Hồi 101


Hồi 26
Trên Võng Mây Rèn Luyện Nội Công

Lão dừng lại một chút rồi tiếp:
-Huống chi môn võ công này theo đường cương mãnh. Lẽ thường cứng thì dễ gẫy. Ta không thể làm hại tới dưỡng tử của ta được.
Dường như lão phát giác câu vừa nói tỏ ra mình còn tầm thường liền mỉm cười nói tiếp:
-Tuy cứng dễ gẫy nhưng cứng đến tột độ thì trở lại mềm. Có điều phải mấy chục năm khổ luyện mới thành tựu được. Kể thì mấy chục năm thấp thoáng chẳng là bao, nhưng đời người có hạn. Chờ cho ngươi luyện cương biến thành nhu thì tuổi đã già rồi. Vì thế ngươi không nên học công phu của nghĩa phụ.
Tiêu Lĩnh Vu giật mình kinh hãi nghĩ thầm:
-Nếu phải học mấy chục năm mới thành tựu thì quả nhiên mình thành lão già rồi. Khâu tỷ tỷ cũng đầu đốm tóc bạc và bao nhiêu người uy hiếp tỷ tỷ không chừng đã chết hết...
Lão áo vàng thấy Tiêu Lĩnh Vu ra vẻ trầm ngâm thì không nhịn được, cười khanh khách hỏi:
-Hài tử! Ngươi sợ rồi phải không?
Tiêu Lĩnh Vu ấp úng:
-Vu nhi... Vu nhi...
Lão áo vàng nghiêm nghị ngắt lời:
-Lão phu e rằng mình không còn sống được bao lâu nữa. Ngươi đã nhận lão phu làm nghĩa phụ mà lão phu không làm cho ngươi biến thành một bông hoa lạ để ngày sau bôn tẩu giang hồ vẫn bị người khinh khi há chẳng tổn thương đến oai
danh của lão phu?
Tiêu Lĩnh Vu nói:
-Vu nhi ngu dốt không hiểu được ý tứ lời nói của nghĩa phụ.
Lão áo vàng cười đáp:
-Không thể trách ngươi ngu dại mà là trách lão phu nói không rõ ràng. ở chốn thâm sơn này ngoài nghĩa phụ còn hai người tuyệt thế cao minh cũng ẩn cư ở đây...
Tiêu Lĩnh Vu nói ngay:
Ủa! Phải chăng là bà già đầu bịt tấm sa trắng ở trong căn nhà gỗ kia?
Lão áo vàng đáp:
-Phải rồi!... Ðúng rồi! Mụ đó có những môn khinh công, ám khí và chỉ pháp độc bộ võ lâm. Còn về nội công thì cũng thường thôi.
Tiêu Lĩnh Vu kinh ngạc hỏi:
-Sao? Chẳng lẽ trong hang thẳm này còn có nhân vật thứ ba nữa ư?
Lão áo vàng cười đáp:
-Phải rồi! Ba người ngươi đã gặp hai. Còn người nữa ở một nơi rất cổ quái. Nếu ta không chỉ điểm thì nhất quyết ngươi không thể kiếm ra được.
Tiêu Lĩnh Vu động tâm hỏi:
-Y trú ở địa phương nào?
Lão áo vàng cười nói:
-Ngươi thử đoán coi.
Tiêu Lĩnh Vu nghĩ thầm:
-Nghĩa phụ ở thạch động, một bà ở trong nhà gỗ. Còn vị thứ ba ở nơi cổ quái chắc là một chỗ khác thường.
Chàng nghĩ vậy liền hỏi lại:
-Phải chăng vị đó ở trên cây?
Lão áo vàng đáp:
-Không phải! Không phải! Y ở lơ lửng trên không.
Tiêu Lĩnh Vu lấy làm kỳ hỏi:
-Ở lơ lửng trên không là thế nào?
Lão áo vàng cười đáp:
-Ðúng thế! Bọn ta ba người ở đây đã mấy chục năm. Cứ cách một khoảng thời gian ngắn lại có một phen tỷ đấu võ công. Nhưng đấu qua đấu lại vẫn ở vào thế quân bình không ai thắng ai bại...
Lão đang nói đến chỗ cao hứng, bỗng buông tiếng thở dài buòn rầu hỏi:
-Hài tử! Ngươi có biết tại sao ta ở đây mấy chục năm không ra ngoài nữa?
Tiêu Lĩnh Vu chợt nhớ tới chiếc chìa khoá cung cấm làm cho bao nhiêu cao thủ võ lâm theo đuổi tranh cướp. Ngoài miệng họ nói chỉ muốn coi những điều bí mật trong cung cấm mà thực ra đều có lòng tư lợi. Họ định vào cung cấm để tìm xem các bậc tiền bối ngày trước có để lại môn võ gì đặc biệt đặng mưu tính cuộc tranh hùng trong võ lâm. Con nhà võ trọng nhất là chữ danh. Vậy mà nghĩa phụ chàng ở trong tuyệt cốc mấy chục năm e rằng không phải lão cam tâm tình nguyện như vậy. Chắc lão cũng có lòng tranh danh gì đây.
Trong lòng xoay chuyển ý nghĩ, miệng chàng nói:
-Chắc nghĩa phụ cũng vì thanh danh làm cho liên luỵ mới nằm trong chốn hang thẳm này mấy chục năm trời...
