Hồi 101


Hồi 119
đến tam giáp lại gặp lão râu dê

Độc Thủ Dược Vương hắng dặng một tiếng chưa kịp nói thì Đỗ Cửu đã
cất giọng lạnh như băng nói:
- Long đầu đại ca bọn tại hạ đã ưng thuận rồi thì kẻ làm em dĩ nhiên phải
tùy hành.
Tiêu Lĩnh Vu nói:
- Hai vị h uynh đệ bất tất phải miễn cưỡng.
Thương Bát cười hà hà nói:
- Đi theo đại ca có chi là đáng kể. Dù đến bên trời góc bể hay nhảy vào dầu
sôi lửa bỏng cũng rất vui lòng.
Tiêu Lĩnh Vu thở dài nói:
- Hai vị huynh đệ không nên đi là hơn. nhưng đã nhất định rồi thì tiểu
huynh cũng không ngăn cản.
Độc Thủ Dược Vương nói:
- Lão phu nghe người ta đồn Trung Châu Nhị Cổ có hai con mãnh khuyển
kỳ tuyệt. không hiểu có đem theo không?
Thương Bát đáp:
- Bọn tại hạ đem đi một con là đủ.
Độc Thủ Dược Vương hỏi:
- Bao giờ thì lên đường?
Thương Bát nhìn Tiêu Lĩnh Vu hỏi:
- Theo ý của đại ca thì sao?
Tiêu Lĩnh Vu đáp:
- Kể ra ta nên trở về bái biệt song thân. nhưng đi chuyến này chưa hiểu
sống chết thế nào. không nên quấy nhiễu hai vị nữa.
Độc Thủ Dược Vương hỏi:
- Các vị đã không còn việc gì thì chúng ta lập tức khởi hành được chăng.
Đỗ Cửu đáp:
- Trước tình hình này Dược Vương nên nghe chỉ thị của Tiêu đại ca.
Đ
Tiêu Lĩnh Vu hỏi:
- Con hổ ngao của hai vị hiện giờ ở đâu?
Thương Bát đáp:
- Đại c a chờ một chút. tiểu đệ đi gọi nó đến rồi hãy động thân.
Đoạn hắn trở gót ra cửa động đi ngay.
Tiêu Lĩnh Vu quay lại nhìn Độc Thủ Dược Vương nói:
- Nơi có thứ nấm đá ngàn năm sinh trưởng ở lưng chừng vách núi đá thẳng
đứng. Trên đỉnh núi có thác nước chảy xuống che lấp không nhìn thấy những
nấm đá. bốn mặt núi cao chót vót. phía dưới là vực sâu muôn trượng. Vách núi
mọc đầy rêu xanh. Chưa nói tới việc khó tìm đến nơi. dù có tìm được đi chăng
nữa cũng không có các h nào trèo lên để lấy nấm.
Độc Thủ Dược Vương hỏi:
- Nơi đó hiểm trở như vậy. Tiêu huynh làm sao tới nơi rồi lại tìm được
đường ra?
Tiêu Lĩnh Vu trầm ngâm nhìn Đỗ Cửu nói:
- Tại hạ vô tình tới đó.
Rồi chàng thuật lại chuyện Trung Châu Nhị Cổ bức bách chàng phải giao
chiếc chìa khoá cấm cung. chàng phải nhảy xuống sông. Sau được người cứu đưa
đến một toà sơn động ở trên vách núi dựng đứng. Trong hang động có một lão
già khô đét lưu chàng ở lại. vì xảy ra chuyện xích mích với gã thiếu niên áo xanh
mà chạy vào hậu động té xuống sườn núi. phải ăn nấm đá cho khỏi chết đói.
Độc Thủ Dược Vương hỏi:
- Chỗ đó hiểm trở như vậy. sao Tiêu huynh lại ra khỏi tuyệt địa đó được?
