CHƯƠNG 88

     ỳ quan thế giới thứ tám, một số người gọi nơi này như vậy, nhưng lúc này đứng bên trong, Langdon không có ý định tranh luận về đánh giá đó.
Khi cả nhóm bước qua ngưỡng cửa tiến vào khu điện thờ đồ sộ, Langdon sực nhớ rằng Hagia Sophia có thể gây được ấn tượng với khách tham quan về quy mô tráng lệ của nó chỉ trong nháy mắt.
Gian phòng này lớn đến mức dường như ngay cả những đại giáo đường của châu Âu cũng biến thành những chú lùn. Langdon biết rằng, sự choáng ngợp của nó một phần là ảo giác - một hiệu ứng phụ nhờ phần mặt sàn kiểu Byzantine, với toàn bộ không gian thờ cúng tập trung trong một gian phòng vuông vức duy nhất, chứ không phải trải ra theo bốn nhánh của bố cục hình thập tự - vốn là phong cách được sử dụng cho các thánh đường sau này.
Tòa nhà này còn nhiều tuổi hơn Notre-Dame đến bảy trăm năm, Langdon nghĩ bụng.
Sau khi mất một lúc mới quan sát được hết quy mô rộng lớn của gian phòng, Langdon ngước mắt nhìn lên, phải hơn bốn mươi lăm mét phía trên đầu, về phía mái vòm màu vàng sáng lấp lánh trùm lấy gian phòng. Từ điểm trung tâm, bốn mươi gọng vòm tỏa đều ra như những tia nắng mặt trời, chạy tới dãy tường cuốn hình tròn gồm bốn mươi ô cửa sổ vòng cung. Vào ban ngày, ánh sáng tràn qua những ô cửa sổ này phản chiếu và khúc xạ những mảnh kính khảm chặt trên lớp mái vàng, tạo ra “thứ ánh sáng kỳ ảo”, điểm nổi tiếng nhất của Hagia Sophia.
Langdon từng một lần duy nhất thấy cái không gian mạ vàng của gian phòng này được nắm bắt một cách chính xác trong tranh vẽ. Họa sĩ John Singer Sargent. Không có gì lạ, khi tạo ra bức Hagia Sophia nổi tiếng của mình, vị họa sĩ người Mỹ này chỉ giới hạn bảng màu trong phạm vi những sắc độ khác nhau của một màu duy nhất.
Màu vàng.
Phần mái vòm vàng lấp lánh, thường gọi là “mái vòm của Thiên đường”, được đỡ bằng bốn khung tò vò cực lớn và những khung này lại được cố định bằng rất nhiều kết cấu nửa vòm và lá nhĩ. Rồi lại có một tầng nửa vòm và dãy cuốn nhỏ hơn đỡ dưới các chi tiết này, tạo ra hiệu ứng như thể một thác nước gồm toàn những dạng thức kiến trúc đang từ trên trời tìm đường xuống trái đất.
Chạy từ trên trời xuống đất, mặc dù theo một lộ trình trực tiếp hơn, những sợi cáp dài từ mái vòm lao thẳng xuống và đỡ cả một biển chúc đài được treo thấp đến mức những vị khách cao lớn rất dễ va phải chúng. Nhưng thực tế, đây lại là một ảo giác nữa do sự hoành tráng của không gian này tạo ra, bởi lẽ những ngọn chúc đài đều treo cao cách sàn gần bốn mét.
Cũng như với tất cả các điện thờ khác, kích thước đồ sộ của Hagia Sophia nhằm hai mục đích. Thứ nhất, nó là bằng chứng trước Chúa về những gì con người sẵn sang thực hiện để tỏ lòng tôn kính với ngài. Và thứ hai, nó là hình thức gây sốc với các tín đồ - một không gian vật lý hùng vĩ đến mức những người bước vào đều cảm thấy mình trở nên nhỏ bé, cái tôi của họ tan biến, cái bản thể vật chất cùng tầm quan trọng của họ chỉ còn là một chấm nhỏ nhoi trước Chúa - nguyên tử trong bàn tay của Tạo hóa mà thôi.
Chừng nào con người chẳng là gì cả thì Chúa cũng chẳng thể tạo ra được gì từ anh ta. Martin Luther từng nói những lời này vào thế kỷ XVI, nhưng quan niệm đó đã nằm trong tư duy của những người xây dựng từ thời có những hình mẫu xưa nhất của kiến trúc tôn giáo.
