THẾ UYÊN dịch và chú giải
CHƯƠNG 6
Phản tuyên truyền

    
hản tuyên truyền, nghĩa là thứ tuyên truyền có nhiệm vụ chiến đấu chống với các chủ đề của địch, có thể xác định bằng một vài quy tắc riêng biệt sau đây:
1) Ghi nhận các chủ đề của địch
Tuyên truyền của địch được “tháo rời” thành các phần tử đã cấu tạo thành nó. Nếu tách biệt được, xếp loại được theo thứ tự quan trọng, ta có thể chống lại các chủ đề của địch một cách dễ dàng hơn: thực vậy, bị lột sạch các trang bị ngôn ngữ cùng biểu tượng, các chủ đề chỉ còn trơ nội dung lý luận thường thường là nghèo nàn và đôi khi còn mâu thuẫn nữa; và như vậy ta có thể tấn công lần lượt các chủ đề đó cùng làm cho chúng đối nghịch với nhau.
2) Tấn công các điểm yếu
Đây là quy tắc căn bản của tất cả mọi chiến lược. Muốn chống lại một liên minh địch, dĩ nhiên là nỗ lực phải nhấm vào chỗ kém vững chắc nhất, do dự nhất của định và tự nhiên là ta cần phải trước hết tập trung nỗ lực tuyên truyền vào điểm ấy. Phương pháp này được tuyên truyền chiến tranh sử dụng một cách có hệ thống: trong đệ nhất thế chiến, quân Đức lo trước nhất việc làm mất tinh thần quân Nga trong khi phía Đồng minh dồn nỗ lực chính vào đế quốc Áo-Hung. Tương tự như vậy, trong các chủ đề chủ đề nào yếu nhất sẽ bị phản công mạnh mẽ nhất. Tìm kiếm nhược điểm của địch và khai thác nhược điểm ấy là quy tắc căn bản của tất cả mọi cuộc phản tuyên truyền.
3) Đừng bao giờ tấn công chính diện nếu tuyên truyền địch mạnh
Pol Quentin ghi nhận rất dúng rằng: “Thường thường các nền tuyên truyền hiện tại hay tấn công trực diện một dư luận đã có mỗi khi thấy cần phải sửa đổi và xếp đặt dư luận này theo ý muốn của mình một cách nhanh nhất. 90% các thất bại mà các tuyên truyền trên đã phải chịu là do từ lỗi lầm này, và rút cục các tuyên truyền kiểu đó chỉ làm vững chắc thêm thứ dư luận ấy nơi các người đã có, hậu quả là đẩy mạnh các cánh cửa đã mở sẵn. Các tuyên truyền đỏ đã không biết tới quy tắc sơ khởi: muốn chiến đấu chống một dư luận, phải đi từ chính dư luận đó mà kiếm một khoảng đất chung đã” - Đây là một hệ luận hiển nhiên của “luật truyền tiếp”.
Việc bàn cãi lý thuyết các chủ đề của địch thường thường được coi như một dấu hiệu của yếu kém. Điều này chỉ có thể làm được nếu trước hết ta phải đặt mình vào trong viễn tượng cùng ngôn ngữ của địch và làm thế hao giờ cũng nguy hiểm. Tuy vậy, phương pháp bắt đầu bằng cách nhượng bộ địch để rồi đưa dần địch đến những kết luận ngược hẳn với các kết luận của địch, thường được các tay gây chống dõi trong các buổi họp công cộng cùng các chuyên viên tuyên truyền đi từng nhà mang ra áp dụng.
