Chương 2 (tt)

     gày hôm sau, khi Phi Nga về đến nhà cha mẹ thì đã mười giờ. Ông bà Minh ra đón con và khi thấy nét mặt vui vẻ, tươi tắn của Phi Nga thì cả hai người đều không giấu được sự vui mừng.
Bà Minh nói:
- Em con bảo hôm nay con về nhưng mẹ không tin là con rảnh được. Lại nữa hôm nay Dũng mắc dạy, con về một mình, rủi nó không bằng lòng thì sao?
- Con thu xếp thế nào được thì thôi. Anh Dũng không phải là khó.
Ông Minh nói:
- Biết con thế nào cũng về, nên ba ở nhà đợi chớ không đi đánh cờ. Mấy lâu nay con đã vẽ được bức tranh nào chưa?
- Dạ chưa, con đang nghĩ cách tạo một chỗ làm việc. Nhưng nhà chật, lại nữa công việc nội trợ cũng thu hút của con khá nhiều thì giờ. Lúc đầu bao giờ cũng bận rộn, chưa quen việc, nhưng lần lần đâu vào đó thì có khác nào đoàn xe lửa chạy trên đường rầy ngày nọ qua tháng kia không có gì phải mệt trí nữa.
Ông Minh chuyện trò với con gái một lúc đoạn ra đi, bà Minh lo làm cơm. Phi Nga ngồi giúp mẹ, nhưng bà liền nói:
- Con nên đi lại nhà ông hội đồng Tích để gặp bà Quỳnh, bà ấy ở nán lại đây mấy ngày là chờ con về đó.
Phi Nga hỏi:
- Mẹ nhắn con về là vì chuyện bà Quỳnh thôi sao?
- Thấy lâu con không về, mẹ có ý trông. Nhân bà Quỳnh muốn gặp con, mẹ nhắn con về luôn thể. Con vui cảnh chồng con là mẹ yên lòng rồi.
Phi Nga nhìn quanh, thấy chén bát bừa bãi liền nói với mẹ:
- Để con giúp mẹ dọn dẹp rồi hãy đến bà Quỳnh.
- Mẹ dọn dẹp được rồi.
Mẹ nói vậy nhưng Phi Nga vẫn ra tay dọn dẹp, nàng chỉ làm độ một giờ là đã đem lại thứ tự trong ngôi nhà bếp rộng rãi. Phi Nga nói:
- Hai em của con tệ quá, không giúp được mẹ gì cả sao?
- Từ hôm con đi lấy chồng, hai đứa nó thường đi chơi luôn. Phi Anh có xin lên Sài Gòn học đánh máy và kế toán, nhưng ba con không cho. Còn Phi Yến thì muốn học thêm ngoại ngữ. Chúng nó không phải như con...
Thấy câu chuyện muốn kéo dài, bà Minh nhắc chừng con gái:
- Con đi công việc của con đã, chừng nào về mẹ con ta lại có dịp nói chuyện nhiều.
Phi Nga mặc áo ra đi, vừa đi vừa ngắm cảnh. Những người quen biết trong làng gặp Phi Nga đều mừng rỡ:
- Về thăm nhà hả cô Phi Nga?
- Cô vẫn mạnh giỏi chớ? Đã có tin mừng gì chưa?
- Cô đi thăm ai vậy?
Phi Nga lễ phép và niềm nở với mọi người:
- Đi quanh một vòng để thăm bà con cô bác chớ thăm ai!
Phi Nga đến nhà ông hội đồng giữa lúc nhà đang dọn cơm. Nàng ngập ngừng không biết nên vào nhà hay không thì bà Quỳnh đã nhìn thấy, liền cho người ra mời nàng vào.
Bà Quỳnh nói để Phi Nga yên lòng:
- Tôi không dùng cơm, chúng ta lên lầu nói chuyện. Thế cô đã ăn uống gì chưa? Ở bên nhà chồng về thẳng đây hả?
Phi Nga nói:
- Cháu đã ghé về nhà. Mẹ cháu đợi cơm ở nhà. Bà muốn gặp cháu?
Bà Quỳnh nắm tay Phi Nga lôi lên lầu:
- Lên đây hãy nói chuyện.
Hai người vào phòng bà Quỳnh. Bà thân mật hỏi:
- Cô đi lấy chồng sao không cho tôi hay để tôi có chút quà mừng cô. Ai lại tệ vậy?
- Lúc ấy bà không ở đây, cháu biết bà ở đâu mà mời? Xin bà tha lỗi cho cháu, cháu vụng về lắm.
Bà Quỳnh cười:
- Nghệ sĩ bao giờ cũng vậy. Cô là một nghệ sĩ.
Phi Nga khiêm tốn:
- Cháu đâu đã có tài gì...
Bà Quỳnh nói tiếp:
- Một nghệ sĩ mà đi lấy chồng sớm là uổng lắm. Nhà tôi bảo thế. Nhà tôi đã nhận được mấy bức tranh của cô, tôi gởi qua cho ông ấy... Nhà tôi khen cô lắm và mới rồi nhà tôi và cháu bé đi Nhật, có ghé lại Sài Gòn thăm tôi. Nhà tôi muốn gặp cô...
Phi Nga liền hỏi:
- Ông muốn nhờ tôi vẽ cái gì nữa phải không?
- Không phải nhờ cô vẽ mà muốn mua những bức tranh của cô, muốn xem qua những gì mà cô đã vẽ được. Nhà tôi là một người sưu tập tranh vẽ đủ loại của những họa sĩ khắp thế giới. Vì thế mà tôi muốn gặp cô để hỏi cô bao giờ tiếp được chúng tôi.
Phi Nga không ngờ nàng dược một người sành về tranh để ý đến, nên cảm động, ngồi thừ người ra, một lúc lâu sau mới nói:
- Bao nhiêu tranh vẽ của cháu, cháu còn để hết ở nhà cha mẹ. Cháu đang nghĩ cách tạo một nơi làm việc, nhưng chưa có thì giờ, phương tiện.
Bà Quỳnh tiếc rẻ:
- Từ ngày có chồng, cô không vẽ gì nữa sao? Bỏ phí thì giờ mà tài của cô cũng mai một sao?
- Cháu vẫn nghĩ đến sở thích của cháu, nhưng thưa bà bây giờ thì cháu đang sống hoàn toàn cho chồng cháu.
Bà Quỳnh cười có vẻ không tin:
- Một người có tài như cô không thể sống hoàn toàn cho chồng được. Để rồi đây cô sẽ thấy lời nói của tôi là đúng. Bây giờ tình đang nồng, chuyện yêu thương còn mới mẻ, đối với cô cũng giống như một đề tài chưa được khai thác, nhưng một khi đã khai thác rồi, thì cô sẽ không còn thấy hứng thú gì nữa.
Thấy Phi Nga im lặng cúi đầu suy nghĩ, bà Quỳnh tiếp:
- Nhà tôi muốn xem qua những tranh cô đã vẽ được. Vậy cô nên nghĩ cách đem những bức tranh ấy tập trung lại một chỗ. Tháng sau nhà tôi sẽ trở lại đây. Riêng về phần tôi thì tôi muốn nhờ cô vẽ cho tôi một bức tranh về thằng con nhỏ của tôi, nó tên là Paul, năm nay mười hai tuổi. Chúng tôi cũng có một đứa con gái rất thích hội họa, còn thằng con riêng của nhà tôi thì đang theo học một trường mỹ thuật ở Rome.