Langdon liếc nhìn Brüder và Sinskey, cũng đang chăm chú nhìn lên và lúc này mới hạ ánh mắt xuống.
“Chúa Jeus”, Brüder nói.
“Phải!” Mirsat hào hứng nói. “Và cả Thánh Allah cùng Đức Muhammad nữa!”
Langdon phì cười khi anh chàng hướng dẫn viên của họ bảo Brüder nhìn bàn thờ chính, nơi này có một bức tranh gốm khảm cao ngất hình Chúa Jeus kèm hai bên là hai chiếc đĩa lớn có tên bằng tiếng Ả Rập của Muhammad và Thánh Allah theo kiểu thư pháp trang trí.
“Bảo tàng này”, Mirsat giải thích, “cố gắng gợi cho khách tham quan nhớ đến những mục đích đa dạng của không gian thiêng liêng, nên lần lượt thể hiện cả biểu tượng Thiên Chúa giáo, từ thời kỳ khi Hagia Sophia còn là một nhà thờ, lẫn biểu tượng Hồi giáo, khi nó được dùng như một giáo đường”. Anh ta mỉm cười tự h&ag!!!15514_90.htm!!! Đã xem 157914 lần.


CHƯƠNG 86

của cái đầm không hề phản chiếu ánh sao.”
Langdon lại cảm thấy run bắn khi biết rằng khổ cuối Hỏa ngục của Dante kết thúc bằng một cảnh tượng gần như giống hệt: Sau một hành trình dài đi xuyên qua địa phủ, Dante và Virgil đến điểm thấp nhất của địa ngục. Ở đây không có lối ra, họ nghe thấy tiếng nước chảy nhỏ giọt qua những khối đá dưới chân. Họ đi theo khe nước qua các kẽ nứt và khe hở để rồi tìm được chỗ an toàn.
Dante viết: “Một nơi dưới đó… nơi không thể nhận biết bằng mắt, mà qua tiếng khe nước, chảy xuôi theo chỗ trũng của tảng đá… và theo con đường ẩn kín đó, người dẫn đường của ta và ta bước vào, để trở lại thế giới dương gian”.
Cảnh tượng của Dante rõ ràng chính là cảm hứng cho bài thơ của Zobrist, mặc dù trong trường hợp này, dường như Zobrist đã đảo ngược mọi thứ. Thực tế, Langdon và những người khác đang theo tiếng nước nhỏ giọt, nhưng khác với Dante, họ không rời khỏi hỏa ngục… mà đi thẳng vào trong đó.
Khi chiếc xe thùng chạy qua những đường phố hẹp hơn và đông đúc hơn, Langdon bắt đầu hiểu ra cái logic khác thường khiến Zobrist lựa chọn trung tâm Istanbul là tâm chấn của một đại dịch.
Đông gặp Tây.
Giao lộ của thế giới.
Trong rất nhiều thời điểm của lịch sử, Istanbul từng bị những đại dịch giết người hoành hành, cướp đi số lượng lớn dân cư. Thực tế, trong giai đoạn cuối cùng của Cái chết Đen, thành phố được gọi là “tâm dịch” của cả đế chế và người ta nói đại dịch này đã giết hơn một vạn dân cư một ngày. Đã có một vài bức vẽ Ottoman nổi tiếng mô tả người dân thành phố tuyệt vọng đào những hố dịch hạch để chôn hàng núi xác chết tại các cánh đồng ở Taksim gần đó.
Langdon hy vọng Karl Marx đã sai khi nói, “Lịch sử luôn lặp lại”.
Dọc những con phố mưa rơi, các sinh linh vô tư lự vẫn đang bận rộn với công việc buổi tối của mình. Một phụ nữ Thổ Nhĩ Kỳ xinh đẹp gọi con cái về ăn tối, hai ông già cùng nhâm nhi tại một quán cà phê ngoài trời, một cặp đôi ăn mặc chỉnh tề tay trong tay đi dạo dưới ô, và một người đàn ông mặc áo lễ phục nhảy xuống từ xe buýt và chạy dọc phố, cố giấu hộp đàn vĩ cầm của mình bên dưới áo khoác, rõ ràng vì đến muộn một buổi hòa nhạc.
