Chương IX

     hủ nhân và cậu trai đã về.
Tôi để ý xem nét mặt Cơ thì thấy cu cậu tỏ ra cáu kỉnh lắm, tuy ông cụ vẫn làm mặt thản nhiên và tươi cười.
Cơ tức mình hơn nữa khi anh thấy cả hàng đống lũ lượt kéo đến.
Người nào người nấy đều hí hửng mừng rỡ, và cười nói ríu rít, hình như mừng chủ nhân và nói đùa các thiếu nữ may mắn đã có chồng.
Họ chấu tiếng riêng với nhau.
Chúng tôi cứ ngẩn ra như chúa tàu nghe kèn và càng cảm thấy mình xa lạ.
Giữa hai bên thực có cả một cái vực sâu ngăn cách.
Nhưng, lúc ấy, có ai thèm đếm xỉa đến tình cảm riêng và phức tạp của chúng tôi.
Họ còn lo làm lễ cưới.
Họ giết trâu, giết lợn, mổ gà, làm như có thể đem những cái ấy mua sự vui sướng cho chúng tôi.
Cơ rỉ tai tôi:
- Thế này thì tức chết được! Có dễ tôi phải đánh tháo, nhát nọ nhì kia, muốn ra sao thì ra chứ không thể nào nín nhịn được.
Tôi gạt phắt:
- Không nên! Chỗ này xa vắng khuất nẻo, mình không cẩn thận lỡ có khi nguy đến tình mệnh.
Cơ hằn học nhìn tôi:
- Thế chả nhẽ đành chịu à? Nếu đành chịu thì tùy ý anh; riêng tôi nhất định phá!
- Cái anh này lạ thật! Lúc chưa được thì ước ao rối lên, đến lúc được lại chối đây đẩy, thế là nghĩa lý quái gì!
- Anh thích lắm phỏng?
- Thích thì không thích. Mà cớ sao lại không thích mới được chứ?
- Đấy, anh cứ thích đi!
- Không phải tôi định nói thế…
- Anh định nói thế nào?
- Tôi định nói khác.
- Chả nhẽ tôi lại không thể hiểu được anh?
- Anh hay bẳn lắm! Hãy nghe đã nào!
- Ừ, thì nghe! Anh nói đi.
- Mình dù sao cũng phải từ từ mới được! Cái cảnh bị cầm tù, ai mà chịu nổi. Nhưng ở vào trong cảnh ngộ của chúng ta bây giờ, sự nóng nảy hấp tấp chỉ có hai chứ không có lợi gì…
- Thế nghĩa là ông định dụ tôi hãy chịu đi đã chứ gì?
- Chính thế!
- Thoạt đầu hãy chịu tạm sau thì chịu hẳn, chịu đến mãn đời vì sợi tơ đào sẽ trói chân giang hồ lại phải không? Đệ xin cảm ơn!...
- Không phải thế! Tất nhiên ta phải đi về, ta còn có gia đình, có cha mẹ, không thể nào ở chết đây được. Vậy, khôn nhất là ta cứ vờ vui theo ý họ cho họ không ngờ vực gì nữa, nhiên hậu mới mưu sự trốn thoát tay họ. Nhược bằng “bây giờ mình lồng lộn lên tỏ ý không chịu họ tất nhiên phòng bị giết, mình có trốn đi đằng giời.
Tôi ngừng lại một lúc và xem chừng Cơ đã nghe xuôi tai mới lại tiếp:
- Vả lại, ở lưu lại đây ít lâu mà được hưởng thụ những thứ vụn vặt kia thì kể cũng lãi đấy chứ!
Tôi kèm theo câu nói một cái nháy mắt ý nghĩa.
Cơ mỉm cười:
- Đồ tồi!
Tôi bĩu môi:
- Hãy sờ tay lên gáy xem ai tồi. Người ta đã phải khen anh là xấu nết đấy…
- Cái ấy có phải lỗi tại tôi đâu! Lỗi ở tuổi trẻ chứ…
- Ngụy biện!
