Chương II

     nh hãy tưởng tượng một động nhỏ gồm độ hai chục nóc nhà ở lọt thỏm vào một cái thung lũng rộng độ hai trăm mẫu vừa ruộng vừa nương. Chung quanh cái thung ấy có một dãy núi đá cao vây kín bốn mặt, y như một bức thành vậy.
Một con suối từ hốc núi phía bắc chảy qua thung và mất hút vào một cái khe ngầm luồn qua ngọn núi phía tây. Nó chính là mạch máu lớn tẩm tưới cho long thung lũng.
Các nhà trong động đều làm trên mô cao. Để có nước sạch mà dụng, họ lấy tre nối thành một cái ống máng dài, một đầu bắc vào tận nguồn xa trong núi, một đầu trỏ ra nhà người trưởng động rồi mới tự đấy truyền ra các máng phân đi các nhà khác.
Nhờ vì sẵn nước như thế nên mặt ruộng ướt quanh năm và cấy được cả hai mùa.
Lối vào thung không có.Người ta phải nhân một khúc suối mà lội ngược dòng mới vào được.
Nhưng, con đường duy nhất ấy, phải người nào quen lắm mới biết.
Và chính nó là một cái biểu hiện về sự độc lập của bọn người trong động.
Họ toàn là giống mán hồng thầu.
Trong các giống người mạn ngược, bọn hồng thầu này tính đa nghi hơn cả.
Họ không thích động chạm với các dân khác.
Mỗi khi dừng trước người lạ, họ thường có vẻ ngờ vực lấm lét và sẵn sang có những cử động bài ngoại một cách gần như một con ác thú khi thấy người lại gần.
Đấy có lẽ là một tính di truyền của một dân tộc hay bị ngược đãi, bị hà hiếp và bị giết hại. Dù sao mặc long, cái thói đa nghi ấy rất nguy hiểm cho những ai không may lạc vào trong gian sơn của họ.
Bấy giờ cách giao thông đã mở mang, một dân tộc dù dã man đến đâu cũng không thể giữ cách sống của m ình ra hẳn ngoài vòng hoạt động của phần đông nhân loại được.
Hồi xưa thì không thể. Nhờ về đường lối chưa mở mang nên, ở các nơi rừng xanh núi tía, bọn thổ dân dễ biệt tập từng nơi, triều đình riêng một biên thùy, các quan miễn là họ cứ đủ thuế là được, chứ cũng không hoạnh họe gì cả.
Nhờ thế mà có lắm nơi, dân thổ chước sống nghiễm nhiên thành như các quốc gia trong quốc gia vậy.Họ cũng có chúa tôi, có một cuộc sống hoàn toàn độc lập với những phong tục riêng, lề thói riêng, lại thưởng phạt riêng.
- Thành ra, trong thẳm rừng hoang, ngay bên cạnh cuộc sống của ác thú, vẫn ngấm ngầm một cuộc sống khác cũng thường vấy máu và đầy bí mật chẳng kém gì…
- Chính thế đấy! Đã có một nhà văn sĩ viết m ột câu rất đúng rằng những cuộc đời xa xôi ấy là những cái bí mật phủ sương mù…
- Hay!
- Cái bí mật phủ kín trong sương mù ấy, tôi đã có lần được vào tận nơi.
- Chắc  hẳn ghé lắm?
Khôi gật:
- Tôi thực đã một phen hụt chết! Nay, mỗi lần  hồi tưởng, hãy còn ghê rợn tóc gáy. Và cái kỷ niệm này sẽ còn giữ mãi trong lòng tôi đến suốt đời!
Khôi ngừng lại, nhắc cốc rượu uống một hớp.
Chàng vơ cái điếu thuốc lào, nạp thuốc, đánh diêm và, trước khi hút, còn khái luận một cậu về cái thú hút trong khi ăn.
- Trong bữu rượu, thỉnh thoảng làm một hơi thuốc lào kể có điều thú thật. Cái người nào đã gọi thứ cây ấy là tương tư thảo, người ấy hẳn là một thi sĩ.
- Đã đành rồi! Nhưng thời khắc này là cái thời khắc thuộc về bọn mán hồng thầu chứ có phải thuộc về giống cỏ tương tư đâu!
- Cũng có lẽ!
Khôi gật gù và cầm đũa gắp một miếng thịt đưa lên miệng.