Phi Nga suy nghĩ một chút rồi nói:
- Cháu sẽ dọn hết tranh về nhà riêng của chúng cháu tháng sau nếu ông về nước thì xin mời ông bà đến xem. Nhưng bà thưa dùm với ông, cháu không vẽ được bao nhiêu và cũng chỉ học lóm vậy thôi, không có thầy. Còn cậu Paul, khi nào bà muốn cháu vẽ cậu thì bà cứ đưa cậu đến.
- Nhà cô ở đâu?
- Nhà cháu ở trên quận... Bà đến trường tiểu học Thanh cần hỏi nhà thầy Dũng thì ai cũng biết.
- Từ Sài Gòn xuống đây, tôi thường đi ngang quận. Được rồi, có dịp tôi sẽ ghé thăm cô. Độ rày tôi lên xuống đây thường lắm.
Bà Quỳnh đứng lên lấy một cái gói lớn ở trên bàn đưa cho Phi Nga:
- Nghe cô Phi Anh bảo hôm nay cô đến, nên tôi có cái này để dành cho cô. Một cân táo và một cân nho tươi, quà tôi mang từ Saigon về đó.
- Bà cho thì cháu nhận, cháu xin cảm ơn bà.
- Thôi, bây giờ cô về dùng cơm kẻo ông bà trông. Để tôi bảo xe đưa cô về nhà.
Phi Nga vội vàng nói:
- Bà cho cháu đi bộ để ngắm phong cảnh luôn thể...
Về gần đến nhà, Phi Nga đã nghe một mùi thịt nướng thơm phức. Phi Nga vừa bước vào sân thì Phi Yến đã chạy ra đỡ lấy cái gói ở tay chị:
- Gói gì mà nặng vậy?
- Táo và nho của bà Quỳnh cho. Em lấy đĩa sắp ra cho cha mẹ dùng.
Bà Minh nói:
- Sắp một nửa thôi, còn một nửa con mang về cho chồng con ăn với.
Phi Anh đang nướng thịt, chạy lên hỏi:
- Chị gặp bà Quỳnh rồi à? Bà ấy muốn gặp chị để nói về việc gì thế?
- Bà ta muốn đưa ông chồng của bà đến xem tranh của chị, nhưng chị đâu có bao nhiêu tranh. Có mấy bức thì đã bán hết cho bà ta rồi...
Phi Anh nhắc:
- Còn hai bức mà anh Đình hỏi mua cho anh Giang, chị có định bán không?
- Không, chị chưa muốn bán...
- Ông chồng bà Quỳnh là một họa sĩ à? Ông ta là người Pháp mà.
Phi Nga nói để khỏi kể lể dông dài:
- Chị không hiểu rõ vì không hỏi. Ông ta là một nhà sưu tập tranh chớ không phải là một họa sĩ.
Bà Minh hỏi:
- Chỉ có từng ấy chuyện mà nhắn con gấp vậy à? Cha con chắc không về dùng cơm. Mẹ con mình ăn với nhau...
Phi Nga đi ngay vào phòng vẽ, mở tung các cánh cửa sổ và đứng ngắm những bức tranh dựng ở dưới đất hay treo trên tường. Những bức vẽ lỡ dở bỏ trên bàn hay còn gắn trên giá vẽ như có ý phiền trách nàng sao đi lấy chồng mà không chịu vẽ tiếp.
Phi Nga đi qua đi lại trong phòng, cảm thấy như nàng vừa đi xa về và tất cả đồ đạc thân quen trong phòng đã làm nàng cảm động không sao tả được.
Phi Nga trù tính mang tất cả những vật quen thuộc này về nhà và phải làm sao tạo cho nàng một căn phòng rộng rãi như thế này để làm việc.
- Tại sao ta có thể quên khung cảnh quen thuộc này mấy tháng nay? Ta không bỏ bê công việc gia đình thì thôi, Dũng sẽ không phiền trách ta được. Lập gia đình không phải là giết hết tài năng của mình. Lấy chồng không phải bỏ cả những thú vui lành mạnh.
Phi Nga đang suy nghĩ thì Phi Yến bước vào:
- Chị định mang hết những thứ này về nhà chị?
- Chớ để đây làm gì?
- Theo em thì chị cứ để yên ở đây, hôm nào rảnh chị về đây vẽ.
Phi Nga lắc đầu:
- Đi lại mất cả ngày giờ, lại nữa một khi say mê với công việc chị sẽ không còn nhớ giờ về, anh Dũng phiền.
Phi Yến choàng tay qua vai chị:
- Ra dùng cơm, mẹ đợi. Lát nữa chúng em có nhiều chuyện nói với chị lắm.
Phi Nga ra ngồi cạnh mẹ. Phi Anh hỏi chị:
- Chiều nay chị về?
Phi Nga gật đầu. Phi Yến hỏi:
- Không ở lại chơi với tụi em vài ngày à?
Phi Anh cười:
- Chị ấy ở sao được, bỏ anh Dũng cho ai?
Bà Minh liền nói:
- Rồi đây các con có chồng, các con cũng vậy cả. Đừng vội cười chị các con.
Ăn xong, Phi Nga cùng các em dọn dẹp rồi trở lại phòng vẽ. Phi Yến đi theo chị:
- Chị Phi Anh xin cha đi Sài Gòn học đánh máy nhưng cha không cho. Em đợi chị Phi Anh xin được thì em cũng sẽ xin.
Phi Nga nói:
- Các em đi học hết cha mẹ sẽ buồn.
- Ở nhà mãi thế này, tụi em chịu không được. Phải chi tụi em tài như chị, biết dùng thì giờ vào một việc hữu ích hay để đeo đuổi một chí hướng.
- Sự thật chị cũng không hiểu chị vẽ như vậy có phải là đeo đuổi một chí hướng không? Lúc đi học chị thích vẽ, ngồi nghĩ một bài luận hay một bài toán, đầu óc nghĩ, tay chị vẽ trên giấy, vẽ ngoằn ngoèo, vẽ một cách tự nhiên, không chú ý là mình vẽ gì. Lần lần thành một thói quen, và khi nghỉ học không biết làm gì, chị vẽ.
Phi Nga ngồi trước giá vẽ, ngắm bức tranh mà nàng đang vẽ dở dang trước khi đi lấy chồng. Nàng đã phác họa cảnh trên sông. Bây giờ nhìn lại, nhận thấy sai nhiều chỗ, nàng muốn sửa ngay lại, nhưng Phi Yến đã đứng sau lưng chị nhắc chừng:
- Chị về đây không phải để vẽ. Hãy nói chuyện cho vui, chị mà vẽ thì tối nay anh Dũng phải chờ sáng mắt ra.
Nghe em nhắc đến Dũng, Phi Nga thở dài đứng lên rời khỏi giá vẽ:
- Ừ nhỉ. Ngày mai em chở dùm những thứ này lên quận cho chị nhé.
- Chở bằng xe ngựa?
