng người đứng. Phần trên tường còn lại thì dán một giấy sơn vẽ những cảnh chính của truyện Télémaque với các nhân vật vẽ màu. Khoảng giữa hai cửa sổ rào lưới sắt là bức tranh vẽ buổi tiệc của nữ thần Calypso đãi con trai vua Ulysse (6). Trong bốn mươi năm trường, bức vẽ đã gợi bao nhiêu lời chế giễu của bọn thanh niên ở trọ: tự kiêu ngạo bữa ăn mình, bọn này vẫn tưởng đang ở một địa vị cao sang hơn cảnh hiện tại mà sự nghèo khổ đã buộc họ vào. Lò sưởi được trang trí bằng hai độc bình cắm đầy hoa giả đã cũ rích và được bọc lồng lại, ở giữa là một đồng hồ bằng cẩm thạch màu xanh nhạt rất xấu xí. Lòng lò sưởi lúc nào cũng sạch sẽ chứng tỏ là lò chỉ được đốt lửa vào những cơ hội lớn. Phòng thứ nhất này để xông ra một mùi mà trong ngôn ngữ không có danh từ nào diễn tả được, và có lẽ phải gọi nó là cái mùi nhà trọ. Đây là mùi của một phòng hay đóng cửa, mùi mốc, mùi ôi; lạnh lẽo ẩm iu ngửi thấy ngay ở mũi, thâm nhập vào cả áo quần, mùi của một phòng người ta mới ăn cơm, hôi mùi chén bát, mùi một phòng để đồ ăn, mùi một nhà thương thí. Cái mùi có lẽ diễn tả được nếu người ta sáng chế được một phương pháp để đo lường được số lượng yếu tố và buồn nôn của hơi đờm dãi và đặc biệt của mỗi người ở trọ, trẻ hay già. Ấy thế mà mặc dầu có những cái ghê tởm tầm thường ấy, và nếu ta so sánh với cái phòng ăn kề cận đó, ta lại cho cái phòng khách là trang nhã và thơm tho như một phòng khuê. Phòng ăn có vách hoàn toàn lót gỗ nguyên trước có sơn một màu mà bây giờ không còn nhìn ra màu gì nữa, màu ấy đã thành cái nền trên đó cát bụi chồng chất thành lớp vẽ nên những hình kỳ lạ. Những tủ chén bát trơn nhớt dựa tường, trên tủ bày những bình nước sứt mẻ, lu mờ, những tấm sắt tây tròn có vân, mấy chồng dĩa bằng sành dầy có viền xanh, chế tạo tại Tournal. ở một góc để một cái thùng có nhiều hộc số để đựng khăn lau lốm đốm dơ hay đỏ màu rượu vang, của những người ở trọ. Lại có những thứ bàn ghế bất hủ, đâu đâu cũng phế bỏ nhưng được đặt tại đây như những di vật của nền văn minh được đặt tại Nan y viện (7). Người ta còn có thể thấy một phong vũ biểu được đem ra lúc mưa, những tranh ảnh ghê gớm làm hết muốn ăn, cái nào cũng để trong khung gỗ sơn đen có chỉ vàng; một đồng hồ treo bằng đồi mồi khảm đồng; một lò sưởi màu lục, những cây đèn dầu mà dầu và bụi trộn lẫn nhau, một bàn dài trải tấm vải sơn, nhờn mỡ trên ấy một trú sinh nghịch ngợm đã lấy ngón tay viết tên lên như đã dùng một mũi sắt nhọn, những ghế dựa khập khễnh, những tấm đệm cói chỉ trải ra mà không lúc nào hưởng những lồng ấp có lỗ đã bè, bản lề lật ra, gỗ đã đen thui. Muốn giải rõ đồ đạc ở đầy đã cũ kỹ đến bậc nào, đã lũng, mục, lung lay, sứt bể, cụt tay dơ dáy, què quặt, gần tàn phế hấp hối... thì phải làm một bài miêu tả làm quá chậm câu chuyện, và những người gấp nghe chuyện không thể tha thứ. Gạch lát vuông đỏ thì bị vạch đường vì sự lau chùi hay vì những lúc tô màu. Tóm lại, nghèo khổ ngự trị ở đây, không chút thi vị, một nghèo khổ tằn tiện, cô đọng, xơ xác. Nếu cảnh nghèo ở đây chưa có bùn lầy, thì cũng đã có những vết dơ, nếu nó chưa có áo lũng, giẻ rách, thì nó cũng sắp đồ ra thối mục.