Lão áo vàng thở dài nói:
-Hài tử! Ngươi mới chỉ đoán trúng được phân nửa. Hỡi ơi! Ta ở trong hang thẳm mấy chục năm ngoài chút thanh danh, còn bị liên luỵ về chữ tình. Câu chuyện dài lắm. Sau này ta còn nhiều thời giờ sẽ nói cho ngươi hay. Từ lúc ngươi khóc lóc làm cho ta tỉnh lại, ta vẫn chưa có lúc nào sáng suốt. Bây giờ ta quay lại nhìn chốn hồng trần thì thấy đều là nưững việc đáng thương và đáng cười.
Mấy câu huyền bí này lại ngụ ý thiền cơ. Tiêu Lĩnh Vu tuy thông minh nhưng cũng chẳng thể nào hiểu được.
Lão áo vàng khẽ vuốt chòm râu bạc rủ xuống trước ngực nghiêm trang nói:
-Hài tử! Chúngta phải mau đi kiếm lão Toan tú tài.
Rồi lão kéo Tiêu Lĩnh Vu ra ngoài thạch thất.
ánh dương quang soi xuống trần gian, trăm hoa đua nở tựa gấm thêu. Suối khe chảy róc rách. Phong cảnh trong hang núi này xinh như vẽ.
Lão áo vàng ngửa mặt lên thở phào một cái, giơ tay trỏ về hướng chính Ðông nói:
-Vu nhi! Ngươi có nhìn thấy không? Toan tú tài ở chỗ đó.
Tiêu Lĩnh Vu dương mắt nhìn ra xa quả thấy một chấm đen đang di động ở phía dưới phía Ðông.
Lão áo vàng một tay xách Tiêu Lĩnh Vu lên nói:
-Muốn luyện võ công thượng thặng thì trước hết phải học nội công. Toan tú tài kia đã luyện môn nội công chính tông của nhà Phật. Nếu ngươi được hắn truyền thụ nội công và kiếm thuật, thêm vào kiếm pháp của ta, khinh công, chỉ pháp cùng ám khí của Liễu Tiên Tử thì chỉ trong vòng một năm là có thể hành hiệp trên chốn giang hồ.
Lão chạy rất lẹ. Tiêu Lĩnh Vu hai tai nghe tiếng gió vù vù. Vách núi cùng cây cỏ như chạy lùi lại. Chỉ trong khoảnh khắc đã tới phía dưới bóng đen.
Tiêu Lĩnh Vu ngửa đầu nhìn lên thì thấy bóng đen chuyển động đó là những sợi mây kết lại thành cái võng. Trên võng thấp thoáng có người ngồi xếp bằng. Hai bên là hai ngọn núi đều có những sợi mây rất dài buộc vào nhau thành cái võng treo lơ lửng giữa hai ngọn núi. Hễ gió thổi là cái võng đưa đi đưa lại không ngớt.
Tiêu Lĩnh Vu ước chừng cái võng cách mặt đất đến trên ba chục trượng. Vạn nhất mà té xuống thì đừng nói con người bằng xương bằng thịt mà là khối đá cũng phải vỡ tan tành.
Chàng lo thay cho Toan tú tài liền hỏi:
-Nghĩa phụ! Y suốt ngày đêm ngồi trên võng mây hay sao?
Lão áo vàng hỏi lại:
-Hài tử! Có phải ngươi lo thay cho hắn lỡ ra té xuống không?
Tiêu Lĩnh Vu gật đầu đáp:
-Nếu mưa to gió lớn thì những sợi mây dài ở hai bên làm sao giữ chắc được mà không tụt ra?
Lão áo vàng cười khanh khách nói:
-Cái đó khỏi lo. Hắn ngồi mấy chục năm mà chưa té xuống bao giờ hết.
Tiêu Lĩnh Vu đã ngồi trên mỏm đá mấy ngày, tình trạng nguy hiểm khác thường, nhưng mỏm đá còn vững chãi hơn, so với cái võng mây đeo tòn ten còn an toàn gấp mấy. Một người ở trong tình trạng nguy hiểm này mấy chục năm nay thì
là một điều không ai tưởng tượng được.
Bỗng nghe lão áo vàng lớn tiếng gọi:
-Toan tú tài! Môn thần công đó lão đã tinh thông chưa?
Từ trên võng mây bật lên tiếng cười sang sảng rồi tiếng người hỏi:
-Sao? Phải chăng Nam huynh lại ngứa nghề?
Lão áo vàng cười đáp:
-Cứ kể như lão phu không địch nổi ngươi và từ nay chúng ta bất tất tỷ đấu làm chi nữa.
Câu này ra ngoài ý nghĩ của người ngồi trên võng. Hồi lâu y mới buông tiếng thở dài nói:
-Thực ra võ công của Nam huynh có thua kém gì tiểu đệ đâu?
Một người ở trên cao, một người ở dưới đất cách nhau khá xa mà thanh âm rất rõ, cả tiếng thở dài cũng nghe thấy như ở bên tai.
Lão áo vàng khẽ nói nhỏ vào tai Tiêu Lĩnh Vu:
-Lão Toan tú tài này bề ngoài thì hoà hoãn mà bề trong rất cương cường. Ngươi nói với lão phải cẩn thận một chút.
Tiêu Lĩnh Vu gật đầu đáp:
-Vu nhi xin ghi lòng lời dạy của nghĩa phụ.