Phi Nga cưới:
- Chớ chở bằng xe gì? Chiều nay chị mang đi một ít màu, cọ và những bức tranh chưa lồng vào khuôn...
- Được, em sẽ giúp chị.
Phi Yến giúp chị cuốn tranh, gói màu và những dụng cụ. Nàng hỏi luôn miệng, tò mò muốn biết cảm nghĩ của chị về những ngày sống bên chồng, nhưng Phi Nga không để em hỏi nhiều về việc gia đình, cứ tìm cách nói lãng sang chuyện khác. Phi Nga nghĩ hai em không thể nào hiểu nàng, nhất là về việc nàng lập gia đình. Cả hai đều không tin là nàng có hạnh phúc khi về làm vợ Dũng.
Phi Yến nói:
- Chắc anh Dũng phục chị lắm. Anh ấy làm sao bằng chị được.
Phi Nga nói:
- Các em thấy như vậy vì không hiểu anh Dũng, nhưng vợ chồng không cần phải cùng có tài mới có hạnh phúc.
- Chị Phi Anh không nghĩ như chị. Chị ấy bảo chị chỉ lập gia đình với người nào có thể đưa chị ra khỏi cảnh tầm thường. Nghĩa là không ai xứng làm chồng chị.
- Thế còn em, em quan niệm hôn nhân như thế nào?
Phi Yến bẽn lẽn:
- Em chưa nghĩ về chuyện ấy, vì nói đúng ra em cũng chưa biết gì về chuyện hôn nhân, gia đình...
- Em không chịu nói ra ý kiến của em thôi. Chị biết thế nào em cũng đã nghĩ rồi.
- Em chưa nghĩ. Em chỉ nghĩ lập gia đình là mất tự do...
Phi Yến và Phi Nga nói chuyện đến đây thì Phi Anh bước vào và hỏi chị:
- Chị có cách gì thưa giúp với cha cho em lên Sài Gòn học không? Chị nói chắc chắn cha nghe...
Phi Nga nhìn em rồi thở dài:
- Chị nói chắc gì cha đã nghe. Cha thấy rõ chị có tài vẽ như vậy mà biết mấy lần chị xin cha đi học vẽ với một giáo sư hội họa, vậy mà cha đâu có bằng lòng. Nhưng em chịu khó đợi một thời gian nữa, có dịp chị sẽ nói giúp em.
Phi Anh nói:
- Đợi đến bao giờ? Cha không muốn chị em mình đi làm việc. Ở nhà mãi thế này buồn lắm. Chị bây giờ sung sướng rồi, có thể tự chủ.
Phi Nga nói:
- Em nói thế là sai rồi. Lúc nào chị cũng nhớ những gì cha đã dạy bảo chị, dù có chồng chị cũng giữ đừng làm trái ý cha. Có chồng chị còn bị phụ thuộc vào chồng nữa. Ví dụ chị làm một việc gì mà anh Dũng không thích thì chị cũng phải bỏ.
Phi Anh hỏi:
- Như vậy nếu anh Dũng không cho chị vẽ nữa, chị cũng phải chiều theo ý anh ấy sao?
Phi Nga bỗng đăm chiêu, nghĩ ngợi. Tuy Dũng chưa nói gì về chuyện Phi Nga với chí hướng của nàng, nhưng mới đây chính Dũng đã bảo những bức tranh mang hạnh phúc đến cho chàng là những đĩa thức ăn đầy đủ màu sắc do Phi Nga soạn. Phi Nga biết rõ vì thiếu nghị lực, thiếu tự tin nên chàng không dám phản đối việc Phi Nga vẽ vì sợ Phi Nga giận mà không còn yêu chàng nữa.
Nhưng nếu Dũng phản đối ra mặt khi thấy nàng vẽ suốt ngày thì lúc ấy Phi Nga có phản ứng gì không, hay là sẽ nghe theo ý muốn của Dũng, giữ yên địa vị của người nội trợ lo cho gia đình.
Phi Anh thấy chị đang vui bỗng lo nghĩ, liền hỏi:
- Chị nghĩ gì thế?
Phi Nga nói:
- Chị hay nghĩ vớ vẩn lắm. Tánh chị như thế...
Khi bà Minh trở về thì đã ba giờ. Thấy Phi Nga sửa soạn ra về, bà dặn:
- Con sắp đặt thì giờ để mỗi tuần có thể về thăm cha mẹ một lần.
Phi Nga vâng dạ, rồi gọi xe chở mấy bao đồ về nhà...

*

Dũng đi dạy về thấy Phi Nga đứng chờ trước cổng thì vui vẻ hỏi:
- Em về từ bao giờ?
- Em về từ lúc bốn giờ rưỡi...
Vào nhà, thấy trên bàn có hai đĩa táo và nho, Dũng ngạc nhiên:
- Em làm gì mà có những thứ này?
- Của bà Quỳnh cho em đấy.
- Em gặp bà ta ở đâu?
- Tại nhà ông hội đồng Tích. Bà mang quà từ Sài Gòn về cho em.
Dũng nhìn Phi Nga có vẻ hoài nghi:
- Em về thăm nhà là để gặp bà Quỳnh?
- Mẹ nhắn về nhưng em về cũng có một phần do bà Quỳnh muốn gặp em.
Dũng uể oải ngồi xuống ghế:
- Việc gì thế?
- Về những bức tranh mà em đã bán cho bà...
Phi Nga nói qua cho Dũng biết về chồng bà Quỳnh và về chuyện ông ấy muốn gặp nàng. Dũng liền nói:
- Anh biết em có tài... Thế nào rồi đây em cũng thành công về nghề vẽ...
- Muốn thành công phải học thêm. Nhưng em làm gì có cơ hội mà học. Thôi, khoan nói đến vụ ấy đã. Anh dùng một ít trái cây cho khỏe.
- Lát nữa ăn cơm xong đã. Cha mẹ và hai em vẫn khỏe chớ?
- Ai cũng hỏi thăm anh hết.
- Bao giờ thì em gặp chồng bà Quỳnh? Bà ấy là người như thế nào? Thường thường những bà me Tây ấy không được đúng đắn, em phải đề phòng trong khi giao thiệp với bà ta.
- Bà Quỳnh là một người đàn bà có học. Vì trải qua một lần tình duyên ngang trái nên bà mới làm lại cuộc đời với người ngoại quốc này. Em không biết ông ta tên gì. Nhưng nghe bà Quỳnh nói ông ấy muốn xem qua hết những bức tranh của em, em phải mời ông bà đến đây. Chuyện ấy có gì phiền hà cho anh hay trở ngại cho hạnh phúc của chúng ta không? Anh cứ nói thật...
Giọng của Phi Nga hơi gắt, đôi mắt cương nghị của nàng nhìn thẳng vào đôi mắt rụt rè của Dũng, Dũng cúi gằm mặt xuống:
- Anh không thấy có gì phiền hà. Anh chỉ nói để em đề phòng vậy thôi. Nhưng nếu bà Quỳnh là người tốt thì đó là một chuyện may mắn cho em, được một nhà sưu tập tranh để ý đến, đâu phải là chuyện dễ. Em mang những bức tranh về đây à?
