CHƯƠNG 51

     hà lưu niệm Casa di Dante nằm trên phố Via Santa Margherita và dễ nhận ra nhờ lá cờ lớn được treo trên mặt tiền bằng đá trong hẻm:
MUSEO CASA DI DANTE
Sienna nhìn lá cờ với vẻ không lấy gì làm chắc chắn: Chúng ta sẽ tới nhà Dante ư?”
“Không hẳn”, Langdon nói. “Dante sống ở góc phố kia. Đây đúng hơn là bảo tàng… Dante.” Langdon đã từng tham quan địa điểm này, rất háo hức với bộ sưu tập nghệ thuật mà hóa ra chỉ gồm những phiên bản tái tạo lại các tác phẩm nổi tiếng có liên quan đến Dante trên khắp thế giới, nhưng rất đáng xem khi tất cả những thứ ấy được gom lại dưới cùng một mái nhà.
Đột nhiên trông Sienna đầy vẻ hy vọng. “Anh nghĩ họ có trưng bày một bản Thần khúc cổ à?”
Langdon cười khan. “Không, nhưng anh biết họ có một cửa hàng quà tặng bán những bưu thiếp cỡ lớn đăng nguyên vẹn nội dung Thần khúc của Dante với cỡ chữ rất nhỏ.”
Cô liếc nhìn anh hơi có phần kinh hãi.
“Anh biết. Nhưng thế còn hơn không. Vấn đề duy nhất là mắt anh đang kém cho nên em sẽ phải đọc bản in đó.”
“Đóng cửa”, một ông già gọi to khi nhìn thấy họ tiến đến cửa. “Nghỉ ngày lễ.”
Đóng cửa nghỉ ngày Sabbath ư? Langdon bỗng lại cảm thấy mất phương hướng. Anh nhìn Sienna. “Hôm nay không phải là… thứ Hai sao?”
Cô gật đầu. “Dân Florence chọn ngày Sabbath vào thứ Hai.”
Langdon làu bàu, chợt nhớ ra lịch tuần khác hẳn của thành phố này. Vì lợi nhuận du lịch tăng nhanh vào ngày cuối tuần nên nhiều thương gia ở Florence chọn chuyển “ngày nghỉ ngơi” theo Thiên Chúa giáo từ Chủ nhật sang thứ Hai để tránh nghỉ lễ Sabbath làm ảnh hưởng quá nhiều đến thu nhập của mình.
Thật không may, Langdon nhận ra, điều này cũng có thể làm tiêu tan lựa chọn khác của anh: Cửa hàng trao đổi sách bìa mềm – một trong những cửa hàng sách ở Florence mà Langdon ưa chuộng – nơi chắc chắn có sẵn các bản Thần khúc.
“Anh còn ý tưởng nào khác không?”, Sienna nói.
Langdon nghĩ một lúc lâu và cuối cùng gật đầu. “Có một chỗ ở ngay góc phố nơi những người mến mộ Dante thường tụ họp. Anh cá là ở đó có người có bản sách để chúng ta mượn.”
“Có thể cũng đóng cửa đấy”, Sienna dè chừng. “Gần như mọi chỗ trong thành phố đều chuyển ngày Sabbath sang ngày khác Chủ nhật.”
“Nơi này thì không hề nghĩ đến việc đó đâu”, Langdon mỉm cười đáp. “Đó là nhà thờ.”

*

Phía sau họ năm mươi thước, ẩn mình trong đám đông, người đàn ông bị phát ban trên da và đeo khuyên tai vàng đứng dựa vào một bức tường, tranh thủ cơ hội này để lấy lại nhịp thở. Nhưng tình trạng của ông ta không khá hơn được, và triệu chứng phát ban trên mặt gần như không thể xem thường, đặc biệt là phần da nhạy cảm ngay bên trên mắt. Ông ta tháo bỏ cặp kính Plume Paris và khẽ lấy tay áo lau qua hốc mắt, cố gắng không làm mụn vỡ bung. Lúc đeo lại kính, ông ta thấy “con mồi” của mình lại tiếp tục di chuyển. Ông ta gượng bám theo, tiếp tục đi sau họ, cố gắng thở nhẹ nhàng hết mức.

