Dịch giả: Trọng Khiêm
Tựa
(của Graig R. Whitney)

    
hi một quốc gia là kẻ thù độc hại nhất của chính mình, có được một cơ quan tình báo hải ngoại giỏi nhất thế giới cũng chẳng giúp nên trò trống gì, điều này các lãnh tụ của Đông Đức đã khám phá ra khi chính quyền Cộng sản sụp đổ như một toà nhà bằng giấy vào năm 1989. Sự trớ trêu này không thoát khỏi nhận xét của Markus Wolf, nhân vật đã gầy dựng nên cơ quan tình báo Đông Đức và lãnh đạo trong vòng 34 năm với những thành tích nổi bật. Đông Đức cần gián điệp, vì các cấp lãnh đạo Cộng sản muốn được an tâm trong những ngày đầu của cuộc Chiến tranh Lạnh, vì vị thế vượt trội của nền kinh tế Tây Đức, cộng với sức mạnh quân sự của khối Liên minh Bắc Đại Tây Dương (NATO) đe doạ trấn áp Đông Đức. Nhưng mặc dù họ có 4.000 nhân viên điệp báo, 109.000 điểm chỉ viên làm việc cho Cơ quan Công an Nhà nước và cứ 105 công dân thì có một tên điểm chỉ, cấp lãnh đạo Cộng sản không nhận ra cho đến khi quá trễ là chính những sai lầm nội tại, những đường lối chỉ đạo hỏng tự căn bản của tất cả những hệ thống xây dựng trên sự đàn áp và cưỡng ép, đã đánh đổ họ.
 

 
Vì những lý do cá nhân, ông Wolf đã tự ý xin về hưu năm 1986 và dọn đến ở một căn phòng lầu 6 nhìn xuống con sông Spree, nơi trước đây là trung tâm của Đông Đức. Đây là một địa điểm chọn lọc chiếu theo mô hình tổ chức của Cộng sản, kế cận một nơi được chế độ tân trang để nhắc nhở lại không khí tiền chiến của Berlin; đường phố lót gạch xanh cho bộ hành và những cửa quán của những nghệ nhân chen lẫn vào cao ốc với màu sắc nước sáng nhạt nhằm gợi lên hình ảnh dĩ vãng thế kỷ thứ 18. Sau khi Bức tường Berlin sụp đổ năm 1989, những tờ báo lá cải gọi căn phòng của Wolf là căn phòng sang trọng, kiểu mẫu mà các chủ nhân ông trong Cơ quan An ninh quốc gia - các vị “Stasi” đáng sợ, như người Đức thường gọi họ như vậy - tự dành riêng, không một thường dân Đông Đức nào có được. Báo chí thường hay nói quá đáng.
Có tất cả 99 bậc thang để lên lầu 6 và cao ốc này không có thang máy. Mặc dù ở vào trung tuần 70, ông Wolf vẫn còn sức để leo những bậc thang này. Trên lối đi xập xệ đến căn phòng, có kẻ nguệch ngoạc viết “Stasi chó má” trên hộp thư nhôm của ông Wolf, một hành vi có thể đưa vào tù tức khắc trong những ngày cai trị của Cộng sản. Cách đó vài căn, con của ông Wolf trong cuộc hôn nhân trước đây nay kiếm tiền túi trong một quán bán pizza nằm dưới gầm cầu xe lửa của nhà ga Friedrichstrasse S-bahn, ranh giới đầu tiên giữa Đông và Tây khi quan khách đến trong những ngày Chiến tranh Lạnh. Ông Wolf là một người đã tuột dốc từ trên cao.
Không như các đồng nghiệp Stasi của ông, ông Wolf không bao giờ dùng hoạt động tình báo để làm giàu cho cá nhân mình. Bản thân ông Wolf có một sức quyến rũ mạnh, ông cao 1 thước 83, người gọn ghẽ, đầu tóc màu xám, một khuôn mặt cởi mở và thon dài, đôi mắt nâu sâu sắc, bàn tay với ngón dài thon và thanh nhã của người trí thức. Giọng nói Đức của ông lịch lãm và hùng hồn. Ông nói chuyện về Goethe và Brecht hoặc về Tolstoi và Mayakovsky cùng một vẻ lưu loát. Để giết thời gian trong giai đoạn ông bị ép buộc lưu đày (lần thứ hai) tại Moscow sau khi nước Đức thống nhất vào năm 1990, ông tổng hợp được quyển sách mang tựa đề Những Bí Quyết Nấu Nướng của nước Nga (Geheimnisse der russischen Küche), một mớ thực đơn hấp dẫn để thực hiện món bò Stroganoff, blini, piroshki với hình ảnh và những mẩu chuyện dí dỏm từ công tác điệp báo.
Nhưng nhìn ông ngày hôm nay, người ta không thể cầm lòng tự hỏi ông sẽ đóng vai trò nào nếu ông là người Tây Đức: có thể là một ông tướng hay là một Bộ trưởng ngoại giao, hay là giám đốc của một xí nghiệp lớn của Đức. Có lẽ ông sẽ thành công, cố nhiên là như vậy, giàu có và hãnh diện, có thể ông sẽ thêm ít ký-lô ở bụng và có một chiếc Mercedès trên lối đi vào nhà. Nhưng thay vì vậy, ông sống theo lối tiểu tư sản của cấp lãnh đạo Cộng sản Đông Đức, những khuôn mẫu tầm thường già nua mà ông vẫn trung thành nhưng đồng thời cũng tự cảm thấy vượt lên trên trình đững người nhận chúng tại Bonn coi như một mớ giấy lộn, theo sự hiểu biết của tôi. Helmud Schmidt, trở thành Thủ tướng sau vụ gián điệp của Guillaume và thường phải nhức đầu với những vụ khác tương tự trong thời gian ông làm việc, đã có lần phát biểu lời bình luận gay gắt nhưng có tính chất tiêu biểu với Michael Kohl, đại sứ nước CHDC Đức tại Bonn. Ông Schmidt nói: “Anh nên ngưng những điệp vụ khốn nạn này. Dù sao đi nữa anh cũng chẳng hiểu biết gì hơn với những thông tin rác rưởi này. Chúng nó toàn là những tin cũ rích. Cả hai bên chẳng có bên nào thu thập được những thông tin quân sự mà họ thực sự cần đến… Những bí mật thực sự quan trọng đã được cả hai nước Hoa Kỳ và Liên Xô bảo vệ cẩn thận. Lấy tiền chi phí cho điệp vụ là điều không cần thiết và chỉ tổ làm cho các cơ quan tình báo cảm thấy mình quan trọng để xác minh tài khoản và duy trì mức độ nhân viên của họ”.
Tuy nhiên, cơ quan BND vẫn nằm dưới quyền điều khiển trực tiếp của vị Thủ tướng, và ông và người đổng lý văn phòng là những vị khách thường xuyên của bộ tư lệnh BND ở Pullach. Trong nhật ký của tôi, năm 1977 tôi nhận định những cơ quan tình báo là “những sinh vật có cuộc sống riêng của nó. Cho dù chúng tôi có thâu thập được hay không những tin tức xác thực và hữu dụng, danh tiếng của chúng tôi có một ảnh hưởng nào đó. Mọi người đều biết không có một sự kiện nào hoặc một công tác nào có thể giữ kín lâu dài được. Chỉ điều này không cũng có tác dụng để bảo đảm hoà bình và để cam kết những nghĩa vụ quốc tế phải được thực thi”.
Tiết mục này nghe như có vẻ tự bào chữa và có thể dễ dàng tạo nên cảm tưởng là tôi đáng giá quá cao sức mạnh và ý nghĩa của những thông tin do cơ quan của tôi cung cấp. Nhưng tôi vẫn thường hoài nghi giá trị của công việc của tôi, đặc biệt vào thời gian trùng hợp với những ngày lễ ăn mừng của quốc gia tôi. Ngay lập tức sau ngày kỷ niệm thành lập nước CHDC Đức năm 1974, tôi có viết: “Bàn về sự cần thiết của cơ quan tình báo, ngoài câu hỏi cui bono (có lợi cho ai?), câu hỏi những gì họ làm có cần thiết hay không luôn trở lại mỗi lúc một dồn dập hơn. Và ai trong chúng tôi, những người trong cuộc trung thực, có thể trả lời được mà không suy nghĩ chính chắn? Vấn đề không những liên quan đến các cơ quan tình báo – quân đội cũng nuốt chửng hàng tỉ ngân khoản quốc gia. Hơn nữa, hầu hết những tập giấy do NATO sản xuất và được đóng mộc ấn “vũ trụ” hoặc “tối mật”, khi quý vị đọc kỹ, chúng không đáng để dùng làm giấy vệ sinh”. Có những lời phê bình khác so sánh những sinh hoạt của chúng tôi giống như trò chơi trẻ con – điệp viên KGB rình rập điệp viên CIA, rồi CIA cùng với BND, với Mossad hoặc cơ quan tình báo Anh cùng nhau theo dõi KGB. Một trong những người phê bình nói: “Để làm chuyện này, các cô gái điếm ngủ chung với các nhà ngoại giao, đầu mũi nhọn ô dù có tẩm thuốc độc, và những cô thư ký phương Tây lỡ thời được những chàng phong mã Đông Âu tán tỉnh. Không có một quốc gia nào trên thế giới có thể tồn tại mà không cần đến cơ quan tình báo. Công việc chính của phần lớn các cơ quan béo phì này là gây khó khăn lẫn nhau. Người Đức, trong một đất nước bị chia đôi, đã nâng công trình này lên hàng quán quân, hết thắng lợi này sang thắng lợi khác với giá trả quá đắt”.