Vừa nói Dũng vừa nhìn mấy cuộn giấy, hai cái bao đựng khung ảnh, thuốc vẽ:
- Em định bày những thứ ấy ở đâu?
- Em chưa biết. Nhưng em chưa đem về đủ. Phi Yến sẽ mang giúp em những khung ảnh lớn và cái giá vẽ. Có lẽ em phải thuê thợ cất thêm một cái chòi bên hông nhà. Như thế tiện hơn.
Nói đến đây Phi Nga đứng lên đi dọn cơm, để Dũng ngồi lại với những ý nghĩ không được vui. Chàng lo lắng không biết một khi Phi Nga nhận thấy mình có cái thiên tài hiếm có ấy thì cuộc sống giữa chàng và Phi Nga có gì thay đổi không? Mấy lâu nay Dũng yên trí là Phi Nga vẽ để giải trí, để khỏi ở không, nàng có lẽ chưa bao giờ cho rằng nàng có nét bút của một họa sĩ tài hoa lỗi lạc. Nhưng bây giờ đã có người chú ý đến những bức tranh của nàng rồi. Người ta bảo nàng là một thiên tài thì thế nào nàng cũng nghĩ cách khai thác tài năng của mình.
Dọn cơm xong, thấy Dũng vẫn ngồi thừ người trong chiếc ghế dựa, Phi Nga hỏi:
- Hôm nay anh không đói sao mà ngồi yên vậy?
Dũng vội vàng đứng lên đi rửa mặt, thay bộ pyjama rồi đi lại ngồi vào bàn ăn. Dũng nói như để phá tan không khí kém vui lúc ấy:
- Trưa nay anh ăn bánh mì nhiều quá nên chưa nghe đói. Còn em, về bên ấy, em dùng cơm chắc vui lắm. Người ta bảo không gì vui bằng con gái về nhà cha mẹ.
- Cha không có ở nhà, em dùng cơm với mẹ...
Phi Nga gắp thức ăn bỏ vào chén Dũng và khi Dũng ăn xong, nàng lấy nho và táo mời chàng. Phi Nga thấy rõ Dũng không được vui vẻ, vì vậy nàng cung không giấu được sự bực bội.
Ăn xong, Dũng vào phòng nằm đọc sách, bỏ một mình Phi Nga lo dọn dẹp, soạn đồ đạc trong hai cái bao ra sắp ở một góc phòng. Mãi đến mười một giờ đêm Phi Nga mới vào phòng ngủ. Dũng nằm xây mặt vào vách, nhưng Phi Nga biết rõ Dũng chưa ngủ. Lần này là lần đầu, từ ngày họ cưới nhau mà cả hai đều có chuyện bực mình. Nhưng Phi Nga không muốn không khí tẻ lạnh ấy kéo dài đến giờ này, nàng lấy tay lay vai của Dũng:
- Anh ngủ trước em được sao?
Dũng dường như cũng ăn năn về thái độ hờn giận vô lý của mình, nên nói:
- Anh đợi em vào ngủ đấy chớ.
Phi Nga nằm xuống bên Dũng, quàng tay qua ôm lấy chồng. Dũng cảm thấy vui vẻ trở lại, cái ý nghĩ Phi Nga sẽ bỏ quên mình đã không còn nữa. Dũng quay lại ôm vợ thật chặt:
- Anh vô lý thật! Đợi em cả ngày, đến khi em về lại buồn ngang như vậy. Em đừng giận anh, em nhá. Em cũng đừng hiểu lầm là anh không muốn cho em gặp chồng bà Quỳnh. Anh luôn cầu mong cho em có dịp tốt để thi thố tài năng. Em cứ tự ý thương thuyết với họ, đó là công chuyện làm ăn và cũng là sự nghiệp của em sau này... Đừng ngại là anh tìm cách ngăn cản em không cho em vẽ tranh hoặc anh chỉ nghĩ cách ràng buộc em với trách nhiệm làm vợ, làm mẹ. Em cũng thấy rõ anh chưa muốn cho em có con, sợ em khổ cực...
Dũng nói có vẻ lúng túng không được tự nhiên. Phi Nga hiểu tâm trạng của chồng lúc ấy nên dịu dàng nói:
- Hiện giờ thì em chưa nghĩ gì về chuyện vẽ tranh. Em sở dĩ đem tranh về đây là để xem thử người ta nghĩ thế nào về cái việc làm để choáng thì giờ dư của em...
Nhưng đêm đó Dũng biết là Phi Nga không thể ngủ được, nàng đã thức trắng đêm để vạch một chương trình làm việc hay để trù tính một việc gì mà Dũng không thể nào hiểu được.
Khi Dũng thức dậy thì đã thấy Phi Nga chống tay lên thành cửa sổ, nhìn ra ngoài trời, cảnh vật còn nhá nhem, mặt trăng chưa lặn mà mặt trời đã bắt đầu ló dạng...
Dũng đi thật nhẹ lại bên Phi Nga, đặt nhẹ tay lên vai nàng:
- Đêm nay em không ngủ?
Phi Nga nói thật:
- Em không sao ngủ được. Tuy vậy em không nghe mệt, anh ạ...
Sáng hôm ấy Phi Nga vẽ sơ đồ và tìm người đến cất cho nàng một cái chái bên hông nhà. Chái rộng ba thước, dài năm thước, lợp tôn, có cửa sổ, cửa lớn...
Công việc làm ấy mất cả tuần lễ. Phi Nga bận rộn cả ngày, nhưng càng bận rộn nàng càng thích thú vì có việc làm, không còn cảm giác bực bội là mình chưa dùng hết sức hoạt động của mình...
Khi cất xong, Phi Nga bỗng nhận thấy cái chái ấy không thể là xưởng vẽ của một họa sĩ vì nằm ngay trước mặt thiên hạ. Ai di ngang qua đều thấy và để ý đến cái chái mà họ lầm tưởng là cái nhà xe... Phi Nga lấy tranh ảnh treo lên vách, trang hoàng cho dễ nhìn, nhưng lần nào ngồi ở đấy, Phi Nga cũng không sao làm việc được. Nàng nghĩ:
- Trông nó tù túng và ngộp thở quá!
Khi Phi Nga đem ý này nói lại với Dũng thì Dũng nói:
- Anh thấy các họa sĩ có thể làm việc ở bất cứ chỗ nào. Họ vẽ ngoài đồng, bên lề đường, trong công viên... Sao em lại khó tánh như vậy?
- Em chưa phải là một họa sĩ...
Phi Nga có xưởng vẽ rồi nhưng lại không làm việc được. Nghe trong người mệt mỏi, nàng biết là mình đang có thai, một mầm sống mới đang nảy nở trong người nàng, máu nàng đang chan hòa qua cái bào thai nàng đang nuôi dưỡng...
- Ta sắp có một đứa con...
Phi Nga báo tin mừng ấy cho Dũng biết và nàng nói:
- Bây giờ thì em đành dẹp chuyện vẽ tranh lại. Em đang có chán vạn việc để làm.