 
Căn phòng này hoàn toàn sáng lạn vào lúc bảy giờ sáng, lúc con mèo của bà Vanquer dậy trước chủ nó nhảy lên các tủ đồ ăn, đánh hơi sữa trong những tô có dĩa đậy, và lên tiếng gầm gừ. Ngay sau đó bà chủ xuất hiện với cái mũ ren trên đầu, với một vành tóc giả treo lủng lẳng vụng về ở dưới. Bà ta kéo xà lệt một đôi dép méo mó. Khuôn mặt bì dày dày, mập mạp, ở dưới nổi lên một cái mũi mỏ keo; hai bàn tay nhỏ nhắn, múp míp, thân hình bụ bẫm như con chuột ở nhà thờ, áo lót quá dày và phồng phềnh lên, tất cả hình ảnh này rất phù hợp với căn phòng đầy mùi khốn đốn, chứa một không khí đầu cơ, trong ấy bà Vanquer biết thở mùi nồng thối, không chút gì ghê tởm. Vẻ mặt bà tươi tắn như buổi gió lạnh đầu tiên của tiết thu, đôi mắt nhăn nheo của bà đi từ vẻ nụ cười bắt buộc của vũ nữ đến vẻ cau có của viên thu ngân chiết khấu... tóm lại là cả con người bà giải thích cho cái nhà trọ, cũng như cái nhà trọ ám tàng con người của bà. Ngục tù không thể tồn tại được nếu không có tên ngục tốt, người ta không thể tưởng tượng có thể có cái này mà không cái kia. Vẻ phì nộn xanh xao của người đàn bà thấp bé này là kết quả của lối sinh hoạt kia, cũng như bệnh đậu lào là quy kết của bể khí một bệnh viện. Cái váy lót bằng len đan của bà ló dài hơn cái váy ngoài may với một áo dài cũ mà lớp bông lót lòi ra do những đường nứt nẻ của đường vều tìm cái gì? Nguồn hạnh phúc. Anh sinh viên nói với một giọng thấm tận tâm hồn. Vậy thì nếu hạnh phúc của một người đàn bà là được yêu đương thờ phụng, là có một người bạn có thể cho biết được những ước vọng của mình, những sở hiểu nhất thời, những buồn khổ, những hoan lạc của mình, để tỏ lộ được hết tâm hồn với khuyến điểm xinh xinh và những đức tính tốt đẹp của mình mà không sợ phản bội: bà hãy tin tôi, tấm lòng tận tuỵ luôn luôn nồng nàn, chỉ có thể thấy được ở một người trẻ trung, đầy ảo mộng, có thể chết được khi bà chỉ ra một dấu hiệu, một người chưa biết gì ở đời và cũng không muốn biết gì nữa, vì bà sẽ là vũ trụ của họ.
Như chúng tôi, bà thấy không, chúng tôi vừa ở tỉnh lên, tôi hoàn toàn ngây ngô chỉ quen biết những tâm hồn cao đẹp; và tôi đã muốn ở vậy không yêu đương. Tôi gặp chị họ tôi, chị quá thương yêu tôi, đã làm cho tôi đoán thấy bao nhiêu điều quý giá của ái tình tôi như chàng Chérubin (33) mê say hết tất ci đàn bà trong lúc chờ đợi để có thể tận tuỵ với một người. Vừa thấy bà lúc bước vào chốn này, tôi cảm giác như một giòng nước đưa đẩy lại gần bà, Trước tôi đã nghĩ quá nhiều về bà. Nhưng tôi không mộng tưởng bà đẹp đến thế này. Chị De Beauséant đã bảo đừng nhìn bà chòng chọc như vậy. Chỉ không biết đôi môi hồng của bà, làn da trắng, cặp mắt dịu dàng của bà hàm súc bao nhiêu cám dỗ… Tôi cũng như chàng Chérubin, tôi thốt ra toàn chuyện điên cuồng, nhưng hãy để tôi nói…
Đàn bà không thích gì bằng được nghe người ta tán tỉnh những lời êm ái như thế. Người sùng đạo phải nghiêm khắc nhất cũng chú ý nghe dầu không phải trả lời. Sau khi đã khai mào như trên, Rastignac làm luôn cả chuỗi với một giọng thì thầm duyên dáng; và bà De Nucingen khuyến khích anh ta với những nụ cười trong lúc vừa thình thoảng vẫn ngó De Marsay, mà ông này cứ ở trong lô quận chúa Galathionne. Rastignac ở bên bà De Nucingen cho đến lúc chồng bà ta lại đem bà ta đi. Eugène nói:
- Thưa bà, tôi sẽ hân hạnh đến hầu thăm bà trước bữa dạ hội của nữ công tước De Carigliano.
Nam tước De Nucingen là một người Alsace mập mạp với bộ mặt tròn trĩnh biểu lộ một tính xảo quyệt nguy hiểm, ông ta nói:
- Nhà tôi mời, thì ông chắc sẽ được tiếp đãi rất nồng hậu.
- Công chuyện ta trôi chảy rồi, vì nàng không khó chịu lúc nghe ta nói: “Phu nhân sẽ yêu tôi nhiều không?” Hàm thiếc đã đặt vào miệng ngựa rồi, ta hẳn nhảy lên và lái nó đi. Eugène tự nhủ thầm vừa đi lại chào bà De Beauséant lúc bà đứng lên đi về với ông D’Ajuda.
Anh chàng sinh viên khốn khổ không biết rằng bà Nữ Nam tước lơ đãng không chú ý gì và đang đợi một lá thơ quyết định của De Marsay, một lá thơ xé nát tâm hồn. Rất sung sướng với các thành công huyền tạo, Eugène đưa nữ bá tước ra tận hàng trụ hành lang, nơi mọi người ra đợi xe. Lúc Eugène rời họ rồi, D’Ajuda cười với nữ tử tước:
- Cậu em họ của phu nhân thấy khác hẳn đi. Anh sắp lật đổ nhà chủ ngân hàng rồi. Anh ta mềm dẻo như con lươn, tôi tưởng anh ta sẽ đi xa. Chỉ phu nhân mới khéo chọn được một thiếu phụ đúng lúc nàng cần được an ủi.
- Nhưng phải xem nàng còn yêu người bỏ rơi nàng chăng? Bà De Beauséant nói.