Đối với người ngoại cuộc, thế giới tình báo đôi lúc có vẻ như phi lý, những sinh hoạt của họ may mắn lắm là những trò chơi vô nghĩa và tệ hại lắm là những trò chơi vô đạo đức. Nay Chiến tranh Lạnh đã chấm dứt, giá trị của họ được cân phân với những phí tổn khổng lồ một cách rộng lớn hơn, công khai hơn và khẩn trương hơn bao giờ hết. Cơ quan CIA được đặc biệt ưu ái vì đã tiêu dùng hàng tỉ dollars mà không tiên đoán được sự suy sụp nội bộ của Liên Xô và đã bị một tên nằm vùng xâm nhập và phá hoại toàn bộ mạng lưới tình báo trong lòng Liên Xô. Tôi nghĩ là bộ máy khổng lồ của cả hai bên có thể cắt giảm ít nhất đi một nửa mà không mất đi hiệu quả. Tuy nhiên, phải công nhận là vào thời đại vệ tinh và tin tặc xâm nhập mấy vi tính, con người phải sử dụng tình báo bằng kỹ thuật mặc dù là chi phí không rẻ, các điệp viên bằng xương bằng thịt không thể nào thay thế hoàn toàn được. Kỹ thuật chỉ có thể diễn giải tình hình vào lúc đó; những vệ tinh tối tân nhất không thể tìm ra những kế hoạch bí mật, những lựa chọn và những yếu tố cần phải cân nhắc khác. Hơn thế nữa, việc kết nạp và phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao không tuỳ thuộc vào tầm vóc của đội ngũ cán bộ tại bộ tư lệnh. Trái lại tôi cũng nhận chân con số gián điệp thượng thặng của các quốc gia tỉ lệ nghịch với kích thước bộ máy thư lại. Tôi làm việc với nhãn quan này trong cơ quan của tôi, đối nghịch với chính sách thịnh hành tại những ban ngành khác trong Bộ Công an. Sau cùng đội ngũ của họ lên đến tám chục ngàn nhân viên, một chuyện không thể hiểu được trong một quốc gia nhỏ có mười bảy triệu dân và cuối cùng cũng chẳng giúp ich gì cho sự tồn tại của nó. Tôi luôn chống cự với luật của Parkinson (Parkinson: Work expands to fill the time available =Công việc được trải rộng để bù đắp vào thời gian sẵn có). Khi tôi rời bỏ nhiệm sở tình báo hải ngoại năm 1987, đội ngũ nhân viên có đến ba ngàn người, nhưng sau đó một ngàn người được bổ sung vào trước khi nó bị giải tán bốn năm sau – tất cả thời gian này cũng chỉ để điều khiển cùng một số điệp viên ở phương Tây. Những điệp viên này lên đến một ngàn người tại Liên bang Đức trong thời gian mười năm cuối, và chỉ hơn một phần mười điệp viên này là những nguồn tin quan trọng.
Vì vậy cho dù các cơ quan tình báo không thể thiếu vắng, kích thước của chúng có thể giảm xuống rất nhiều nếu nhiệm vụ của họ được xác định rõ ràng. Họ chắc chắn cần thiết trong công tác phòng chống khủng bố và băng đảng mafia buôn ma tuy đang xuất hiện trên khắp thế giới và sự hợp tác là điều thiết yếu trong việc hạn chế bành trướng vũ khí hạt nhân. Nhưng xem ra các điệp viên của chính phủ không đóng một vai trò hữu dụng nào trong các điệp vụ kỹ nghệ vì chính các công ty cũng đã thiết lập cơ quan của họ để tìm tòi bí mật của đối thủ cạnh tranh. Nhưng điều tôi lo ngại nhiều hơn là nếu các cơ quan mật vụ - vốn phi dân chủ vì bản chất của nó - không giảm thiểu sy khi kết nạp những điệp viên mới và phòng bổ công tác nay chỉ xuất hiện khi tôi soạn thảo quyển sách. “Tuyệt vời, (tôi viết trong nhật ký của tôi), tôi cảm thấy Koni sống động lại … Nhiều người trông chờ một cách gần như hồn nhiên là tôi phải tiếp tục công trình bỏ dở của em tôi. Có nhiều niềm hy vọng và quan hệ nhân sinh cần phải giữ cho sinh động. Điều này xem ra quan trọng đối với tất cả những ai đã quen biết em tôi. Lần đầu tiên trong đời, tôi nhận biết là thời gian đang trôi nhanh. Đã đến lúc phải chiều theo sự vật”.
Đầu năm 1983, tôi nhận được bản báo cáo tường tận nhưng nản lòng về tình hình của Hiệp ước Warsaw. Rainer Rupp, điệp viên nằm vùng tại NATO của chúng tôi, đã xoay sở gửi đến cho chúng tôi một bản sao chụp vi phim của một tài liệu nghiên cứu cán cân lực lượng tổng quát Đông Tây. Đây là một tài liệu nghiên cứu ưu việt về những yếu kém của hệ thống Xô viết và sự thoái lui về tính chất hữu hiệu trong quân đội và quyền lực kinh tế. Tôi biết bản nghiên cứu của phương Tây về những trăn trở của khối Đông Âu là chính xác và tôi cũng biết là chẳng có hy vọng gì những “cái đầu đá cứng” - danh từ các nhà phê bình dùng để nói xỏ các vị lãnh đạo già nua của chúng tôi – sẽ ra sức để thay đổi tình thế. Chúng tôi hình như bị khoá chặt vào vòng xoắn nhanh chóng đi xuống. Tất cả những điều này làm nhụt tinh thần nghề nghiệp và năng lực của tôi, khiến cho tôi cảm thấy chán nản và lòng đầy nghi ngại.
Tôi chuẩn bị tinh thần để trình Mielke tập tài liệu, kèm theo đó là những phấn tích của chúng tôi. Và sau đó, tài liệu này sẽ được trao cho Viktor Chebrikov, giám đốc KGB tại Moscow và cho Tổng bí thư Konstantin Chernenko. Giọng điệu trong lời “bình luận của chúng tôi” phải chừng mực và tôi làm việc với đội ngũ trẻ giỏi nhất của tôi để đảm bảo lời bình luận không che giấu hình ảnh ảm đạm được NATO trình bày và cũng không biểu lộ một cách trịch thượng nỗi vui mừng trên sự đau khổ của kẻ khác về sự mô tả hình ảnh thiểu nảo của Liên Xô.
Nhân dịp tôi bay sang Moscow tháng 8-1983, tôi nói với Mielke tôi đang suy tính về thời điểm tôi về hưu. Tôi đã sáu mươi tuổi và Mielke bảy mươi lăm. Đã đến lúc cả hai chúng tôi nên nghĩ đến việc tìm người kế vị. Ông khoát tay bác bỏ. Tôi cố nài nỉ và sau một lúc do dự, ông chấp nhận trên nguyên tắc việc về hưu của tôi nhưng ngạo mạn nói thêm ông sẽ quyết định ngày giờ. Ông đã nghe nói tôi muốn tiếp tục công trình của Koni trên vở The Troika và nhạo báng: “Giám đốc tình báo không được làm phim” Nhưng ít ra vấn đề đã được đề cập đến.
Bất mãn về chính trị và xã hội lan tràn khắp nước đã thẩm thấu qua bức tường dày của Bộ Công an. Trong nhà tắm hơi đặc biệt, nơi đây các viên chức cao cấp cảm thấy thoải mái nói lên những điều họ không dám nói ở các nơi khác, hai viên chức cao cấp trong Bộ Ngoại giao kể cho tôi nghe nỗi ấm ức của họ đối với giới lãnh đạo già nua và vô cảm tại Moscow và Berlin. Các người đối thoại với tôi trong nhà tắm hơi tâm sự là giữa Đông Đức và Moscow cơm không lành canh không ngọt. Chernenko bất tín nhiệm việc Honecker xích lại gần với Helmut Kohl và lo sợ Tây Đức cổ võ một căn cước quốc gia phò Đức và sẽ lấn áp tinh thần đoàn kết xã hội chủ nghĩa. Trong một cuộc họp mặt tại Moscow năm 1984, ông cảnh báo Honecker nước Cộng hoà Dân chủ Đức sẽ là “nạn nhân sau cùng của tất cả sự việc này”. Ông nói thêm: “Quý vị phải nhớ mối phát triển quan hệ giữa Đông và Tây Đức phải tôn trọng quyền lợi an ninh của Liên Xô trên hết mọi sự”.
