Hồi 101


Hồi 30
Tiêu Lĩnh Vu Trổ Tài Thần Võ

Tiêu Lĩnh Vu trong lòng lấy làm kỳ, nghĩ thầm:
-Ðược lắm, cái tên Tiêu Lĩnh Vu này nổi oai phong tưởng cũng dễ tìm.
Ngoài miệng chàng lạnh lùng đáp:
-Các hạ dạy quá lời.
Hán tử trung niên vẻ mặt tươi cười, lại xá dài nói:
-Nhị trang chúa không biết hành tung đại giá thành ra không đưa thiếp mời được. Mong rằng Tiêu đại hiệp miễn trách cho.
Tiêu Lĩnh Vu lạnh lùng đáp:
-Bất tất phải thế!
Lại nghe tiếng bước chân vang lên. Một gã thiếu niên quần áo lịch sự dẫn hai tên tiểu đồng bước lên lầu.
Quần hào tới tấp đứng dậy chắp tay thi lễ. Thái độ mọi người đối với gã thiếu niên sang trọng này ra chiều cung kính.
Tiêu Lĩnh Vu tự hỏi:
-Không hiểu nhân vật này là ai?
Ðại hán đầu nhọn tai quắt vội bước lại gần nói nhỏ với thiếu niên một hồi.
Thiếu niên ban đầu nhíu cặp lông mày rồi sau gật đầu mỉm cười, đi thẳng về phía Tiêu Lĩnh Vu.
Khi gã còn cách chừng bốn, năm bước đã dừng lại chắp tay tự giới thiệu:
-Tiểu đệ là Chu Triệu Long, không hay đại giá Tiêu huynh đến tệ xứ nên chưa kịp nghênh tiếp. Mong rằng Tiêu huynh lượng thứ cho.
Thiếu niên này mày xanh mắt sáng ăn mặc hoa lệ. Tiêu Lĩnh Vu nghe giọng lưỡi cũng đoán ra được gã là Chu nhị gia mà điếm tiểu nhị đã nhắc đến lúc trước.
Chàng liền đứng dậy gật đầu nói:
-Chu huynh dạy quá lời. Tiểu đệ lần đầu đến quý địa đã thấy nhân vật phồn thịnh...
Chu Triệu Long vươn tay ra chụp lấy cổ tay Tiêu Lĩnh Vu ngấm ngầm nhả kình lực ra.
Tiêu Lĩnh Vu đã bị Bát Thủ Thần Long Ðoan Mộc Chính chơi một vố cơ hồ không kịp ứng biến. Bây giờ Chu Triệu Long lại giở trò cũ, chàng đã đề phòng liền vận chân khí vào tay mặt chứ không tránh. Chàng giả vờ như không thấy gì.
Chu Triệu Long nắm giữ cổ tay Tiêu Lĩnh Vu toan giở thủ đoạn tàn độc bóp vào huyệt mạch trọng yếu. Gã chắc mẩm nếu anh chàng này đúng là Tiêu Lĩnh Vu tất nhiên né tránh, bằng không phải thì gã chỉ bóp mạnh một cái là có thể đưa chàng vào chỗ chết.
Tiêu Lĩnh Vu mới bước chân vào chốn giang hồ thì biết những điều hiểm ác xảo trá trong võ lâm thế nào được. Tuy chàng không né tránh yếu huyệt nhưng nội công thâm hậu. Về môn Vô thượng tâm pháp chàng đã luyện được đến 7 thành hoả hậu. Chàng vận nội kình khiến cho cánh tay thành cứng như thép và tự nhiên phong toả được huyệt mạch.
Chu Triệu Long tưởng chừng như nắm vào thanh sắt và cảm thấy trong da thịt Tiêu Lĩnh Vu có luồng chân khí lưu động. Gã giật mình kinh hãi nghĩ thầm:
-Nội công thằng lỏi này quả nhiên thâm hậu vô cùng!
Gã vội buông tay cười nói:
-Ðược nghe thịnh danh của Tiêu huynh, tiểu đệ rất lấy làm ngưỡng mộ, hận mình chưa có dịp hội ngộ. Bữa nay được gặp đây thật là thoả lòng khát vọng.
Gã nhìn quần hào vẫy tay nói:
-Mời các vị vào tiệc đi!