Dũng nghĩ:
- Nhiều cô gái khi chưa lập gia đình, xây không biết bao nhiêu mộng đẹp, nhưng khi có chồng có con rồi thì không còn nghĩ đến giấc mộng thanh xuân nữa. Cái mộng làm một nhà văn, một nghệ sĩ, một xướng ngôn viên ở đài phát thanh rồi cũng phải dẹp lại một bên khi người con gái trở thành một người mẹ. Và biết đâu sự hào hứng của Phi Nga ngày hôm nay về chuyện vẽ tranh rồi cũng tiêu tan trước đứa con ngây thơ mũm mĩm, trước những bổn phận mới thiết thực hơn...
Những ý nghĩ này đã khiến Dũng không còn lo nghĩ như hôm chàng thấy Phi Nga mang cái giá vẽ cùng những hộp màu, những bức tranh về. Rồi đây những bữa cơm sẽ ngon lành như trước, sự chăm nom của Phi Nga sẽ chu đáo hơn nữa, và gia đình của chàng sẽ mãi mãi là một tổ ấm đáng cho mọi người thèm thuồng, khen ngợi.
Giữa lúc Dũng tin tưởng và hy vọng Phi Nga không còn băn khoăn về sự chưa dùng hết tầm hoạt động của mình, thì bà Quỳnh đến thăm Phi Nga vào rnột buổi sáng trời quang đãng. Lúc ấy Dũng đi dạy, Phi Nga vì thai nghén hành mệt không ăn uống được nên trông người hơi xanh xao, gầy ốm. Thấy bà Quỳnh từ trên xe hơi bước xuống sắp đi vào cổng, Phi Nga vội vàng ra đón:
- Bà tìm ra được nhà cháu rồi!
- Không khó, cô ạ. Tôi hỏi, ai cũng biết cả. Sao trông cô không được khỏe vậy?
- Cháu có thai, mấy hôm nay nghe uể oải và không ăn uống gì được.
Bà Quỳnh đang vui bỗng sa sầm nét mặt lại:
- Có thai? Nếu cô có thai thì cô đâu còn vẽ vời gì được nữa!
Giọng bà đầy vẻ chán nản và thương hại. Phi Nga liền nói:
- Cháu thấy không có gì là trở ngại. Vài hôm nữa khỏe lại, cháu sẽ vẽ...
Phi Nga mời bà Quỳnh ngồi vào ghế. Bà nhìn khắp nơi rồi nói:
- Ngôi nhà đẹp quá nhỉ? Nhà của cô?
- Nhà của chính phủ. Đáng lẽ ông hiệu trưởng ở đây, nhưng ông ta không ở, nhường cho nhà cháu...
- Cô trang hoàng khéo lắm. Tôi phải rước cô lên Sài Gòn để giúp tôi trang trí mấy phòng của tôi mới được. Tôi mới mua một biệt thự cũng khá rộng...
Nhưng rồi bỗng nhớ ra Phi Nga đang cấn thai, bà thở dài:
- Lúc này cô đâu có làm được. Yếu đau như thế mà...
Uống xong một chén trà, bà Quỳnh đứng lên nói:
- Xưởng vẽ của cô đâu?
- Cháu vừa thuê thợ xây xong... Mời bà ra xem thử. Cháu không được vừa lòng lắm. Vì chật hẹp quá xây cất tạm thôi...
Bà Quỳnh và Phi Nga đi ra xưởng vẽ. Bà đứng ngắm các bức tranh chăm chú:
- Cô không học với ai mà vẽ được như vầy thì quả là một thiên tài!
Phi Nga khiêm tốn:
- Cháu vẽ để tiêu khiển. Bà khen cháu quá, cháu ngại lắm.
- Nhưng bây giờ đã có thai thì công việc của cô lẽ dĩ nhiên sẽ gặp nhiều trở ngại. À, thầy giáo có ngăn cản cô vẽ không? Nhiều người chồng không thích cho vợ mình nổi tiếng, nhất là khi họ chỉ là một giáo viên tầm thường của một trường tiểu học...
Phi Nga vội vàng nói:
- Chúng cháu là bạn thân từ lúc nhỏ, chúng cháu hiểu nhau và kính nể nhau...
- Việc ấy không liên quan gì đến sự nghiệp của cô. Có nhiều người đàn ông kính nể, thương yêu vợ chỉ vì vợ mình phục tài mình, sống hoàn toàn trong bóng tối để lo cho mình. Nhưng khi người đàn bà có một sự nghiệp thì lại khác...
Nói đến đây đôi mắt của bà Quỳnh trở nên xa xăm. Nhìn vào bức tranh Phi Nga vẽ một thiếu phụ đứng trước cánh đồng, bà thở dài:
- Tâm trạng của người phụ nữ trong tranh kia...
Phi Nga giật mình nhìn bà Quỳnh:
- Theo bà thì người ấy đang nghĩ gì?
- Một phụ nữ đứng trước một cánh đồng rộng rãi, mênh mông, đôi mắt dõi theo đàn chim đang tung cánh bay... Chắc chắn nàng đang nghĩ đến một chân trời xa xăm nào đó mà nàng không sao đi đến được. Nàng tiếc rẻ hay thương hại cảnh mình không bằng đàn chim tung cánh, không bị ai ràng buộc, giữ chân? Người ấy đang ôm ấp một hoài bão chưa thể thực hiện, hay đang từ chối một chí hướng để sống với nhiệm vụ của người đàn bà mà số đông người đời bảo là cao cả, thiêng liêng. Cô tìm đề tài này ở đâu vậy?
- Cháu vẽ một phụ nữ đang ao ước một cuộc đời xa lạ khác với nếp sống sau lũy tre xanh. Bà đã đoán được những gì mà cháu muốn diễn tả qua nét bút. Bà tài tình thật!
Bà Quỳnh cười một cách chua chát:
- Tôi cũng đang ở trong tâm trạng ấy. Cô Phi Nga à, lúc chưa gặp ông Malê nhà tôi đầy, tôi cũng là một nghệ sĩ của sân khấu...
Phi Nga nhìn bà Quỳnh không giấu được sự ngạc nhiên thì bà nói:
- Tôi không phải là em ruột của ông hội đồng Tích. Tôi là con một vú già của gia đình ông ấy. Mẹ tôi giúp việc cho ông bá cai tổng, cha mẹ của ông Tích từ khi mười lăm tuổi đến ngày có chồng, có con rồi chết. Ông bà cai tổng đã nuôi và xem tôi như con. Tôi nhỏ hơn ông Tích năm tuổi, nhưng lúc ấy tôi ham học và còn học giỏi hơn ông ta nữa. Thấy tôi thông minh, học được, ông cai tổng cho tôi học đến bậc trung học. Tôi thích vẽ và thêu may, nghĩa là thích những cái gì đẹp đẽ, mỹ thuật. Tôi hát cũng khá, giọng cao và trong. Ông Tích cứ gọi tôi là cô Năm vọng cổ. Một thầy đờn nghe tôi hát, khen tôi có giọng tốt và năn nỉ tôi để ông dạy cho chuyện đàn hát. Nhưng ông cai tổng cấm không cho tôi hát. Ông bảo, con gái mà đi hát đi ca thì thế nào cũng bạc mệnh. Tôi lén học với ông thầy đàn được mấy tháng. Lúc ấy tôi thi rớt, ông cai tổng bắt tôi nghỉ học để ở nhà lo việc bếp núc. Ông Tích hiểu tôi có tài và không thích bị trói buộc trong nếp sống tầm thường, liền khuyến khích tôi học đàn, học hát. Ông Tích giúp tôi tiền bạc và phương tiện để học âm nhạc mà ông cai tổng không hay biết.