Tiêu Lĩnh Vu đáp:
- Nói ra thật khó ai tin. Nhân một con đại bàng tới đó ăn nấm tại hạ liền
cưỡi lên lưng nó mới dời được vách núi hiểm trở đó.
Độc Thủ Dược Vương nói:
- Lão phu dù không tin cũng phải tin.
Đỗ Cửu nghe Tiêu Lĩnh Vu thuật lại chuyện đã qua. trong lòng rất hổ thẹn.
cúi đầu xuống không nói gì.
Tiêu Lĩnh Vu nói:
- Bây giờ tìm đến thạch động đó. buộc dây lần xuống. may ra lấy được nấm
đá. Nhưng
Độc Thủ Dược Vương hỏi:
- Nhưng làm sao?
Tiêu Lĩnh Vu lạnh lùng đáp:
- Nếu Dược Vương muốn tại hạ giúp sức đi kiếm nấm đá ngàn năm thì nên
ăn nói lịch sự một chút.
Độc Thủ Dược Vương hắng giọng rồi đáp:
- Một đằng lấy máu của Tiêu huynh. một đằng Tiêu huynh đưa đường tìm
thuốc để khỏi chết. chẳng lẽ Tiêu huynh còn muốn lão phu cảm tạ nữa chăng?
Tiêu Lĩnh Vu thấy lão nói có lý liền cứng họng. một hồi lâu sau chàng mới
nói tiếp:
- Dược Vương nói đúng rồi. Nhưng khi đó tại hạ hoàn toàn không hiểu võ
công. chỉ nằm dưới thuyền rồi bị bọn họ đưa vào thạch động. đi bằng thuỷ đạo
nên không nhớ rõ.
Độc Thủ Dược Vương nói:
- Đi theo thủy đạo ngược lên nơi có vách núi cao ngàn trượng thì đúng là
vùng Tam Giáp rồi. Chúng ta mướn một con thuyền theo dọc sông đi ngược lên
rồi đứng ở đầu thuyền mà ngó hai bên vách núi. hễ thấy chỗ nào giống như vậy
thì trèo lên tìm sơn động là được.
Tiêu Lĩnh Vu đáp:
- Cũng chỉ có biện pháp đó mà thôi.
Đỗ Cửu đột nhiên xen vào:
- Trong phạm vi mấy chục dặm vuông gần thành Quy Châu đều có tai mắt
của Bách Hoa sơn trang. Chúng ta đi thành đoàn với nhau tất bị chúng phát giác.
Độc Thủ Dược Vương nói:
- Nếu bị bọn người Bách Hoa sơn trang làm khó dễ thì để một mình lão phu
đối phó. không cần đến Trung Châu Nhị Cổ phải ra tay.
Đỗ Cửu lạnh lùng nói:
- Dĩ nhiên là anh em tại hạ ngồi xem cuộc long tranh hổ đấu. Khi đó Dược
Vương có yêu cầu anh em tại hạ giúp đỡ thì phải thương lượng giá c ả.
Độc Thủ Dược Vương nói:
- Lão phu chưa từng cầu ai trợ quyền. Hai vị cứ yên tâm.
Đỗ Cửu nói:
- Dược Vương đừng nói khoác nữa!
Hai người còn đang đấu khẩu thì Thương Bát dã chạy vào thạch động.
Độc Thủ Dược Vương hỏi ngay:
- Thương huynh có dẫn con hổ ngao tới không?
Thưng Bát không lý gì đến Độc Thủ Dược Vương.hắn nhìn Tiêu Lĩnh Vu
chắp tay kính cẩn nói:
- Tiểu đệ đã dắt con hổ ngao đến. chỉ còn chờ lệnh của đại ca là lên đường.
Tiêu Lĩnh Vu từ từ đứng dậy nói:
- Chúng ta đi thôi.
Chàng vừa ra khỏi động thì đột nhiên dừng lại nói:
- Không được rồi. Để gia phụ cùng gia mẫu ở trong hang thẳm không phải
là thượng sách. Tư Mã Càn cùng Kim L an. Ngọc Lan khó lòng bảo vệ cho hai vị
lão nhân gia được an toàn.