*

Cách phía sau Langdon và Sienna vài dãy nhà, bên trong Sảnh Năm trăm, đặc vụ Brüder đứng phía trên thân thể mềm oặt của người đàn bà đầu đinh đã quá quen thuộc, lúc này đang nằm rũ trên nền nhà. Gã quỳ xuống và gỡ lấy khẩu súng ngắn của ả, thận trọn khóa chốt an toàn trước khi trao cho một người của mình.
Cô quản lý bảo tàng bụng mang dạ chửa Marta Alvarez đứng cách xa một bên. Cô vừa kể vắn tắt lại cho Brüder nghe mọi chuyện diễn ra với Robert Langdon kể từ đêm hôm trước, kể cả chi tiết Brüder vẫn đang cố gắng xử lý.
Langdon cho biết đang bị chứng quên tạm thời.
Brüder rút điện thoại và bấm số. Đầu dây bên kia đổ chuông ba lần thì có tiếng sếp của gã trả lời, nghe xa xăm và không lấy gì làm quyết đoán.
“Ừ, đặc vụ Brüder hả? Nói đi.”
Brüder nói thật chậm rãi để bảo đảm rằng mọi lời của gã đều được hiểu rõ. “Chúng tôi vẫn đang cố gắng xác định vị trí của Langdon và cô gái, nhưng có một tình tiết khác.” Gã ngừng lại. “Và nếu như điều đó đúng thì… nó
“Vâng, chính là của ông ta, và nó cũng gây phẫn nộ. Tuy nhiên, phản ứng mạnh mẽ nhất chống lại Zobrist lại nảy sinh khi ông ta tuyên bố rằng những tiến triển của ông ta trong lĩnh vực điều khiển gene sẽ rất hữu dụng cho nhân loại nếu chúng được sử dụng không phải để chữa bệnh mà để tạo ra bệnh tật.”
“Cái gì cơ?”
“Vâng, ông ta cho rằng công nghệ của mình cần được sử dụng để hạn chế tăng trưởng dân số bằng cách tạo ra những loại bệnh lai tạo mà nền y học hiện đại chúng ta không thể cứu chữa được.”
Langdon cảm thấy càng lúc càng kinh hãi khi hình dung ra hình ảnh “các loại virus tự tạo” lai ghép lạ lùng mà một khi được tung ra, sẽ hoàn toàn không thể ngăn chặn được.
“Chỉ trong vài năm ngắn ngủi”, Sienna nói, “Zobrist đã từ chỗ là niềm tự hào của thế giới y học biến thành một kẻ bị xã hội ruồng bỏ. Một kẻ bị nguyền rủa”. Cô dừng lại, nét mặt thoáng chút thương cảm. “Thật sự không có gì lạ khi ông ta phản ứng và tự sát. Thậm chí còn buồn hơn nữa vì luận điểm của ông ta có thể lại đúng.”
Langdon suýt ngã. “Xin lỗi! Em nghĩ ông ấy đúng ư?!”
Sienna trịnh trọng nhún vai. “Robert, nếu nói từ góc độ khoa học thuần túy – hoàn toàn logic, không hề cảm tính – em có thể nói với anh không chút nghi ngại rằng nếu không có một sự thay đổi mạnh mẽ nào đó, loài người chúng ta sẽ diệt vong. Và kết cục đó sẽ đến rất nhanh. Đó sẽ không phải là lửa, lưu huỳnh, khải huyền, hay chiến tranh hạt nhân… mà là sự sụp đổ hoàn toàn do hành tinh này quá tải dân số. Số liệu toán học là không thể tranh cãi.”
Langdon cứng người.
“Em đã nghiên cứu nhiều về sinh học”, cô nói, “và một giống loài đi đến tuyệt chủng chỉ đơn giản là do tình trạng quá đông đúc trong môi trường của nó là điều hoàn toàn bình thường. Anh hãy hình dung một quần thể tảo mặt nước sống trong một cái hồ nhỏ trong rừng, tận hưởng sự cân bằng dưỡng chất hoàn hảo của hồ nước. Nếu không được kiểm soát, chúng sinh sản tràn lan và sẽ nhanh chóng chiếm lĩnh toàn bộ mặt hồ, che kín mặt trời và ngăn cản quá trình gia tăng dưỡng chất trong hồ. Khi tiêu diệt sạch mọi thứ trong môi trường của mình, tảo nhanh chóng chết và biến mất không để lại dấu vết”. Cô thở dài não nề. “Loài người cũng rất dễ gặp số phận tương tự. Sẽ sớm hơn và nhanh hơn bất kỳ ai trong chúng ta có thể hình dung.”