Năm hai mươi tuổi, tôi khá đẹp. Thú thật với cô, tôi yêu Tích và Tích cũng yêu tôi. Sống bên nhau từ thuở bé, Tích phục tài của tôi và giờ đây lại mê nhan sắc của tôi nữa. Nhưng chuyện yêu thương ấy tôi biết rõ không đi đến đâu vì ông bà cai tổng là người rất phân biệt giai cấp. Tích cũng thừa hiểu cha mẹ không bao giờ cho phép một cuộc hôn nhân như thế nên mặc dù yêu tôi, Tích vẫn không dám bày tỏ tình yêu của mình, chỉ ôm ấp tận đáy lòng. Riêng tôi, tôi chỉ biết yêu bằng một mối tình tuyệt vọng...
Tích thường nói với tôi:
- Anh thấy rõ em sẽ có một tương lai tươi đẹp, nhưng nếu em cứ chịu ép mình sống ở đây thì rồi em cũng như bao thiếu nữ khác, an phận với cảnh chồng con...
Tôi nói với Tích:
- Chớ anh bảo em làm sao để ra khỏi cảnh tầm thường này được?
Tích hứa:
- Nếu có dịp anh sẽ giúp em.
Cuối năm đó, ông bà cai tổng đi cưới vợ cho Tích. Tích buồn lắm nhưng không thể trái lời cha mẹ. Tích bảo tôi từ nay hãy xem Tích như anh ruột. Vợ Tích rất hiền lành, nhưng từ khi Tích có vợ thì ông cai tổng dường như không muốn cho tôi ở chung nhà nữa. Ông bà nghi ngờ sẽ có chuyện xảy ra nếu tôi ở đấy. Tích tốt lắm, nếu lúc ấy Tích để lộ tình yêu hay tiến tới trước là tôi sẵn sàng quên tất cả vì Tích, nhưng Tích giữ gìn cho tôi, không nỡ để tôi phải đau khổ. Năm sau, Tích cho tôi một số tiền và khuyên tôi đi Sài Gòn học thêm hay tìm việc làm. Tôi liền nghĩ đến ông thầy đờn cũ, người đã dạy tôi sử dụng cây độc huyền cầm. Tôi tìm gặp ông ta thì may sao giữa lúc đó, một ông chủ gánh hát lớn đang nhờ ông ta kiếm giùm một cô đào trẻ để đóng vai phụ. Gặp tôi, ông bầu ấy mừng lắm và nhận tôi ngay...
Bà Quỳnh kể đến đây thì thở dài:
- Cuộc đời tôi ba chìm bảy nổi, chín cái lênh đênh chớ nào phẳng lặng như giòng sông nhỏ chảy qua các làng mạc của miền đồng bằng. Tôi cộng tác với ông bầu nọ hơn một năm thì bắt đầu nổi tiếng, được khán giả chú ý đặc biệt. Lúc đó tôi nhớ Tích vô hạn. Tôi cố chôn sâu mối tình đầu dang dở ấy để sống với danh vọng và sự nghiệp, nhưng không sao quên được. Từ cô đào phụ tôi trở thành đào chánh, và không ai không hâm mộ tài sắc của tôi... Khổ cho tôi là ông bầu lại mê tôi như điếu đổ, ông là kép chánh mà tôi là đào chánh, chúng tôi thường đóng cặp với nhau, rồi trong khi giả nhân giả nghĩa, giả vợ giả chồng trên sân khấu, ông thường có những cử chỉ như thật khiến tôi không sao khỏi lo lắng và lần lần tôi cũng bị lôi cuốn vào chuyện yêu đương tha thiết của ông.
Ông bầu góa vợ, đã trải qua nhiều chuyện yêu đương sôi nổi, trong giới ca kịch không ai không biết tiếng của ông, nhưng khi yêu thương tôi thì ông không muốn cho tôi tiếp tục ca hát nữa. Ông ghen với những kép khác, cả với những khán giả hâm mộ tài nghệ của tôi.
Những trận đòn ghen vô nghĩa đã khiến tôi chán ghét ông, tôi bỏ ông trở về quê. Nhưng tại đây tôi cũng không sao sống được vì ông bà cai tổng khinh ghét tôi, bảo tôi chỉ là một đào hát hư hỏng, khát tình, khát danh vọng.
Tích khuyên tôi nên nhận hát với gánh khác, nhưng tôi chán nản quá. Tôi trở lên Sài Gòn và chưa biết phải làm gì để sống thì gặp một bà bầu mời tôi gia nhập đoàn của bà. Nghĩ rằng hợp tác với một người chủ cùng giới chắc là không xảy ra việc gì phiền hà như trước, tôi nhận lời bà. Tôi hát ở đây được một năm, tiến bộ nhiều vì được nhiều nghệ sĩ đàn anh, đàn chị chỉ vẽ thêm. Người ta bảo khi mối tình đầu không thành thì người con gái dễ yêu thương lãng mạn, không còn dè dặt nữa. Sau khi thất vọng vì không được làm vợ Tích, vì nhẹ dạ rơi vào vòng tay của ông bầu vũ phu nọ, giờ đây cũng vì tình yêu chưa được thỏa mãn, tôi lại để cho một kép trẻ yêu thương. Chúng tôi sống bên nhau sóng gió nhiều hơn hạnh phúc. Nhiều hôm đóng một vai đào thương, tôi thấy dường như tôi khóc cho mình chớ không phải khóc vì đóng kịch.
Tôi khổ đau không còn thiết đến danh vọng, sự nghiệp gì cả và tôi lại ra đi để dứt khoát với người chồng không thể cho tôi một tình cảm đầy đủ. Nhờ một người quen giới thiệu tôi vào giúp việc một hãng buôn ngoại quốc, nơi đây tôi gặp ông Malê từ Pháp sang Sài Gòn du lịch kết hợp mua tranh cùng đồ cổ. Ông Malê thấy tôi thì có cảm tình ngay, ông tìm cách làm quen với tôi rồi hỏi tôi về hoàn cảnh gia đình. Tôi cứ sự thực tỏ bày thì ông nói:
- Tôi cũng đang thất vọng vì mối tình đầu dang dở. Nếu cô đồng ý lập gia đình với tôi thì chúng ta sẽ có thể hiểu nhau và sống bên nhau đến lúc bạc đầu.
Nghe ông Malê nói thế, tôi đã nghĩ:
- Đời tôi đã trải qua nhiều năm phiêu lưu, phiêu lưu cả vật chất lẫn tinh thần, giờ đây tôi đánh bạo làm một cuộc phiêu lưu cuối cùng. May ra cuộc phiêu lưu này đưa tôi đến một cuộc đời yên tĩnh cũng không biết chừng.