Lời cảnh báo này rõ ràng muốn đè bẹp tham vọng của Honecker muốn đến thăm viếng chính thức Bonn. Cuộc họp, hai người bạn trong phòng tắm hơi nói, đã chấm dứt trong một bầu không khí lạnh nhạt. Honecker, lòng tức tối vì bị xỉ nhục, đã nổi cơn giận hiếm thấy một khi ông trở lại với phái đoàn và chế giễu hành động lên mặt thầy đời của Chernenko. Khi ông trở về Đông Berlin, Honecker giãi bầy hết sự căm giận với Mielke và tuyên bố, cho dù Moscow có phản đối, ông nhất quyết tìm phương cách để thăm Bonn. Báo chí của Xô viết trong khi đó bắt đầu chiến dịch bôi nhọ Honecker. Nhờ tôi thông thạo tiếng Nga và có nhiều liên hệ với Moscow, tôi được mời để can thiệp và điện thoại cho Chebrikov. Chebrikov gạt phăng tôi ra và nhắc nhở những vấn đề này là vấn đề của Đảng chứ không phải của cơ quan tình báo. Sự bế tắc trong ý định của Honecker muốn thăm viếng Bonn chế ngự tất cả những vấn đề khác với Moscow. Tôi chưa bao giờ thấy tình hình căng thẳng như lúc này. Phải mất nhiều tháng để thu xếp một đường điện thoại trực tiếp giữa Honecker và Chernenko, vì cả hai đều không muốn chứng tỏ mình sẵn sàng nhượng bộ. Qua đường kiểm soát điện thoại, chúng tôi nghe được một mẩu đối thoại giữa Klaus Bölling, phát ngôn nhân của chính quyền Bonn, và một viên chức Tây Đức khác nói về cuộc đối đầu gay go giữa Moscow và Đông Berlin. “Lần này hoá thành ra chuyện lớn”, Bölling nhận xét, “Nó thú vị hơn là cả hai vở Dallas và Dinasty cộng lại!”
Hội nghị thượng đỉnh tháng 8-1984 giữa Honecker và Chernenko chỉ vỏn vẹn đúng một ngày và kết quả là thất bại. Ông Tổng bí thư của chúng tôi nằm vào vị thế giống như vị thế của hàng triệu công dân của mình: không được thăm viếng Tây Đức. Ông bị ép buộc phải thay đổi hẳn thái độ đối với Tây Đức và ông mau chóng làm điều này bằng cách tuyến bố “khí tượng toàn bộ” không thuận lợi cho hội nghị thượng đỉnh Đông và Tây Đức, vì vậy cuộc họp thượng đỉnh phải bị đình chỉ. Ông nghiến răng và điềm đạm nói với các phụ tá ““đình chỉ” không có nghĩa có nghĩa là “huỷ bỏ”.
Honecker cảm thấy mình bị Liên Xô bỏ rơi khi bị hoạn nạn, về mặt kinh tế cũng như về mặt ngoại giao, bởi vì Moscow đã giảm thiếu số lượng dầu xuất khẩu sang Đông Đức với giá hạ so với thị trường. Ông nói: “Chúng ta chỉ trông nhờ vào chính sức của chúng ta”. Ông bị ám ảnh với ý tưởng khuấy nhiễu Moscow bằng những hành động vô ý nghĩa như là cải thiện mối liên hệ với Trung Quốc. Vào lúc đó, những người có đầu óc ở CHDC Đức cũng cảm nhận được những biến chuyển đang diễn ra trên đất nước, trong khối Đông Âu và cá nhân cũng thay đổi. Trong thời gian này tôi gặp gỡ Hans Modrow, lãnh đạo Đảng cộng sản tại vùng Dresden, một người ăn nói nhỏ nhẹ, tóc bạc, có những suy tư thâm trầm và phong cách nhã nhặn. Hầu như không giống phong cách tự mãn nhưng lại thiếu suy nghĩ của phần đông các viên chức cộng sản cao cấp, ông sống đơn sơ trong một căn nhà ba phòng, lái một chiếc xe tầm thường, và không bao giờ lạm dụng những ưu đãi dành cho các ông lớn trong Đảng. Ông được chú ý vì lời nói thẳng thắn của ông, một nghệ thuật ít được dùng trong đảng, một nơi mà quy tắc buộc phải phân giải mặt ngoài của sự thật. Ông nói với tôi: “Tôi được trả lương không phải để kê những đơn thuốc của bác sĩ”. Tôi đã gặp một người tri kỷ để giải bày những ấm ức của tôi.
Chúng tôi nói chuyện về Manfred Von Ardenne, một nhà vật lý học xuất thần từ gia đình quý tộc đã từng xây dựng học viên của mình trên ngọn đồi ở ngoại ô Berlin. Đây là một mẫu người hiếm hoi đã xoay sở thoát khỏi vòng cương toả và làm việc độc lập, ông thành công vì những thành quả của ông vượt hẳn tất cả những gì nhà nước cung cấp. Von Ardenne, lúc đó đã hơn tám chục tuổi, có cái nhìn vững trãi về đất nước và toàn khối Đông Âu. Ông lo ngại chúng tôi không thể nào bắt kịp phương Tây về khoa học và cạnh tranh kỹ thuật và cuối cùng việc này sẽ đưa chúng tôi đến diệt vong. Modrow chỉ là một bí thư tỉnh uỷ và không có triển vọng gì để vào Bộ Chính trị. Vì nằm ở vòng ngoài Trung ương Đảng tôi không tạo được ảnh hưởng gì lên đường hướng của Đảng dưới sự chỉ huy của Honecker, và von Ardenne quá già và chẳng hồ hởi gì với những chuyện tranh giành thế lực trong nội Bộ Chính trị của nước CHDC Đức và không làm gì khác hơn là tranh đấu trong phạm vi nghiên cứu khoa học của ông. Vì vậy chúng tôi đặt hy vọng vào Modrow để tạo thay đổi cần thiết.
Những cuộc gặp gỡ của chúng tôi cuối cùng tạo nên những lời báo cáo kì dị cho rằng chúng tôi, sau này được gọi là những nhà cải cách trong nội bộ Đảng, đang âm mưu đưa Modrow lên làm lãnh tụ và đặt để lối cải cách của Xô viết lên Đông Đức. Sự thực, than ôi, khiêm nhường hơn nhiều. Khi Mikhail Gorbachev kế vị Chernenko vào tháng 3-1985, Modrow và tôi thấy đây là một cuộc thay đổi phi thường và đáng hoan nghênh. Tôi viết trong nhật ký của tôi: “Giờ đây cuối cùng, kế vị những vị lãnh tụ già nua và bệnh hoạn trong điện Kreml, một Tổng bí thư mới và niềm hy vọng mới xuất hiện. Đây xem như là một kỳ công. Cho đến nay, chính chúng ta tự hãm hại chúng ta nhiều nhất. Không có kẻ thù nào có thể thực hiện được những gì chúng ta đã thực hiện về mặt vô năng, ngu dốt, tự kiêu, và phương cách chúng ta tự tách rời khỏi căn bản tư tưởng và cảm xúc của con người bình thường”.
Sau đó, Modrow và tôi gặp gỡ nhau hai lần trong một năm để bàn thảo, nhưng tôi không tìm cách thúc đẩy ông lên nắm quyền lực. Nếu có như vậy thì bây giờ tôi đã hãnh diện tuyên bố điều này. Sự thật đau lòng là cả hai chúng tôi đã quá chậm chạp không kịp thời bày tỏ nỗi thất vọng của chúng tôi. Sự kiện là cả hai chúng tôi không che giấu sự bất mãn của mình với bạn bè và các đồng nghiệp thân tín không bào chữa cho chúng tôi vì chúng tôi đã không tích cực hoạt động để cải tiến chế độ xã hội chủ nghĩa. Cũng như phần đông những người ít có ảnh hưởng, chúng tôi mỏi mòn chờ mãi không thấy một vị cứu tinh xuất hiện để kế vị Honecker phát xuất từ trong lòng chế độ và vẽ ra một đường hướng mới.