Thương Bát cười đáp:
- Đại c a cứ yên tâm. Đã có Hướng Phi thống lãnh quần hào đưa hai vị lão
nhân gia đến một nơi an toàn rồi.
Tiêu Lĩnh Vu hỏi:
- Đưa hai vị đến đâu?
Thương Bát nhìn Độc Thủ Dược Vương cười ha hả nói:
- Không nên có tâm địa hại người. nhưng phải đề phòng người hại mình.
Đại ca cứ yên tâm. nơi đó rất an toàn.
Độc Thủ Dược Vương dặng hắng một tiếng. bồng nữ ái lên rảo bước chạy
trước.
Thương Bát khẽ hú một tiếng. Một con chó đen to lớn từ trong bãi cỏ chạy
theo sau Thương Bát.
Độc Thủ Dược Vương đi đến trước cửa hang thì dừng lại nói:
- Lão phu tuy không sợ bọn người Bách Hoa sơn trang. nhưng nếu bị chúng
phát giác tất chạy về báo với Thẩm Mộc Phong đuổi tới nơi thì cũng hơi phiền.
Chi bằng hãy chờ đến đêm hãy lên đường.
Đỗ Cửu hỏi:
- Dược Vương sợ Thẩm Mộc Phong lắm phải không?
Độc Thủ Dược Vương đáp:
- Lão phu đã kết giao huynh đệ với hắn thì việc gì mà sợ?
Đỗ Cửu toan nói móc mấy câu nhưng bị Tiêu Lĩnh Vu cản lại.
Thương Bát lấy lương khô trong mình ra chia cho mấy người kia ăn.
Độc Thủ Dược Vương móc trong bình ra một cái bình ngọc. lão lấy ra hai
viên thuốc. nhét vào miệng thiếu nữ kia một cách rất cẩn thận.
Tiêu Lĩnh Vu thấy lão đối với con gái rât từ ái thì nhủ thầm trong bụng:
- Lão này mình mang độc kỹ tuyệt thế. Nếu lão không bị cô gái yếu đuối
này làm sụt nhuệ khí thì e rằng lão còn gây nhiều sóng gió trên chốn giang hồ.
chẳng kém gì Thẩm Mộc Phong.
Mấy người ngồi nghỉ tới c anh một mới động thân khởi hành. Nhờ có con hổ
ngao đánh hơi rất linh mẫn nên tránh được những trạm ngầm của Bách Hoa sơn
trang. Đoàn người đi quanh tới bờ sông thì đã sang canh tư.
Bầu trời mây kéo đen kịt. đêm tối như mực. Bên tai chỉ nghe sóng vỗ bì
bõm chứ không thấy một chút đèn lửa của thuyền đánh cá nào hết.
Đỗ Cửu hỏi:
- Đêm tối gió lộng. các thuyền chài đều tắt hết đèn lửa cả rồi. đành phải chờ
đến sáng.
Độc Thủ Dược Vương ngắt lời:
- Chậm khắc nào là bớt sinh cơ của Tiêu Lĩnh Vu khắc ấ y.
Thương Bát dặng hắng một tiếng rồi hỏi:
- Tài bơi lội của Dược Vương thế nào?
Độc Thủ Dược Vương đáp:
- Lão phu không biết bơi lội.
Thương Bát nói:
- Nếu vô phúc mà chúng ta xuống thuyền của quân trộm cướp. há chẳng để
cho chúng tự do bố trí. muốn làm gì thì làm sao?
Độc Thủ Dược Vương đáp:
- Nếu thấy tình hình khác lạ. lão phu sẽ hạ độc vào người chúng.
Thương Bát đứng dậy nói:
- Để tại hạ đi kiếm xem có con thuyền trở khách nào không?
Dứt lời hắn xoay mình đi ngay.