Lão áo vàng bản tính rất cao ngạo muốn tranh hơi với đồng bạn mà ẩn cư trong thâm cốc mấy chục năm không bước chân ra ngoài đời. Nay chỉ vì Tiêu Lĩnh Vu mà lão cam thừa nhận không địch nổi Toan tú tài.
Bỗng thấy thò xuống một đầu dây mây rồi tiếng cười rộ nói:
-Nam huynh đã làm cho tiểu đệ đẹp mặt. Tiểu đệ cảm kích vô cùng. Nam huynh bảo thằng nhỏ lên đây đi.
ý câu nói của hắn là: lão đã tự nhận không địch nổi ta tất là muốn yêu cầu ta điều gì. Hắn thò sợi dây mây xuống đón tiếp Tiêu Lĩnh Vu tỏ ra đã hiểu lòng dạ của lão.
Lão áo vàng nở nụ cười thê lương nói:
-Hài tử! Ngươi lên đi!
Rồi lão từ từ trở gót đi ngay.
Tiêu Lĩnh Vu biết nụ cười của nghĩa phụ vô cùng thê lương, vô cùng hy sinh,nhưng trong lúc nhất thời chàng không nghĩ ra được nguyên nhân.
Tiêu Lĩnh Vu nhìn bóng sau lưng lão áo vàng, tựa hồ đột nhiên lão già đi nhiều lắm. Chân lão loạng choạng rồi mất hút vào trong đám cây rậm.
Khi chàng ngoảnh đầu trông lại thấy sợi dây đã hạ thấp xuống tới mặt. Chàng liền níu lấy sợi mây trèo lên.
Tiêu Lĩnh Vu trong bước đường ngẫu nhiên đã được ăn thứ nấm đá ngàn năm lại được lão áo vàng thúc đẩy chân khí đả thông tam âm tuyệt mạch, khí lực chàng tăng lên rất nhiều mà chàng không tự biết. Chàng vịn sợi mây trèo lên rất mau.
Chỉ trong khoảnh khắc đã lên cao được bốn năm trượng.
Bỗng nghe người trên võng nói:
-Nắm chắc lấy sợi mây!
Rồi sợi mây đột nhiên vọt lên cao.
Tiêu Lĩnh Vu chỉ thấy mắt hoa lên một cái, người chàng đã được kéo tới trên võng.
Chàng định thần nhìn lại thấy một văn sĩ trung niên đầu đội nho cân, mình mặc áo trường bào màu lam ngồi xếp bằng trên giường mây.
Văn sĩ đang nhìn Tiêu Lĩnh Vu mỉm cười. Tiêu Lĩnh Vu nhớ tới lời dặn của nghĩa phụ rằng lão này là người bề ngoài tỏ vẻ ôn hoà mà bề trong lại cương cường nên chàng vội lạy xuống nói:
-Tiêu Lĩnh Vu xin khấu đầu a mắt lão tiền bối.
Văn sĩ trung niên vẻ mặt từ hoà cười đáp:
-Ngươi ngồi xuống đi!
Tiêu Lĩnh Vu nói:
-Vãn bối xin đứng hầu.
Rồi chàng đứng ngay người lên buông thõng hai tay.
Văn sĩ cười mát nói:
-Chắc Nam Dật Công đã nói chuyện ta cho ngươi nghe, nên ngươi mới khép nép như vậy.
Tiêu Lĩnh Vu nghĩ bụng:
-Ðúng rồi! Nghĩa phụ bảo lão bề ngoài hoà hoãn mà bề trong cương cường, dặn ta ăn nói phải coi chừng.
Lòng chàng nghĩ vậy nhưng miệng không nói gì.
Văn sĩ trung niên ngắm nghía Tiêu Lĩnh Vu rồi thu nụ cười về nói:
-Hài tử! Ngươi vào được tới đây là một cơ duyên hiếm có mà lại đến vừa đúng lúc.
Tiêu Lĩnh Vu ngơ ngác đáp:
-May mà vãn bối được gặp nghĩa phụ cùng lão tiền bối, nếu không đã bị chết ở trong hang thẳm này.
Hai người nói mấy câu đầu đều chưa có gì quan hệ.
Ðột nhiên văn sĩ cười sang sảng hỏi:
-Sao? Nam Dật Công thu ngươi làm nghĩa tử rồi ư?
Tiêu Lĩnh Vu nghĩ thầm:
-Thật là đáng thẹn! Tên họ nghĩa phụ là gì mình cũng không biết.
Chàng hàm hồ đáp:
-Người vừa đưa vãn bối tới đây là tệ nghĩa phụ...
Văn sĩ ngắt lời:
-Ðúng rồi! Lão áo vàng đó tên là Nam Dật Công...
Y ngừng lại một chút rồi hỏi:
-Lão đưa ngươi tới đây làm gì chắc ngươi biết rồi?
Tiêu Lĩnh Vu đáp:
-Nghĩa phụ bảo vãn bối năn nỉ lão tiền bối truyền thụ nội công cùng kiếm thuật cho.
-Ta mà không chịu truyền thụ võ công cho ngươi thì tất nghĩa phụ ngươi sẽ cùng ta liều mạng...
Tiêu Lĩnh Vu thấy bầu nhiệt huyết sủi lên. Chàng không nhịn được đáp:
-Lão tiền bối bất tất phải quan tâm. Nếu tư chất vãn bối kém cỏi không theo học được thì lão tiền bối khỏi phải nhọc lòng.
Văn sĩ tủm tỉm cười nói:
-Vì ngươi có tư chất hơn người nên ta mới ngần ngừ không quyết về việc truyền thụ võ công cho ngươi.