Chúng tôi đương đùa nhau, bỗng ở đâu kéo vào cổng lớn một bọn con trai ăn mặc sặc sỡ và mỗi anh ôm một cái kèn lau nhiều ống thổi nghe vo ve như một đàn ong…
À, ra bọn si tình đã đến để “tỏ tâm sự” với các cô nàng đây!
Các chàng cũng tâm lý lắm!
Trong một đám cưới, bọn thiếu nữ phù dâu thấy bạn êm đẹp tơ duyên, khỏi sao lòng không bâng khuâng vơ vẩn. Lúc ấy, chính là lúc các cô yêu nhất. Bọn con trai đem những câu tự tình êm ái não nùng phổ vào âm nhạc để tăng thêm sức cảm động của lòng các cô và kích thích thêm trí tưởng tượng của các cô, trách gì mà các cô không xiêu.
Khi cỗ bàn dọn lên, hai họ và hàng động ngồi vào chỗ thì cái tưng bừng, vui vẻ trong nhà càng thêm ồ ạt.
Mà cỗ bàn có gì đâu!
Thịt trâu luộc,
Thịt lợn luộc,
Thịt gà cũng lại luộc nốt!
Và muối…
Và ớt…
Hai thứ gia vị nghìn năm không thay đổi!
Sau cùng là rượu!
Rượu nhiều quá vì ở đây họ uống rượu như uống nước.
Nào các quả bầu.
Nào các bát loa, và cả ông nứa nữa, thứ nào cũng đầy ăm ắp những rượu là rượu.
Họ mời nhau uống và ăn: họ đua nhau nói để chẳng ai nghe hết.
Họ nói đã xô bồ, họ ăn càng xô bồ hơn và uống rất khỏe.
Các đống thịt cao lù lù cứ biến đi rất nhanh theo với muối và ớt.
Các bộ mặt dần chin nhừ và bóng nhẫy; các bộ quai hàm dần chứng và ngượng nghịu; câu chuyện từ huyên náo chuyển sang lòng thong, dài dòng…
Chỉ có bọn trai gái là vẫn tỉnh như sáo.
Họ cần yêu hơn cần ăn.
Trong khi bọn đứng tuổi, bọn đàn anh chỉ châu đầu vào ăn, trai gái còn mải liếc nhau, cười với nhau và lăm le chỉ chức hát cùng nhau.
Cuộc hát chờ đợi đã khá sốt ruột ấy do một thiếu nữ khởi xướng bằng một câu thách thức ngộ nghĩnh làm cho các ông già cũng hứng chí cười vang cả nhà.
Thế là, như một hiệu lệnh mà không ai có thể cưỡng được, các câu tình tứ hoặc hóm hỉnh, hoặc não nùng đua nhau nổi lên, kèm theo bằng tiếng kèn lau trầm bổng…
Thêm một bọn tráng đem súng hỏa mai ra sân bắn từng dịp một.
Mùi thuốc súng trộn lẫn men rượu làm cho ai nấy tưng bừng nao nức.
Họ như phát điên cuồng lên.
Có anh phởn quá cứ nhảy tễu lên ở ngoài sân mặc dầu ở mép đã xồm xoàm một chòm râu mầu đỏ như râu ngô.
Lạc giữa đám ồn ào ấy, tôi và Cơ cứ ngơ ngơ ngẩn ngẩn rất đáng tức cười.
Nhất là Cơ.
Tôi không thể nào nhìn mặt anh ta trong ba phút mà không phá lên cười như một thằng hóa ngộ.
Cơ tức lắm.Càng tức, anh càng buồn cười tợn.
Anh vặn tôi:
- Điên hay sao mà cười dữ vậy?
- Điên thì không điên nhưng mà chẳng bao giờ lại có một chú rể ngộ như anh!...