Chàng sinh viên đi bộ từ nhà hát về Đường Mới Sainte Geneviève vừa sắp đặt nhiều dự định rất êm đềm. Anh chàng đã thấy bà De Restaud chú ý nhìn anh ta lúc anh ta ở trong lô nữ bá tước hoặc trong lô bà De Nucingen, và đoán chừng bà ta không cấm cửa anh ta nữa. Như thế là đã được bốn chỗ giao thiệp quan trọng trong xã hội thượng lưu Paris vì anh ta tính cũng sẽ làm cho bà Thống chế vừa lòng. Không tự giải thích những phương tiện, anh ta cũng đoán trước rằng trong cuộc tranh đấu phức tạp về quyền lợi ở đời, anh ta phải bấu víu và một bánh xe mới lên được phía trên bộ máy, và anh ta thấy mình đủ sức mạnh để thắng hãm bánh xe.
- Nếu bà De Nucingen lưu tâm đến ta, ta sẽ dạy bà điều khiển chồng. Chồng bà kinh doanh những việc lợi vô số, anh ta có thể giúp ta lập sản nghiệp ngay một lúc.
Anh ta không tự nói sống sượng như vậy, anh ta chưa khôn khéo đi tính toán một tình thế, phẩm bình và trù hoạch; những ý tưởng kia phảng phất ở chân trời như những đám mây mờ, và dầu nó chưa táo tợn như những ý kiến của Vautrin, nhưng nếu đem xét nó trong lò lương tâm nó cũng không lấy gì làm trong sạch lắm. Sau những cuộc dàn xếp liên tiếp như thế, người ta sẽ đi đến một nền luân lý suy đồi hiện tại. Trong thời này hơn thời nào hết, hiếm mà gặp được những người ngay thẳng, những nghị lực cao đẹp không lúc nào khuất phục trước điều bậy, đối với những người ấy đi sai đường thẳng một chút là một trọng tội, đó là những hình ảnh đẹp đẽ của lòng chính trực đã cho hai giai phẩm: nhân vật Alceste của Molière, và gần đây Jenny Deans và ông già anh ta trong văn phẩm của Walter Scott. Nhưng có lẽ một tác phẩm làm ngược lại với sự miêu tả những ngoắt ngoéo mà một người trong giới thượng lưu, một kẻ tham lam làm cho lương tâm phải uốn theo trong lúc cố đi cạnh điều ác để đạt mục đích mà vẫn giữ được bề ngoài, một tác phẩm như thế cũng không kém hay, không kém xúc động.
Về đến cửa nhà trọ, Rastignac đã mê bà De Nucingen, bà ta có vẻ mảnh khảnh, thanh bai như con én. Anh chàng nhớ lại tất cả; cặp mắt dịu hiền cám dỗ, làn da mịn bóng làm anh ta như thấy máu chảy ở dưới, giọng nói quyến rũ, bộ tóc vàng; có lẽ sự đi làm máu chảy, đi đưa anh ta đến sự say mê ảo hoặc ấy. Anh ta đập mạnh lên cửa ông già Goriot,
- Ông cụ hàng xóm ơi, tôi đã gặp bà Delphine.
- Ở đâu vậy?
- Ở nhà hát Ý.
- Nó có chơi vui không vậy…? Mời vào đi. Và ông già hiền lành lúc dậy đang mặc áo lót đêm, mở cửa ra và lẹ làng nằm xuống lại.
- Ông hãy nói chuyện về nó đi. Ông ta yêu cầu.
Mới lần đầu vào phòng ông Goriot, Eugène không khỏi giật mình kinh ngạc lúc thấy chỗ ở tồi tàn của người cha sau khi đã thán phục lối trang sức của cô gái. Cửa sổ không màn, giấy dán tường đã rã ra nhiều chỗ vì ẩm ướt và co rúm để thấy lớp thạch cao đã vàng vì khói. Ông già nằm trên cái chõng xấu xí chỉ có cái mền mỏng và tấm nệm bông đắp chân do những miếng áo rách của bà Vauquer chắp lại. Gạch lát nền ướt và đầy bụi. Trước cửa sổ có một cái tủ ngăn phình bụng bằng gỗ đào, với những tay kéo bằng đồng vặn hình cành nho có lá hay hoa, một cái bàn cũ kỹ mặt gỗ trên ấy để một chậu thau với bình nước và đồ cạo râu. Ở một góc phòng để giày; trên đầu giường có cái bàn nhỏ không cửa cũng không có mặt đá; ở góc lò sưởi không có chút lửa nào, có đặt cái bàn vuông bằng gỗ hồ đào mà cái thanh ngang đã được ông Goriot dùng để vặn bẻ cái vịm xúp bằng bạc. Một cái bàn viết xấu xí trên ấy có để cái mũ của ông già, một ghế bành màu sẫm độn rơm và hai cái ghế nhỏ bổ túc cho đồ đạc tồi tàn trong phòng. Một tấm vải thô có ô đỏ và trắng đặt trên cái treo mùng hình mũi tên buộc xuống thềm nhà bằng một tấm giẻ. Cái gác ở của người mãi biện nghèo nhất chắc còn có đồ đạc khá hơn ông Goriot ở nhà trọ bà Vauquer. Quang cảnh cái phòng làm ớn lạnh và se lòng, nó giống cái phòng buồn thảm của một nhà tù. May thay ông Goriot không thấy vẻ mặt Eugène lúc chàng đặt cây đèn cầy lên cái bàn ở đầu giường ông. Ông già quay về phía anh ta mà vẫn trùm mền lên thấu cằm.