Tiêu Lĩnh Vu tuy thông tuệ khác thường, nhưng chàng là đứa nhỏ mười mấy tuổi đầu thì trong lúc nhất thời hiểu sao được chỗ bí ẩn trong lời nói của đối phương.
Chàng không biết làm thế nào, lẳng lặng không nói gì.
Văn sĩ thở dài nói:
-Hài tử! Ngươi bất tất phải nghĩ nhiều. Ngươi hãy còn nhỏ thì hiểu sao được chỗ huyền bí...
Tiêu Lĩnh Vu hỏi ngay:
-Vãn bối nhỏ dại chưa biết gì. Mong rằng lão tiền bối chỉ điểm cho.
Văn sĩ trung niên đột nhiên mắt lộ hùng quang vẻ mặt nghiêm nghị nói:
-Nam Dật Công cùng ta tỷ võ mấy chục năm trời mà thuỷ chung bất phân thắng bại. Lão vốn là người ưa khoái lạc, chỉ vì một chút tranh hơi mà hãm mình trong thâm cốc mấy chục năm. Ngày tháng không làm cho biển cạn non mòn, nhưng
mấy chục năm ở con người cuộc sống có hạn thật là một quãng thời gian dài đằng đẵng. Nay lão vì ngươi mà dẹp lòng hiếu thắng, tự nhận đánh không nổi ta. Tuy đó chỉ là một lời nói khiêm tốn, nhưng đối với lão nó còn đau đớn hơn là bị giết.
Tiêu Lĩnh Vu tựa như đã hiểu mà cũng giống người không hiểu gật đầu đáp:
-Nghĩa phụ thương yêu Vu nhi không biết đến đâu mà kể.
Văn sĩ hỏi:
-Y đã bỏ phế tính hiếu danh đến cầu ta thì chắc lão cũng đi cầu cả Liễu Tiên Tử rồi phải không?
Tiêu Lĩnh Vu đáp:
-Nghĩa phụ đã nhắc tới việc này với Vu nhi.
Văn sĩ nói:
-Ba chúng ta đây tuy những điều sở học không giống nhau, ai nấy chuyên về sở trường riêng của người đó. Mấy chục năm nay ở chốn hang sâu, cách tuyệt trần thế để tham nghiên võ công và ai cũng hy vọng thắng được đối phương để ra khỏi tuyệt cốc...
Tiêu Lĩnh Vu ngắt lời:
-Nếu ba vị tỷ đấu bất phân thắng bại thì vĩnh viễn không ra khỏi hang này ư?
Văn sĩ đáp:
-Ðúng thế! Lúc chúng ta vào đây đã đoạn ước và có lời thề là hễ ai thắng được hai người mới ra khỏi tuyệt cốc. Còn lại hai người tỷ đấu với nhau, ai thắng sẽ được ra nhưng phải cách người trước ba năm.
Tiêu Lĩnh Vu lại hỏi:
-Vậy còn người bị thua hai lần thì vĩnh viễn không rời khỏi đây nữa hay sao?
Văn sĩ đáp:
-Người đó ở đây cho hết kiếp không bao giờ đi đâu nữa.
Tiêu Lĩnh Vu nghĩ thầm:
-Cuộc đánh bạc này thật là tàn nhẫn. Con người phải ở lại chốn hang sâu không vết chân người, chịu đựng mọi nỗi thê lương hết năm này sang năm khác, không trách họ chuyên tâm cầu tiến là phải.
Lại nghe văn sĩ nói tiếp:
-Mấy năm đầu ba người trong bọn ta còn đầy tin tưởng giành phần thắng. Cứ nửa năm tỷ thí một lần. Vì muốn cho tỷ thí được công bằng, người nào cũng phải đấu với hai người kia. Rút cục vẫn bất phân thắng bại. Ba người cùng mỏi mệt kiệt lực phải bãi chiến và hy vọng lần sau sẽ thắng. Nhưng năm năm qua, mười phen tỷ thí thì ai nấy đều hiểu rõ khó mà áp đảo được hai đối thủ. Ba người liền cùng nhau thương nghị từ đây một năm mới tỷ thí một lần. Rồi năm năm sau lại đổi hai năm mới tỷ thí một lần. Mấy chục năm trời vùn vụt trôi qua, tấm lòng tranh thắng của ba người phai lạt dần dần.
Tiêu Lĩnh Vu nghĩ bụng:
-Sở dĩ ba người bất phân thắng bại là vì ai cũng có môn sở trường, đối phương không hạ được, như vậy còn tỷ thí làm chi?
Văn sĩ trung niên ngửa mặt lên trời thở phào một cái nói:
-Chúng ta ẩn ở tuyệt cốc này mấy chục năm dù sao cũng có điều lợi là vì bản lãnh của cả ba người đều tiến bộ hơn đời. Bao nhiêu chỗ không hiểu ngày trước bây giờ đã khám phá ra hết. Nếu trở lại giang hồ dám coi thường võ lâm thiên hạ...