*

Tôi có một lý do khác hoàn toàn cá nhân để xin rút lui. Cuộc hôn nhân thứ hai của tôi gặp khó khăn. Tôi đã yêu một người đàn bà khác. Trước đây tôi đã ngắn ngủi gặp gỡ Andrea trong một lần thăm viếng Karl-Marx-Stadt, quê quán của Christa, người vợ thứ hai của tôi, và sau đó một lần nữa khi cô và chồng của cô đến thăm viếng nhà nghỉ của tôi năm 1985. Khi còn là thiếu nữ, cô đã vào tù bốn tháng vì tội tìm cách trốn ra khỏi nước. Nghe lại câu chuyện của cô mấy năm về sau làm cho tôi cay nghiệt hồi tưởng đến việc đàn áp trên đất nước tôi. Tôi xem công việc của tôi trong ngành tình báo hải ngoại là một sinh hoạt riêng biệt và thuộc một lãnh vực khá dĩ có thể bào chữa, nhưng tôi không thể không lấy làm xấu hổ về những phương cách bạo tàn đối với những người đối lập trong nước và đối với những ai chỉ có mỗi một ước vọng là rời bỏ đất nước. Đầu năm 1986, tôi đến gặp Mielke và báo cho ông biết sự việc. Vì là một người theo đạo đức cực thanh lỗi thời trong phong tục luyến ái, nên ông nổi giận. Khi ông bình tĩnh trở lại, ông cố gắng thuyết phục tôi vẫn tiếp tục giữ cuộc sống vợ chồng để giữ thể diện và nói ông sẽ thu xếp để Andrea đến cư ngụ Đông Berlin để tôi có thể gặp cô bắt cứ lúc nào. Ông không phải là một con người hiểu biết gì nhiều về vấn đề tình ái. Mối lo lắng của ông là an ninh. Vợ tôi làm việc trong Bộ Công an tại Karl-Marx-Stadt và cô biết nhiều về việc làm của tôi. Ông ta hoảng sợ trong ý nghĩ là vợ tôi, tức giận, sẽ tiết lộ những câu chuyện của tôi và những công tác của tôi ở hải ngoại.
Tôi từ chối lời đề nghị này và nhất định đòi cưới Andrea. Mielke tỏ ra rất bực bội. Tôi được biết qua các bạn đồng nghiệp ông ra lệnh đặt máy nghe đường dây điện thoại của tôi. Bây giờ tôi đang kinh qua mối bất an của một công dân thường Đông Berlin vì một lý do nào đó bị nhà nước tình nghi. Người vợ trước của tôi cũng bị theo dõi gắt gao vì e rằng cô sẽ bắt liên lạc với địch. Tuy nhiên cô đã tìm cách thoát khỏi vòng kiểm soát và nhân dịp nghỉ hè tại Bulgaria đã liên hệ với một doanh nhân Tây Đức mà Mielke chắc chắn là người được cơ quan tình báo phái đến để dụ dỗ cô vào bẫy tình Romeo. Tôi rơi vào nghịch cảnh nhìn thấy phương sách Romeo của chính tôi được đem áp dụng vào người vợ cũ của tôi. Trong một thời gian tôi chuẩn bị tinh thần tiếp nhận tổn thương nhìn thấy hình ảnh của cô vợ cũ và những chi tiết của cuộc sống lứa đôi của chúng tôi phơi bày trên báo chí Tây Đức. Nhưng cuối cùng, sau khi Bộ Công an dàn xếp tiền bạc và công ăn việc làm (và có lẽ nghi ngờ là cô đã bị lừa vào cặm bẫy tình của tình báo Tây Đức) cho cô, cô quyết định ở lại Đông Đức.
Mielke cuối cùng chấp nhận cho tôi về hưu vào mùa xuân năm 1986, sau khi Werner Grossmann, người tôi đã chuẩn bị để thay thế tôi, đã sẵn sàng đón nhận trách nhiệm. Việc ra đi của tôi là một thay đổi lớn trong cơ quan tình báo sau gần ba mươi làm việc, và chúng tôi thu xếp để sự việc diễn biến nhẹ nhàng và hết sức tự nhiên. Tôi thương lượng sự ra đi của tôi với Mielke, trong đó có một căn phòng mới tại Berlin nhìn ra con sông Spree, nơi tôi cư ngụ cho đến ngày nay. Tôi biết tất cả những ưu đãi giành cho giới đảng viên thượng lưu trong hệ thống xã hội chủ nghĩa, suy nghĩ cho cùng, đều dính liền với công việc của chúng tôi. Nhà nước cho và nhà nước cũng có thể lấy lại. Tôi yêu cầu có được một tài xế, một thư ký, và một văn phòng trong bộ để tôi ghi lại những kinh nghiệm tình báo của tôi để cho Bộ dùng, và soạn thảo quyển The Troika. Bù lại, tôi phải luôn sẵn sàng để cố vấn người kế vị tôi và Mielke.
Nghi thức tiễn đưa tôi về hưu tháng 11-1986 diễn ra với tất cả trang trọng.
Mielke muốn tuyên bố ngắn gọn và theo truyền thống Xô viết: “Vì tình trạng sức khỏe…”
Nhưng tôi hoàn toàn khỏe mạnh và không có lý gì để bắt đầu cuộc sống mới ngoài phạm vi của cơ quan tình báo với một câu nói láo. Tôi yêu cầu một lời tuyên bố trung thực và kín đáo: “Theo ước nguyện của mình, Tướng Markus Wolf đã từ chức khỏi Đại Tổng Cục (tình báo hải ngoại)”. Lời tiễn đưa chính thức gượng gạo tương phản với buổi liên hoan nhỏ do tôi tổ chức sau buổi tiễn đưa chính thức. Tại đây, xum vầy với các đồng nghiệp thân tín nhất, tôi bày tỏ lời cảm mến chân thành đối với đồng đội của tôi đồng thời đề cập nhẹ nhàng đến những mối lo âu, những ấm ức và những khó khăn họ chia sẻ với tôi. Tôi nói với họ, trích lời châm biếm nhất của Bertolt Brecht: “Một người cộng sản tốt có nhiều vết lõm trên nón của mình. Và một vài vết là do kẻ thù”.
Tôi ca ngợi công trình cải cách của Gorbachev. Các sĩ quan trao đổi ánh mắt, vì biết rằng ý tưởng thay đổi và trong sáng đã bị giới lãnh đạo của chúng tôi gạt phăng đi. Tôi trao cho họ một bài thơ do cha tôi viết tựa đề là “Xin lỗi, vì tôi chỉ là con người” (Verzeiht, Dass Ich Ein Mensch in…) một lời tóm tắt chính xác về bản tính của ông và tôi nghĩ cũng là của chính tôi. Tôi xin nôm na dịch như sau:
Và nếu tôi thù ghét quá nhiều
Và tôi yêu quá điên cuồng và phóng túng.
Xin tha lỗi cho tôi vì tôi là con người
Đạo đức thánh hiền tôi không theo kịp.
Andrea và tôi tìm nơi ẩn cư tại vùng nông thônvà tôi trầm mình vào trong những trang giấy của Koni viết về tình bạn tam phương đã tồn tại sau Chiến tranh Lạnh. Tôi, lần đầu tiên trong nhiều năm qua, cảm thấy sung sướng và mãn nguyện với bản thân. Tôi biết quyển sách này, với những phê bình về đường lối của Stalin và đề cao sự bền bỉ của mối liên kết tình người mặc dù có sự đối trọi của hai ý thức hệ, có thể là một biến cố trong thế giới của chúng tôi. Tôi quyết định khai thác một vấn đề từ trước tới nay chưa bao giờ được công khai bàn cãi tại Đông Đức: cuộc khủng bố của Stalin và tính chất tuỳ tiện của những vụ bắt bớ hàng loạt. Quyển sách được hai nhà phát hành tại Đông Đức (Aufbau) và Tây Đức (Classen) phát hành cùng một lúc trong khuôn khổ của chương trình minh bạch của Gorbachev, đã bị Honecker khước từ không lấy đó làm khuôn mẫu cho đất nước chúng tôi.
Với một người bạn giám đốc phim ảnh, tôi cũng nhất định thực hiện một phim về cuộc đời của cha tôi. Khi phim “Xin lỗi, tôi chỉ là con người” sắp được trình chiếu, tôi được thông báo là một đoạn về những tội ác của Stalin sẽ bị cắt xén. Tôi phản đối, nhưng rồi cũng bị rút ngắn trong khi tôi ra nước ngoài. Chứng kiến cố gắng vô nghĩa xoá bỏ quá khứ (và từ đó xoá bỏ hiện tại) là giọt nước làm tràn ly. Không như đa số các người Tây Đức, tôi có được may mắn gặp gỡ ông Tổng bí thư. Tôi kể cho Honecker nghe những giai thoại của những người khác đã bị cưỡng ép và phải bó tay vì những đoạn liên quan đến chính trị trong tác phẩm của họ đã bị cắt xén một cách tuỳ tiện. Honecker, lúc nào cũng vậy, tỏ ra vô cùng nhã nhặn và đồng ý với tôi đây là cách hành xử không đẹp vì không thông báo cho tôi hoặc những người khác là đã có thay đổi. Rồi ông thú nhận rằng cá nhân ông đã ra lệnh cắt những đoạn nói đến những hành động hung ác của Stalin trong phim và không nhân nhượng về nội dung. Khi tôi than phiền là không thể nào mô tả những thập niên 1930 tại Liên Xô mà không quy chiếu đến những tội ác của Stalin, ông trả lời: “Anh có thấy không, ngày nay lịch sử đã bị bóp méo mỗi ngày. Sự minh bạch phải trả lời rất nhiều trên phương diện này”.
