THẾ UYÊN dịch và chú giải
CHƯƠNG 7
Huyền thoại, dối trá và sự kiện

     uyên truyền chính trị kiểu hiện đại không phải chỉ đơn giản là sự sử dụng một cách đồi trụy các kỹ thuật phổ biến truyền bá trong các quần chúng. Loại tuyên truyền này đã có trước hầu hết các kỹ thuật nói trên: sự xuất hiện của nó trùng hợp với sự xuất hiện của các huyền thoại lớn lôi cuốn cả một dân tộc và gắn liền dân tộc đó với nhau trong một viễn kiến chung. Trước tiên là sự phát sinh huyền thoại cách mạng vào cuối thế kỷ 18 lại Pháp, rồi vào giữa thế kỷ 19 có sự kết tinh chậm hơn nhưng không kém sôi động của huyền thoại xã hội và vô sản. Huyền thoại thứ nhất, sau khi nổ tung như một loạt hỏa pháo nổ chậm trong nhiều xứ Âu châu, đã mất dần tính nhiễm độc cho tới cuối thế kỷ 19, nhưng còn làm sống Đệ tam Cộng hòa trong thời kỳ đầu. Trước khi tiến sang tình trạng chiếm ngưỡng lịch sử, nó còn biết một thời kỳ tái sinh tuổi trẻ với vụ Dreyfus. Còn về huyền thoại thứ hai, sau khi làm khơi dậy nhiều trận nội chiến lớn, vụ tháng sáu 1848. vụ công xã, cùng hằng hà sa số đình công, đã được chủ nghĩa Mác rồi chủ nghĩa Lénine nắm lấy và hiện nay nó đang làm chuyển động nhiều quần chúng vĩ đại ở Viễn Đông.
Sức mạnh mà hai huyền thoại cách mạng lớn trên đã có khi tràn lan trên thế giới đã là bài học cho các tư tưởng gia chính trị các kẻ này đã hiểu rằng các biểu tượng sinh động có nội dung vừa ý thức hệ vừa tình tự một khi tác động trực tiếp vào tâm hồn các đám đông, đã có thể là một trợ lực ra sao. Kẻ thứ nhất, Georges Sorel, đã hoàn toàn nhận rõ sự lạt lẽo đã đe dọa một nền dân chủ xã hội đã trở thành chuộng danh từ trống rỗng cùng thành chế độ đại nghị. Ông đã đề nghị phương sách cứu chữa bằng cách dùng tới các huyền thoại dữ dội, có thể lôi cuốn thực sự lao động vào Cách mạng: “Khi nào chủ nghĩa xã hội còn là một chủ thuyết hoàn toàn trình bày bằng lời nói, ta rất dễ làm cho nó đi lệch vào một chỗ ở giữa, nhưng biến thái này rõ rệt là không thể có được khi ta đã đưa vào nó huyền thoại tổng đình công bao hàm một cách mạng tuyệt đối”. Chính những suy tưởng này của Sorel được Mussolini khai thác theo một chiều hướng khác hẳn, đã đưa được kẻ sau này tới việc xây dựng chủ nghĩa phát-xít căn cứ trên các huyền thoại quốc gia trong quá khứ (sự vĩ đại của cổ La Mã) cùng trên các huyền thoại chinh phục của tương lai (đề cao khích động sức mạnh và chiến tranh, chỉ hướng đí quốc của nước Ý v.v...). Việc tái sinh các huyền thoại quá khứ và tạo lập các huyền thoại tương lai kể từ giờ là đặc điểm của các nhà tuyên truyền phát xít, dù là của Hitler Mussolini hay Franco [1]. Nhưng trong khi tại Ý hay Tây Ban Nha. các huyền thoại chế tạo như thế chỉ là các luận cứ cho thuật hùng biện, thì ở Đức, chúng lại gặp tiếng dội sâu xa từ các đám đông.