Ðột nhiên văn sĩ thở dài lộ vẻ buồn rầu nói tiếp:
-Có điều thể chất chúng ta đi vào chỗ cùng kiệt. Mấy chục năm trời vận dụng hết tâm trí để cố tìm ra chiêu thức ảo diệu đặng chế thắng đối thủ. Vì thế mà xác thịt tuy ngồi yên song tâm não quay lộn như sóng cồn. Có thể nói mấy chục năm không một lúc nào thần trí yên tĩnh. Ðây là một điều trái ngược với đạo dưỡng sinh. Mấy tháng nay ta đã cảm thấy trong người có sự biến đổi. Thể chất diễn biến của ta tuy không bằng được nghĩa phụ ngươi, nhưng ta đã luyện môn tâm pháp thượng thặng của nhà Phật. Nếu ta chỉ chú trọng về đường dưỡng sinh thì muốn sống đến trăm tuổi cũng chẳng khó gì. Chỉ vì chút hư danh mà bị liên luỵ.iv>-Anh đồ gàn trúng phải cái độc của Khổng Mạnh. Hắn nói những gì con người gánh trách nhiệm lớn lao trước hết là phải nhịn đói nhịn khát, khổ thân nhọc xác mới thành công được. Ta chẳng tin như vậy, dù không dãi nắng dầm mưa cũng có thể luyện võ được. Ngươi hãy theo ta cho hắn biết chẳng cần hành hạ thân thể cũng học được võ công thượng thặng.
Tiêu Lĩnh Vu trong lòng lấy làm khó nghĩ, bụng bảo dạ:
-Nghĩa phụ bảo ta theo Trang lão tiền bối để học võ, tuy ta chưa bái sư, nhưng sự thực đã nên nghĩa thầy trò. Có lý đâu chưa trình người biết đã bỏ đi ngay.
Chàng còn đang ngẫm nghĩ thì bên tai đột nhiên có thanh âm rất nhỏ lọt vào:
-Hài tử, ngươi chịu khổ trăm ngày không uổng công đâu. Bây giờ y bảo ngươi đi theo thì cứ theo y.
Thanh âm quen thuộc chàng nghe đúng là tiếng nói của Trang Sơn Bối.
Tiêu Lĩnh Vu chắp tay thi lễ đáp:
-Ða tạ lão tiền bối đã có lòng chu toàn cho vãn bối.
Liễu Tiên Tử nói:
-Ta muốn cho lão đồ gàn hay là chẳng cần huyền môn khí công gì ráo cũng có thể luyện võ công đến chỗ xuất quỉ nhập thần...
Mụ càng nói càng nóng nảy, giơ ngón tay ra điểm. Một luồng kình khí vô hình bắn tới chỗ băng đóng xa hơn trượng đánh véo một tiếng, khối băng nát vụn tung bay. Băng đóng rắn hơn sắt đá mà bị luồng chỉ phong đánh vỡ đến một thước vuông lõm xuống năm tấc.
Mụ nói tiếp:
-Cao thanh cương khí cùng lợi kiếm trong tay lão đồ gàn chưa chắc đã mạnh hơn Tu La chỉ lực của ta.
Mụ lạng người đi một cái đến bên Tiêu Lĩnh Vu rồi cắp chàng chạy nhanh như bay.
Lúc này Tiêu Lĩnh Vu nội công đã khá lại gan dạ hơn trước nhiều. Chàng dương mắt lên nhìn Liễu Tiên Tử chạy như bay xuống núi bằng thân pháp Lưu Tinh Phi Trụy. Mỗi cái nhô lên hụp xuống là vọt đi xa mấy trượng. Bà chỉ cần mượn vật gì hạ mình xuống để lấy đà vọt đi.Thân pháp này coi thật là ghê gớm.
Liễu Tiên Tử cắp Tiêu Lĩnh Vu đem vào trong căn nhà gỗ dưới gốc cây tùng.
Hiện nay phong cảnh trong căn nhà gỗ khác hẳn với ngày Tiêu Lĩnh Vu mới đến.
Cách bố trí trong căn nhà rất hào hoa. Trên giường có chăn êm nệm gấm.
Liễu Tiên Tử tủm tỉm cười hỏi:
-Hài tử! Ngươi coi chỗ này với đỉnh núi tuyết khác nhau thế nào?
Tiêu Lĩnh Vu kính cẩn đáp:
-Tiểu tử không biết nói thế nào cho được.
Liễu Tiên Tử nói:
-Ta để ngươi ở nơi tử tế này mà vẫn khiến ngươi luyện tuyệt kỹ được.
Từ nay Tiêu Lĩnh Vu được sinh hoạt sung sướng. Lòng hiếu thắng của Liễu Tiên Tử hãy còn mãnh liệt. Tuy chàng được ăn ở sung sướng nhưng mụ bắt chàng luyện võ rất nghiêm khắc.
Một năm vùn vụt trôi qua. Tiêu Lĩnh Vu được Liễu Tiên Tử đôn đốc luyện "Tu La chỉ" tiến bộ rất mau.
Khinh công, chỉ pháp và ám khí của Liễu Tiên Tử đều là những tuyệt kỹ. Sau một năm cần khổ, Tiêu Lĩnh Vu đã thuộc hết những yếu quyết.
Ròng rã một năm chàng chưa được gặp nghĩa phụ Nam Dật Công và Trang Sơn Bối mặc dầu chỉ gần trong gang tấc. Liễu Tiên Tử không để chàng rảnh một lúc nào đặng qua thăm hai người.
Hôm ấy vào buổi sáng sớm, Tiêu Lĩnh Vu luyện công xong mới ngước mắt ra nhìn bỗng thấy Nam Dật Công đang đứng bên ngoài đối diện với một nhà sư mặc áo cà sa màu đại hồng. Cả hai người cùng đặt tay phải dính vào nhau tựa hồ tỷ đấu nội lực. Vị hoà thượng kia vẻ mặt vẫn thản nhiên, còn Nam Dật Công trán toát mồ hôi dường như ở vào cảnh ngộ cực kỳ nguy hiểm.