Ðại hán đầu nhọn khom lưng nói:
-Kiếm Môn Song Anh và Tam cô nương ở Ðường gia chưa tới...
Chu Triệu Long xua tay ngắt lời:
-Bất tất phải chờ bọn họ.
Ðại hán ra chiều khó nghĩ khẽ nói:
-Bữa tiệc này Nhị trang chúa đặt ra để thết ba vị đó...
Chu Triệu Long lại vừa cười vừa ngắt lời:
-Bây giờ có thể đổi bữa tiệc ấy làm bữa thết Tiêu huynh.
Ðại hán không dám nói nữa, quay lại bảo tiểu nhị:
-Bày tiệc ra đi!
Chỉ trong khoảnh khắc, rượu và nhắm đã bày ra đầy bàn.
Chu Triệu Long và Tiêu Lĩnh Vu ngồi bàn trên. Gã nâng chung rượu cười nói:
-Tiêu huynh dày dạn phong trần, đùa cợt gió mây chẳng khác nào con thần long thấy đầu mà chẳng thấy đuôi. Bữa nay tới đây vinh quang cho tiểu đệ, lại tự báo tính danh cùng nhau tương kiến thật khiến cho tiểu đệ cảm kích muôn vàn!
Tiêu Lĩnh Vu muốn giải thích về chuyện ngẫu nhiên chàng tới đây, nhưng chàng thấy vụ này rất phức tạp không biết khởi chuyện từ đâu, liền cũng nâng chung rượu lên đáp:
-Chu huynh thật là khách khí!
Trong đầu chàng xoay chuyển ý nghĩ, bụng bảo dạ:
-Kẻ nào mạo danh mình hãy để đó. Ta hãy mượn danh dự của gã cũng chẳng có chi quá đáng. Vả lại trước tình cảnh này dù mình có nói đến muôn ngàn điều vị tất đã giải thích được rõ ràng.
Chàng nghĩ vậy rồi yên tâm lại.
Chu Triệu Long dường như có ý muốn giao kết với Tiêu Lĩnh Vu. Gã bồi tiếp chàng một cách rất nồng hậu khiến cho quần hào kính trọng theo. Mọi người đứng lên tới tấp mời rượu, thái độ cực kỳ kính cẩn, tưởng chừng tâng bốc chàng lên chín từng mây.
Tiêu Lĩnh Vu chưa hiểu rõ mọi điều, vừa bước chân vào chốn giang hồ đã được người sùng kính, dù chàng thông minh rất mực nhưng không khỏi cảm thấy tấm thân nhẹ nhõm như muốn bay bổng trên lưng trời. Chàng thấy mọi người ân cần với mình, bất giác trong lòg nẩy ra mối hảo cảm.
Chu Triệu Long vẫn giữ được địa vị kính cẩn mà không khỏi tự ty. Câu nào cũng lộ ra con người rất mực khiến cho Tiêu Lĩnh Vu giận mình gặp gã quá muộn.
Giữa lúc mọi người nồng nhiệt tiếp đãi Tiêu Lĩnh Vu, Bát Thủ Thần Long Ðoan Mộc Chính và thiếu nữ áo xanh vẫn ngồirồi hãy đi?
Tiêu Lĩnh Vu Cả mừng nói:
-Tiểu đệ cũng đói lắm rồi.
Hai người xuống ngựa tìm vào khách sạn.
Khâu tiểu San bảo nhà quán dắt ngựa vào cho ăn thóc rồi cùng Tiêu Lĩnh Vu đến ngồi xuống một bàn bên cạnh cửa sổ.
Ðột nhiên có tiếng vó ngựa dồn dập vang lên. Hai con tuấn mã chạy rất mau lướt qua.
Hai đại hán cưỡi ngựa đều đeo khí giới. Khí trời giá lạnh vào buổi trọng đông mà đôi ngựa mồ hôi ướt đầm.
Bỗng một đại hán giật cương cho dừng ngựa. Con ngựa đương chạy mau như lao đột nhiên đứng thẳng lên, hí một tiếng dài rồi dừng bước.
Vạn vật đất Giang Nam rất là phồn thịnh. Nhân sỉ số đông thiện nghề cưỡi ngựa.
Thấy thuật kỵ mã của đại hán tinh thân như vậy, những người trên đường phố đều cất tiếng reo hò khen ngợi.
Tiếng reo chưa dứt, chợt có tiếng la hoảng.
