hưởng dinh Nguyễn Cửu Kiều mang bộ sách Quốc Ngữ mới vừa biên soạn cẩn thận, gần như kể về những truyện thời Đông Chu Liệt Quốc và Kinh Dịch cho chúa Nguyễn Phúc Tần xem qua. Gần như, ông ta hàm ý muốn nói mọi chuyện khuyên răn chúa đều từ trong sách vở mà ra, chứ mình không phải là người đặt điều. Chúa Nguyễn Phúc Tần chìu theo ông ta, đọc lại câu chuyện về Ngô Thừa Sai và Việt Vương Câu Tiễn cống nạp Tây Thi. Lúc này, chúa mới nhận thấy có những việc gần na ná nhau giữa thời xa xưa và thời của mình. Thị Thừa sống bên kia sông Gianh, nàng chịu làm gián điệp cho quân Trịnh ắt không còn chuyện gì mà không biết. Còn về việc Tây Thi có tình cảm riêng tư với Phạm Lãi làm chúa cũng thấy na ná giống với Đào Thừa và Nguyễn Hữu Cảnh. Tình yêu của con người hình như là có thật, chúa biết Thị Thừa vẫn không quên Cai cơ và vẫn thường hay nhắc đến tên người mình yêu.
Bấy lâu nay, chúa gần như quên mất việc Cai Cơ không về chầu. Có lẽ, phần nào đó giận hờn việc Đào Thừa tiến cung. Chúa cảm thấy việc tiến cung là do nhà Nguyễn Hữu Dật mong muốn, còn mình đâu có ép uổng việc đó. Thế rồi, chúa nguyễn Phúc Tần muốn cách gì đó giảng hòa, chi bằng ra chiếu chỉ cho Cai cơ về chầu để thăm dò việc tình cảm của hai người.
Khi người thân tín phi ngựa mang chiếu chỉ ra biên ải, Chưởng Dinh Nguyễn Cửu Kiều ái ngại:
-  Kính chúa! Bấy lâu nay thần ái ngại việc về chầu của Cai Cơ. Nay chúa ban lệnh cho Cai Cơ Nguyễn Hữu Cảnh về chầu có phải như mang cọp vào chầu, đâu thể nào đoán biết trước được con hổ ấy hiền hay hung tợn. Vả lại, chúa là người tối thượng, đường hoàng trên ngôi bệ không lẽ một cung nữ bình thường như Thị thừa chúa không quyết định được...Mong chúa suy xét, phải ra tay giết Thị thừa trước, tránh xảy ra những việc không hay ho nào đó.
-  Ta muốn cho hai người nhìn lại nhau, xem xét họ có còn yêu thương nhau nữa không? Giờ ta nghĩ lại, việc Thị thừa tiến cung gây ra bao nhiêu chuyện phiền toái, lại làm cho Cai Cơ đau khổ vô cùng. Ta muốn cho họ gặp lại hoặc cho họ cơ may nào đó.
-  Kính mong bệ hạ suy xét lại. Dù sao, cung tần mỹ nữ của chúa thượng không ai được đụng đến. Nếu như không muốn dùng nữa, họ phải chết...
Chúa Nguyễn Phúc Tần chấp tay ra sau, không muốn nghe thêm lời nào nữa. Nhưng Chưởng Dinh Nguyễn Cửu Kiều dập đầu xuống đất, khư khư là phải hàng động mau chóng trước khi Nguyễn Hữu Cảnh về cung. Đằng nào chúa cũng không dùng nàng nữa, tại sao mình phải thêm trò cho thêm phiền toái.
Chưởng Dinh cứ dập đầu, còn chúa thì khó nghĩ ngợi. Chúa Nguyễn Phúc Tần gật đầu, rồi cho ông ta lui ra. Thế rồi, ngay ngày hôm đó. Chúa nhờ Đào Thừa mang tấm áo ngự bào trong có giấu một bức thư, gởi cho Chưởng Dinh Nguyễn Cửu Kiều giao toàn quyền định đoạt cho ông ta.  
Thoạt nhìn Đào Thừa quá xinh đẹp, Chưởng Dinh Nguyễn Cửu Kiều cũng nao nao trong lòng. Sau khi đọc bức thư giấu trong vải áo ngự bào, đọc thấy những nỗi lòng băn khoăn của chúa. Ông ta cũng cảm thấy khó khăn trong việc định đoạt phận số của nàng, và có ý như muốn hòa hoãn, làm sao nàng phải là người phục vụ mình một lần đã. Ông ta phũ đầu:
-  Ngươi là một người con gái đẹp! Thế rồi ngươi có biết làm mê hoặc chúa, là làm tội tình mấy bà phi không?
-  Chưởng dinh nói gì thiếp không rõ...Khi thiếp được tiến cung, thiếp chỉ biết làm sao cho chúa công vui nhất mà thôi.
-  Đó là một tội lớn mà ngươi cố tình đấy...
-  Thiếp chỉ biết được là mình đẹp, người ta ngắm nhìn thiếp và người ta mê hoặc. Mọi người ai cũng muốn làm cho người khác vui hơn, thiếp chỉ biết có vậy. Chúa thượng cũng muốn vậy, ý của chúa thượng là ý muốn tối thượng. Thiếp biết làm sao bây giờ.