Tiêu Lĩnh Vu chấn động tâm thần nhảy vọt ra ngoài nhà.
Chàng thấy Trang Sơn Bối tay cầm đoản kiếm đứng bên chăm chú theo dõi cuộc đấu giữa hai người. Liễu Tiên Tử đứng tựa vào tường, vẻ mặt rất kỳ dị.
Tiêu Lĩnh Vu hơn một năm nay luyện võ công tiến bộ rất mau. Chàng biết mình mà kinh động để nghĩa phụ phân tâm tất bị thương về tay nhà sư. Tuy chàng cực kỳ kinh hãi mà phải cố nén nỗi xúc động.
Bỗng nghe thanh âm rất nhỏ bé lọt vào tai:
-Hài tử lại đây mau!
Tuy hơn một năm chưa gặp mặt nhưng Tiêu Lĩnh Vu nhận ra ngay là thanh âm của Trang Sơn Bối. Chàng quay lại ngó Liễu Tiên Tử một cái rồi từ từ cất bước tiến về phía Trang Sơn Bối.
Liễu Tiên Tử tuy cũng ngó thấy Tiêu Lĩnh Vu lướt qua trước mặt nhưng mụ vẫn lờ đi như không?
Tiêu Lĩnh Vu trong lòng xiết nỗi hoài nghi, rảo bước tới gần Trang Sơn Bối khẽ nói:
-Dưỡng phụ của vãn bối đã lâm vào tình trạng nguy cấp. Lão tiền bối ra thay cho người được chăng?
Trang Sơn Bối nghiêm nghị đáp:
-Nội lực của nghĩa phụ ngươi khá hùng hậu, còn có thể chống được một lúc nữa.
Tuy miệng lão nói với Tiêu Lĩnh Vu mà cặp mắt vẫn không rời Nam Dật Công và nhà sư kia.
Tiêu Lĩnh Vu nghĩ thầm:
-Nghĩa phụ ta cùng Trang Sơn Bối và Liễu Tiên Tử, bản lãnh mỗi người một sở trường riêng. Mấy chục năm nay ba vị cùng nhau tỷ đấu bất phân thắng bại. Nay nghĩa phụ không địch nổi nhà sư áo đỏ thì dĩ nhiên Trang Sơn Bối và Liễu Tiên Tử cũng không phải là đối thủ của lão được.
ánh triêu dương từ cửa hang chiếu vào soi rõ mặt Nam Dật Công và nhà sư áo đỏ. Nhà sư thân thể cao lớn mặt đã rướm mồ hôi. Nam Dật Công càng thảm hại hơn. Mồ hôi ra ướt hết áo bào.
Tiêu Lĩnh Vu bầu máu nóng sủi lên sùng sục, chàng không nhịn được vươn tay ra đoạt lấy thanh đoản kiếm trong tay Trang Sơn Bối.
Trang Sơn Bối không kịp đề phòng để chàng đoạt mất đoản kiếm. Nhưng võ công lão cực kỳ cao thâm, vung tay mặt nắm lấy huyệt mạch cổ tay Tiêu Lĩnh Vu khẽ nói:
-Hài tử ngươi định làm gì vậy?
Tiêu Lĩnh Vu đáp:
-Vãn bối phải giết nhà sư áo đỏ để cứu nghĩa phụ.
Trang Sơn Bối lắc đầu đáp:
-Nghĩa phụ ngươi còn chưa thắng được lão thì ngươi ra đó cũng chết uổng mà thôi.
Tiêu Lĩnh Vu đáp:
-Dù tiểu tử không thắng nổi lão, nhưng chết đi cũng không hối hận.
Trang Sơn Bối khẽ bảo chàng:
-Hài tử! Ngươi đừng có xúc động. Công việc bữa nay là do nguyên nhân từ mấy chục năm trước. Vụ này liên quan cả đến mối ân oán giữa Liễu Tiên Tử và nghĩa phụ ngươi. Tuy ngươi hết lòng hiếu thảo nhưng võ công ngươi không chống nổi một đòn của nhà sư áo đỏ. Còn ta mà ra can thiệp sợ Liễu Tiên Tử không chịu.
Lão đoạt lại thanh đoản kiếm trong tay Tiêu Lĩnh Vu.
Tiêu Lĩnh Vu ngơ ngác hỏi:
-Chẳng lẽ lão tiền bối cứ đứng coi tệ nghĩa phụ bị hại về tay nhà sư áo đỏ?
Trang Sơn Bối nghiêm nghị đáp:
-Trong một năm nay ta cùng nghĩa phụ ngươi đàm đạo với nhau trong thạch thất tình ý rất sâu xa. Nếu cục diện đưa tới chỗ ta phải ra tay thì e rằng bữa nay gây nên thảm cảnh máu đổ núi Hàn Sơn...
Tiêu Lĩnh Vu chấn động tâm thần hỏi:
-Sao? Chẳng lẽ Liễu Tiên Tử lại đi giúp nhà sư áo đỏ kia?