Trong tiền bán thế kỷ 20 ấy, ta nhận thấy khắp Âu châu có một phản ứng chống lại sự lạm dụng tư tưởng thuần lý và tự do của thế kỷ 18 của Pháp. Nói thực ra, một tư tưởng như thế chỉ là vật đặc hữu của giới tinh hoa ưu tú thôi. Các quần chúng vào cuộc nhưng không nhận thấy mình đâu trong cái xã hội tự do, không có khung cảnh tự nhiên và giá trị chung do giới tư sản tư bản mang lại ấy. Và họ cũng chẳng thấy mình đâu trong cơ cấu điều hành buồn tẻ và phức tạp của chế độ đại nghị. Sự buồn chán chẳng phải là cái chìa khóa kiểu Stendhal [2] của một tâm lý cá nhân, mà chính là một tác nhân quyết định của tâm lý tập thể hiện đại. Các quần chúng đang buồn chán. Trong nước Pháp của thế kỷ 19, điều này là hiển nhiên kể từ khi Napoléon mất ngôi, Napoléon thứ hai đã nhằm vào điểm đó và đã được. Nhưng giấc mơ vinh quang còn có thêm vào giấc mơ hạnh phúc của các quần chúng đau khổ, cùng giấc mơ cộng đồng của các quần chúng bị phóng thể. Vì thế, chủ nghĩa xâ hội đã tới như là một “lý tưởng”. như một “nhiệm mầu thần bí” trước khi như là một triết lý, một chủ thuyết hành động về sau này với Marx. Và nó vẫn còn là như vậy trong một tỷ lệ đáng kể. G. Le Bon đã nhấn mạnh “tính cách không chuẩn xác của các chủ thuyết xã hội đã là một trong những yếu tố thành công tới như thế nào”. Và chính cái hy vọng giải phóng, cái nhu cầu huynh đệ bị thất vọng hoài và đôi khi còn bị nhấn chìm trong máu ấy, phát xít sẽ nắm lấy và xoay xở trở thành làm lợi cho mình. Tất cả thế giới nào thiếu vui đều là bỏ ngỏ cho sự khống chế của các huyền thoại. Nhiệm vụ huyền thoại là đưa cái ước muốn mờ tối, không thốt ra ấy lại gần sự thỏa mãn: giữa ước muốn về thỏa mãn chỉ còn một khoảng cách mỏng mà cuộc chiến đấu cùng lòng hy sinh sẽ lấp kín. Chưa chi các hình ảnh, các bài diễn văn, cờ xí đập gió, các cuộc diễu hành dữ tợn đã phá bỏ khoảng cách ấy: mục tiêu đã gần như ở trong tay chúng ta rồi, và chúng ta hãy hưởng trước hạnh phúc nó cho ta. Hàng triệu triệu người sống trên trái đất này nhờ sự kích thích thơ mộng của đám đông làm tăng gấp bội niềm tin và đưa tới tham dự trước tương lai không khó khăn gì. Huyền thoại là một sự tham dự trước, một sự tham dự lấp đầy trong một khoảng khắc ước muốn tự do và bản năng ham quyền lực của con người, huyền thoại là một bất khả chia lia hứa hẹn với cảm thông.
Nơi đây, tuyên truyền đã gặp thơ và nuôi dưỡng bằng thơ. Các thi phẩm lớn của thời cổ như Homère và Virgile [3] đều nhằm cho việc sáng tạo và làm đẹp các huyền thoại quốc gia. Trong thời chúng ta, tuyên truyền đã thay thế cho anh hùng thì trong nhiệm vụ nguyên thủy là “thuật lại lịch sử” cho một dân tộc, những sự tích của quá khứ và những truyện dự tưởng cho tương lai của dân tộc ấy, từ đó mà mang lại!!!15511_1.htm!!! Đã xem 9937 lần.