Nguyên con ngựa đi sau không ngờ con ngựa đi trước dừng lại một cách đột ngột, nó tấn thế không kịp thành ra cả người lẫn ngựa xô vào.
Ðại hán cưỡi ngựa trước trong lúc hoang mang đột nhiên xoay mình vung tay đẩy vào con ngựa đằng sau.
Tiếng người la hoảng chưa dứt thì con ngựa phía sau lao tớt đã bị đại hán cản lại được.
Tiếng hoan hô lại nổi lên như sấm dậy.
Hai đại hán tung mình xuống ngựa ngó vào cỗ xe mui một cái rồi đưa mục quang nhìn quanh một lượt.
Bỗng một đại hán lên tiếng:
-Ðây rồi!
Gã buông cương ngựa, rảo bước tiến vào trong điếm đi thẳng tới trước mặt Khâu Tiểu San khoanh tay thi lễ.
Khâu Tiểu San vẻ mặt vẫn bình tĩnh. Cặp mày liễu hơi nhíu lại, cô hỏi:
-Các vị có điều chi cấp bách?
Ðại hán dường như tự nhận thấy thái độ của mình có vẻ hấp tấp liền nở nụ cười chữa thẹn, từ từ bước chậm lại và buông tay xuống khẽ đáp:
-Bọn tại hạ thấy cô nương có để ám ký nên lật đật tới đây...
Khâu Tiểu San giơ bàn tay ngọc lên nói:
-Có việc gì tôi thủng thẳng sẽ tính cũng không muộn.
Ðại hán kia dường như có nhiều điều cấp bách muốn nói ngay, nhưng gã chỉ khẽ hắng đặng một tiếng rồi cố nén lòng nóng nảy.
Lúc này đại hán kia đã buộc ngựa rồi cũng tiến vào điếm. Gã nhìn Khâu Tiểu San thi lễ một cách rất cung kính.
Tiêu Lĩnh Vu ngắm nghía hai đại hán thấy họ đều trạc tam tuần. Mình mặc áo ngắn bằng lụa đen, chân đi hài xảo. Một người lưng đeo đơn đao. Còn người nữa trên lưng cài cặp phán quan bút.
Cả hai đại hán đều tướng mạo hiên ngang, oai phong lẫm liệt, mà đối với Khâu Tiểu San khép nép ra chiều sợ sệt.
Ðại hán bước vào điếm trước là người sử đao, hắng đặng một tiếng nói:
-Hành tung của cô nương đã bị bại lộ. Bọn cường địch theo dõi hành tung và sắp rượt tới nơi.
Khách hàng trong điếm tuy đông tính hiếu kỳ nhưng thấy hai đại hán mình đeo khí giới oai phong lẫm liệt, sợ xảy ra chuyện rắc rối nên không dám nhìn họ.
Khâu Tiểu San hơi biến sắc mặt. Cô chớp mắt một cái rồi thủng thẳng nói:
-Các vị ăn uống cho lẹ rồi chúng ta lại đăng trình.
Hai đại hán dường như đói lả lắm. Chúng kêu cơn rượu ăn uống nghiến ngấu một hồi.
Mấy người ăn rất lẹ rồi tính trả tiền hàng, dắt ngựa ra ngoài lập tức lên đường.
Bây giờ đại hán đeo đao ngồi ruổi xe thay cho Khâu Tiểu San, còn đại hán tử phán quan bút đi sát theo xe.
Mấy bữa nay Khâu Tiểu San phải dong xe, một mình Tiêu Lĩnh Vu ngồi trong không rất buồn bã. Bây giờ hai người ngồi đối diện, Tiêu Lĩnh Vu liếc mắt nhìn thì thấy cô rất xinh đẹp nhưng nét mặt rầu rầu. Cặp mày liễu nhíu lại ra chiều suy nghĩ, dường như cô lo một việc rất quan trọng.
Bánh xe lăn lộc cộc trên đường rất mau, chỉ trong khoảnh khắc đã ra khỏi thị trấn.
Khâu Tiểu San bỗng ngửng đầu lên ngó đăm đăm vào mặt Tiêu Lĩnh Vu cất tiếng gọi:
-Hiền đệ!
Tiêu Lĩnh Vu sửng sốt hỏi:
-Chuyện gì vậy?