Trang Sơn Bối đáp:
-Hiện giờ tâm tình Liễu Tiên Tử ra sao ta cũng không thể biết được, nhưng hơn một năm nay nghĩa phụ ngươi cùng ta đều thay đổi cách sinh hoạt, không cặm cụi luyện võ như trước mà thích ngao du tuế nguyệt hay đàm đạo chuyện đời, nhưng võ công lại tiến triển rất mạnh. Thế mới biết mấy chục năm mình lao tâm khổ trí để mong thành công mau lẹ là phạm vào bệnh "giục tốc bất đạt"...
Trang Sơn Bối nói tới đây đột nhiên dừng lại, mắt chiếu ra những tia hàn quang.
Tiêu Lĩnh Vu thấy áo hoàng bào của Nam Dật Công đã rung rinh. Người lão ngửa về phía sau. Hiển nhiên không kháng cự nổi lão áo đỏ được nữa.
Bất giác chàng la lên một tiếng thật to.
Nam Dật Công đột nhiên quay mặt lại ngó Tiêu Lĩnh Vu một cái rồi đứng thẳng người lên vãn hồi liệt thế. Hai bên lại đi vào tình trạng không phân hơn kém.
Trang Sơn Bối thở phào một cái nói:
-Nghĩa phụ ngươi không muốn để ngươi thấy y thất bại về tay nhà sư nên lão đã vận công phản kích.
Tiêu Lĩnh Vu nói:
-Tiểu tử chỉ mong nghĩa phụ thắng nhà sư đó.
Trang Sơn Bối trong lòng đã hiểu rõ là Nam Dật Công đem hết sức lực phản kích, tức là rút ngắn thời gian chống chọi của lão lại. Lão ngấm ngầm thở dài nói:
-Vu nhi! Ta có hai điều trọng yếu ngươi phải ghi nhớ cho kỹ mà làm theo.
Tiêu Lĩnh Vu hỏi:
-Tiền bối có điều chi dạy bảo?
Trang Sơn Bối đáp:
-Ta mà ra tay thì ngươi chạy về phía thạch thất tìm lấy cuốn sách bằng lụa, ta đã sao lục đầy đủ. Ngươi là người thông minh và hiện đã có căn bản về võ công. Nếu ngươi dụng tâm nghiên cứu thì có thể thu được hết chân truyền của nghĩa phụ...
Ðột nhiên có tiếng thét lanh lảnh:
-Dừng tay!
Liễu Tiên Tử đang đứng tựa cửa nhảy vọt vào trường đấu.
Trang Sơn Bối cả mừng nói:
-Hay lắm! Liễu Tiên Tử chịu ra mặt rồi.
Lão chưa dứt lời thì toàn thân Nam Dật Công đã bay tung lên cao hơn trượng rồi bị hất ra ngoài.
Liễu Tiên Tử nhảy vào chỗ hai người tỷ đấu. Chân mụ chưa chấm đất thì đã sinh đại biến. Mụ liền đề khí nhảy đến chỗ Nam Dật Công vừa té xuống.
Khinh công của mụ tuyệt đỉnh thiên hạ. Mụ nhảy sau mà hạ mình xuống trước Nam Dật Công. Mụ dang hai cánh tay ôm lão vào lòng.
Trang Sơn Bối tức giận quát lớn:
-Nhà sư lòng dạ đen tối kia! Nhân lúc người ta không kịp đề phòng mà thi hành độc kế đâu phải kẻ anh hùng?
Lão vừa quát, bóng trắng lấp loáng nhảy xổ về phía nhà sư áo đỏ.
Nguyên nhà sư áo đỏ nhân lúc Liễu Tiên Tử thét dừng tay, Nam Dật Công thu hồi nội lực, nhà sư liền vận toàn lực phóng chưởng đánh ra.
Nam Dật Công không kịp đề phòng bị luồng nội lực cương mãnh làm chấn động nội phủ và người lão cũng bị hất tung lên.
Trang Sơn Bối căm hận ra tay, thế kiếm uy mãnh phi thường. Người chưa tới kiếm khí đã vọt đến.
Nhà sư áo đỏ xoay tay đánh ra một chưởng cực kỳ mãnh liệt để phản kích.
Trang Sơn Bối đề tụ chân khí vào huyệt đan điền. Người lão đương vọt về phía trước đột nhiên dừng lại. Lão huy động cho thanh đoản kiếm trong tay vọt ra những bóng kiếm huyền ảo.
Kiếm khí và chưởng lực đụng nhau. Nhà sư áo đỏ đột nhiên lùi lại hai bước.
Trang Sơn Bối cũng rung động hai vai, người không tự chủ được lùi lại một bước.
Nhà sư áo đỏ cười lạt nói:
-Các vị thí chủ ỷ đông người để thủ thắng, vậy phật gia cáo từ thôi.
Nhà sư dứt lời xoay mình nhảy vọt đi.
Trang Sơn Bối không ngờ nhà sư chạy trốn một cách đột ngột. Lão ngần ngừ một chút thì nhà sư đã chạy xa ngoài ba trượng, đuổi theo không kịp nữa, lão liền đề tụ chân khí liệng đoản kiếm ra.
Một luồng bạch quang nhanh như điện chớp bay về phía nhà sư áo đỏ.
Bỗng thấy nhà sư quay phắt lại phóng chưởng đánh ra. Thanh đoản kiếm xoay đi một vòng rồi rớt xuống đất. Nhà sư lại vọt người đi tiếp.
Tiêu Lĩnh Vu thấy nhà sư áo đỏ trốn chạy thì trong lòng nóng nảy la lên:
-Trang lão tiền bối! Vị hoà thượng kia trốn mất rồi.