- Ấy thế! Ông ưa bà De Restaud hay bà De Nucingen hơn?
- Tôi ưa bà Delphine hơn, vì bà thương ông hơn.
Nghe lời nói nồng nàn ấy, ông già giơ tay ra khỏi giường và nắm chặt bàn tay Eugène.
- Cám ơn, cám ơn, ông già cảm động nói. Vậy Delphine đã nói gì về tôi?
Chàng sinh viên lặp lại những lời của nữ nam tước vừa tô điểm thêm lên, và ông già chú ý nghe anh ta như nghe lời chúa dạy vậy.
- Con nhỏ yêu quý của tôi! Vâng, vâng, nó thương tôi lắm. Nhưng đừng tin lời nó nói về Anastasie. Ông thấy đó, hai chị em nó ghen nhau, đó cũng là một bằng cớ của lòng âu yếm của chúng. Tôi biết mà. Một người cha đối với con, cũng như chúa Trời đối với chúng ta, Chúa đi vào tận đáy lòng và xét hiểu hết tâm ý. Cả hai chị em chúng nó đều hiếu hạnh. Ồ, nếu tôi có những thằng rể tốt, tôi đã hạnh phúc quá rồi. Ở thế gian này chắc không có hạnh phúc nào hoàn toàn. Nếu tôi sống với chúng nó, thì chỉ nghe tiếng chúng nói, chỉ biết chúng ở gần bên, chỉ thấy chúng ra vào như lúc chúng còn ở nhà tôi, lòng tôi cũng đã xao xuyến… Chúng nó ăn mặc có đẹp không?
- Đẹp! Nhưng cụ Goriot, tại sao có con gái giàu sang như thế mà cụ lại ở trong cái nhà tồi tàn như vậy?
Ông nói với vẻ vô ưu:
- Thật tình, ăn ở sang hơn có ích gì cho tôi đâu? Tôi không sao giải thích cho ông được những cái này; tôi không thể nói được hai lần tiếp nhau cho hẳn hoi. Tất cả đều ở đây. Ông ta nói thêm vừa đấm vào tim. Đời sống của tôi là ở nơi hai đứa con gái tôi. Nếu chúng vui chơi, chúng sung sướng ăn mặc tử tể, nếu chúng đi trên thảm thì tôi mặc thứ nỉ gì, chỗ tôi nằm ra sao nào có cần gì? Nếu chúng ấm thì tôi không lạnh, nếu chúng cười tôi chẳng lúc nào buồn. Tôi chỉ rầu phiền những nỗi phiền rầu của chúng. Lúc nào ông có con, lúc nào ông tự nói khi ông nghe con ông nói ríu rít “Ở ta mà ra đó!” lúc nào ông cảm thấy những con người nhỏ ấy dính líu với mỗi giọt máu của ông mà chúng là cái tinh anh vì đúng là vậy đó! Ông sẽ cảm thấy dính vào da chúng, ông tưởng thân mình ông rung chuyển lúc chúng bước đi. Đâu đâu tiếng nói chúng cũng trả lời cho tôi. Một cái nhìn buồn bã của chúng làm huyết tôi lạnh đông lại. Một ngày kia ông sẽ thấy ta sung sướng vì hạnh phúc chúng hơn là hạnh phúc của ta.
 Tôi không thể cắt nghĩa cho ông được, đó là những xao động ở nội tâm nó đem khoan khoái cho ta cùng hết. Nói tóm lại là tôi sống thanh ba. Ông muốn tôi kể ông nghe một chuyện buồn cười không? Đây này, lúc tôi có con, tôi mới hiểu Chúa Trời. Toàn thân Chúa ở khắp mọi nơi, vì tạo vật ở Chúa mà ra. Ông à, tôi cũng như vậy đối với con tôi. Duy tôi thương con tôi hơn Chúa thương vũ trụ, vì vũ trụ không đẹp bằng Chúa mà con tôi thì đẹp hơn tôi. Chúng nó dính chặt lấy tâm hồn tôi, đến nỗi tôi đã biết là tối nay ông gặp chúng. Trời ơi! người nào làm cho con nhỏ Delphine của tôi được sung sướng bằng một người đàn bà sung sướng khi họ được rất mực yêu đương, thì tôi sẽ đánh giày, làm công việc lặt vặt cho người ấy. Do mụ bồi phòng của nó mà tôi biết cái thằng De Marsay là một con chó dữ. Tôi muốn vặn cổ nó đi. Không yêu một thiếu phụ xinh như cái đồ chơi với giọng như hoạ mi, đẹp như hình làm mẫu. Con mắt nó ở đâu mà lại lấy thằng cha mập Alsacien đần độn ấy? Cả hai đều cần những thanh niên đẹp đẽ tử tế. Thế mà chúng lại làm theo ý ngông cuồng của chúng.