Khâu Tiểu San đáp:
-Hành tung của chúng ta đã bị bại lộ, e rằng khó lòng tránh khỏi một cuộc ác chiến sinh tử. Hiền đệ không phải là người giang hồ không nên mạo muội dấn thân vào những cơn nguy hiểm như chúng ta. Ta có ý muốn gửi hiền đệ vào nơi an toàn trước đã, chẳng hiểu ý hiền đệ ra sao?
Tiêu Lĩnh Vu hỏi lại:
-Nơi đâu mới an toàn?
Khâu Tiểu San đáp:
-Hỡi ơi hiền đệ còn nhỏ tuổi mà việc giang hồ lại rắc rối vô cùng. Trong lúc nhất thời ta không thể giải thích cho hiền đệ rõ được. Có điều hiền đệ không biết võ công lại còn là một đứa trẻ nít. Chỉ cần hiền đệ đừng đi chung với chúng ta là chẳng có sự gì nguy hiểm nữa...
Tiêu Lĩnh Vu lắc đầu ngắt lời:
-Không được! Tiểu đệ phải đi theo tỷ tỷ. Dù gặp nguy hiểm đến đâu tiểu đệ cũng chẳng sợ gì.
Hỡi ơi! Gia phụ đã bảo trước tiểu đệ không sống quá hai chục tuổi mà nay đã mười hai tuổi rồi.
Vậy thì sống thêm tám năm nữa hay là chết trước mấy năm cũng chẳng khác gì?
Khâu Tiểu San muốn ép gã rời xa mình nhưng cô nghĩ lại lời dặn bảo trong bức di thơ của mẫu thân đã nói rõ:
-Thằng nhỏ này hầu tiên thiên không đủ, dù có truyền thụ nội công tâm pháp thượng thừa cũng không thể chữa hết ám tật cho gã trong thời gian ngắn. Trong vòng hai năm đừng để gã vui mừng cực độ hay bi thương quá chừng. Phải tránh nhữngnỗi xúc động vô biên. Gã qua được hai năm, cơ sở nội công vững chắc mới có thể vãn hồi được yểu mệnh cho gã. Nếu cố ép uổng gã điều gì là tổn thương đến tâm bộ rất nguy hại cho mạng sống của gã. Lời di
mệnh của từ mẫu khi nào cô dám phản bội.
Tiêu Lĩnh Vu thấy Khâu Tiểu San trầm trầm không nói, gã không nhịn được lại hỏi:
-Tỷ tỷ! Tỷ tỷ nghĩ gì vậy?
Khâu Tiểu San đáp:
-Tiểu đệ nhất định đi với ta thì phải nghe theo điều kiện của ta.
Tiêu Lĩnh Vu hỏi:
-Ðiều kiện gì?
Khâu Tiểu San đáp:
-Bất luận gặp sự gì nguy hiểm mà không được lời ta ưng thuận hiền đệ chớ nói xen vào hoặc cử động khinh suất.
Tiêu Lĩnh Vu nói:
-Tiểu đệ không nói không cử động là xong.
Khâu Tiểu San nói:
-Còn điều kiện nữa là bất cứ gặp chuyện vui buồn đến đâu cũng không được cười to khóc lớn.
Tiêu Lĩnh Vu lấy làm kỳ hỏi:
-Tại sao vậy?
Khâu Tiểu San đáp:
-Hiền đệ đừng hỏi tại sao? Nếu hiền đệ không chịu nghe theo thì lập tức ta phái người đưa về.
Tiêu Lĩnh Vu nói:
-Ðược rồi! Tiểu đệ xin nghe lời tỷ tỷ.
Khâu Tiểu San nói:
-Bây giờ hiền đệ cứ ngồi yên đây mà nghỉ ngơi.
Cô dứt lời vén rèm nhảy ra ngoài xe.
Tiêu Lĩnh Vu Nghe bên ngoài có tiếng nói chuyện nhưng thanh âm nhỏ quá, gã không nghe rõ.
Tiêu Lĩnh Vu thấy xe ngựa chạy mỗi lúc một mau, trong xe cũng chuyển động kịch liệt dường như đang rong ruổi trên đường sơn đạo ghập ghềnh.
Ðột nhiên cỗ xe dừng lại. Khâu Tiểu San vén rèm chui vào, bồng thi thể Vân Cô lên.
Cô khẽ bảo Tiểu Linh Vu:
-Hiền đệ! Hãy theo ta.