Langdon xem xét những gương mặt quanh mình, cố gắng hình dung ra những điều phức tạp trong cuộc đời mỗi người.
Đám đông được hình thành từ những cá nhân.
Anh nhắm mắt lại, ngoảnh mặt khỏi cửa sổ và cố gắng gạt bỏ chiều hướng u ám trong suy nghĩ. Nhưng vết thương đã hằn sâu. Trong khoảng tối tâm trí của anh, một hình ảnh không mong muốn hiện rõ – cảnh tượng hoang tàn trong bức tranh Chiến thắng của Tử thần của Bruegel – một bức đại cảnh gớm ghiếc về dịch hạch, nỗi thống khổ và đau đớn tàn phá một thành phố ven biển.
Chiếc xe thùng ngoặt sang phải vào Đại lộ Torun, và trong khoảnh khắc Langdon nghĩ họ đã đến đích. Bên trái anh, một giáo đường sừng sững xuất hiện trong màn sương.
Nhưng đó không phải là Hagia Sophia.
Giáo đường Xanh, anh nhanh chóng nhận ra nó khi nhìn thấy sáu tòa tháp hình bút chì của đền thờ với nhiều tầng ban công vươn lên bầu trời với chỏm tháp nhọn hoắt. Langdon đã từng đọc được rằng vẻ đẹp như trong chuyện thần tiên của các tòa tháp có ban công ở Giáo đường Xanh đã truyền cảm hứng cho việc thiết kế tòa lâu đài của nàng Cinderella trong công viên Thế giới Disney. Giáo đường Xanh có tên gọi như vậy là do những bức tường bên trong đều được ốp gạch màu xanh dương, chẳng khác gì một vùng biển đẹp đến sững sờ.
Chúng ta đến gần lắm rồi, Langdon nghĩ khi chiếc xe thùng lao vùn vụt về phía trước, ngoặt sang Đại lộ Kabasakal và chạy dọc theo quảng trường Công viên Sultanahmet rộng rãi nằm giữa Giáo đường Xanh và Hagia Sophia, vốn nổi tiếng vì có thể quan sát được hai kỳ quan ấy.
Langdon nheo mắt nhìn qua lớp kính chắn gió ướt mưa, cố tìm kiếm hình dáng Hagia Sophia ở đường chân trời, nhưng mưa và ánh đèn pha làm cho thị lực trở nên khó khăn. Tệ hơn nữa, xe cộ dọc đại lộ dường như đang dừng lại.
Phía trước, Langdon chẳng nhìn thấy gì ngoài một hàng đèn hậu đỏ lòe.
“Có sự kiện gì đó rồi”, người lái xe thông báo. “Tôi nghĩ là một buổi hòa nhạc. Có lẽ đi bộ nhanh hơn.”
“Bao xa?”, Sinskey hỏi.
“Chỉ cần qua công viên này thôi. Ba phút. Rất an toàn.”
Sinskey gật đầu với Brüder và sau đó quay sang đội SRS. “Cứ ở trong xe. Tới càng gần tòa nhà càng tốt. Đặc vụ Brüder sẽ liên lạc lại ngay.”
Nói xong, Sinskey, Brüder và Langdon nhảy ra khỏi chiếc xe thùng xuống phố và tiến thẳng qua công viên.
Những hàng cây lá rộng trong Công viên Sultanahmet che chắn cả nhóm khỏi thời tiết đang càng lúc càng xấu đi khi họ hối hả bước dọc những lối đi dưới vòm lá của công viên. Các lối đi thỉnh thoảng lại có biển chỉ dẫn cho du khách tới nhiều điểm tham quan trong công viên – cột tháp Ai Cập lấy từ quần thể Đền Luxor, cột đồng Rắn biển [56] lấy từ Đền Apollo ở Delphi, và cột mốc Milion từng được xem như “điểm số 0” để đo mọi khoảng cách ở đế quốc Byzantine.
Cuối cùng, họ ra khỏi những tán cây ngay chân một bể nước hình tròn ở trung tâm công viên. Langdon bước ra chỗ trống và ngước mắt nhìn về phái đông.
Hagia Sophia.
Không giống một tòa nhà mà giống như một trái núi.