Được bạn: Ct.Ly đưa lên
vào ngày: 17 tháng 5 năm 2015

Truyện ---~~~cungtacgia~~~--- !!!15511_1.htm!!!này không có gì là kỳ dị và thường được mang ra dùng trong những thời kỳ đầu bởi các bôn-sê-vích, những kẻ, như Ludovic Naudeau đã ghi nhận trong tờ L’Ententet “đã hành động công khai, liều lĩnh, không ấp úng, không giấu diếm các ý định (...), tuyên truyền của họ đã tới mức ấn định trước ngày họ sẽ cầm vũ khi lên, ngày mà họ sẽ chiếm chính quyền”. Nói trước những gì sẽ làm và làm thực sự những điều đã nói, hiển nhiên là sự khéo léo cao nhất trong chiến thuật chính trị. Làm như vậy sẽ làm phát xuất ra một cảm tưởng an ninh, một sức mạnh vô địch, có thể làm tê liệt địch thủ. Goebbels đáng lẽ ra cũng phải ghi lại là cái phương pháp làm ông ngạc nhiên nhiều như thế ấy chính ra đã được chính Hitler dùng khi ông này không ngần ngại bày tỏ rõ ràng trong cuốn Mein Kampf các kế hoạch cùng các mưu kế ma giáo quỷ quyệt nhất.
Các dân tộc thích mơ mộng, nhưng cũng sẽ đến một lúc nào đó họ không muốn bị lừa dối nữa. Khắp nơi nơi người ta đòi hỏi các sự kiện, các con số, các chứng cớ. Ngay bát pháp của các bài diễn văn và các bài bảo đã mất đi tính cách khoa trương, và bây giờ là thời đại đi tìm kiếm những câu ngắn và sắc, những công thức đập mạnh vào tâm trí bằng giá trị dễ nhớ của chúng. Thiên hạ vứt rất nhanh không thèm đọc một cuốn sách nào mà cách trình bày “có mùi tuyên truyền”. Và một khi ta đã bị lừa, thì ẩn tượng xấu còn ghi nhớ sâu xa lắm. Một số nền tuyên truyền đã bị suy yếu đi nhiều chỉ vì đã bị chứng tỏ sai lầm về một sự kiện: thí dụ như tuyên truyền chống Nga sô tại Pháp không những chỉ tố cáo chế độ của Nga sô, mà trước chiến tranh còn cả quyết rằng Nga sô không có sức mạnh và quân lực, sẽ sụp đổ ngay sau trận tấn công đầu tiên, vậy mà cách xử sự của Hồng quân dã mang lại một đính chính hoàn toàn về luận cứ trên.
Nhiều triệu chứng chứng tỏ rằng một phần lớn dân chúng Âu châu đã biểu lộ sự ghê tởm đối với tất cả những gì gợi lên tuyên truyền. Sự chản ngán tuyên truyền hiển nhiên là một trong những yếu tố chính của sự kiện vắng cử tri đi bầu cử. Các đảng phải chính trị tốt hơn không nên trông cậy nhiều quá ở khả năng chống quên vô hạn của các quần chúng. Đã đến lúc nhắc nhở các đảng phái rãng tuyên truyền không phải chỉ là việc loan báo một chương trình hấp dẫn khõng đi đến đâu hay việc đưa ra áp dụng các khéo léo về chiến thuật, rằng các nguồn dối trá sau hết rồi cũng sẽ cạn, rằng các cơ cấu tâm lý được tạo ra khéo nhất cũng sẽ đột ngột sụp đổ, và muốn cho có hiệu lực, một nền tuyên truyền thực sự chỉ tiến từng bậc một, nói một cách khác nghĩa là ta chỉ lao về các mục tiêu mới một khi chân đã đứng chắc trên phần đất đã chinh phục được. Dối trá sau cùng sẽ có hại cho tuyên truyền, và nếu huyền thoại là cần yếu cho tuyên truyền, thì các sự kiện cũng cần như thế.