Tiêu Lĩnh Vu xuống xe rồi ngửng đầu trông ra thì thấy rừng núi xanh um ở phía xa xa.
Ngọn núi chập chùng. Gần ch6n núi trong bụi trúc lộ ra một mái nhà tranh.
Khâu Tiểu San lật đật đi về phía nhà tranh. Tiêu Lĩnh Vu hết sức theo sau cô.
Khâu Tiểu San đi quanh bụi trúc xanh rì đến phía trước căn nhà thì thấy tấm phên cổng đóng chặt và bên trong lặng ngắt như tờ.
Khâu Tiểu San gõ vào phên cổng ba cái rồi đứng ngiêm trang chờ đợi.
Sau khoảng thời gian uống cạn tuần trà mới nghe trong nhà có thanh âm khàn khàn của một bà già cất lên hỏi:
-Ai đó?
Khâu Tiểu San đáp:
-Vãn bối là Khâu Tiểu San.
Trong nhà tranh vang lên một tiếng thở dài nói:
-Lão thân đã mười năm nay không tiếp khách. Dù ngươi là con gái của cố nhân lão cũng không muốn phá bỏ lệ đó. Vậy ngươi quay về nhà đi thôi.
Khâu Tiểu San vội nói:
-Mẫu thân của vãn bối đã tạ thế rồi. Hiện thi thể đã đưa tới đây mong lão bối nghĩ tình vong mẫu...
Ðột nhiên có tiếng hú từ xa vọng lại cắt đứt câu nói của Khâu Tiểu San.
Trong nhà tranh lại vang lên tiếng lọc cọc của cây gậy trúc chống xuống đất.
Cánh cửa phên kẹt mở.
Tiêu Lĩnh Vu chú ý nhìn vào thấy một bà già đầu tóc bạc phơ tay cầm gậy trúc,mắt nhắm cày cạy. Người gầy như que củi, mặt mũi nhăn nheo đứng trước cửa.
Khâu Tiểu San đặt thi thể Vân Cô xuống rồi kính cẩn phục lạy trước bà già nói:
-Vãn bối xin khấu đầu bái kiến lão tiền bối.
Bà già xuất hiện rồi đứng trơ không nhúc nhích. Khâu Tiểu San lạy phục xuống đất, bà vẫn đứng yên không thay đổi.
Tiêu Lĩnh Vu lẩm bẩm:
-Bà già này làm phách quá?
Bỗng thấy bà từ từ đưa ngón tay gầy guộc lên vịn vào phên cửa nói:
-Lão thân đã nhìn thấy ngươi rồi.
Khâu Tiểu San nói:
-Ðược lão tiền bối phá lệ cho vào ra mắt, vãn bối cảm kích vô cùng.
Bà già lạnh lùng hỏi:
-Ngươi muốn vào ra mắt ta thì đã được gặp rồi sao không đi đi, còn chờ gì nữa?
Tiểu San đáp:
-Vãn bối còn có việc thỉnh cầu, mong rằng lão tiền bối ưng thuận cho.
Bà già lạnh lùng đứng yên không nói gì.
Khâu Tiểu San cất giọng thê lương nói tiếp:
-Gia mẫu bị thương rồi chết. Người có di thư dặn vãn bối đưa di thể về chỗ một vị cố nhân ở núi Hành Sơn...
Bà bà vẫn đứng yên không nhúc nhích và chẳng bảo sao.
Khâu Tiểu San thấy lão bà không phản ứng lại nói:
-Vãn bối nhớ rằng lão tiền bối đây là một trong những vị cố hữu mật thiết của gia mẫu hồi sinh tiền. Năm trước gia mẫu đã dẫn vãn bối tới đây bái phẩm nhưng lão tiền bối đóng cửa từ khách nên không dám kinh động. Gia mẫu quanh quẩn hồi lâu rồi lại đưa vãn bối ra đi. Nay gia mẫu hóa người thiên cổ, vãn bối theo lời di chúc đưa thi thể lên Hành Sơn. Không ngờ có tin cho là hành tung đã bị bại lộ và địch nhân đang theo dõi. Vãn bối chết chẳng có gì đáng tiếc, nhưng sợ tổn thương di thể của gia mẫu. Vãn bối mong rằng tiền bối cho vãn bối gửi lại thi thể lại nơi đây, ngõ hầu yên tâm chống cường địch.