4) Tốn công và làm mất giá trị địch
Lý luận cá nhân, như chúng ta đã thấy, đi xa hơn lý luận thuần lý về phương diện này - Người ta thường tránh nỗi vất vả bàn cãi một chủ đề bằng cách làm mất giá trị chính kẻ ủng hộ chủ đề đó. Việc “đánh lạc hướng cá nhân” là một vũ khí cổ điển tại diễn đàn quốc hội và tạí các buổi họp quan trọng, hay trong các cột nhật báo: đời tư, các vụ thay đổi thái độ chính trị, các mối giao du mờ ám đều là các đạn được thông thường. Lịch sử mới đây của nước Pháp đầy rẫy những chính khách và chính trị gia, thực sự dính nhiều hay ít vào các vụ tai tiếng, đã bị “lôi vào nội vụ” và “hành quyết” bởi nhiều chiến dịch báo chí dữ dằn. Dầu vậy một vài người Climenceau là một thí dụ mẫu - đã thành công trong việc bảo vệ uy tín mình bằng cách không bao giờ chịu nhận là có lỗi và đốp chát lại liền.
Nếu ta tìm thấy trong quá khứ của một đảng hay một chính trị gia những lời tuyên bố hay các thái độ chính trị mâu thuẫn với các tuyên bố và thái độ trước, tác động chắc chắn còn lớn hơn: không những người ấy hay đảng ấy bị mất tín nhiệm (chẳng cố gì đáng khinh hơn các “dân thò lò” hay các kẻ “đổi trắng thay đen”) mà họ cỏn phải bị buộc giải thích và hiện minh: vị trí kém thế. Đó lá cơm nhật dụng của tuyên truyền. Chúng tôi nhớ lại một câu nói đặc biệt thảnh công mà phát ngỏn viên của nước Pháp Tự do là Maurice Schumann đã dùng để mở đầu một trong các buổi phát thanh chống lại tuyên truyền của Philippe Henriot, nhà viết mục thời đàm của đài phát thanh Vichy, kẻ hình như bị miễn dịch trong thời đệ nhất thế chiến: “Philippe Henriot, phụ lực quân của quân lực Pháp năm 1915, phụ lực quân của quân lực Đức năm 1944”. Chỉ trong vài chữ, Henriot đã bị bôi nhọ.
5) Làm tuyên truyền địch mâu thuẫn với các sự kiện
Chẳng có cách trả đũa nào làm cho địch cứng họng hơn là cách do các sự kiện mang lại. Nếu cố thế mang ra một bức hình hay một nhân chứng chứng minh ngược lại được luận cứ địch, dù chỉ trên một điểm thôi, là toàn thể luận cứ địch sẽ bị mất giá trị. Thường thường rất khó kiếm được bằng cớ không thể chối cãi: các bài du ký thường mâu thuẫn nhau, các hình ảnh có thể làm giả được, bởi thế người ta thường kêu gọi, mỗi khi có thể được đến các nhà điều tra nghiên cứu hay các nhân chứng có quả khứ hay các liên hệ bảo đảm tính cách trung lập. Trong tất cả các trường hợp, chẳng có gì là võ khí phản tuyên truyền thích hợp hơn là sự chứng minh ngược lại bằng sự kiện, phát biểu bằng những ngòn từ càng rõ càng ngắn bao nhiêu càng tốt. Sự đính chính này sẽ không ai đáp lại nổi nếu các sự kiện viện dẫn lại lấy từ các nguồn tin tức do chính địch kiểm soát. Tỏi xin kể một thí dụ về vấn đề này bằng vụ trả lời của tờ báo bí mật Lettres francaises nhằm bác khước một lời khẳng định của tuyên truyền Đức bằng cách chỉ đặt chồng lên nhau và không phê bình một tin tức phổ biến trong cùng thời kỳ ấy trong báo chí vùng Pháp bị Đức chiếm:
“Một bích chương phổ biến tại Paris cho biết là tất cả các giải phóng quân và đặc công đều là dân Do Thái ngoại quốc - Tòa Thượng thẩm Bourges kết ản các chính phạm và tòng phạm mưu sát ông Déat sau đây: Jacques Blin (quán tại Ménétrol-sous-Sancerre), Marcel Délicié (quán Vierxon), Emile Gouard (Pouilly-sur-Loire) Jean Simon (Nevers), Louis Rannos (Thouyensi)” [1]
6) Làm cho địch trở thành khôi hài
Làm cho địch trở thành khôi hài hoặc bằng cách nhại văn pháp và lý luận địch, hoặc bằng cách phổ biến các câu khỏi hài, các truyện tức cười về địch, những cái “Witz” đã giữ một vai trò lớn trong việc phản tuyên truyền bằng miệng do các người chống quốc xã Đức điều động. Sự chể riễu là một phản ứng tự nhiên khi có một nền tuyên truyền chuyên chế tiêu diệt các tuyên truyền đối thủ. Đó hẳn là vũ khí của kẻ yếu, nhưng tốc độ lan truyền nhanh chóng của các truyện vui khôi hài hóa địch, thử vui thích tiếp nhận các truyện vui ấy đôi khi ở ngay các kẻ đang ủng hộ kẻ mạnh làm các loại truyện ấy trở thành một tác nhân có hại mà hậu quả không thể bỏ qua. Bất cứ thời nào, những người du ca bao giờ cũng ở phe đối lập.