Dĩ nhiên các thành công của tuyên truyền rất là lớn lao vào thời đại của chúng. Nhưng nếu xét kỹ, ta sẽ thấy các thành công này không thể tách rời khỏi một số điều kiện về tiếp nhận như: nghèo khó, thất vọng, tủi nhục, hy vọng no ấm hay tự do.... Dù các kỹ thuật tác động tâm lý có vẻ hiệu lực, ta sẽ lầm lẫn khi tưởng rằng các kỹ thuật ấy bộ máy nào cũng sử dụng được cho bất cứ một mục đích nào. Ta cần phải có một nội dung chính trị và một sự cộng hưởng trong dân chúng.
“Tuyên truyền” là một trong những chữ có tiếng xấu nhất trong Pháp ngữ. Cách thế Quốc xã đã sử dụng tuyên truyền đã làm mọi người quen coi tuyên truyền như một phương pháp đồi trụy và dối trá. Phản ứng này xét cho cùng là lành mạnh. Nhưng hậu quả của nó lại ghê gớm: tuyên truyền, một chức phận chính trị tự nhiên, đã trở thành đáng xấu hô nên nó lùi sang địa hạt thông tin, nấp đằng sau các “tin tức” cùng các bàn thống kê: Không ai muốn nghe nói lời “tuyên truyền” nữa, thiên hạ chỉ “cung cấp tài liệu”, chỉ làm việc “thông tin”, làm các “phóng sự” tuyên truyền càng ngày càng ít thơ mộng và càng nhiều tính cách thống kê hơn. Nhưng một bảng con số hay một diện tín của hãng thông tấn đều có thể nói dối như một bài diễn văn vậy, và sự giả trá mỗi ngày một khó khám phá hơn. Chúng ta đã ghi nhận rằng trong thời đại chúng ta, thời đại mà một điện văn hay cả một hình ảnh đi nữa chỉ cần có vài giờ là đủ đi vòng quanh thế giới, thỉ quả thật ra khó mà biết rõ sự thật về những vấn đề quan trọng nhất. Và cũng như vào thời Trung cổ ta khao khát lắng nghe một kẻ du hành từ Đông phương hay Mỹ châu trở về để “biết rõ những gì đang thực sự xảy ra”. Các phương tiện thông tin, dù ở trong tay các cường quốc chuyên chính hay các cường quốc của tiền bạc, đều chuyên chở, như một chất độc bí mật, một thứ tuyên truyền không dám xưng danh ra - đây dũng là lúc một tác giả Anh, C.E.E. Lamley, đã định nghĩa tuyên truyền như là một “kích thích chủ yếu là giấu kín”, và thứ tuyên truyền này ít bạo động hơn thứ tuyên truyền vô liêm sỉ của bác sĩ Goebbels, nhưng về lâu về dài sẽ làm hư hỏng các tâm trí, làm phân hóa, bơ vơ cùng tước đoạt khả năng tập trung trên một thực tại được, chấp nhận chung, cũng như đã tước đoạt sự có thể tham khảo thường xuyên từ thế giới bên ngoài, điều cần thiết cho việc hình thành các phán đoán cùng xác định vị trí cho hành động của mình.
Muốn sửa chữa sự đồi trụy thâm hiểm về các nguồn thông tin nói trên, trước hết ta phải tách rời chức phản tuyên truyền khỏi chức phận thông tin. Dĩ nhiên trong tình trạng thế giới hiện nay, thật khó mà thiết lập một quy chế hoàn toàn về thông tin cùng một tổ chức thẩm quyền quốc tế có quyền kiểm soát các sự kiện bị dị nghị cùng đính chính công khai các tin tức sai lầm giả trá. Ít ra thì ta cũng phải hướng về chiều hướng đó, trước hết ở mức độ quốc gia bằng cách soạn thảo một quy chế cho các phương tiện phổ biến tin tức khả dĩ có thể bảo đảm sự liêm khiết của thông tin.