Langdon cảm thấy vô cùng bồn chồn. “Nhưng… dường như điều đó là không thể.”
“Không có gì là không thể, Robert, chỉ là không tưởng tượng nổi. Tâm trí con người có một cơ chế phòng vệ bản ngã nguyên thủy phủ nhận tất cả những thực tế tạo ra quá nhiều áp lực mà não phải xử lý. Cơ chế đó gọi là phủ nhận.”
“Anh đã nghe nói đến ‘phủ nhận’”, Langdon chua chát, “nhưng anh không nghĩ nó tồn tại”.
Sienna đảo mắt. “Nghe thì hay ho, nhưng tin em đi, điều đó rất thật. Phủ nhận là một phần quan trọng trong cơ chế ứng phó của con người. Không có nó, mỗi buổi sáng tất cả chúng ta đều tỉnh giấc trong tâm trạng hoảng hốt về cách chúng ta từ giã cõi đời. Có nó, tâm trí của chúng ta ngăn chặn những nổi sợ hãi hiện sinh bằng cách tập trung vào những căng thẳng mà chúng ta có thể giải quyết, chẳng hạn đi làm đúng giờ hoặc đóng tiền thuế. Nếu có những nỗi lo sợ hiện sinh lớn hơn, chúng ta vứt bỏ chúng rất nhanh, tập trung trở lại các nhiệm vụ đơn giản và những điều tầm thường hằng ngày.”
Langdon nhớ lại một nghiên cứu về dấu vết trên mạng gần đây của sinh viên một số trường đại học trong nhóm Ivy League [22] cho thấy ngay cả những người có hiểu biết cao cũng thể hiện khuynh hướng phủ nhận mang tính bản năng. Theo nghiên cứu ấy, đa phần sinh viên đại học, sau khi bấm chọn một bản tin ảm đạm về tình trạng băng vùng cực tan hay tuyệt chủng giống loài, sẽ nhanh chóng thoát khỏi trang tin đó để chọn tin gì đó giúp tâm trí họ thoát khỏi nổi sợ hãi. Những đề tài thường được lựa chọn gồm những tin thể thao nổi bật, video hài, và tin đồn thổi về những người nổi tiếng.
“Theo thần thoại cổ”, Langdon nói, “một người anh hùng mang sự phủ nhận chính là biểu hiện cao nhất của thái độ ngạo mạn và tự phụ. Không người nào tự phụ hơn kẻ tin rằng bản thân mình hoàn toàn vô hại trước những hiểm nguy của thế giới. Rõ ràng Dante cũng đồng ý như vậy, xem thói tự phụ là tội lỗi xấu xa nhất trong số bảy trọng tội… và trừng phạt những kẻ tự phụ ở tầng sâu nhất của địa ngục”.
Sienna ngẫm nghĩ một lúc rồi tiếp tục. “Bài viết của Zobrist kết tội nhiều nhà lãnh đạo của thế giới đang có thái độ cực kỳ phủ nhận… chỉ biết rúc đầu vào cát. Ông ta đặc biệt lên án Tổ chức Y tế Thế giới.”
“Anh cá rằng chuyện đó cũng không tệ.”
“Họ phản ứng bằng việc xem ông ta như một kẻ cuồng tín tôn giáo đứng ở góc phố giơ cao tấm biển ghi rằng “Tận thế đang đến gần.”
“Quảng trường Harvard có một vài kẻ như vậy.”
“Vâng, và tất cả chúng ta đều chẳng để tâm đến họ bởi vì không ai trong chúng ta có thể hình dung ra điều đó sẽ đến. Nhưng hãy tin em, chỉ vì tâm trí con người không thể hình dung ra điều gì đó đang xảy đến… như thế không có nghĩa là nó sẽ không đến.”
“Em nói như thể mình là một người hâm mộ Zobrist.”
“Em là người hâm mộ chân lý”, cô quyết liệt đáp lại, “ngay cả khi phải chấp nhận chân lý đau lòng”.