- Hồi ấy, tôi mới mười tám tuổi. Nhân trong nhà túng bấn và cái nghề viết bài đăng báo không phải là một nghề đủ nuôi sống người, tôi liền vác bút và sơn lên rừng. Tôi định đi vẽ rong để kiếm tiền chu cấp cho một gia đình rất đông mà tôi là cái trụ duy nhất. Việc này có hai cái lợi: một là nó đem lại cho tôi rất nhiều tiền. Hai là nhờ nó, tôi được trải qua bao nhiêu là phong cảnh đẹp, biết bao nhiêu là chuyện lạ tích kỳ, có thể dung làm một cái kho tài liệu vô cùng cho văn chương của tôi về sau này. Chắc anh cũng không lạ gì rằng trong bao nhiêu năm nay, tôi vẫn có cái hy vọng trở nên một nhà tiểu thuyết. Muốn đạt được cái hy vọng ấy, tôi cần phải đi nhiều, lịch lãm nhiều, sống nhiều, sau khi đã đọc nhiều.
Cái thời kỳ đi vẽ này còn có một thú vị khác nữa, một kỷ niệm rất ngộ: giá bây giờ anh lên mạn ngược, dù vào các động Thổ Mán rất hẻo lánh, chắc anh cũng ngạc nhiên biết chừng nào khi thấy có những bức vẽ truyền thần bằng sơn dầu mà người kiểu mẫu đều là các người thổ dân ở ngay đấy, các bức vẽ ký tên tôi.
- Anh đi có một mình à?
- Không, tôi đi với một người bạn than tình cũng thích giang  hồ là anh Hoàng Khắc Cơ. Anh ấy chết rồi, chết đã lâu lắm và chết một cách thảm hại.
Anh ta tức là vai chính trong câu chuyện phiêu lưu nguy hiểm mà tôi sắp kể anh nghe vậy.
Anh hãy tưởng tượng một người trai trẻ có bộ mặt xinh tươi, có một tâm hồn lúc nào cũng sáng sủa như một ngày nắng ráo và có một cái tài nói khôi hài dù ai cũng không thể nín cười được.
Cơ là con một ông ký sở công và là bạn đồng tuế và đồng học của tôi. Chúng tôi yêu nhau lắm, thường ăn với nhau một mâm, ngủ với nhau một giường.
Đến năm ấy, Cơ bỗng mồ côi bố.Bà mẹ anh ta vì hãy còn trẻ nên bước đi bước nữa.Cơ lấy làm buồn rầu lắm, đâm ra chơi bời dữ.
Sợ rằng bạn mình sẽ trở nên một người hư hỏng, tôi liền rủ Cơ đi phiêu lưu một chuyến thì anh nhận lời ngay.
Đi như chúng tôi đã đi, không ai có thể mạo hiểm một mình được. Cần phải có bạn không những để khi ốm đau, hoạn nạn có người giúp đỡ mình mà ngay những khi gặp một cảnh đẹp, một việc lạ, mình cũng lại cần phải có bạn để cùng chia với nhau cái khoái cảm hoặc trao đổi với nhau những ý tưởng mình chợt có.
Nhờ về chuyến phiêu lưu ấy, tôi nhận ra rằng chúng mình bất cứ làm gì, rất cần phải có bạn.Không có người yêu, không có vợ còn chịu được, chứ không có bạn thì không xong.
Tiếc thay, sau cuộc lãng du, Cơ đã chết một cách thê thảm khiến cho bây giờ nhắc lại chuyện cũ, lòng tôi không thể không bùi ngùi.
Tôi còn nhớ khi Cơ hấp hối, tôi cầm tay anh thương khóc, anh có mỉm cười mà bảo tôi:
- Anh buồn làm gì! Người ta ở đời này tụ tán bi hoan chẳng qua là vờ cả vì chính cuộc đời con người cũng chỉ là một giấc mơ mà thôi. Anh thử xem như tôi, bấy nhiêu tuổi đầu, lăn lóc với sự sống bao nhiêu, mắt trông, tai nghe, lòng cảm bao nhiêu, ấy thế mà tất cả cái công phu ấy rút lại có gì? Hão! Hão! Sống chẳng qua là đọc một quyển tiểu thuyết mà chính mình là một vai, Hóa công là tác giả vậy. Một trò giải trí, thế thôi!...