Dầu thế nào, mơ hồ về các vấn đề này là điều đáng tiếc. Tuyên truyền là cần thiết, và chúng tôi tin tưởng rằng một đảng phái hay một chính quyền có thể phát triển tuyên truyền mà không cần dùng tới các lời dối trá. Nhưng ta không thể để tuyên truyền ẩn nấp sau thông tin và làm hư hỏng thông tin lâu hơn nữa.
Nói thực ra, sự phân biệt giữa tuyên truyền và thông tin càng ngày càng trở thành khó khăn sau khi thế giới bị chia cắt làm hai khối, về phía Nga Sô. một nền kiểm duyệt gắt gao đã lấy đi tất cả những phương tiện tiếp xúc với bên ngoài: các nhật báo cùng các phim ảnh ngoại quốc chỉ được nhập nội rất ít và được lọc lựa kỹ càng các tin tức và các lời bình luận đều được hướng dẫn theo cùng chiều hướng theo các chỉ thị của Nhà nước và của Đảng, văn chương, giáo dục, điện ảnh, điêu khắc, cả khoa học nữa đều phải lấy gốc từ một chủ nghĩa duy nhất và đều cùng được sử dụng cho tuyên truyền, về phía Hoa Kỳ, việc lưu truyền các tin tức dĩ nhiên là tự do hơn nhiều, và chế độ kiểm duyệt, xét bề ngoài, là không có. Nhưng dư luận ở Hoa Kỳ có lẽ bị lệ thuộc hơn hầu hết vào các dụng cụ phổ biến tin tức của quần chúng, và các dụng cụ này, bị chi phối bởi luật kiếm lời, đã có khuynh hướng nịnh hót các sở thích của quần chúng và hướng dẫn các quần chúng này về các lập trường chủ quan của mình. Chắc chắn là ở đây tin tức được cung cấp dồi dào và khỏng có một sự kiểm soát của chính quyền nào can thiệp tới ngăn chặn hay bóp méo đi. Nhưng chính vì “các tin tức quá chính xác và quá chi tiết” nên không ai có đủ thì giờ đọc chúng và vì thế để tiện cho độc giả, phải làm các tóm tẳt. Một khi đã chấp nhận nguyên tắc này, rất dễ bị lôi cuốn đi theo khuynh hướng tự nhiên của quần chúng là đơn giản hóa, chỉ cần cho các tiêu đề càng kêu càng đập mạnh là đủ, nghĩa là có tính cách mị dân, từ đó rơi vào tuyên truyền chính cống chỉ còn có một bước mà người ta lúc nào cũng sẵn sàng vượt qua. (J. Ayencourt. Người Hoa Kỳ, nền thông tin của họ, chiến tranh và hòa bình, Esprit, Juin 1949). Nếu ta thêm vào đó một số “hệ thống dây truyền” báo chí ràng buộc với các tổ chức tài phiệt nữa, ta thấy việc lọc lựa tin tức cũng có ở đây dù rằng ít triệt để và nhiều tế nhị hơn, để có tác động tuyên truyền.
Trong một tình hình như vậy, càng ngày càng khó cô lâp hóa tuyên truyền chính trị. Ta còn có thể tự hỏi có phải tuyên truyền chính trị đang đi tới chỗ biến mất để nhường chỗ cho một thứ tuyên truyền văn minh. Đó là một quan niệm toàn diện về cuộc đời mà cả, hai bên cùng muốn phổ biến, bằng nghệ thuật, điện ảnh, văn chương, cũng như bằng các phương tiện diễn tả thuần chính trị. Để đổi lại với “hiện thực xã hội chủ nghĩa”, “văn chương của đảng” cùng tất cả các dụng cụ chuyên chở chủ nghĩa Mác, bên này đưa ra các phim ảnh của Hollywood, các “digest” [7], các “báo chí tâm tình”, một số loại tiểu thuyết bình dân, tất cả đều chuyên chở, không phải là một chủ nghĩa riêng biệt nữa, nhưng là cả một cách thế sống, cả một tâm trạng chung.