Langdon im lặng, một lần nữa cảm thấy có khoảng cách rất kỳ lạ với Sienna vào lúc này, và cố gắng hiểu sự kết hợp rất lạ thường giữa niềm say mê với suy xét độc lập của cô.
Sienna ngước nhìn anh, nét mặt cô dịu lại. “Robert, nhìn này, em không nói rằng Zobrist đúng khi cho rằng đại dịch giết chết một nửa dân số chính là câu trả lời cho vấn đề quá tải dân số. Em cũng không nói rằng chúng ta cần ngừng chạy chữa cho người ốm. Những gì em đang nói là con đường hiện tại của chúng ta là một lộ trình đi tới sự hủy diệt. Tăng trưởng dân số là cấp số mũ xảy ra ngay trong một hệ thống không gian hữu hạn với những nguồn tài nguyên hạn chế. Kết cục sẽ đến rất đột ngột. Trải nghiệm của chúng ta sẽ không phải là việc từ từ cạn kiệt khí đốt… mà nó giống như lao mình xuống từ một vách đá.”
Langdon thở hắt ra, cố gắng xử lý tất cả những điều anh vừa nghe thấy.
“Nói đến vách đá”, cô tiếp lời, thẫn thờ chỉ lên bầu trời phía bên phải, “em tin chắc rằng đó chính là nơi Zobrist đã nhảy xuống”.
Langdon ngước mắt và nhìn thấy họ vừa đi qua mặt tiền bằng đá mộc mạc của Bảo tàng Bargello nằm bên tay phải họ. Phía sau bảo tàng, đỉnh nhọn của tòa tháp Badia vươn cao vượt lên các kết cấu xung quanh. Anh đăm đăm nhìn đỉnh tòa tháp, tự hỏi tại sao Zobrist lại nhảy xuống, hy vọng đó không phải vì ông ta đã làm điều gì kinh khủng và không muốn đối diện với những gì đang xảy đến.
“Những người phê phán Zobrist”, Sienna nói, “muốn chỉ ra điểm nghịch lý ở chỗ nhiều công nghệ gene mà ông ta phát triển hiện lại giúp làm tăng đáng kể tuổi thọ”.
“Điều đó chỉ càng làm phức tạp thêm vấn đề dân số.”
“Chính xác. Zobrist từng công khai nói rằng ông ta ao ước có thể làm lại mọi việc và loại bỏ một số đóng góp của mình đối với tuổi thọ nhân loại. Em cho rằng điều đó hoàn toàn có ý nghĩa về mặt lý luận. Chúng ta càng sống lâu, càng phải dành nhiều nguồn tài nguyên của mình cho người già và người bệnh.”
Langdon gật đầu. “Anh đọc được rằng ở Hoa Kỳ, khoảng sáu mươi phần trăm chi phí chăm sóc sức khỏe dành cho những bệnh nhân trong sáu tháng cuối cùng của họ.”
“Đúng vậy, và trong khi lý trí chúng ta nói rằng ‘Điều này thật điên rồ,’ thì tim chúng ta lại nói ‘Phải giúp bà nội sống càng lâu càng tốt’.”
Langdon gật đầu. “Đó là mâu thuẫn giữa thần Apollo và Dionysus [23] – một song đề nổi tiếng trong thần thoại – cuộc chiến từ xa xưa giữa lý trí và trái tim, vốn hiếm khi cùng muốn một thứ.”
Langdon từng nghe nói rằng các hội nghị của Hội người cai rượu cũng viện dẫn thần thoại này để mô tả những người nghiện rượu cứ đăm đăm nhìn ly rượu, lý trí họ biết rằng thứ đó sẽ làm hại mình, nhưng trái tim họ lại thèm thuồng cái cảm giác dễ chịu mà nó mang lại. Thông điệp rõ ràng là: Đừng bao giờ cảm thấy cô độc vì ngay cả thần thánh cũng mâu thuẫn.
“Ai cần đến hành động quyên sinh cao cả? [24]”, Sienna chợt thì thào.
“Em nói sao cơ?”
Sienna ngước lên. “Cuối cùng em cũng nhớ ra tên bài viết của Zobrist. Bài viết đó là: ‘Ai cần đến hành động quyên sinh cao cả?’.”