Tôi tiếp tục đào sâu.
“Ông không thể nói với người dân từ chục năm nay tất cả những gì Liên Xô làm là đúng và sau đó quay phắt lưng lại với những điều này. Tại đây, thiên hạ đặt nhiều hy vọng vào Gorbachev. Họ không chấp nhận những gì ông làm là xấu. Họ so sánh tinh thần cởi mở của ông với những chính sách đối với giới truyền thông ở đây, và họ muốn có tự do ngôn luận và ấn hành nhiều hơn nữa. Đây không phải là điều sẽ phôi pha với thời gian”.
Honecker ngoan cố hất hàm trả lời: “Tôi sẽ không bao giờ để những gì xảy ra ở Liên Xô xảy ra tại đây”.
Tôi mong đợi một câu trả lời thực tiễn và tôi hỏi ông có biết con số gia tăng những người chống đối đang tìm sự hỗ trợ tinh thần của giáo hội Tin Lành tại Đông Berlin và Leipzig – những người trong vòng mấy tháng tới sẽ là cốt lõi của cuộc cách mạng ôn hoà tại Đông Đức.
“Họ là những tên điên khùng và mộng du”, ông nói, “Chúng ta có thể đối phó với những hạng người như vậy”.
Tháng 3-1989, quyển sách đầu tiên của tôi, The Troika, được phát hành trong một bầu không khí xã hội căng thẳng. Chính quyền Đông Berlin vừa mới cấm lưu hành ấn bản của tuần báo Liên Xô Sputnik trong đó đăng tải những nghiên cứu mới về tội ác của Stalin. Sự xung đột giữa nước CHDC Đức và Liên Xô nay đã trở thành công khai, Đông Berlin đóng vai trò kiểm duyệt Liên Xô.
Tôi quyết định dùng việc phát hành quyển sách cùng một lúc tại Đông và Tây Đức để công khai tuyên bố ủng hộ Perestroika và phản biện lại chế độ thoi thóp này. Tôi không tán thành việc ngăn cấm tờ Sputnik và nói với một phóng viên đài truyền hình Tây Đức khi được hỏi tôi cảm nghĩ gì về ông Gorbachev: “Tôi vui mừng và sung sướng ông đã hiện diện ở đây”.
Ngày hôm sau, tôi được biết tôi trở thành đối tượng bàn thảo trong cuộc họp hàng tuần của Bộ Chính trị. Mielke điện thoại cho tôi biết là quan điểm của tôi được xem là tấn công vào giới lãnh đạo Đảng và thông báo cho tôi biết là Bộ Chính trị đã quyết định tôi không được phép chấp nhận phỏng vấn về quyển sách này trong lần hội chợ sách sắp tới tại Leipzig. Tôi mượn một câu nói sống sượng nhưng chính xác của chính giới Hoa Kỳ, tôi nhận biết được cảm giác thế nào là đứng ngoài lều đái vào trong sau khi trải qua một đời người đứng ở trong đái ra ngoài. Tôi không coi thường trực tiếp lệnh của Bộ Chính trị, nhưng tôi vẫn tiếp tục đi thuyết trình khắp nước. Việc này trùng hợp với tình trạng sa sút trong cơn khủng hoảng của xã hội Đông Đức. Đã có những lời oán thán về những trò bầu cử gian lận cho phép Đảng Xã hội chủ nghĩa Thống nhất Đức tiếp tục cầm quyền mà không có ai phản kháng sau cuộc bầu cử tháng 5-1989.
Sang đến hè, dân Đông Đức lũ lượt bỏ sang phương Tây qua biên giới vừa mới mở ở Hungary. Giống như một số đông các bạn đồng nghiệp thận trọng hơn vì biết rõ phong thái của Bộ Công an, tôi lo ngại sẽ xảy ra bao động. Những uất ức âm ỉ từ hàng chục năm nay đã gần đến mức sôi bỏng. Tôi đến gặp Egon Krenz, con người vạm vỡ và là một công chức không có óc quyền biến mà mọi người trông đợi sẽ thay thế Honecker. Tôi nói với ông là tôi sợ đổ máu nếu những lực lượng an ninh nóng máu được tung ra để ngăn chặn đoàn biểu tình và họ không biết cách phản ứng với một tình thế mà chỉ họ biết qua sách vở. Tôi trao cho ông một bản tóm tắt ghi nhớ về những bước đi cần thiết sắp tới, nhưng ông tỏ vẻ chán ngán: “Tôi biết, Mischa”, ông nói và lập lại những lời tôi đã nghe mấy năm trước đây của Andropov, “nhưng anh biết Bộ Chính trị làm việc ra sao rồi. Nếu tôi chỉ nói một lời ghi trong sổ này tại đó, tôi sẽ mất việc ngay ngày hôm sau. Anh nên nhớ Gorbachev chỉ trở thành Tổng bí thư sau khi ông đã ngậm miệng trong suốt thời gian trị vị của ba người tiền nhiệm”.
Ngày 18-10-1989, cuối cùng Honecker rời chức vụ trong phong cách đúng thời điểm của các nhà lãnh đạo đã mất đi sự kính phục của các đồng chí thân cận nhất và yêu cầu phải ra đi. Không ai nhận trách nhiệm này, nhưng không một lãnh tụ nào của nước Cộng hoà Dân chủ Đức có thể bị bãi chức nếu không có sự đồng ý săn sái của Mielke. Krenz được lên làm Tổng bí thư và xuất hiện trên truyền hình để phát biểu những lời nói xoa dịu ngổn ngang. Nhưng ông không được chuẩn bị để đối phó với công việc cực kỳ khó khăn ông phải đương đầu.
Tôi biết giờ phút của những lời lẽ âm thầm đã chấm dứt khi Johanna Schall, cô cháu gái đầy năng lực và nguyên tắc của Bertolt Brecht, mời tôi tham dự một cuộc biểu tình ngày 4-11-1989 tại quảng trường Alexander-platz ở Đông Berlin để kêu gọi một cuộc thay đổi ôn hoà. Tôi tham gia với các văn sĩ Christa Wolf, Stephan Heym, và Heiner Müller và các lãnh tụ của nhóm đối lập Diễn Đàn Mới Barbël Bohley và Jens Reich. Nhìn một biển bích chương ghi bằng tay yêu cầu chấm dứt quy tắc một đảng duy nhất, tôi thấy rõ tính chất độc quyền của Đảng Xã hội chủ nghĩa Thống nhất của tôi đã chấm dứt. Đối với tôi, điều này có nghĩa là từ bỏ một ý thức hệ mà tôi đã theo đuổi cả đời. Tôi vẫn tin rằng nước CHDC Đức có thể - ít nhất trong một thời gian dài - tách biệt với phương Tây với sự hiện diện của một chính quyền hiện thân cho lý tưởng xã hội chủ nghĩa nhưng cho phép có được tự do ngôn luận, tự do hội họp và có quyền sở hữu nhiều hơn. Tôi cố gắng thuyết phục nửa triệu người tập hợp tại đây và cả triệu người nữa đang xem truyền hình không nên dùng đến võ lực, nhưng trong lúc tôi nói, phản đối bầu không khí kết tội biến tất cả những thành viên của những cơ quan an ninh thành những con vật tế thần cho chính sách của giới lãnh đạo cũ, tôi hơi ngợ một phần trong đám đông huýt sao chế nhạo tôi. Họ không còn đầu óc để nghe những lời nhắn nhủ gìn giữ phong cách của cựu tướng của Bộ Công an.
Và tôi đau đớn nhận biết trong những giây phút này tôi không trốn chạy được quá khứ của tôi. Tôi phải nhẫn nhục nhận lãnh trách nhiệm về những sinh hoạt của cơ quan tôi làm việc và những đường hướng của một chế độ tôi đã từng phục vụ và nuôi dưỡng, mặc dù nó nằm ngoài quyền kiểm soát, sự hiếu biết hoặc sự đồng tình của tôi. Tôi không thể nói phản ứng của đám đông làm tôi bất chợt kinh ngạc, nhưng lòng tôi cảm thấy nhẹ nhõm và tràn đầy hãnh diện vì cuối cùng tôi đã đứng lên và dám nói sự thật.