Chúng tôi không thể kể hết các phương cách khôi hài hóa địch, các phương cách này thường thô tục nhưng hiệu nghiệm. Chỉ cấn lấy một thí dụ ngay trong chiến dịch chống chủ nghĩa rexisme đã nói trên: các đối thủ đã trả lời các cuộc diễu hành vĩ đại của Degrelle bằng cách cho các con lừa đi khắp đường phố Bruxelles với một tấm bảng trên ghi: “Tôi bỏ phiếu cho Degrelle vì tôi là một con lừa”.
Ở đây chúng ta tới một hình thức chế riễu khác hẳn thứ chế riễu vừa trình bày: đây không còn là thứ tiếng cười khinh bỉ làm gắn liền đám đông với nhau trong một tình tự tự tôn mà Hìtler đã biết cách gây ra trong đấu trường Nuremberg, mà là thứ tiếng cười đơn độc. một sự bất kính nổ bùng, một phần kháng sinh tử của tự do chống lại tư tưởng tiền chế, thứ cười Nielzsche [2] cho rằng đó là một trong những nơi ẩn trú sau cùng của con người tự do chống lại guồng máy của chế độ chuyên chế và ngay trong các thời kỳ bi thảm nhất, vẫn là một trong những vũ khí hiệu nghiệm nhất ta có thể dùng chống lại một nền tuyên truyền chuyên chế. Chúng ta chỉ cần nhớ lại phim chống phát-xít rất hay là cuốn Nhà Độc tài (Le Dictateur) của Charlie Chaplin, trong đó Hitler và Mussolini xuất hiện một cách tức cười. Và trong những giờ phút nặng trĩu của thời chiếm đóng, các bài thơ văn nhại giọng điệu các cường lực đương thời dã mang lại hy vọng cho biết bao nhiêu dân Pháp. Trong một xã hội có một nền tuyên truyền gào thét và đe dọa đang bắt đầu quyến rũ lôi cuốn, tiếng cười chắc chắn sẽ làm thoải mái các con người đang bị co thắt lại, mang lại cho họ sự lành mạnh về các phản ứng cùng tạo ra ngay lập tức việc giải tỏa tình trạng cấm chỉ.