Rõ ràng Thị Thừa thơ ngây đến đáng tội, nàng không biết gì về sự chiếm dụng. Đôi khi người ta muốn có người con gái đẹp bên mình, nhưng vì những ràng buộc nào đó người ta không thể thực hiện, tức thì rất dễ bị lên án.
Tiếng nói nhỏ nhẹ của Thị Thừa như cào cấu vào sự thèm khát của Nguyễn Cửu Kiều. Ông ta cũng ham muốn được nàng hầu hạ một lần, một chút loáng thoáng trong đầu, rằng như lời lẽ của chúa trong tâm thư cho ông ta toàn quyền quyết định. Nguyễn Cửu Kiều lần lựa một lúc rồi quyết định trước lúc thuốc độc nàng, thì tại sao mình không một lần thưởng hoa.
Thị Thừa đang dần đến cái chết thê thảm mà còn bị nhơ nhuốc nữa, nàng đâu biết rằng thái độ nhẹ nhàng của Chưởng Dinh là những lời bóng gió có ý hãm hại tiết hạnh, mà còn là lời tuyên bố sớm kết thúc một mạng người. Ông ta cho những người hầu ra ngoài, bất chợt choàng lấy Thị Thừa và thỏ thẻ vào tai nàng những lời dụ dỗ:
-  Ngươi có biết là ta can gián chúa thượng đừng giết ngươi không? Ta cũng mê đắm ngươi vô cùng, nhưng phận ta làm sao được đụng chạm tới người của chúa công được...
-  Chưởng dinh nói sao vậy? Thần thiếp được dạy giữ gìn tiết hạnh với chúa công rồi, không thể được...
Thị Thừa giãy nảy, rồi thoát ra được khỏi tay Nguyễn Cửu Kiều. Ông ta sửa lại mủ mão, rồi nghiêm khắc:
- Ngươi đâu biết là ta có thể định đoạt số phận của ngươi rồi, ta là người bày kế nói ngươi là gián điệp của quân Trịnh đấy. Chúa thượng rất tin ta, ngươi phải chết chứ đừng có mà giữ gìn tiết hạnh...
- Tại sao Chưởng dinh m;'>
-  Mấy người đó mò tìm kiếm con.
-  Mấy người tìm kiếm gì mô?- Bà vợ họ Đào cũng hỏi.
-  Cậu Cảnh...
-  Cậu Cảnh đứng trên này đây, tìm chi rứa...
Bấy giờ mấy người kia mới dừng tay, ngước lên thấy Cảnh cũng còn tò mò không biết họ tìm gì hăng hái thế. Mọi người cười ngất ngây, lên bờ mà còn ôm bụng cười.
-  Chỉ vì cậu Cảnh đen thui thủi không dễ nhìn thấy...
-  Cái con bé Thừa này, chơi cắc cớ...
-  Không chơi cắc cớ...Chỉ tại chúng ta không chịu hỏi kỹ. Cái tay nó chỉ cong xuống hồ, chứ ý nó thì nói là sau cái dây trầu.
Hai người lính vừa có ý mừng, vừa có ý tủi hổ. Nhìn con bé Thừa xinh xắn phán cho một câu.
-  Hoạ vô đơn chí là ngươi đó nghe chưa?
Hai tên lính cố tình “lùa” mấy anh em Nguyễn Hữu về doanh trại. Trời cũng đã ngã xuống núi, cuộc chơi của mấy đứa nhỏ cũng dừng lại. Hai bên ngoắc tay hẹn hò mai chơi tiếp, Cảnh cũng liếc Thừa vì hai đứa để cho người lớn một vố vui ghê: “Ai biểu mấy đứa lớn không cho mình chơi chung”. Tạm biệt cô gái nhỏ xinh xoắn, còn mình là cục than đen được mẹ dắt tay về.
Chuyện ấy chưa đến độ nghiêm trọng, nhưng trách nhiệm hai tên lính không phải là không có. Chúng bị quở trách, rồi buồn rầu xin sang phục dịch ở cánh quân Nguyễn Hữu Tiến. Đó là người vị kỷ, hay ưa dèm pha. Bởi vì Chúa Nguyễn Phúc Tần luôn luôn thương yêu Nguyễn Hữu Dật nên lúc nào cũng có ý ganh tỵ.
-  Ta biết Nguyễn Hữu Dật có ý đưa vợ con ra Đàng ngoài, quê ở Thanh Hoá thì tìm cách về lại đất Thanh hoá đó thôi.
Trước đây năm 1650, Nguyễn Hữu Dật có lần bị chúa Nguyễn bắt nhốt. Nguyễn Hữu Dật định dùng kế trá hàng chúa Trịnh, viết thư hẹn về hàng Bắc hà. Tôn Thất Tráng liền tâu chúa Nguyễn rằng ông muốn theo chúa Trịnh. Chúa Nguyễn Phúc Tần liền bắt giam. Trong ngục, ông viết tập thơ ‘‘Hoa Văn cáo thị’’, tỏ nỗi oan khuất. Chúa Nguyễn lại tha ông ra, sai làm tướng đánh ra Nghệ An.