Đêm hôm đó, tôi trở về nhà và ngủ một cách say sưa lần đầu tiên trong suốt nhiều tuần. Ngày 28-11-1989, Thủ tướng Tây Đức Helmut Kohl ban hành chương trình mười điểm để thống nhất nước Đức. Kể từ ngày đó, đặc biệt vào ngày 4-12-1989, vào mỗi ngày thứ hai biểu tình tại Leipzig, các bích chương rời rạc xuất hiện đòi hỏi “Nước Đức, Một Tổ quốc” (DEUTSCHLAND, EINIG VATERLAND). Nhưng vào ngày đó không có những lời kêu gọi như vậy tại Đông Berlin. Có nhiều quan điểm khác nhau được phát biểu trên loa phóng thanh và do dân chúng xuống đường hô hào về hình thái tương lai của đất nước họ, nhưng có một bầu không khí kiến tạo chung nhất. Nhìn lại, tôi cho rằng đây là ngày cuối cùng của giấc mơ xã hội chủ nghĩa. Năm ngày sau, tôi có mặt tại câu lạc bộ các văn sĩ ở Postdam bàn bạc về quyển The Troika, thình lình một thanh niên tung cửa vào và hét lớn: “Biên giới đã được mở”. Lịch sử đã được viết nhanh chóng như vậy.
Trong vòng một đêm, thế giới cũ, thế giới mà tôi đã cống hiến cả công trình của cuộc đời tôi tan biến. Đêm hôm đó, màn ảnh vô tuyến truyền hình khắp nơi chiếu những hình ảnh Bức tường Berlin sụp đổ. Hàng rào bê-tông đã thực chất củng cố sự ngăn cách ý thức hệ chỉ trong vài ngày đã trở thành những mảnh kỷ vật. Kể từ nay tôi phải thích nghi với thế giới mới, một thế giới mà tôi vẫn xem là kẻ thù và nay tôi đã trở thành kẻ xa lạ trong đó, một kẻ tị nạn đến từ thế giới không tưởng đã sụp đổ.

*

Ngày 15-1-1990, một đám đông giận dữ - trong đó có nhiều nhóm đã có chuẩn bị trước – tràn vào cơ sở bộ cũ của tôi và tóm thâu những hồ sơ và sau đó trao cho các cơ quan tình báo phương Tây. Những phần đã được lựa chọn kỹ lưỡng được đem ra đăng tải, và vì tên tuổi của Mielke và tôi là những tên tuổi quen thuộc duy nhất đối với quần chúng, hầu như không có ngày nào mả tôi không bị tấn công dữ dội, nhất là vì họ khám phá những tên khủng bố trước đây của Cánh Hồng quân (RAF=Red Army Faction) đã được nước CHDC Đức chứa chấp. Họ không cần phân biệt đâu là bằng chứng hay không bằng chứng hoặc tang chứng chứng tỏ là tôi có dín líu đến Cánh Hồng quân; việc tôi làm việc trong một cơ quan khác của Bộ có dính líu đến vụ việc là đủ để cho kẻ tố khổ kết án tôi. Tôi không còn ngờ vực gì nữa vào ngày Thống Nhất Đất Nước, ngày 3-10-1990, tôi sẽ bị bắt. Sau khi tham khảo cả luật sư lẫn bạn bè, tôi quyết định rời bỏ xứ sở một thời gian. Tôi hy vọng làm việc từ nước ngoài để bảo vệ đội ngũ trước đây của tôi, trong số đó người cuối cùng rời khỏi bộ vào tháng 4-1990. Trước khi đi, tôi viết thư cho Tổng thống Liên bang Richard von Weizsäcker, Bộ trưởng ngoại giao Hans-Dietrich Genscher và Willy Brandt nói rằng một chuyến di cư khác ra khỏi nước Đức là điều khó xử đối với tôi: Đây là đất nước của cha mẹ tôi. Ở đây họ tìm thấy lãnh vực sinh hoạt cho họ, sau khi đã phải di cư lâu ngày. Cha mẹ tôi và em trai tôi đều an táng tại Berlin. Và đối với tôi, nước Đức là nơi tôi bỏ công khó, là sức mạnh của tôi, là tình yêu, là những sinh hoạt của tôi theo chiều hướng tích cực cũng như trong những nỗ lực không thành và sai trái.
Và tôi viết cho ông uỷ viên công tố liên bang Alexander von Stahl: Đối với tôi và đối với các nhân viện trong đội ngũ cơ quan tình báo đã từng tham gia trong Chiến tranh Lạnh trong trường hợp tương tự như các nhân viên của các cơ quan khác, chiến tranh có vẻ như vẫn tiếp tục. Đã có kẻ thắng trận và kẻ bại trận, trả thù không chút thương xót.
Tôi muốn khẳng định cho mọi người biết, trong lúc tôi lên đường rời khỏi nước Đức trong một thời gian, tôi sẽ trở về không ngần ngại một khi việc toà án xét xử công bằng được bảo đảm. Tôi cũng có nói với Anatoly G. Novikov, giám đốc KGB tại Berlin, tôi có ý định rời nước Đức một thời gian. Ông mỉm cười và nói rằng KGB biết Tây Đức đang tìm cách miễn khởi tố để đổi chác với thông tin. Ông không nói cho tôi biết ông làm cách nào để biết chuyện này, nhưng ông nói KGB rất hài lòng là tôi đã không tuân theo. Một vài ngày sau, sau khi ông báo cáo cuộc gặp gỡ của chúng tôi lên Moscow, tôi nhận được thư của ông báo cho biết có thể liên lạc với KGB bát cứ lúc nào khi tôi lâm nguy.
Chúng tôi đồng ý là vợ tôi và tôi sẽ vào giờ phút chót tìm cách ra khỏi nước Đức để tránh không để Liên Xô mang tiếng can thiệp trong việc tôi trốn thoát. Nếu cần, tôi sẽ điện thoại đến một số bí mật và họ sẽ đến giúp tôi ngay. Đây là lựa chọn tốt nhất trong những đề nghị tồi dở. Tôi vẫn mong mỏi nếu tôi có thể trốn đâu đó ở châu Âu mà không ai để ý trong một vài tuần, cuộc săn lùng ở Đức sẽ giảm cường độ và tôi có thể trở về.
Andrea và tôi cuốn gói hành lý một cách kín đáo vào ngày 28-8-1990, sáu ngày trước khi thống nhất, và lên đường đi Áo. Chúng tôi dùng thông hành thật của chúng tôi và chính xe của tôi – tôi quyết định không để bị bắt trong tình trạng bất hợp pháp và không bao giờ dùng giấy tờ giả - và lái qua biên giới giống như mọi du khách cuối hè đi lên miền núi. Lính gác biên giới liếc nhanh giấy tờ của chúng tôi và vẫy cho chúng tôi đi qua. Khi chúng tôi đi xa khỏi tầm mắt của họ, chúng tôi ngừng lại và ôm nhau mừng rỡ giống như trẻ con trốn trường nội trú nghiêm ngặt để đi chơi.
Trong vòng hai tháng, Andrea và tôi lái đi khắp vùng quê nước Áo, trú ngụ tại những khách sạn nhỏ và nhà trọ và đôi khi đến nhà bạn bè quen biết thuộc cánh tả Áo. Chúng tôi không hoá trang, và khi họ phát giác sau ngày 3-10-1990i tôi đã trốn khỏi nước Đức, hình ảnh của tôi bắt đầu xuất hiện thường xuyên trên trang nhất những nhật báo, lẽ cố nhiên được bày biện trong phòng khách và bàn tiếp tân của khách sạn. Nhưng một cách lạ lùng, chẳng ai để ý xem tôi có giống với “tên gián điệp bị truy nã nhất” đã trốn đâu mất. Một hoặc hai lần, Andrea để ý người nào đó để ý nhìn kỹ đến tôi hoặc nghe những lời thì thầm ngạc nhiên, chúng tôi vội trốn tránh không kèn không trống. Đây là một thời gian đặc biệt vừa đáng sợ hãi vừa đáng vui mừng. Tôi cảm thấy trẻ hẳn ra. Nhưng chúng tôi không thể nào tiếp tục sống theo kiểu Bonnie và Clyde Đức được. Chúng tôi khơi động đường dây Israel nhưng không có kết quả. Mặc dù đã có những lời hứa trước đây, chúng tôi không nhận được thông hành ở Vienna, và tôi không muốn họ để ý đến tôi vì tôi lẩn quẩn ở thủ đô Vienna. (Tôi không đi Israel cho mãi đến năm 1995, khi nhật báo Do Thái Ma’ariv quảng cáo rầm rộ mời tôi sang thăm viếng các cựu nhân viên tình báo Mossad và gặp gỡ với cựu thủ tướng Yitzhak Shamir). Một đêm, trong lúc ăn tối tại một ngôi làng Áo, tôi nhìn khuôn mặt xinh xắn nhưng lo âu của Andrea tôi biết là chúng tôi không còn lựa chọn nào khác ngoài Moscow. Tôi vẫn còn hy vọng mong manh là Gorbachev, vốn là bạn của Helmut Kohl, sẽ ngỏ lời kêu gọi khoan hồng cho chúng tôi. Từ Áo tôi viết thư cho ông nhưng tôi không nhận được hồi đáp. Tháng 11-1990, tôi lấy số bí mật đã được trao cho tôi ở Berlin để liên lạc với KGB trước khi tôi lên đường, đọc mã số cho người Nga đầu dây và báo là thời cơ đã chín mùi.