- Sau chừng nửa giờ. Thương Bát lật đật trở về nói:
Tại hạ kiếm được một con thuyền trở khách đến Tam Giáp. Chúng ta mau
xuống thuyền.
Độc Thủ Dược Vương bồng ái nữ lên chạy theo Thương Bát. Đi chừng bảy
tám dặm. quả nhiên thấy một chiếc thuyền hai cột buồm đậu ở bờ sông. Trong
thuyền tối đen không có đèn lửa chi hết.
Thương Bát nhảy xuống thuyền đi thẳng vào trong khoang.
Tiêu Lĩnh Vu. Đỗ Cửu. Độc Thủ Dược Vương cũng vào theo.
Đỗ Cửu quẹt mồi lử a lên thì thấy trong khoang có bảy tám người nằm ngổn
ngang.
Tiêu Lĩnh Vu chau mày hỏi:
- Vụ này là thế nào đây?
Thưng Bát đáp:
- Chúng đều là thủy thủ trên thuyền. Lúc tiểu đệ đến họ đang ngồi xúm vào
đánh bạc. Tiểu đệ bảo mướn thuyền vào Xuyên bị bọn chúng cự tuyệt. Vì tình
thế cấp bách. tiểu đệ đành điểm huyệt bọn chúng rồi đi mời đại ca đến.
Tiêu Lĩnh Vu khẽ buông tiếng thở dài. muốn nói lại thôi.
Độc Thủ Dược Vương chĩa ngón tay cái lên tán dương:
- Thương huynh quả là nhân vật tài cao. Hành động này khiến lão phu rất
khâm phục.
Thương Bát đáp:
- Nếu không vì long đầu đại ca thì khi nào Thương mỗ chịu làm hạ sách
này.
Hắn vung tay giải khai huyệt đạo cho bọn thủy thủ.
Độc Thủ Dược Vương khác nào kẻ đụng đầu vào đinh. cũng hơi tức mình.
nhưng cũng đành ôm ái nữ ngồi xuống một bên. lẳng lặng không nói gì.
Đỗ Cửu thắp ngọn đèn trên bàn.
Hắn thò tay nào bọc lấy một đĩnh vàng. hai hạt minh châu cất tiếng lạnh
băng nói:
- Các vị đều là những người chuyên nghề sông nước. trong con mắt chắc
không để một hạt cát dính vào. tất biết rõ hoàng kim có hạn. minh châu vô giá.
Vậy các vị khai thuyền đưa chúng ta ngược dòng sông mà đi.
Bọn thủy thủ ngó thấy hai hạt minh châu to bằng mắt mèo. Chỉ một hạt
cũng thừa sắm ba con thuyền lớn. Chúng đều lộ vẻ vui mừng.
Một đại hán tuổi độ tứ tuần liếc mắt ngó hạt minh châu trên án rồi hỏi:
- Các vị muốn vào Xuyên ư?
Thưng Bát hỏi lại:
- Phải chăng ông bạn là chủ thuyền?
Đại hán đáp:
- Tiểu nhân tên gọi Chu Thuận. Đại gia có điều chi xin cứ dạy bảo.
Thương Bát cười nói:
- Ông bạn hãy thu lấy hoàng kim. minh châu rồi cho khai thuyền ngay.
Chu Thuận đáp:
- Trăng mờ gió lộng. nước sông chảy xiết. thuyền đi ngược dòng rất khó
khăn. Nhưng đại gia đã dạy. bọn tiểu nhân xin hết sức.
Rồi gã lớn tiếng hô:
- Các anh em nhổ neo giương buồm để mà khai thuyền ngay tức khắc.
Thủy thủ trong khoang dạ một tiếng rồi hăm hở chạy ra ngoài.
Những tiếng hô hoán vang lên không ngớt. Chỉ trong nháy mắt neo đã kéo
lên. Thuyền đã giương buồm chạy ra khỏi bờ sông.