Chàng quay đầu nhìn lại thấy Trang Sơn Bối nhắm mắt đứng yên trên trán có ẩn hiện những giọt mồ hôi.cronym>
  • Hồi 6
  • Hồi 7
  • Hồi 8
  • Hồi 9
  • Hồi 10
  • Hồi 11
  • Hồi 12
  • Hồi 13
  • Hồi 14
  • Hồi 15
  • Hồi 16
  • Hồi 17
  • Hồi 18
  • Hồi 19
  • Hồi 20
  • Hồi 21
  • Hồi 22
  • Hồi 23
  • Hồi 24
  • Hồi 25
  • Hồi 26
  • Hồi 27
  • Hồi 28
  • Hồi 29
  • Hồi 30
  • Hồi 31
  • Hồi 32
  • Hồi 33
  • Hồi 34
  • Hồi 35
  • Hồi 36
  • Hồi 37
  • Hồi 38
  • Hồi 39
  • Hồi 40
  • Hồi 41
  • Hồi 42
  • Hồi 43
  • Hồi 44
  • Hồi 45
  • Hồi 46
  • Hồi 47
  • Hồi 48
  • Hồi 49
  • Hồi 50
  • Hồi 51
  • Hồi 52
  • o tiền bối và Liễu Tiên Tử đều không hạ được nhà sư đó hay sao?
    Trang Sơn Bối đáp:
    -Nhà sư chuyến này bị thương ra đi nhất định tìm một nơi bí ẩn điều trị thương thế. Y bị đau đớn chắc không dám trở lại Tam thánh cốc nữa.
    Tiêu Lĩnh Vu nghĩ thầm:
    -Té ra nơi đây kêu bằng Tam thánh cốc và cái tên này chắc do ba vị ở đây đặt ra?
    Trang Sơn Bối khẽ đằng hắng một tiếng rồi nói:
    -Ta chỉ lo ngày sau hắn trút giận lên đầu ngươi.
    Tiêu Lĩnh Vu nói:
    -Cái đó không cần. Nếu vãn bối không đánh nổi lão lại chạy đến Tam thánh cốc.
    Trang Sơn Bối buồn rầu nói:
    -E rằng bọn ta khó còn sống lâu được.
    Hai người đang nói chuyện, bỗng thấy Liễu Tiên Tử hấp tấp chạy vào.
    Trang Sơn Bối đứng dậy nghênh tiếp, hỏi ngay:
    -Thương thế của Nam huynh ra sao?

    Truyện Hồi 101 Hồi 1 Hồi 2 Hồi 3 Hồi 4 Hồi 5 Hồi 6 Hồi 7 Hồi 8 Hồi 9 Hồi 10 Hồi 11 Hồi 12 Hồi 13 Hồi 14 Hồi 15 Hồi 16 Hồi 17 Hồi 18 Hồi 19 Hồi 20 Hồi 21 Hồi 22 Hồi 23 Hồi 24 Hồi 25 Hồi 26 Hồi 27 Hồi 28 Hồi 29 Hồi 30 Hồi 31 Hồi 32 Hồi 33 Hồi 34 Hồi 35 Hồi 36 Hồi 37 Hồi 38 Hồi 39 Hồi 40 Hồi 41 Hồi 42 Hồi 43 Hồi 44 Hồi 45 Hồi 46 Hồi 47 Hồi 48 Hồi 49 Hồi 50 Hồi 51 Hồi 52 Hồi 53 Hồi 54 Hồi 55 Hồi 56 Hồi 57 Hồi 58 Hồi 59 Hồi 60 Hồi 61 Hồi 62 Hồi 63 Hồi 64 Hồi 101 Hồi 102 Hồi 103 Hồi 104 Hồi 105 Hồi 106 Hồi 107 Hồi 108 Hồi 109 Hồi 110 Hồi 111 Hồi 112 Hồi 113 Hồi 114 Hồi 115 Hồi 116 Hồi 117 Hồi 118 Hồi 119 Hồi 120 Hồi 121 Hồi 122 Hồi 123 Hồi 124 Hồi 125 Hồi 126 Hồi 127 Hồi 128 Hồi 129 Hồi 130 Hồi 131 Hồi 132 Hồi 133 Hồi 134 Hồi 135 Hồi 136 Hồi 137 Hồi 138 Hồi 139 Hồi 140 Hồi 141 Hồi 142 Hồi 143 Hồi 144 Hồi 145 Hồi 146 Hồi 147Hồi 89 Hồi 90 Hồi 91 Hồi 92 Hồi 93 Hồi 94 Hồi 95 Hồi 96 Hồi 97 Hồi 98 Hồi 99 Hồi 100 Hồi 101 Hồi 102 Hồi 103 Hồi 104 Hồi 105 Hồi 106 Hồi 107 Hồi 108 Hồi 109 Hồi 110 Hồi 111 Hồi 112 Hồi 113 Hồi 114 Hồi 115 Hồi 116 Hồi 117 Hồi 118 Hồi 119 Hồi 120 Hồi 121 Hồi 122 Hồi 123 Hồi 124 Hồi 125 Hồi 126 Hồi 127 Hồi 128 Hồi 129 Hồi 130 Hồi 131 Hồi 132 Hồi 133 Hồi 134 Hồi 135
  • Hồi 171 Hồi 172 Hồi 173 Hồi 174 Hồi 175 Hồi 176 Hồi 177