Ông già Goriot thật cao siêu. Chưa lúc nào Eugène thấy ông rực rỡ với cái tình cha say sưa của ông. Một điều đáng chú ý là sức truyền dẫn của tình cảm. Một người thô lậu đến đâu, lúc họ biểu lộ một tình thương mãnh liệt và chân thật, họ phát ra một khí lực đặc biệt làm biến đổi vẻ mặt, làm cử chỉ linh động, cho giọng nói thêm khởi sắc. Lắm lúc vì tình thương mà một người hết sức ngu đần có thể trở thành rất hùng biện trong ý tưởng, nếu không phải là trong ngôn ngữ, và họ như cử động trong một không khí sán lạn. Trong bộ điệu ông già hiền lành kia, lúc bấy giờ như có một sức truyền cảm biểu lộ một đại kịch sĩ. Nhưng những tình cảm cao đẹp không phải là những bài thơ của nghị lực hay sao?
Eugène nói:
- Này, có lẽ cụ không bực mình khi biết bà nam tước chắc sắp đoạn tuyệt với anh De Marsay kia. Anh chàng đẹp trai kia bỏ bà ta để theo quận chúa Galathienne. Về phần tôi, tối nay tôi đã phải lòng bà Delphine rồi.
- Vậy sao?
- Vâng, Bà ta không ác cảm tôi. Chúng tôi nói chuyện tình hằng giờ, và tôi sẽ đi thăm bà ngày mốt, thứ bảy.
- Ồ! Nếu nó ưa ông thì tôi hết sức thương mến ông, ông là người tốt, ông sẽ không làm nó khổ. Nếu ông phản bội nó, tôi sẽ cứa cổ ông trước. Một người đàn bà không có hai tình, ông thấy không? Lạy Chúa! Tôi lại nói ba xàm, ông Eugène ơi. Ở đây lạnh lẽo cho ông quá. Lạy Chúa! Vậy ra ông có nghe nó nói chuyện à? Nó có nhắn gì tôi không?
- c khách trọ đều ở trong cảnh khốn đốn biểu lộ ít hoặc nhiều ra bề ngoài. Vì vậy cảnh thê lương trong nhà lại hình dung lại trên áo quần tơi tả của khách trọ. Đàn ông mặc những áo dài không ai còn đoán ra được là màu gì nữa, giầy mang thì chẳng khác gì những thứ giầy vất ở xó đường tại các phố sang trọng, áo mặc trong đã sờn, tất cả áo quần ấy đều chỉ còn cái hồn của y phục. Đàn bà thì mặc áo dài cũ rích, nhuộm lại hoặc phai màu mang đồ ren vá víu, những bao tay dùng lâu đã láng bóng, những cổ áo phồng đã ngả màu nâu, những khăn choàng đã xơ xác. Nhưng đầu áo quần như thể, những thân hình của các khách trọ rất tráng kiện, những thể chất đã chống chọi với bao nhiên bão tố ở đời với những vẻ mặt lạnh lùng, sắt đá, li nhẵn chẳng khác gì những đống tiền ngụy hết ăn. Các khách trọ ấy làm cho người ta cảm đoán những thảm kịch đã diễn ra hoặc đang tiếp diễn không phải những thảm kịch trình bày dưới ánh đèn sân khấu, giữa tranh cảnh tô vẽ, mà những tấn thảm kịch câm mà sống thực, những thảm kịch lạnh lùng mà làm rúng động nồng nhiệt cả tâm can, những thảm kịch liên tục.
 
Có gái già Michonneau giữ mãi trên cặp mắt lờ đờ, mệt nhọc của cô một tấm vải xanh che đầy cáu bẩn, có viền một thứ dây đồng mà một thiên thần thấy cũng phải kinh hoảng. Khăn trùm có những tua leo teo hình như phủ một bộ xương, vì cái hình thù được che lên đầy những góc khến. Không biết chất a-xít gì đã làm cho con người ấy tiêu mòn hết những hình dáng một phụ nữ và trước kia cô ta có lẽ cũng đẹp đẽ xinh xắn? Vì những tệ tập chăng, hay vì sầu buồn, vì tánh gian tham? Vì cô đã quá yêu ai? Vì cô là một gái buôn son, hay một nữ giang hồ? Hiện cô đang sám hối cho một tuổi trẻ ngạo mạn đầy lạc thú bằng một cảnh già mà mọi người đều tránh? Cái nhìn trắng dã của cô làm người ta phát lạnh, bộ mặt cằn cỗi của cô như dọa nạt ai đây. Giọng cô nói rè rè như tiếng ve sâu kêu trong bụi rậm ở những buổi đông về. Cô ta kể lại đã săn sóc cho một ông già có bệnh ở bọng đái, bị con bỏ rơi vì tưởng ông ta không tiền, Ông già ấy đã để lại cho cô một lợi tức chung thân, lâu lâu lại bị kẻ thừa kế của ông tranh chấp và cô thường bị họ nói xấu. Tuy tình dục đã tàn phá mặt mày cô, nhưng người ta vẫn còn nhận thấy dấu vết của vẻ trắng mịn trên da thịt cô, làm cho người ta có thể nghĩ rằng thân hình cô còn giữ được phần nào sắc đẹp của cô.