Ông Malê còn nói tiếp:
- Tôi là một nhà sưu tập tranh, với cái nghề này tôi đi xa luôn và giao thiệp rộng lắm. Cô là một phụ nữ Á đông, chắc cô không thể cùng tôi hòa mình trong cuộc sống ấy, nhưng tôi chỉ mong ở cô một người nội trợ, một người bạn hiền trong gia đình. Tôi không hiểu cô có còn nhớ tiếc cuộc đời đầy danh vọng của một nghệ sĩ không?
Tôi đã nhận lời làm vợ ông Malê và hứa với ông sẽ bỏ cái mộng làm nghệ sĩ sân khấu. Sự thật lúc ấy tôi chán yêu thương thì nhiều mà chán ca hát thì ít. Nhưng vì làm nghề ca hát mà tôi mới gặp những chuyện yêu thương rắc rối kia.
Bà Quỳnh kể đến đây, ngừng lại lấy thuốc lá ra hút rồi nói tiếp:
- Lúc đầu về sống với ông Malê, tôi không khỏi buồn tủi và cũng không sao không nhớ Tích, nhớ mối tình đầu..., nhưng lần lần trước sự săn sóc và lòng tử tê của ông Malê, tôi quên được dĩ vãng buồn thương để sống với hiện tại tuy không phải là mộng lòng của thời xuân trẻ, nhưng là những ngày yên vui bên một người chồng đầy đủ bổn phận. Tôi đã theo ông ấy đi nhiều nước: Ấn Độ, Tàu, Nhật, Pháp, Ý. Nhưng đi đâu rồi tôi cũng trở về sống với bà con của tôi là gia đình ông bà cai tổng. Từ ngày có chồng, tôi quên hẳn mối tình đầu, không còn nghĩ vơ vẩn đến Tích nữa. Tích từ đó cũng chỉ xem tôi như một người em gái. Mặc dù tôi có chồng ngoại quốc, ông bà cai tổng không hề xua đuổi tôi như xưa kia tôi làm một đào hát.
Bà Quỳnh tằng hắng rồi nói tiếp:
- Cô thấy đó, những gì mình ham muốn lúc tuổi trẻ, khi có gia đình cũng đành phải dẹp lại không thực hiện được...
Phi Nga nói:
- Có biết bao nhiêu người có gia đình rồi mà vẫn đeo đuổi sự nghiệp văn chương nghệ thuật hay khoa học... Chồng con không ngăn cản bước đường tiến thủ của họ...
Bà Quỳnh lắc đầu:
- Ít lắm. Tôi có một bà bạn, từ lúc học ở trường đã tỏ ra có khiếu làm thơ. Ra trường, bà đã có mấy tập thơ, vậy mà từ ngày bà ta vớ được ông chồng công chức, sống đấy đủ về vật chất rồi thì có ai thấy bà ta sáng tác được bài thơ nào đâu! Muốn phát triển được tài năng của mình, phải có đất dụng tài. Cái không khí sặc mùi thương mãi, cái nếp sống trưởng giả làm sao tạo được thi hứng cho con người?
Rồi bà nhìn đồng hồ:
- Tôi định ghé thăm cô một chút, vậy mà nãy giờ ham nói chuyện, tôi quên cái chuyện chính cần nói cô biết, là ngày mai nhà tôi sẽ đến đây.
- Bà cùng đến với ông?
- Nếu tôi rảnh. Tôi thấy không cần có tôi đi theo.
- Tôi không nói thạo tiếng Pháp.
- Nhà tôi hiểu tiếng Việt. Nhưng cô đậu trung hoc, sao lại không nói được tiếng Pháp?
- Nói cũng được nhưng không giỏi.
- Đủ hiểu thì thôi. Lúc ấy chắc cậu giáo chưa về. Nhà tôi chỉ rảnh một giờ.
Phi Nga có vẻ lo lắng thì bà Quỳnh nói:
- Đó, cô thấy chưa. Tiếp nhà tôi mà cô còn không yên lòng, sau này tiếp xúc với các bạn bè họa sĩ thì cô mới làm sao?
- Anh Dũng không ngăn cấm tôi chuyện ấy.
- Nhưng cô đã tỏ vẻ lo lắng tức là Dũng không được vui cho lắm. Giá cô bán cho tôi mấy bức tranh này từ lúc tôi ngỏ ý mua, nghĩa là cách nay hơn một năm thì có lẽ cuộc hôn nhân của cô và cậu Dũng đã không thành.
- Tại sao vậy?
- Cô chịu bán tranh thì những bức tranh ấy đã đến mắt nhà tôi từ lâu và nhà tôi đã gặp cô rồi. Gặp cô, nhà tôi sẽ thuyết phục để cô khỏi lấy chồng...
Phi Nga cười lớn:
- Ông làm sao mà thuyết phục tôi được.
Rồi như sực nhớ, Phi Nga hỏi:
- Sao ông không thuyết phục bà đừng lấy chồng, ở vậy để thực hiện mộng làm nghệ sĩ sân khấu của bà?
Bây giờ đến phiên bà Quỳnh cười lớn:
- Cô lanh trí lắm, bắt bẻ hay thật. Nhưng tôi đâu có được thiên tài như cô. Bây giờ nghĩ kỹ lại, tôi thấy lúc ấy tôi không có tài gì bao nhiêu. Tôi trẻ, tôi đẹp, có giọng hơi trong, vả lại chưa có chồng nên người ta sẵn lòng nâng đỡ tôi. Nâng đỡ tôi, họ có lợi, có thể gây cảm tình với tôi. Nếu tôi xấu xí thì làm sao nổi danh được? Nhưng sau hai lần được yêu thương bởi một ông bầu, một anh kép, tôi đâu được nâng đỡ nữa. Cô thấy đó, nếu lúc ấy tôi cứ khép chặt cửa phòng, treo cao giá ngọc thì có lẽ đến ngày nay tôi vẫn còn được nhiều người mời mọc, đeo đuổi...
Bà Quỳnh vội đứng lên vì sợ sẽ trễ giờ về Sài Gòn:
- Ngày mai, bốn giờ cô nhá.
Khi bà Quỳnh về rồi, Phi Nga phân vân không biết có nên cho Dũng biết về cuốc viếng thăm hôm nay của bà và về chuyện ngày mai đúng bốn giờ ông Malê sẽ đến gặp nàng không? Phi Nga nghĩ:
- Không nói thế nào được? Bà Quỳnh đến đây, những người ở xóm này thế nào mà chả trông thấy. Họ sẽ nói cho Dũng biết. Nếu ta không nói trước thì Dũng sẽ nghi ta quen giấu chàng nhiều việc, như thế rất phiền. Lại nữa, dù ông Malê hay bà Quỳnh có đến đây thì việc đó cũng không có gì đáng giấu diếm, che đậy...
Vì nghĩ thế mà Phi Nga quyết định nói cho Dũng biết chuyện bà Quỳnh đến xem tranh, khi hai vợ chồng ăn cơm xong và ra ngồi hóng mát ngoài sân. Dũng hỏi:
- Bà Quỳnh chỉ đến xem tranh?
- Bà ta xem tranh và hỏi thăm em đã vẽ được bức tranh nào khác chưa...
- Bà ta không nói hôm nào ông Malê đến đây sao?
- Anh nhớ lâu quá nhỉ? Em cứ tưởng anh quên rồi. Bà Quỳnh nói hôm nào rảnh, ông ấy sẽ đến. Nhưng đâu có chắc gì. Em tài cán gì mà ông ta phải mất thì giờ như vậy?