Bà già dường như bị lời lẽ của Khâu Tiểu San làm xúc động, liền mở phên cửa ra nói:
- Vì nể vong mẫu ngươi, ta cho để di thể lại đây bảy ngày.

Truyện Hồi 101 Hồi 1 Hồi 2 Hồi 3 Hồi 4 Hồi 5 Hồi 6 Hồi 7 Hồi 8 Hồi 9 Hồi 10 Hồi 11 Hồi 12 Hồi 13 Hồi 14 Hồi 15 Hồi 16 Hồi 17 Hồi 18 Hồi 19 Hồi 20 Hồi 21 Hồi 22 Hồi 23 Hồi 24 Hồi 25 Hồi 26 Hồi 27 Hồi 28 Hồi 29 Hồi 30 Hồi 31 Hồi 32 Hồi 33 Hồi 34 Hồi 35 Hồi 36 Hồi 37 Hồi 38 Hồi 39 Hồi 40 Hồi 41 Hồi 42 Hồi 43 Hồi 44 Hồi 45 Hồi 46 Ðể Mất Tiêu Lĩnh Vu-" href="index.php?tuaid=155&chuongid=23">Hồi 23 Hồi 24 Hồi 25 Hồi 26 Hồi 27 Hồi 28 Hồi 29 Hồi 30 Hồi 31 Hồi 32 Hồi 33 Hồi 34 Hồi 35 Hồi 36 Hồi 37 Hồi 38 Hồi 39 Hồi 40 Hồi 41 Hồi 42 Hồi 43 Hồi 44 Hồi 45 Hồi 46 i> Hồi 25 Hồi 26 Hồi 27 Hồi 28 Hồi 29 Hồi 30 Hồi 31 Hồi 32 Hồi 33 Hồi 34 Hồi 35 Hồi 36 Hồi 37 Hồi 38 Hồi 39 Hồi 40 Hồi 41 Hồi 42 Hồi 43 Hồi 44 Hồi 45 Hồi 46 Hồi 47 Hồi 96 Hồi 97 Hồi 98 Hồi 99 Hồi 100 Hồi 101 Hồi 102 Hồi 103 Hồi 104 Hồi 105 Hồi 106 Hồi 107 Hồi 108 Hồi 109 Hồi 110 Hồi 111 Hồi 112 Hồi 113 Hồi 114 Hồi 115 Hồi 116 Hồi 117 Hồi 118 Hồi 119 Hồi 71 Hồi 72 Hồi 73 Hồi 74 Hồi 75 Hồi 76 Hồi 77 Hồi 78 Hồi 79 Hồi 80 Hồi 81 Hồi 82 Hồi 82 Hồi 84 Hồi 85 Hồi 86 Hồi 87 Hồi 88 Hồi 89 Hồi 90 Hồi 91 Hồi 92 Hồi 93 Hồi 94 Hồi 95 Hồi 96 Hồi 97 Hồi 98 Hồi 99 Hồi 100 Hồi 101 Hồi 102 Hồi 103 Hồi 104 Hồi 105 Hồi 106 Hồi 107 Hồi 108 Hồi 109 Hồi 110 Hồi 111 Hồi 112 Hồi 113 Hồi 114 Hồi 115 Hồi 116 Hồi 117 Hồi 118 Hồi 119 Hồi 120 Hồi 121 Hồi 122 Hồi 123 Hồi 124 Hồi 125 Hồi 126 Hồi 127 Hồi 128 Hồi 129 Hồi 130 Hồi 131 Hồi 132 Hồi 133 Hồi 134 Hồi 135 Hồi 136 Hồi 137 Hồi 138 Hồi 139 Hồi 140 Hồi 141 Hồi 142 Hồi 143 Hồi 144 Hồi 145 Hồi 146 Hồi 147 Hồi 148 Hồi 149 Hồi 150 Hồi 151 Hồi 152 Hồi 153 Hồi 154 Hồi 155 Hồi 156 Hồi 157 Hồi 158 Hồi 159 Hồi 160 Hồi 161 Hồi 162 Hồi 163 Hồi 164 Hồi 165 Hồi 166 Hồi 167 Hồi 168 Hồi 169 Hồi 170 Hồi 171 Hồi 172 Hồi 173 Hồi 174 Hồi 175 Hồi 176 Hồi 177