Tiêu Lĩnh Vu nhìn Độc Thủ Dược Vương nói:
- Dược Vương đặt lệnh ái lên giường để cô có thể ngủ yên giấc.
Độc Thủ Dược Vương ngó Tiêu Lĩnh Vu thở phào một tiếng rồi đặt ái nữ
xuống chiếc giường gỗ đặt trong khoang thuyền.
Con thuyền hai buồm này chuyên môn chạy đi Tam Giáp. Bọn thủy thủ đều
kinh nghiệm phong phú. thuộc cả luồng nước nên trong đêm tối mà thuyền đi rất
yên ổn.
Tiêu Lĩnh Vu bước ra ngoài khoang. ngẩng đầu trông về phía đông thấy
rạng hồng. biết là trời sắp sáng rồi.
Chu Thuận hấp tấp chạy ra nói:
- Đại gia! Đại gia nên vào nghỉ đi. Gió thổi mạnh mà sóng to. Đại gia chỉ
sểnh chân một cái là phiền lắm đấy.
Tiêu Lĩnh Vu mỉm cười đáp:
- Thuyền chủ bất tất phải quan tâm. Tại hạ muốn ngắm cảnh mặt trời mọc
trên sông.
Chu Thuận toan nói nữa bỗng nghe Đỗ Cửu xẵng giọng:
- Ngươi bất tất phải nói nhiều.
Nét mặt xám xanh của hắn ai ngó thấy cũng phát ớn. Chu Thuận không
dám nói nữa. chạy vào khoang sau.
Tiêu Lĩnh Vu đứng trên mũi thuyền hứng ngọn gió sông. Chàng đo mắt ngó
quanh hi vọng tìm ra dấu vết năm xưa để biết đường lối. nhưng chỉ thấy nước
sông cuồn cuộn. bọt nước trắng phau. Chàng không nhận ra được dấu vết gì ngày
trước. bất giác ngấm ngầm thở dài rồi trở vào trong khoang.
Chàng bảo là nấm đá mọc ở vùng Tam Giáp cũng là chuyện phấp phỏng.
chẳng có cách nào xác định.
Con thuyền lớn chạy ngược dòng lên vùng Tam Giáp.
Tiêu Lĩnh Vu ngồi ở trong thuyền trông qua cửa sổ thấyđợt sóng này chưa
qua. đợt sóng sau lại tới. Lòng chàng cũng dồn dập lo lắng.
Vào khoảng giữa trưa. nhà đò sắp bữa có đủ rượu thịt rất thịnh soạn.
Độc Thủ Dược Vương biết ái nữ thân thể yếu đuối khó mà chịu nổi nếu
phải ngồi thuyền lâu dài. Lão không nhịn nổi cất tiếng hỏi Chu Thuận:
- Chừng nào thì đến Tam Giáp?
Chu Thuận đáp:
- Nếu nhờ trời thuận buồm xuôi gió thì có thể tiến sâu vào Tam Giáp trước
khi mặt trời lặn. Gặp khi trái gió mà đi ngược dòng thế này thì không chừng tối
mai mới tới nơi.
Độc Thủ Dược Vương hỏi:
- Hai cánh tay lão phu có sức mạnh ngàn cân có thể giúp gì cho thuyền đi lẹ
được không?
Chu Thuận đáp:
- Không dám phiền đến lão nhân gia.
Độc Thủ Dược Vương nói:
- Không phải lão phu muốn giúp các ngươi mà vì tiểu nữ thân thể hư nhược.
e rằng ngồi trong thuyền lâu không chịu nổi.
Chu Thuận nói:
- Té ra là thế. Nhưng lực lượng của lão nhân gia có mạnh đến đâu cũng
chẳng tài nào chống lại được quy luật tự nhiên.
Độc Thủ Dược Vương hỏi:
- Thế ra lão phu không giúp gì được hay sao?
Chu Thuận đáp:
- Đúng thế! Lão nhân gia cứ ngồi trong khoang thuyền.