Hai ngày sau, Andrea và tôi, chúng tôi được một giao liên Nga đến bốc đi tại biên giới Hungary và đưa chúng tôi băng qua đồng bằng Hungary. Sau một ngày nghỉ, chúng tôi vào lãnh thổ Ukraina, và từ đó chúng tôi đến Moscow. Chúng tôi đến nơi mệt mỏi nhưng lòng thật nhẹ nhõm biết rằng những ngày bôn ba đào tẩu đã chấm dứt.
Tại Moscow, Leonid Shebarshin tiếp đón chúng tôi tại bộ tư lệnh cơ quan tình báo hải ngoại tại Yasenevo và chúng tôi nâng ly ăn mừng việc đào thoát của tôi. Nhưng bầu không khí lúc đó đã căng thẳng. Các vị chủ nhà tỏ ra bối rối vì tôi không nhận được sự hỗ trợ nhiều hơn của Gorbachev. Mặc dù ông quen biết tôi nhiều, Kryuchkov gửi lời chào qua Valentin Falin và Trung ương Đảng chứ không đích thân đến gặp tôi. Giám đốc KGB khuyên tôi không nên trở về Đức. Rõ là giới lãnh đạo tiến thoái lưỡng nan về sự hiện diện của tôi. Một mặt, họ cảm thấy ràng buộc với quá khứ để cho tôi trú ngụ tại Moscow. Mặt khác họ không muốn làm to chuyện về sự hiện diện của tôi ở đây, vì mối bang giao với Bonn có ưu tiên hơn.
Lần đầu tiên trong đời của tôi, những nơi trước đây vẫn luôn trả lời có tại Moscow nay bắt đầu trả lời không. Hoặc là, trong phong cách khó diễn tả của người Nga, họ không trả lời. Để tìm kiếm tài liệu cho quyển sách này, tôi tìm cách tham khảo một vài tài liệu cũ của NATO đã được các nhân viên của tôi thu thập và do tôi gửi đi Moscow. Chúng không bao giờ xuất hiện. Lẽ cố nhiên, người ta không từ chối tôi thẳng thừng. Tôi được báo là những bí mật chính tay tôi đã gửi đến Moscow không thể tiếp cận được nữa vì “lý do kỹ thuật”. Tôi bỏ thời giờ đi tìm kiếm sự hỗ trợ chính trị và hợp pháp cho các nhân viên cũ trong cơ quan của tôi, cho các điệp viên và cho chính bản thân tôi, và tôi cũng đi tìm những bạn bè cũ thời thiếu niên và tìm tòi những món ẩm thực, thu thập những công thức món ăn Nga để in thành sách mà sau này tôi xuất bản. Con trai Sascha của tôi, được Claudia, con gái của Andrea với chồng trước, trông nom, lâu lâu đến thăm chúng tôi. Tôi sống thoải mái ở Moscow cho đến tháng 8-1991. Nhưng tôi có nhu cầu gần gũi với gia đình tôi và các đồng nghiệp cũ ở Đức. Sống ở lại Liên Xô có nghĩa là sống bình dị, như một người di cư. Vào mùa hè, Andrea và tôi được Trung ương Đảng mời đi nghỉ mát ở Yalta, trên bãi biển Hắc Hải, trong một nhà nghỉ dành riêng cho đảng viên cao cấp. Cùng lúc đó, Mikhail Gorbachev cũng đang nghỉ hè không xa – đây là mùa nghỉ mát cuối cùng của ông với tư cách lãnh đạo Liên Xô. Vì ở tại đây ông phải đón tiếp một phái đoàn các đồng nghiệp trong Bộ Chính trị từ Moscow đến mà ông không hề mời để nghe tin đảo chánh do không ai khác Kryuchkov, giám đốc KGB, cầm đầu.
Kryuchkov không phải là ông xếp tôi mến chuộng, nhưng tôi không bao giờ nghĩ một người tầm cỡ như ông lại dính líu đến một hành động thiếu chín chắn như vậy. Một vị giám đốc tình báo không thể nào không thấy đây là một trò đùa ngay từ lúc khởi đầu. Cuộc đảo chính hụt là một đòn chí mạng đối với chúng tôi. Các luật sư của tôi đến gặp tôi hai lần để bàn thảo về ngày trở về Đức. Bây giờ việc quyết định bỏ đi đã trở nên gấp rút. Ngày tàn của Gorbachev đã gần kề và Boris Yeltsin sẽ sớm chiếm lĩnh quyền hành tuyệt đối. Tôi không trông mong ân huệ gì nơi ông cả. Vì vậy vào cuối tháng 8-1991, lúc đó Gorbachev trong vị thế lung lay đã trở về điện Kreml, tôi hẹn gắp với Leonid Shebarshin. Ông đã tạm thời lên nắm quyền cơ quan KGB vì bây giờ Kryuchkov đã thất sủng và bị giam giữ. Ông trông vẻ bàng hoàng và căng thẳng vì áp lực của những biến cố. Hiện tình Liên Xô đang rối loạn và KGB bị tách làm hai giữa người ủng hộ và chống đối cuộc đảo chánh, nên cá nhân tôi và những vấn đề của tôi là điều phiền nhiễu cuối cùng ông cần đến. Tuy vậy, có lẽ ông muốn giữ tôi lại, làm một cử chỉ đẹp cuối cùng để bày tỏ tình đoàn kết đối với một sĩ quan tình báo.
Ông chăm chú nghe tôi nói trong lúc tôi giải thích ý định trở về Đức, rồi ông ngửa lòng bàn tay theo kiểu người Nga để diễn tả nỗi thất vọng. “Anh thấy sự việc ở đây rồi, Mischa. Anh là người bạn tốt đối với chúng tôi, nhưng chúng tôi chẳng giúp được gì cho anh bây giờ. Ai có thể ngờ được sự thể lại kết thúc như vầy! Thượng đế chúc phúc cho anh”.
Chúng tôi quyết định đi nghỉ ít ngày ở Áo trên đường trở về, không phải chỉ để lấy lại sức khỏe sau những khủng hoảng của những tuần qua, nhưng vì đây là một cứ địa từ đó tôi có thể liên lạc với các luật sư Đức và thu xếp ngày trở về của tôi cho thật êm xuôi. Nhưng hoá ra đây chỉ là ảo vọng. Chính quyền Xô viết, vì bất cẩn hơn là có ác ý, đã tiết lộ trong lời tuyên bố chính thức việc tôi rời bỏ Liên Xô là tôi đã đi sang Áo. Cảnh sát Áo và cơ quan mật thám được lệnh truy nã tôi và bắt giữ. Sau đó họ sẽ giao cá nhân tôi cho các đồng nghiệp Đức.
Tuy nhiên, tôi không thấy có lý do gì để tuân theo guồng máy quảng cáo và trở về sớm. Chúng tôi tiếp tục du lịch. Nhưng các nhà bình luận, các hoạ sĩ hí hoạ bắt đầu chê cười và nhạo báng sự bất lực của chính quyền Áo không có khả năng tìm ra trùm gián điệp về hưu trong một nước tí teo. Báo cáo hàng ngày xuất hiện trên báo chí và tất cả sự việc trở thành một trò lố bịch, do đó tôi đến Vienna và tự nộp mình. Cảnh sát Áo tỏ ra rất nhã nhặn, hơn nữa không có. Họ tìm cho chúng tôi một nơi kín đáo xa lánh báo chí, và, sau gần một năm tôi rời nước Đức, với sự trợ giúp của các luật sư chúng tôi thu xếp trở về quê nhà.