 
Ông Poiret là một thứ máy. Thấy ông ta trườn dài tới giống như cái bóng xám dọc đường một vườn Bách thảo, đầu trùm một mũ kết mém cũ, tay cầm không muốn vững một cái gậy có cái ngà bằng ngà đã vàng, hai vạt áo không che hẳn cái quần cụt hình như trống rỗng, còn hai ống chân mang vớ xanh run run như chân một người say rượu, để lòi một áo gi-lê trắng dơ và tấm vải thô che ngực đã co rúm không dính hẳn vời cái cà vạt buộc quanh một cái cồ gà trống tây,... nhiều người tự hỏi rằng cái hình ảnh ba Tàu ấy có thực là thuộc giống dũng cảm của con cháu Japhet (10) đang nhởn nhơ trên đại lộ Ý quốc chăng? Không biết khổ công gì đã làm cho ông ta bị cằn cỗi như vậy? Tình dục nào đã làm cái mặt củ hành của ông ta nhuộm màu nâu sẫm mà nếu được hoạt họa lại chắc không ai tin là có thật. Trước ông ta đã làm gì? Có lẽ ông làm việc ở bộ Tư Pháp, trong cái văn phòng nhận những báo cáo trực tiếp của bọn đao phủ thủ, những bản kế toán về những màn đen cho các vụ giết, tiền mua cám cho thúng hứng đầu người (11), mua dây buộc dao?(12) Hay ông ta đã làm việc thu ngân ở một lò sát sinh, hoặc phó thanh tra của sở Vệ sinh? Tóm lại thì con người này hình như là một con lừa của cái máy xay xã hội to lớn này, một người đã làm công việc cho người khác hưởng mà cũng không biết người hưởng là ai, một cái trục chịu cho những khổ cực và nhơ nhuốc của công chúng xoay quanh, tóm lại là một người mà lúc ta nhìn thấy, ta phải nói “Vậy mà phải cần những người như vậy”. Thành phố Paris diễm lệ có biết những bộ mặt xanh xao vì những đau khổ, tinh thần bay thề chất ấy. Nhưng thành Paris là một biển cả. Hẳn thả thử dây đo xuống xem, chẳng lúc nào ta biết được cái tầm sâu nó là bao nhiêu. Ta thử rảo quanh cho hết cái độ thị này, ta hãy tả cảnh nó đi: dẫu ta đi quanh bao nhiêu, mô tả cẩn thận bao nhiêu đi nữa, dẫu những kẻ thám hiểm trên mặt biển này đông bao nhiêu chăng nữa, cũng vẫn còn có chỗ chưa ai động đến, một sào huyệt chưa ai biết, những cành hoa, những hạt châu, những quái vật, hoặc một cái gì phi thường mà những nhà văn tìm tòi lặn lội vẫn bỏ quên. Nhà trọ Vanquer là một trong những quái trạng kỳ lạ đó.
 
Có hai bộ mặt trái ngược hẳn với đám khách trọ và những người quen biết, tới lui ở nhà này. Cô Victorine Taillefer, dầu nước da trắng bệnh hoạn của cô giống như da những thiếu nữ bị bệnh dải hoàng và cô cũng ở trong cái tình trạng đau khổ chung đã đắp thành cái nền của bức tranh ở đây bằng một màu sắc luôn luôn buồn tẻ, bằng một thái độ ngượng ngùng bằng một vẻ nghèo nàn yếu ớt, tuy nhiên mặt cô ta không già cỗi, cử động nhanh nhẹn, giọng nói nhẹ nhàng.
 Thiếu nữ khốn đốn tựa như một cây nhỏ mà lá đã vàng úa, người ta mới đem trồng ở chỗ đất không hợp. Vẻ mặt đỏ hoe, bộ tóc vàng hung, tấm vóc quá mành..., những cái ấy hình dung đúng cái dáng điệu duyên dáng mà các thi sĩ cận đại tìm thấy trong những tượng nhỏ của thời Trung cổ. Cặp mắt đen xám của cô biễu lộ một tánh tình khoan hậu, một nhẫn nại của tín đồ Cơ đốc giáo. Áo quần giản dị, rẻ tiền, để lộ những hình dáng tươi trẻ. Người cô rất xinh xắn do sự kết hợp và nếu cô sung sướng, chắc sắc đẹp cô thật mê hồn: hạnh phúc là nguồn thơ của phụ nữ, cũng như phấn sáp là đồ trang sức của họ. Nếu một đám khiêu vũ vui vẻ phản chiếu những nét hồng trên mặt tái nhợt kia, nếu những êm dịu của một cuộc đời thanh lịch làm đầy đặn và tô son cho hai má đã hơi lõm kia, nếu ái tình làm tươi lại cặp mắt buồn rượi kia, cô Victorine có thể sánh với những thiếu nữ xinh đẹp nhất. Tiểu sử của cô có thể làm đề tài cho cả một cuốn sách. Cha cô tự cho mình có lý để không nhìn nhận cô, từ khước không để cô ở cạnh ông, chỉ cho cô số tiền sáu trăm quan mỗi năm, sắp đặt của cải để sau này chỉ con trai được thừa hưởng. Mẹ cô là bà con của bà Couture, và đã chết tại nhà bà vì tuyệt vọng, nay bà Couture săn sóc cô như con đẻ bà vậy. Khốn thay, quả phụ của ông ủy viên chi phó trong quân đội Cộng hòa cũng chỉ có dự tặng của chồng để lại và số tiền quả tuất của bà. Một ngày kia bà có thể phó mặc cho đời một thiếu nữ khốn đốn vô kinh nghiệm, vô tài sản. Giờ đây, mỗi chủ nhật bà đều dẫn Victorine đi lễ Nhà Thờ trong mười lăm ngày bà lại dẫn cô đi xưng tội, để may ra cũng làm cho cô thành một thiếu nữ Kinh tín. Bà có lý. Tín ngưỡng đành cho cô bé trung tín này một tương lai: cô vẫn thương cha cô, mỗi năm cô vẫn đến nhà ông để đem lời xá miễn của mẹ cô lại cho ông, nhưng mỗi năm cô vẫn chạm phải một tấm cửa đóng kín tàn nhẫn.