Sau chừng một giờ. Chu Thuận chạy vào trong khoang thuyền. vẻ mặt vui
tươi nhìn Độc Thủ Dược Vương nói:
- Lão nhân gia có thể yên tâm. Thế gió sắp đổi chiều.Thường khi đêm nay
là đến cửa núi.
Độc Thủ Dược Vương hỏi:
- Có thể đi suốt đêm đ ược không?
Chu Thuận đáp:
- Không được! Đường thủy đạo vào Tam Giáp có nhiều chỗ nông cạn và có
đá ngầm. Tiểu nhân tuy thuộc thế mà cũng không dám mạo hiểm đi thuyền ban
đêm.
Độc Thủ Dược Vương nói:
- Nếu con gái lão phu không chịu nổi đi thuyền nước ngược. xảy ra mệnh
hệ nào thì các ngươi đừng hòng sống sót.
Chu Thuận sửng sốt len lén lùi ra.
Gió đã đổi chiều. thuyền thuận gió chạy rất mau. vào tới cửa núi khi mặt
trời còn chưa lặn.
Chu Thuận tìm chỗ đậu thuyền.
Độc Thủ Dược Vương tuy biết vậy nhưng cũng không dám cưỡng bách nhà
đò mạo hiểm cho thuyền đi ban đêm.
Sáng sớm hôm sau lão thúc giục nhà đò khai thuyền rất sớm.
Thuyền đi vào thủy đạo mỗi lúc một thêm hiểm trở. gặp toàn nước xoáy
cùng đá ngầm. Vách núi hai bên mỗi lúc một cao thêm.
Độc Thủ Dược Vương và Tiêu Lĩnh Vu sóng vai đứng ở đầu thuyền. Thỉnh
thong lão lại hỏi chàng sắp đến thạch động chưa?
Tiêu Lĩnh Vu mục quang sắc bén cũng không thể nhìn thấy thạch động ở
đâu. chỉ nhớ phấp phỏng. Chàng đành đáp:
Chưa đến.
Nhưng giả tỷ thuyền đi qua rồi chàng cũng khó mà nhận ra được.
Một ngày mau qua. nắng chiều báo hiệu hoàng hôn.
Chu Thuận không dám đi đêm. đã tìm nơi nước lặng đậu thuyền.
Độc Thủ Dược Vương tuy trong lòng nóng nảy nhưng cũng chẳng làm thế
nào được.
Tiêu Lĩnh Vu tuy không nói ra miệng nhưng trong lòng còn bồn chồn hơn
cả Độc Thủ Dược Vương. Chàng đứng ở đầu thuyền suy nghĩ đăm chiêu.
Màn đêm buông xuống. trời đã tối mịt.
Nên biết năm trước Tiêu Lĩnh Vu được người đưa vào thạch động thần bí.
chàng thân thể gầy yếu lại mang tật bệnh. cứ nằm lì trong khoang thuyền mà
ngủ. Đến lúc dừng thuyền lên núi cũng chẳng ngắm nhìn sơn thế. Bây giờ dù
chàng có vắt óc suy nghĩ thì cũng chẳng tìm ra được chút manh mối nào.
Giữa lúc chàng đang nóng ruột lo âu bỗng nghe có tiếng sột soạt. Một con
thuyền thoi nhỏ đang lướt về phía thuyền lớn. Người chèo thuyền mình khoác áo
ti. dưới cằm để lộ túm râu dê. Tiêu Lĩnh Vu không khỏi động tâm nghĩ thầm:
- Lão này coi giống như một trong hai tên đã đưa ta năm trước.
Trong óc vụt ra một tia sáng. Chàng phát giác con thuyền này cũng tương tự
như con thuyền ngày trước chàng đã ngồi.
Con thuyền nhỏ đi rất mau. Chớp mắt đã gần tới nơi. chỉ còn cách vài
trượng.
Chàng không bỏ lỡ cơ hội. vọt mình nhảy sang thuyền nhỏ.