Ta chẳng thể che dấu được những hiểm nguy nghiẻm trọng phát xuất từ sự nhiễm độc này của tất cả mọi phương tiến diễn là do một nền tuyên truyền thầm kin hay công khai gây ra. Theo cách thế này. nhiều nhóm dân tộc đã đang đi đến chỗ tự cô lập mình vào trong các tâm trạng tạp nhạp, triệt tiêu tất cả điểm chung tất cả thông câm và triệt tiêu ngay tất cả những kiến thức về tâm trạng đối phương nữa. Hành động như vậy, các nền tuyên truyền đã tạo ra một bầu khí tâm lý thuận tiện cho việc bùng nổ chiến tranh.
Chú thích:
[1] Franco: tướng Tây Ban Nha, sinh năm 1892, lãnh tụ phe quốc gia bảo thủ Tây Ban Nha chống lại chế độ Cộng hòa đã được thiết lập trước đó. Ông liên kết với Giáo hội Công giáo gây nội chiến kéo dài từ 1936 đến 1939, một cuộc chiến có tính cách quốc tế đẫm máu nổi tiếng. Franco thẳng, thành lập chế độ chuyên chế, đảm nhiệm chức vụ lãnh đạo tối cao Tây Ban Nha cho tới hiện nay.
[2] Stendhal: văn hào Pháp (1783-1842), nổi tiếng lãng mạn với các mối tình đam mê dữ dội và vì tài phân tích sáng suốt tâm lý các nhân vật trong tác phẩm ông viết. Có ảnh hưởng rất lớn đối với các nhà văn lớp sau. Các khẩu hiện còn được đọc Le Ronge etle Noir la Chartruse de Parme
[3] Homère: thi sĩ nổi danh cổ Hy Lạp (thế kỷ 4 trước Công nguyên); tác giả L’Iliade và L’odyssee - Virgile (70-19 trước Công nguyên) thi sĩ La mã nổi danh) chịu ảnh hưởng nhiều của Homère, tác phẩm để lại: Bucoliques, Georgiques về Enélade.
[4] Pisistrate (600-527 trước Công nguyên): nhả chuyên chế tại đô thị Athènes nhưng biết sử dụng quyền hành khéo lếo. Nổi tiếng vì đã kiến trilc lại rất đẹp Athènes và vì các bài thi hùng ca.
[5] Nostradamus (1503-1566) chiêm tinh gia Pháp có tài tiên tri. Tập văn Centuries ông để lại được dân Âu châu coi có giá trị như “sấm Trạng Trình” tại Việt Nam.
[6] Himmler (1900-1945) đảng viên Quốc xã Đức, giám đốc cơ quan mật vụ Gestapo, Bộ trường Nội vụ Đức dưới thời Hitler. Nổi danh vì tàn nhẫn với các phe đối lập, nhất là vì đã đứng ra điều động công cuộc diệt chủng Do Thái trong đệ nhị thế chiến. Tự tử bằng thuốc độc năm 1945 ngay sau khi bị quân đội Đồng minh bắt được. Một trong những phụ tá chính của Himmler là Eichman trốn thoát sang Nam Mỹ và mới chỉ mới bị Do thái bắt về mang xử tử gần đây.
[7] Digest: tạp chí định kỳ gồm các bài văn phổ thông, cổ động một cách giản dị dễ hiểu. Tại Việt Nam, loại tiếng Anh có Reader’s, loại tiếng Pháp có Sélection, Constellation, loại tiếng Việt có: Thời nay...
--!!tach_noi_dung!!--


Được bạn: Ct.Ly đưa lên
vào ngày: 17 tháng 5 năm 2015

--!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!--