7) Tạo ưu thế cho “bầu khí sức mạnh” của mình
Vì các lý do dĩ nhiên là vật chất, nhưng cũng là tâm lý nữa, điều quan trọng là không được để địch chiếm giữ “phía trên bậc thềm”, tạo ra một cảm tưởng đồng nhất bất lợi cho mình. Nhưng địch cũng tìm cách làm mọi người chấp nhận ngôn ngữ cùng các biểu tượng, những thứ tự chúng có sức mạnh riêng, Thường thường mọi người tìm cách đánh địch thủ của mình ở cái gì địch quý nhất: danh tính địch có và cũng là biểu tượng đầu tiên của địch. Bởi thế những người theo De Gaulle thường gọi Cộng sản là đồ “phân ly” và Cộng sản trả miếng gọi lại những người kia là “go-go”. Từ này hình như còn giữ giá trị mầu nhiệm sơ khai, và sự kiện “gọi tên” nó lên là quan trọng nhất. Việc gọi tên lên vừa là một ký hiệu vừa là một chương trình. Đôi khi kẻ địch không làm sao làm mất được một tên gọi tính cách nhục mạ. trong trường hợp này họ xoay ngược lại, dùng tên gọi đó như một danh hiệu vinh quang: các tên gọi “Whigs” và “Tories” [3] đã hình thành theo cách thế này. Gần đây hơn, những người tự xưng là “chiến sĩ bưng biền” (maquisard) sau cùng đã tự nguyện chấp nhận tên gọi mình là các kẻ “khủng bố” (terroristes), và ngay cả hình dung từ “Stalinien” mới đầu được ném ra như một lời nguyền rủa, nay đã được Cộng sản dùng lại như một danh hiệu vinh quang.
Trong một trường hợp khác, các nhà tuyên truyền của Hitler đã thành công trong việc đưa vào ngôn ngữ họ động từ “conventriser” dùng để chỉ việc tiêu diệt một thành phố bằng cách sử dụng oanh tạc khủng bố thành phố Coventry ở Anh. Người Anh đã nỗ lực trả miếng một cách không hiệu quả bằng các động từ lấy từ tên gọi các thành phố Đức.
Vẫn trong đường hướng này, chúng ta gặp cái mà Tchakhotine đã gọi là “chiến tranh biểu tượng”. Vị chỉ huy của Mặt trận Airain mà bản tường thuật đã được ghi lại trên, đã cắt nghĩa cách thế ông chống lại các hình chữ vạn đe dọa đầy rẫy trên tường bằng cách sử dụng ba mũi tên biểu tượng của thanh niên xã hội, chống lại tiếng “Heil Hitler!” bằng tiếng “Frei heit!”, và chống lại kiểu chào phát-xít bằng kiểu chào tay nắm lại giơ lên. Trong thời kỳ chiếm đóng, chúng ta đã chứng kiến sự hình thành một biểu tượng khác chẳng những không có ý nghĩa gì mà còn không có cả hấp lực nữa: hình gamma của Dân Quân [4] Ngược lại, chữ thập Lorraine của phe De Gaulle rất rõ ràng và đầy ý nghĩa, ngoài ra còn có một ưu thế rất lớn so với các biểu tượng khác về phương diện dễ vẽ. Ta có lẽ còn nhớ lại hai phương pháp đã được dùng để chống lại hình gamma: hoặc bằng cách chồng chữ thập Lorraine lên làm hình gamma tự nhiên bị bôi xóa, hoặc khỏi hài hóa đi bằng một cách rất giản dị: đặt hình gamma vào trong một vòng bao, thêm hai chấm làm mắt, là hình đó vẽ ra một khuôn mặt anh chàng ngốc hoàn toàn.
Các quy tắc chúng tôi đã thử dùng dễ bao nhiếp các phương sách dị biệt mà tuyên truyền chính trị đã sử dụng ấy không hề có tính cách quy phạm. Dĩ nhiên là các hằng số của tâm lý tập thể ta vẫn không thể không biết tới: xét về khía cạnh này, có những quy luật chúng tôi đã liệt kê một số chí dẫn có giá trị cho tất cả các loại tuyên truyền. Ngược lại, các quy luật khác bất quá chỉ là những bí quyết đã từng thành công một lần, nhưng sử dụng trong các điều kiện khác hay chỉ vì tại chúng đã được dùng rồi, chúng lại dám mất hiệu lực. Tuy vậy có thể là các bí quyét gần giống thế vẫn có thể được phát kiến, và căn cứ trên khả năng chóng quên vĩ đại là đặc tính của các quần chúng mà các nhà tuyên truyền thường khai thác, các đảng phái khác, các chế độ khác có thể lấy đem ra dùng một sõ yếu tố của cái công cuộc ghê gớm của Hitler thứ công cuộc có đặc điểm là coi khinh dư luận, lừa bịp, trâng tráo, cùng cả một bộ máy của các bùa ngải chế tạo một cách khoa học.