Độc Thủ Dược Vương tuy đang ngồi trong khoang chiếu cố cho ái nữ. song
hai mắt lão vẫn ngấm ngầm chú ý đến hành động của Tiêu Lĩnh Vu. Lão thấy
chàng nhảy sang thuyền kia thì bồn chồn trong dạ. hấp tấp vọt ra ngoài khoang
thuyền.
Lão đưa mắt thấy Tiêu Lĩnh Vu đang ở trên con thuyền nhỏ lướt đi như bay
liền đề khí rượt theo.
Nhắc lại Tiêu Lĩnh Vu lúc nhảy qua thuyền nhỏ. lão già khoác áo ti liền
xoay tay phóng chưởng ra.
Tiêu Lĩnh Vu biết rằng nếu mình đón tiếp phát chưởng này tất bị rớt xuống
nước. Chàng liền ngấm ngầm đề khí vọt lên không tránh khỏi. Rồi chàng lạng
người hạ thân xuống con thuyền nhỏ.
Lão già không sợ hãi gì lại cất tiếng khen:
- Thân pháp tuyệt diệu!
Tay trái lão cầm mái chèo giữ cho thuyền đứng lại không để xuôi dòng trôi
xuống.
Tay mặt lão xoay lại. vung cây sào thuyền. ra chiêu Hoành tảo thiên quân
quét ngang một cái.
Tiêu Lĩnh Vu đứng trên thuyền được rồi liền vững dạ. Chàng khoa chân sấn
đến gần lão già. tay trái ngầm vận công lực đẩy ra.
Người chàng càng gần vào lão già. lực cây sào thuyền càng nhẹ bớt di. Lúc
còn hai bước. chưởng thế của chàng ngăn chặn được sức tấn công của đối
phương.
Độc Thủ Dược Vương nhân cơ hội này nhảy lên thuyền lạnh lùng hỏi:
- Tiêu Lĩnh Vu! Ngươi định trốn chăng?
Tiêu Lĩnh Vu nhanh tay chụp được cây sào tre chưa kịp trả lời Độc Thủ
Dược Vương. Chàng vội nhìn lão già khoác áo ti nói:
- Huynh đài hãy dừng tay. Tại hạ có điều muốn thỉnh giáo.
Lão già khoác áo ti nhìn cử động của Tiêu Lĩnh Vu rất thần tốc. biết mình
đã gặp phải tay kình địch. Liền đứng yên lạnh lùng hỏi:
- Các hạ có điều chi dạy bảo?
Tiêu Lĩnh Vu đáp:
- Nước chảy mạnh quá khó nói chuyện. Huynh đài có thể chèo thuyền đến
một nơi an toàn rồi nói được chăng?
Độc Thủ Dược Vương tay thủ kịch độc. đứng ở phía sau Tiêu Lĩnh Vu. cặp
mắt gườm gườm chăm chăm ngó Tiêu Lĩnh Vu. hễ thấy chàng có ý chạy trốn là
lập tức lão phóng độc.
Lão già khoác áo ti ngó chòng chọc vào mặt Tiêu Lĩnh vu. phát giác ra là
người lạ. trong lòng rất lây làm kỳ hỏi lại:
- Dường như chúng ta chưa quen biết nhau thì phải?
Tiêu Lĩnh Vu đáp:
- Tại hạ tuyệt không ác ý. Xin huynh đài cho thuyền tới chỗ an toàn rồi ta
nói chuyện cũng chưa muộn.
Lão già c ười lạt đáp:
- Dù ngươi có ác ý ta cũng không sợ.
Nhưng lão cũng chèo thuyền vào nơi bình yên rồi hỏi:
- Các hạ là ai? Có điều chi dạy bảo?
Tiêu Lĩnh Vu đảo mắt nhìn quanh nói:
- Nếu tại hạ nhớ không lầm thì trên con thuyền này các hạ còn có một ông
bạn?