Langdon chưa bao giờ nghe nói đến cụm từ quyên sinh cao cả, nhưng anh đoán được căn cứ vào gốc từ tiếng Hy Lạp – agathos và thusia. “Quyên sinh cao cả… chắc là ‘sự hy sinh tốt đẹp’ phải không?”
“Gần như vậy. Nghĩa thực tế của nó là ‘một hành động tự hy sinh vì lợi ích chung’”, cô ngừng lại. “Nó còn được biết đến như là hành động tự sát cao cả.”
Thực tế Langdon đã từng nghe nói đến thuật ngữ này, lần thứ nhất liên quan đến một người cha bị phá sản tự sát để gia đình mình có thể nhận tiền bảo hiểm sinh mạng, và lần thứ hai mô tả một kẻ giết
  • CHƯƠNG 9
  • CHƯƠNG 10
  • CHƯƠNG 11
  • CHƯƠNG 12
  • CHƯƠNG 13
  • CHƯƠNG 14
  • CHƯƠNG 15
  • CHƯƠNG 16
  • CHƯƠNG 17
  • CHƯƠNG 18
  • CHƯƠNG 19
  • CHƯƠNG 20
  • CHƯƠNG 21
  • CHƯƠNG 22
  • CHƯƠNG 23
  • CHƯƠNG 24
  • CHƯƠNG 25
  • CHƯƠNG 26
  • CHƯƠNG 27
  • CHƯƠNG 28
  • CHƯƠNG 29
  • CHƯƠNG 30
  • CHƯƠNG 31
  • CHƯƠNG 32
  • CHƯƠNG 33
  • CHƯƠNG 34
  • CHƯƠNG 34
  • “Một lý do? Lây lan một bệnh dịch ư?”
    Sienna nhìn anh, đôi mắt nâu của cô như thăm dò. “Robert, lý do này không phải là lây lan một bệnh dịch… nó là cứu lấy thế giới.” Cô ngừng lại. “Một đoạn trong bài viết của Bertrand Zobrist được rất nhiều người nói đến là câu hỏi mang tính giả thuyết rất sắc bén. Em muốn anh trả lời câu hỏi đó.”
    “Câu hỏi gì?”
    “Zobrist đã hỏi thế này: Nếu anh có thể gạt một công tắc và ngẫu nhiên giết chết một nửa số dân trên trái đất thì anh có làm việc đó không?”
    “Dĩ nhiên là không.”
    “Được rồi. Nhưng sẽ ra sao khi nói rằng nếu anh không thay đổi ý kiến ngay thì loài người sẽ diệt vong trong vòng một trăm năm tới?”, cô ngừng lại. “Anh có thay đổi không? Thậm chí nếu điều có nghĩa là anh có thể phải giết chết bạn bè, gia đình và thậm chí có lẽ chính anh nữa?”
    “Sienna, có lẽ anh không thể…”
    “Đó là một câu hỏi mang tính giả thuyết”, cô nói. “Anh có giết một nửa dân số ngày nay để cứu loài người khỏi bị diệt vong không?”
    Langdon cảm thấy quá bối rối trước chủ đề kinh khủng mà họ đang thảo luận, nên anh thở phào khi nhìn thấy lá cờ đỏ quen thuộc treo bên hông một tòa nhà bằng đá phía trước.
    “Nhìn kìa”, anh nói, và chỉ tay. “Chúng ta đến đây rồi.”
    Sienna lắc đầu. “Như em đã nói. Phủ nhận.”
    Ghi chú
    [22] Ivy League là nhóm tám trường đại học danh tiếng tại Hoa Kỳ, gồm Đại học Brown, Đại học Columbia, Đại học Cornell, Cao đẳng Dartmouth, Đại học Harvard, Đại học Princeton, Đại học Pennsylvania và Đại học Yale.
    [23] Trong thần thoại Hy Lạp, Apollo và Dionysus đều là con trai của thần Zeus. Apollo là thần Mặt trời, đại diện cho ước mơ và thể hiện sự sáng tạo của con người thông qua lý trí và tư duy logic. Ngược lại, Dionysus là thần rượu vang, thiên về tình cảm và bản năng.
    [24] Nguyên văn: ‘Who Needs Agathusia?’.
    [25] Trong bản gốc tiếng Anh, từ “who” vừa mang nghĩa “ai”, vừa là viết tắt của WHO - Tổ chức Y tế Thế giới.