Vẫn lấp lánh trong màn mưa, hình dáng đồ sộ của Hagia Sophia chẳng khác gì cả một thành phố. Mái vòm trung tâm của tòa nhà lớn đến khó tin và được chống đỡ bằng khung màu xám bạc, như dựa trên cả khối kết hợp gồm những tòa nhà có mái vòm khác được chồng lên xung quanh nó. Bốn ngọn tháp cao vút – mỗi tháp đều chỉ có một ban công duy nhất và phần chóp nhọn màu xám bạc – vươn lên ở bốn góc tòa nhà, cách xa hẳn mái vòm trung tâm khiến cho người ta khó xác định được chúng chính là điểm hợp phần của một tòa nhà duy nhất.
Cả Sinskey và Brüder, cho đến lúc này vẫn chăm chú bước đều, bỗng cùng vượt lên, ngước mắt nhìn lên trên… lên trên nữa… như thể tâm trí của họ cố gắng thu hết toàn bộ chiều cao và bề rộng của công trình sừng sững trước mắt họ
“Lạy Chúa lòng lành”, Brüder khẽ thốt lên như không tin nổi. “Chúng ta sẽ phải tìm kiếm… chỗ đó sao?”
Ghi chú[53] Nguyên văn: “Dim Mak”, hay tiếng Anh “Touch of Death” (điểm mạch), là một kỹ thuật trong võ thuật được cho là có thể giết người nhằm vào một số khu vực đặc biệt của cơ thể mà không phải dùng lực quá nhiều. Điểm mạch được mô tả là một bí kíp với những kỹ thuật tấn công vào các huyệt vị và kinh mạch, làm đối thủ mất năng lực hoặc gây chết người ngay lập tức hoặc từ từ.
[54] Mustafa Kemal Atatürk (1881-1938) là nhà cách mạng, tổng thống đầu tiên của Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ. sau khi đế quốc Ottoman thất bại trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, ông lãnh đạo Phong trào Quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ, và kết quả là nước Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ ra đời năm 1923. Sau chiến tranh, Atatürk tiến hành cải cách chính trị, kinh tế vá văn hóa nhằm biến cựu đế quốc Ottoman thành một nhà nước hiện đại và thế tục. Những nguyên tắc cải cách đó được biết đến với tên “chủ nghĩa Kemal”.
[55] Mũi Vàng: Golden Horn là một vịnh nhỏ chia thành phố Istanbul và tạo thành một hải cảng tự nhiên cho các tàu thuyền của Hy Lạp, La Mã, Byzantine, Ottoman và các nước khác suốt hang nghìn năm. Đây là cửa biển có hình thanh đao, của các sông Alibeykoy và Kagithane, nối với Bosphorus đúng vị trí eo biển nhập vào biển Marmara, hình thành nên một bán đảo với phần đầu mút chính là “Istanbul” cũ (Byzantium cổ và Constantinople).
[56] Cột đồng Rắn biển (Serpent Column) là cột đồng cổ tại Hippodrome thuộc Constantinople, khu vực nay là Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ. Đây là một phần của tháp ba chân hiến tế thời Hy Lạp cổ đại, nguyên đặt tại Delphi và được Constantine I Đại đế dời tới Constantinople năm 324. Tháp được xây dựng để tưởng niệm những người Hy Lạp đã chiến đấu và đánh bại đế quốc Ba Tư trong trận Plataea (479 trước Công nguyên). Phần đầu rắn của cây cột cao tám mét này vẫn còn nguyên vẹn cho đến cuối thế kỷ XVII và nay được trưng bày tại Bảo tàng Khảo cổ Istanbul gần đó.
 
--!!tach_noi_dung!!--

Chụp pic: Hamy, Nguyenkienphuc, Type: Candy Lai, TMT, Trần Lê, Tiểu Quỷ, PPDoan, Dịch Tuyết, Angelmoon, Nguyenkhanhly4895, thuyduong.thuyy, phamsam98, Soát chính tả: Hàn Yến Phương, Linh Nguyễn Thùy, Hai Nguyen, Tran Hue, Dzung Pham, Pham Anh, Sebastian Narvaulr
Nguồn: NHÀ XUẤT BẢN Thời Đại, cungquanghang.com, luv-ebook.com
Được bạn: Mọt Sách đưa lên
vào ngày: 20 tháng 5 năm 2015

--!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!--