Lão khoác áo ti không nhẫn nại được hỏi:
- Các hạ là ai? Đừng lòng vòng nữa. Nếu không nói thực ra thì đừng trách
tại hạ bất lịch sự.
Tiêu Lĩnh Vu nói:
- Năm năm trước chúng ta đã gặp nhau một lần. Tại hạ được các hạ cùng
đồng bạn cứu lên con thuyền này.
Người khoác áo ti nhìn Tiêu Lĩnh Vu từ đầu tới chân rồi đáp:
- Tại hạ không nhớ gì hết.
Nên biết năm năm về trước Tiêu Lĩnh Vu thân thể bé nhỏ gầy nhom mà bây
giờ chàng như cây ngọc trước gió thì dù lão kia có nhớ đến vỡ óc cũng chẳng thể
nào ra được.

Truyện Hồi 101 Hồi 1 Hồi 2 Hồi 3 Hồi 4 Hồi 5 Hồi 6 Hồi 7 Hồi 8 Hồi 9 Hồi 10 Hồi 11 Hồi 12 Hồi 13 Hồi 14 Hồi 15 Hồi 16 Hồi 17 Hồi 18 Hồi 19 Hồi 20 Hồi 21 Hồi 22 Hồi 23 Hồi 24 Hồi 25 Hồi 26 Hồi 27 Hồi 28 Hồi 29 Hồi 30 Hồi 31 Hồi 32 Hồi 33 Hồi 34 Hồi 35 Hồi 36 Hồi 37 Hồi 38 Hồi 39 Hồi 40 Hồi 41 Hồi 42 Hồi 43 Hồi 44 Hồi 45 Hồi 46 Hồi 47 Hồi 48 Hồi 49 Hồi 50 Hồi 51 Hồi 52 Hồi 53 Hồi 54 Hồi 55 Hồi 56 Hồi 57 Hồi 58 Hồi 59 Hồi 60 Hồi 61 Hồi 62 Hồi 63 Hồi 64 Hồi 65 Hồi 66 Hồi 67 Hồi 68 Hồi 69 Hồi 70 Hồi 71 Hồi 72 Hồi 73 Hồi 74 Hồi 75 Hồi 76 Hồi 77 Hồi 78 Hồi 79 Hồi 80 Hồi 81 Hồi 82 Hồi 82 Hồi 84 Hồi 85 Hồi 86 Hồi 87 Hồi 88 Hồi 89 Hồi 90 Hồi 91 Hồi 92 Hồi 93 Hồi 94 Hồi 95 Hồi 96 Hồi 97 Hồi 98 Hồi 99 Hồi 100 Hồi 101 Hồi 102 Hồi 103 Hồi 104 Hồi 105 Hồi 106 Hồi 107 Hồi 108 Hồi 109 Hồi 110 Hồi 111 Hồi 112 Hồi 113 Hồi 114 Hồi 115 Hồi 116 Hồi 117 Hồi 118 Hồi 119 Hồi 120 Hồi 121 Hồi 122 Hồi 123 Hồi 124 Hồi 125 Hồi 126 Hồi 127 Hồi 128 Hồi 129 Hồi 130 Hồi 131 Hồi 132 Hồi 133 Hồi 134 Hồi 135 Hồi 136 Hồi 137 Hồi 138 Hồi 139 Hồi 140 Hồi 141 Hồi 142 Hồi 143 Hồi 144 Hồi 145 Hồi 146 Hồi 147 Hồi 148 Hồi 149 Hồi 150 Hồi 151 Hồi 152 Hồi 153 Hồi 154 Hồi 155 Hồi 156 Hồi 157 Hồi 158 Hồi 159 Hồi 160 Hồi 161 Hồi 162 Hồi 163 Hồi 164 Hồi 165 Hồi 166 Hồi 167 Hồi 168 Hồi 169 Hồi 170 Hồi 171 Hồi 172 Hồi 173 Hồi 174 Hồi 175 Hồi 176 Hồi 177