Thật hiển nhiên là việc sử dụng một nền tuyên truyền hay phản tuyên truyền sẽ đòi hỏi các phương tiện mạnh mẽ. Ở đây chúng ta không có ý định bàn luận về các sơ đồ tổ chức. Chúng tôi chỉ muốn nhấn mạnh rằng tuyên truyền không thể không đi kèm với một nỗ lực “thông tin” liên tục không những về những về những sự kiện có thể nuôi dưỡng nó, mà còn cả về tình trạng các khu vực dư luận mà tuyên truyền nhằm tới. Osvag, cơ cấu được tổ chức vào thời kỳ đầu của cách mạng bôn-sê-vích đã đi tới mức ghi các tin tức thu thập được lên bản đồ địa dư để có được các “bản đồ khí hậu chính trị” thực sự: “Tất cả các biến cố quan trọng liên quan tới tình hình kinh tế và chính trị (như chuyên chở, các rối loạn ruộng đất, các sách động chống chính phủ hay bài Do Thái v.v...) đều được ghi bằng màu, mang lại ngay một hướng dẫn có tính cách địa hình, và nhất là cho ta thấy được rõ ràng sự liên hệ giữa một số yếu tố chính trị, kinh tế và xã hội” (Tchakholine, sđd, trang 143). Goebbels còn theo dõi cả thống kê về các vụ tự tử nữa.
Một nỗ lực tương tự về tin tức cần phải được đem ra áp dụng cho các kết quả của những chiến dịch tuyên truyền. Nhưng một khi có các cuộc bầu cử không cho phép ta xét đoán hiệu năng của tuyên truyền, thì việc kiểm soát trên sẽ khó khăn mặc dù là ích lợi. Các “vụ thăm dò dư luận” nay đã trở thành thông dụng và cung cấp nhiều tin tức quý giá, nhưng việc điều dụng cùng giải đoán các vụ thăm dò đó vẫn còn tế nhị mong manh. Tại Anh quốc, các “thư độc giả gửi tòa soạn” cho phép ta khám phá ra trong một mức độ nào đó sự xúc cảm của dư luận về một chủ đề này hay chủ đề kia. Sau hết, các bản bảo cáo của các nhân viên hành chánh hay cảnh sát công an cũng mang lại các tin tức chỉ dẫn, nhưng thường là sai lầm.
Hiển nhiên là tuyên truyền không tác động trong một khu vực khép kín: địa bàn của nó là dư luận quần chúng, có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác, nhất là bởi các quyết định của chính quyền. Nếu các quyết định này trái ngược với tuyên truyền, tuyên truyền sẽ lâm vào thế khó khăn. Và cái gì đúng cho một chính quyền thì cũng đúng cho một đảng phái dám bị thiên hạ bỏ phiếu chống việc vào Quốc hội. Tổng trưởng tuyên truyền của Reich là Goebbels được các bộ khác tham khảo về tất cả các quyết định nào có thể gây sôi nổi trong dư luận quần chúng. Đôi khi Goebbels có phản đối đặc biệt là trong trường hợp tăng giá nhu yếu phẩm chính yếu. Trong các trường hợp khác, một khi biện pháp đưa ra không thế trảnh được (việc lấy chuông đi chẳng hạn), Goebbels sẽ hoãn việc ban hành cho tới khi đảng đã cắt nghĩa tạm đủ các lý do cho dân chúng.