Chính quyền Đức thu xếp để sự việc diễn ra gọn gàng. Bước qua Bayerisch Gmain, chúng tôi nhìn thấy lính gác chờ đón chúng tôi ở biên giới. Một cách lịch sự, họ mời chúng tôi ra khỏi xe và lục xét qua loa hành lý của chúng tôi – để tìm vũ khí, một viên chức bối rối giải thích cho chúng tôi. Michael, con trai lớn nhất của tôi đã di chuyển đến để gặp tôi ở bên phía Áo, vui mừng được tham dự vào vở tuồng. Nó lái xe của tôi, trong khi đó Andrea và tôi được đưa vào một chiếc xe Mercedes đạn bắn không thủng một khi chúng tôi bước qua biên giới. Một chiếc xe thứ hai giống như vậy theo sau trong đó có uỷ viên công tố và luật sư của tôi.
Ngay sau biên giới chính quyền Đức thu xếp để ngừng tại một khách sạn để giải khát. Trong phòng khách, ông uỷ viên công tố nghiêm nghị móc lệnh bắt và đọc cho tôi nghe. Và chúng tôi lên đường đến văn phòng tối cao pháp viện tại Karlsruhe. Mặc dù giờ giấc đã khuya khoắt, ông uỷ viên công tố đã thu xếp việc giam giữ tôi tức khắc. Không bao lâu trước mười hai giờ đêm tôi được đưa đến phòng giam có hai lần khoá duy nhất tại trại giam Karlsruhe. Sau mười một ngày, tôi được tại ngoại hậu tra nhờ sự can thiệp của luật sư. Tiền bảo lãnh được ấn định quá cao đến độ tôi chỉ gom góp được số tiền này với sự trợ giúp của bạn bè và trong nh;ch của tôi. Những lý do từ chối cấp hộ chiếu cho tôi có những hàm ý mà tôi nghĩ là mâu thuẫn, không thế chấp nhận được. Lẽ cố nhiên, có những lý lẽ nhằm đánh giá và duyệt xét quãng đường đời của tôi, những nẻo đường được đề cập đến trong quyển sách sẽ do Random House xuất bản. Tôi phải trả lời những câu hỏi liên quan đến câu chuyện, kể cả những câu hỏi gây đau đớn cho bản thân tôi.
Những quốc gia châu Âu tự nhận mình xã hội chủ nghĩa, trong số này có Đông Đức, đã thất bại và họ tự hào đã phục vụ cho một ảo vọng của nhân loại. Vào cuối cuộc đời của tôi, tôi tự hỏi trong quyển sách sắp xuất bản đây, bắt đầu từ lúc nào và khởi sự từ đâu chúng tôi đã sai lầm, bắt đầu từ thời điểm nào chúng tôi thấy những sai lầm nhưng đã qua muộn và do đâu chúng tôi thành thủ phạm. Có rất nhiều câu hỏi được đặt ra. Vì vậy tôi cũng không muốn mang gánh nặng bị gắn ép phạm tội. Lời tuyên bố trong quyết định của Bộ Ngoại giao cho rằng tôi dính líu đến những hoạt động khủng bố không có căn cứ và không đúng sự thật. Ông có thể thấy điều này trong thơ kháng án đính kèm của tôi.
Có nhiều nét trong cuộc đời và trong đường lối chính trị của ông mang tính chất phá lệ không khô cứng trong khuôn mẫu đã làm cho tôi thán phục như tôi đã thán phục Tổng thống John F. Kennedy và khuyến khích tôi bước một bước bất thường này. Đối với ông, gánh nặng của những hàm ý vô căn cứ và võ đoán cũng không xa lạ gì. Tin tưởng vào tinh thần công chính của ông, với lời cầu chúc tốt lành nhất cho ông, tôi luôn thành kính nơi ông”.
Cho dù lá thư của ông Wolf có giọng nịnh bợ hoặc là một lối khiêu khích mỉa mai - Tổng thống Clinton đã có phán ứng gì đi nữa nếu ông có đọc qua - lá thư này chẳng giúp ông Wolf đi đến đâu cả. Một năm sau, khi quyển sách xuất bản, phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Nicholas Burns nói ông Wolf vẫn không được vào nước Mỹ. “Chúng tôi nghĩ rằng không thể cấp hộ chiếu cho một người đã ra công sức suốt cuộc đời mình chống lại một nước Đức tự do, nước Tây Đức, chống lại nhân dân Đức, và một người có tinh thần bài Mỹ và âm mưu lật đổ chính quyền của chúng tôi và đỡ đầu những hoạt động khủng bố đánh vào chúng tôi; tại sao chúng tôi phải cấp chiếu khán cho đương sự? Vì vậy đương sự không vào được đất Hoa Kỳ. Đương sự có thể viết những quyển sách bán chạy nhất, nhưng đương sự không thể nào an hưởng cuộc đời trên đất nước Hoa Kỳ cho đến mãn đời của đương sự, chúng tôi chẳng liên can gì nữa”, ông Burns tuyên bố trong một cuộc họp báo của Bộ Ngoại giao.
Khi được hỏi tại sao ông Wolf bị khước từ ở mọi địa điểm vào, trong khi đó những người như Bộ trưởng ngoại giao Primakov và lãnh tụ Palestin Yasser Arafat bây giờ được tiếp đón, ông Burns trả lời “Chúng tôi có mối liên hệ tốt với Yevgeny Primakov. Ông là Bộ trưởng ngoại giao của một trong những nước bạn, một nước thân thiện với Hoa Kỳ. Markus Wolf là một người Cộng sản không biết cảnh tỉnh, vẫn chủ trương khủng bố trên quy mô quốc gia chống lại Hoa Kỳ. Đó là một sự khác biệt đáng kể”.
Cũng có một sự khác biệt khá lớn giữa việc kết tội chủ trương khủng bố và sự thật tại sao chính quyền Hoa Kỳ không muốn cho Markus Wolf nhập cảnh Hoa Kỳ. Các viên chức cao cấp Hoa Kỳ sau này thú nhận CIA tình nghi ông Wolf vẫn chưa nói hết những gì ông biết. Mãi mấy năm sau khi Liên Xô tan rã, cơ quan CIA mới hồi phục lại sau những tổn thất mà các tên phản bội làm việc cho KGB đã gây nên. CIA nghi ngờ ông Wolf hoặc những đồng nghiệp cũ của ông Wolf biết rõ những tên nội tuyến hiện vận còn hoạt động. Họ muốn biết tên tuổi của những tên đó. Đầu năm 1998, đầu não của cơ quan phản gián Đức, ông Volker Foertsch, bị điều tra vì tinh nghi ông hoạt động gián điệp cho Nga. Cuộc điều tra không có kết quả vì thiếu bằng chứng.
Nếu chính quyền Hoa Kỳ mong đợi ông Wolf ra tay giúp họ, họ sẽ sớm thất vọng. Tình báo thời Chiến tranh Lạnh rất phức tạp và là một trò chơi tốn kém vô cùng, nó có những lô-gích và những luật chơi của chính nó. Nguyên tắc căn bản là không để bị qua mặt. Nhưng một khi bị qua mặt và lỡ rơi vào tay địch thủ, quý vị không nên bao giờ tiết lộ những gì đối thủ đã biết rõ. Cả hai bên đã áp dụng luật chơi này trong thời Chiến tranh Lạnh và lặng lẽ duy trì hệ thống trao đổi điệp viên để tưởng thưởng những ai biết kín miệng. Mặc dù sống trong sự điêu tàn của một thất bại chính trí lớn hơn, ông Wolf vẫn tỏ ra hãnh diện một cách ngoan cố về những thành tích nghề nghiệp của ông. Ông sẽ không bán danh dự để có một chuyến đi sang Hoa Kỳ. Vì vậy Yevgeny Primakov, bây giờ là Thủ tướng của Nga, lúc nào cũng được tiếp đón niềm nở, và ông Wolf sẽ luôn mãi là một người bất hảo (persona non grata).
***
Vì nhiều lý do, đây không phải là một quyển sách “thành thật khai báo”. Ông Wolf vẫn tiếp tục là một nhân vật gây nên nhiều tranh cãi, một phần vì ông cố bày tỏ cuộc đời của ông không phải là một thất bại đáng ghê tởm, trong khi đó các kẻ thù trước đây của ông cho rằng đúng là như vậy. Những điều không nói ra trong sách sẽ làm thất vọng những độc giả mong muốn tìm thấy lời khai thú trong đó, nhưng những lời khai thú trong nghề điệp báo thường là táng mạng, và ông Wolf là một con người cũng muốn thụ hưởng cuộc đời. Đọc ông Wolf để có một thoáng nhìn khâm phục, chỉ một thoáng thôi, để đi sâu vào tâm não đầy sức thu hút của một trong những bầc thầy điệp báo lớn của thời đại chúng ta, một người mang nặng ấn dấu của cuộc diệt chủng Do Thái do quốc xã Đức phát động và sau đó là của cuộc phân tranh ý thức hệ thời Chiến tranh Lạnh, một người đứng bên kia trận tuyến đối đầu với phần đông độc giả. Có lẽ ông có quyền đem một ít bí mật theo ông xuống mồ.