Trung gian độc nhất của cô là người anh cô, đã bốn năm không đoái hoài thăm cô lấy một lần, và chẳng giúp đỡ cô một đồng nào. Nàng cầu Chúa làm cho cha nàng mở mắt nhìn lại, làm cho tâm của anh nàng bớt sắt đá, và đọc kinh cầu nguyện cho họ, không một lời kết tội. Bà Couture và bà Vanquer không tìm trong tự điển được một đanh từ gì khả đĩ tả được lối cư xử dã man ấy. Lúc nào hai bà nguyền rủa nhà triệu phú đốn mạt kia, Victorine vẫn thốt ra toàn những lòi ôn tồn dịu ngọt, chẳng khác con chim bồ câu bị thương mà tiếng kêu đau đớn còn nói lên những giọng yêu đương,
 
Chàng Eugène de Rastignac có vẻ mặt hoàn toàn của người miền Nam, nước da trắng trẻo, tóc đen, mắt xanh. Dáng điệu của chàng cũng như nghi dung, cách đứng ngồi, mỗi lúc đều chứng tỏ chàng là con trai một gia đình quý phái, mà giáo dục từ nhỏ đã gồm toàn những tập truyền trang nhã. Tuy chàng giữ gìn quần áo, ngày thường chàng đùng toàn áo cũ năm ngoái, nhưng có lúc chàng cũng có thể đi ra với những y phục của một thanh niên phong nhã. Thường chàng chỉ mặc một áo đuôi tôm cũ, một gi-lê xấu xí đeo cái cà vạt đen khổ và thắt cẩu thả của các sinh viên, mang một cái quần cũng theo kiểu ấy và đôi giày ống đã xều đế lại.
 
Giữa hai nhân vật và những người kia, ông Vautrin tức anh chàng 40 tuổi và có râu mép nhuộm, làm mối chuyền quá. Ông ta thuộc hạng người mà người ta thường bảo: “Anh chàng mới phóng túng quắc thước làm sao!” Vai rộng, ngực nở bắp thịt nổi lên, bàn tay dày dặn vuông vức với những đốt có chùm lông rậm và đỏ hoe. Mặt ông ta đã sớm có những nét nhăn nheo biểu lộ một tinh thần cứng rắn phản trái với bộ điệu mềm mỏng dẻo dai của ông. Cái giọng trầm trầm hòa điệu với tính vui nhộn của ông càng làm cho người ta dễ mến. Ông ta tánh hay cười đùa và ân cần giúp đỡ mọi người. Nếu có bộ khóa nào hỏng, ông ta tháo ngay ra, sửa chữa vá víu, bỏ dầu mỡ, mài dũa, lắp lại, nói: “Tôi biết việc này mà!”. Mà việc gì ông cũng biết, việc tàu bè, việc hàng hải, ông biết nước Pháp, ông biết ngoại quốc, ông rành sự việc, hiểu biết người đời thông suốt mọi biến cố, luật lệ, quen thuộc các khách sạn cũng như các nhà tù. Nếu ai than vãn việc gì, ông sẵn sàng giúp đỡ ngay. Đã nhiều lần ông cho bà Vanquer và vài khách trọ mượn tiền. Nhưng những kẻ đã mang ơn ông thì dầu chết cũng không dám quịt tiền ông, vì tuy ông có vẻ hiền từ dễ dãi, ông chỉ nhìn một cái với cặp mắt sâu sắc và quả quyết là ai cũng phải khiếp sợ. Chỉ một cách ông nhổ phẹt nước miếng đã biểu lộ sự bình tĩnh thản nhiên của ông, nó không làm cho ông thụt lùi trước một trọng tội, để thoát ly một tình trạng mập mờ. Chẳng khác một quan tòa nghiêm khắc, con mắt ông hình như soi thấu tột cùng mọi vấn đề, mọi lương tâm, mọi tình cảm. Ông quen thói ăn sáng xong là đi để trở về dùng cơm chiều, rồi chuồn mất cả buổi tối đến nửa đêm mới lại về nhà với bộ chìa khóa bà Vanquer giao cho. Chỉ có ông là hưởng được đặc ân này. Thành thử ông ta rất tử tế với bà quả phụ mà ông gọi là “má” vừa ôm ngang minh bà, một cách mơn trớn ít ai hiểu thấu ý nghĩa! Bà già còn tưởng chuyện ôm xác thân bà là dễ, nhưng chỉ một mình ông Vautrin mới có đôi cánh tay khá dài để ôm siết được cái chu vi nặng nề của bà. Một nét của tánh ông là trả rất rộng rãi giá tiền mười lăm quan một tháng để uống cà phê lúc tráng miệng. Những người ít nhẹ dạ hơn bọn thanh niên bị lôi cuốn trong lối sinh hoạt của thành Paris hoặc ít thờ ơ đối với tất cả những gì không liên quan trực tiếp đến họ hơn những người già ở đây, cũng không lưu tâm nhiều đến cảm tưởng khả nghi đối với ông Vautrin. Ông ta hiểu thấu hay đoán biết công việc của những người ở quanh ông, nhưng chẳng ai thấu triệt được ý tưởng của ông cũng như công việc của ông ta. Dầu ông ta đã đặt cái tử tế bề ngoài của ông ta, sự ân cần dễ dãi và cảm tưởng ông ta như một hàng rào giữa ông và kẻ bàng quan, nhưng ông cũng để lộ cái sâu sắc kinh khủng của tánh tình ông ta. Thường chỉ một lời hóm hỉnh của ông hình như để tỏ lộ rằng ông thích chế nhạo luật pháp bài bác xã hội thượng lưu để chứng minh rằng giới này thường tự mâu thuẫn với họ, cũng đã làm cho người ta nghĩ rằng ông ta có điều thù hận với xã hội, và đời ông hẳn có một bí ẩn gì mà ông ta giữ gìn rất kín đáo.