Tuyên truyền không tiến hành đơn độc. Nò đòi hỏi có một chính trị mạch lạc và phải được thích hợp với chính trị này. Vào cuối đệ nhất thế chiến, Lord Northeliffe đã thành công trong việc làm chính phủ hiểu là thứ tuyên truyền chiến tranh do ông phụ trách sẽ không thể tiến diễn được nếu không có sự xác định một đường lối chính trị rõ rệt đặt ra các hành động cho hiện tại và đề ra các mục tiêu cho tương lai. Tuyên truyền, một khi không lao vào một cuộc bịp bợm dối trá, một khi được sử dụng một cách lành mạnh, sẽ không là gì khác hơn là sự cắt nghĩa và biện chính cho một chính sách. Ngược lại, tuyên truyền bắt buộc chính trị phải tự xác đinh rõ và không mâu thuẫn, điều sẽ mang lại lơi ích lớn cho tuyên truyền.
Các hoàn thiện của kỹ thuật (ấn loát, vô tuyến truyền thanh và điện ảnh), việc quốc hữu hóa hay việc chính quyền kiểm soát các nguồn phổ biến truyền bá lớn [5], xét một cách toàn thể, hiển nhiên đã mang lại cho các nền tuyên truyền của chính quyền trong các chế độ độc đảng một ưu thế lớn lao. Phản tuyên truyền, khi đó là bí mật, chỉ còn có các phương tiện giới hạn: hình hay chữ vẽ lên tường, máy chữ hay nhất là máy ronéotyper dụng cụ ưa dụng nhất của phản tuyên truyền. Ta cũng không được đánh giá thấp sự quan trọng của phản tuyên truyền bằng miệng trong những trường hợp như thế. Đã xảy ra trường hợp, như dưới thời Đức chiếm đóng, một nền phản tuyên truyền bí mật có cả các nhà in để ấn hành báo chí. Sau hết các buổi phát thanh vô tuyến từ ngoại quốc, các truyền đơn hay sách nhỏ thả dù xuống, đều có thể là một liều thuốc bổ sung đáng kể. Nhưng hình như trong các trường hợp như trên, kẻ thù ghê gớm nhất của một nền độc tài chuyên chế lại chính là nền tuyên truyền ấy: việc nhắc đi nhắc lại hoài không chán cùng sự lạm dụng các tin tức giả trá sẽ làm tiêu tan uy tín của chế độ. Một nền tuyên truyền chính trị được đồng bộ hóa, ám ảnh và dối trá phải chăng sẽ tới một điểm từ đó tự nó yểu dần đi, và trong trường hợp này muốn kết liễu nó, sẽ cần phải dùng tới các vũ khí thuộc một loại khác chăng?
Chú thích:
[1] Tất cả những sinh quán viết trong ngoặc đều là những địa danh trẽn lãnh thổ Pháp
[2] Nietzche (1844-1900) - triết gia Đức, chủ xướng thuyết ý chí sức mạnh đưa con người lên mức siêu nhân, đã có một ảnh hưởng lớn đối với các chủ nghĩa chủng tộc ưu tú của Quốc xã một thế hệ sau khi ông qua đời. Tác phẩm chính: Ainsi parlait Zasaỉhoustra.
[3] Whigs và Tories: Whig chỉ đảng viên đảng tự do, Tory chỉ đảng viên đảng bảo thủ của Anh quốc. Thoạt đầu các Whigs chỉ là kẻ ủng hộ quyền dân chống với các Tories ủng hộ vương quyền. Mãi cho tới 1832 hai phe mới chính thức lấy tên là Đảng Tự do và Đảng Bảo thủ hiện còn tồn tại đen hiện nay như hai đảng lớn thay thế nhau cầm quyền tại Anh.
[4] Dân quân: Quân lực riêng của chế độ Pétain, phân biệt với quân lực chính quy Pháp vẫn còn tồn tại dưới thời Pháp bị Đức chiếm đóng trong đệ nhị thế chiến.
[5] Các phương tiện phổ biến truyền bá: chỉ chung báo chí, phát thanh, vô tuyến truyền hình...