Phi Nga không hiểu tại sao mình lại nói như thế. Tại sao Phi Nga không nói thật cho Dũng biết là ngày mai đúng bốn giờ là ông Malê đến? Có lẽ là tại Phi Nga thấy nét mặt của Dũng không được vui, cau có là khác...
Dũng nói, sau một lúc nghĩ ngợi:
- Anh tin là ông ấy đến. Càng hay, có sao đâu. Ông ấy rất sành về tranh, sẽ giúp em được nhiều ý kiến về hội họa.
Rồi Dũng nói thêm:
- Và ông ấy cũng đã lớn tuổi, có nhiều kinh nghiệm... Bà Quỳnh nói chuyện với em có ỉâu không?
- Độ một giờ. Bà ta bảo nếu em có thai thì chắc là không vẽ được.
- Anh cũng nghĩ vậy. Em không được khỏe thì vẽ thế nào được? Huống chi em còn phải lo việc bếp núc. Từ rày em nên nghỉ ngơi, đừng làm lụng nhiều.
Phi Nga vui vẻ:
???? thieu trang sach 112 (p.63 - cdmc02.pdf?)
Page 113 (cdm02.pdf)
cứ an phận thủ thường như thế này thì rồi đây anh sẽ thua em...
Hôm ấy Dũng nói nhiều lắm nhưng Phi Nga khuyên chàng hãy yên lòng, đừng lo nghĩ về việc thua sút mà hạnh phúc của hai người sẽ giảm đi. Phi Nga nói:
- Lúc này anh có thể học thêm để thi tú tài, anh nghĩ sao? Em sẽ giúp anh học.
- Em khuyến khích anh? Con người của anh dở lắm, không có em chắc anh không ham thích gì nữa cả. Tại sao còn trẻ mà anh đã có sự chán nản của người già, không có đầu óc tiến thủ, không có tinh thần tranh đấu để có thể đi lên, ra khỏi cảnh tầm thường?
Phi Nga đề nghị:
- Em sẽ khuyến khích anh. Tháng sau bắt đầu học anh nhé! Hay là em cùng học với anh, chúng ta gởi thư học lớp hàm thụ?
Nghe Phi Nga bảo sẽ cùng học, Dũng tỏ vẻ lo lắng. Phi Nga hiểu ngay ý chàng:
- Thôi, anh học đủ rồi, em đâu có thì giờ mà học.
Phi Nga biết nếu nàng mà chịu học thì nàng sẽ thu xếp được thì giờ và không bao giờ bỏ học dở dang. Nàng đã đeo đuổi việc gì là phải đến cùng, không ai bàn ra nói vào mà nàng thối chí được. Có lẽ Dũng hiểu chỗ đó nên nghe Phi Nga bảo nàng sẽ cùng học với chàng là chàng lo ngại, thấy trước sự thua sút của mình.
Phi Nga nhắc lại:
- Anh nhớ viết thư hỏi về chuyện học nhé. Hay để em viết cho anh?
- Tùy em vậy.
Phi Nga không bằng lòng:
- Tại sao lại tùy em?
Dũng vội vàng nói cho Phi Nga vui lòng:
- Vì anh sẽ làm tất cả những gì em muốn...
trang 212 (p.63 - cdmc02.pdf?)
Phi Nga nói lớn tiếng. Dũng nhìn nàng, thấy nét mặt tức giận của nàng thì không dằn được:
- Thế em có quen với Đình không? Mấy lâu nay anh không nghe em nói về Đình, nhưng bây giờ thì anh hiểu vì lẽ gì mà em không nói đến người ấy.
- Vì lẽ gì?
Phi Nga hét lên, Dũng cũng hét lại:
- Sao lại la lớn lên như vậy?
- Anh cũng la lối om sòm thì sao? Đâu, anh muốn nói gì thì cứ nói huỵch tẹt ra đi, đừng úp mở nữa. Tôi tuy là đàn bà, nhưng không phải thứ đàn bà muốn không nói có, muốn có nói không. Anh hiểu tôi quá mà.
Dũng bỗng thấy hôi hận vì sự tức giận vô lý của mình, nên vội vàng nói:
- Không có chuyện gì úp mở hết... Tại em bảo em không quen với ai là đàn ông ngoài anh, nên anh bỗng nhớ đến anh Đình.
Phi Nga không chịu thua, hỏi cho ra lẽ:
- Em quen với anh Đình thì đã sao? Trước đây, em không từng nói anh biết về việc ấy sao? Nhưng em không hề yêu anh ấy, nếu em yêu anh Đình thì ai ngăn cấm em nhận lời làm vợ anh ấy chứ? Anh còn lạ gì chuyện ấy nữa. Nói ra, anh đừng giận, anh Đình là một sinh viên gần đậu bác sĩ, nhà anh ấy lại giàu, tánh tình dễ chịu mà tướng mạo cũng khá khôi ngô, tuấn tú...
Dũng sững sờ ngồi nhìn Phi Nga, và bỗng có mặc cảm mình thua Đình về mọi phương diện... Phi Nga không để cho Dũng hiểu lầm, nên nói tiếp:
cứ an phận thủ thường như thế này thì rồi đây anh sẽ thua em...
Hôm ấy Dũng nói nhiều lắm nhưng Phi Nga khuyên chàng hãy yên lòng, đừng lo nghĩ về việc thua sút mà hạnh phúc của hai người sẽ giảm đi. Phi Nga nói:
- Lúc này anh có thể học thêm để thi tú tài, anh nghĩ sao? Em sẽ giúp anh học.
- Em khuyến khích anh? Con người của anh dở lắm, không có em chắc anh không ham thích gì nữa cả. Tại sao còn trẻ mà anh đã có sự chán nản của người già, không có đầu óc tiến thủ, không có tinh thần tranh đấu để có thể đi lên, ra khỏi cảnh tầm thường?
Phi Nga đề nghị:
- Em sẽ khuyến khích anh. Tháng sau bắt đầu học anh nhé! Hay là em cùng học với anh, chúng ta gởi thư học lớp hàm thụ?
Nghe Phi Nga bảo sẽ cùng học, Dũng tỏ vẻ lo lắng. Phi Nga hiểu ngay ý chàng:
- Thôi, anh học đủ rồi, em đâu có thì giờ mà học.
Phi Nga biết nếu nàng mà chịu học thì nàng sẽ thu xếp được thì giờ và không bao giờ bỏ học dở dang. Nàng đã đeo đuổi việc gì là phải đến cùng, không ai bàn ra nói vào mà nàng thối chí được. Có lẽ Dũng hiếu chỗ đó nên nghe Phi Nga bảo nàng sẽ cùng học với chàng là chàng lo ngại, thấy trước sự thua sút của mình.
Phi Nga nhắc lại:
- Anh nhớ viết thư hỏi về chuyện học nhé. Hay để em viết cho anh?
- Tùy em vậy.
Phi Nga không bằng lòng:
- Tại sao lại tùy em?
Dũng vội vàng nói cho Phi Nga vui lòng:
- Vì anh sẽ làm tất cả những gì em muốn...