 
Bị tiềm lực của chàng tráng niên tứ tuần kia hay sắc đẹp của chàng thanh niên hấp dẫn mà có lẽ cô không hay, cô Taillefer thường nhìn trộm hai người này, và cũng thầm tư tưởng đến họ. Nhưng hai người đều hình như không để ý đến cô, tuy một ngày kia tình cờ có thể thay đổi địa vị chàng, và nàng có thể trở nên một thiếu nữ giàu sang, vả các khách trọ ở nhà này cũng chẳng ai thất công để tìm tòi xem những hoạn nạn của người này hay người kia nêu ra có thật tình hay giả tạo. Tất cả mọi người đều hờ hững với nhau, mà trong cái hờ hững còn sự ngờ vực lẫn nhau, do tình cảm mỗi người tạo ra. Họ đều biết không thể gì đỡ vớt sự đau phiền của họ và mọi người kể lại với nhau nỗi khổ của mình cũng đã cạn lòi chia buồn lẫn nhau. Tựa hồ như những cặp vợ chồng già họ không còn gì để nói với nhau nữa. Giữa họ đối với nhau chỉ còn những mỗi quan hệ của một cuộc sống máy móc của những bánh xe kéo nhau mà dầu đã ráo khô. Tất cả những người này có thể lúc ra đường đi qua mặt một kẻ mù, hoặc nghe kể một câu chuyện đau khổ mà không chút xúc cảm. Họ có thể nhìn cái chết là một giải pháp cho cảnh bần cùng của họ đã làm cho họ trở thành lạnh lùng sắt đá trước cảnh hấp hối hết sức ghê rợn. Giữa những tâm hồn đau khổ này, bà Vanquer ngự tọa cái viện tế bần tự do này là người hạnh phúc nhất. Chỉ đối với riêng bà, cái vườn nhỏ đây, mà cảnh im lặng và lạnh lẽo, vẻ khô khan và ẩm thấp đã làm thành thênh thang như một đồng hoang, đối với bà cái vườn ấy là cả một cánh rừng vui tươi. Chỉ đối với riêng bà, cái nhà vàng võ và ảm đạm ngậm mùi ten rỉ này là đầy lạc thú. Những ngục tối này thuộc quyên sở hữu bà. Bà ta nuôi những tội đồ đã sa vào những hình phạt chung thân này, và đối với họ bà đã thực hành một uy quyền được tôn kính. Những kẻ khốn nạn này chẳng tìm đâu ra ở Paris, những món ăn tốt lành và đầy đủ và một phòng trọ mà họ đủ quyền sửa sang, nếu không được thanh nhã và phương tiện thì cũng sạch sẽ và vệ sinh. Nếu bà có tỏ ý bất công rõ rệt với người nào thì nạn nhân cũng đành chịu đựng không một lời than vãn.
 
Chú thích :
 
(1) Jaggernath hoặc Djaggemath cũng có tên là Puri là một thành phố của Ấn Độ, trong tiểu bang Orissa, trên bờ vịnh Bengale. Đô thị này là nơi thiẽng liêng cùa người Ấn, vì ở đây có một đền thờ thần Vichnou (hay Vichnou: thái dương thần) tượng thần rất lớn có 5.000 tăng lữ giữ việc tế lễ. Mỗi năm có hàng trăm ngàn người đến hinh hương. Mỗi lúc tế lớn có xe kiệu rước tượng thần Vichnou đi quanh thành phố. Ngày xưa nhiều tín đồ cuồng nhiệt đến nỗi lăn mình giữa đường cho tlần ca cán lên để được chết theo thần (chú thích cùa dịch giả).
(2) Trong bản chính, tiếng Anh: All is true
(3) Thước xưa chừng 1,949 mét
(4) cây cô-kê
(5) một bộ (pied) bằng 30,48 cm (chú thích của người dịch)
(6) Télémaque: con trai vua Ulysse
(7) Viện dưỡng lão
(8) Lo Bourbe: tên gọi tu viện Port Royal sau được sứa thành nhà hộ sinh. Bây giờ gọi là Nhà Hộ sanh (La Maternité). (Dịch giả chú thích theo Larousse du 20è s.)
(9) La Selpêtrière: Nhà Thương thí cho các phụ nữ già hoặc điên v.v...
(10) Con thứ ba của ông Noé, sau Sem và Chem, được lãnh phần thừa tự ở châu Âu và Tiểu Á. Thuỷ tổ giống người da trắng (chú thích của người dịch)
(11) Đầu người bị xử chém
(12) Dao máy chém