Nguyễn Hữu Tiến người thẳng thắng, một lòng trung thành với triều Nguyễn. Cho nên ông có phần nào đó nghi kỵ Nguyễn Hữu Dật cũng đúng, lại thêm Nguyễn Hữu Dật được lòng chúa Thượng nên có dịp là hay dèm pha: Ý đồ của Nguyễn Hữu Dật là mong muốn con cái ra chiến trường càng sớm càng tốt, trong khi đó thì bị nghi kỵ có ý theo quân Trịnh.


Chương V

     hoảng thời gian này anh em nhà họ Nguyễn thường luyện tập võ nghệ, họ nhận ra Thị Thừa lúc này quả là một giai nhân tuyệt trần. Mấy anh em có phần ganh đua nhau từng việc lớn nhỏ, mong cho Thị Thừa nhận thấy sự nổi trội của mình: Người thì làm thơ phú, người thì lao vào học chữ của truyền nhân, rồi thi thố võ nghệ ngoài sân nhà sống mái không ai chịu thua ai. Đôi khi cùng ra xa trường với Nguyễn Hữu Dật để gìn giữ biên cương, mấy anh em cố lấy lòng cha đang trấn thủ ở thành Trấn Ninh. Lúc này, Nguyễn Hữu Cảnh chỉ mới hai mươi tuổi, còn được mọi người gọi tôn là “Hắc hổ”. Nguyễn Hữu Cảnh càng lúc nổi trội hơn hẳn mọi người, tiếng tăm của chàng đã làm cho quân Trịnh khiếp vía.  
Năm đó là 1672. Ở bên bờ kia Sông Gianh, Chúa Trịnh Tạc ở Đàng Ngoài được biết mình vuột mất một mỹ nữ, bắt đầu cho dấy binh quấy rối thành Trấn Ninh. Đích thân Trịnh Tạc cùng với Trịnh Căn ra chiến trường, lần này quân Trịnh đánh suýt hạ được thành. Đó là thành luỹ được Đào Duy Từ thiết kế và nay nó vẫn đứng sừng sừng nhờ sự trông coi của cha con Nguyễn Hữu Dật. May nhờ cha con ra sức chống đỡ canh giữ mấy tháng ròng rã, rồi cho Nguyễn Hữu Cảnh phá vòng vây để về xin tăng thêm viện binh. Đây là lần thứ bảy trong 46 năm phân tranh, đánh nhau nhiều trận lớn nhỏ nhưng không phân thắng bại.
Nguyễn Hữu Cảnh cùng với một tốp lính tình nguyện theo mình, xông pha lao ra cửa. Tình huống bất ngờ nên quân Trịnh không phòng bị, chàng lao ngựa thẳng vào đội hình giặc, chém chết mấy tên cản đường rồi phi ngựa lao đi vun vút vào rừng thông. Nhìn người đen đúa biết là Hắc hổ nên quân Trịnh chạy dạt sang bên chừa cho lối đi ra, rồi mới cho tên bắn theo. Nguyễn Hữu Cảnh phi ngựa vào rừng thông được một lúc, ngựa chàng bị tên cắm phập vào mông. Chàng cố nài cương bắt chú ngựa phi thêm một đoạn đường dài, biết nó không thể nào đi thêm nữa được. Chàng buộc lòng đến bên bờ vực, giết chết chú ngựa mà mình thương yêu nhất và đẩy nó xuống vực hòng giấu xác để quân Trịnh không tìm được manh mối.
Đám quân lính đốt đuốc tìm kiếm Nguyễn Hữu cảnh, có lúc gần sát bên chàng nhưng Hắc Hổ nín lặng. Đợi khi đuốc tàn, chàng tách đám quân ô hợp hướng ra con đường cái và phải đánh nhau với một tốp nhỏ đang chốt chặn, rồi lấy được một con ngựa già phóng đi. Trịnh Căn hối thúc quân mình đuổi theo, nhưng chỉ bắt được mấy tên lính phía sau mà không tìm được Nguyễn Hữu Cảnh nên tức tối vô cùng.
-  Các người phải tìm được tên Hắc hổ đó cho ta, nếu không thì phải triệt phá thành Trấn Ninh bằng mọi giá.
Biết nay mai, quân Nguyễn sẽ mang viện binh ra chống cự nên hối thúc quân mình ra sức phá vỡ được một mảng tường thành. Nguyễn Hữu Dật rất gian nan chống đỡ, cho người văng gạnh đá vào chỗ thủng ấy giết rất nhiều lính của Trịnh. Đến gần sáng cũng đẩy lui được quân Trịnh ra xa khỏi tường thành, rồi lén cho người mang vữa ra ngoài vá bít lỗ thủng ấy.
Quân lương bắt đầu cạn, Nguyễn Hữu Dật chỉ biết trông cậy vào con trai mình về xin viện binh đến sớm để giải cứu. Nguyễn Hữu Cảnh bị một vết thương nhẹ trên vai. Trên đường đi, chàng bị các nhánh cây cứ va vào chỗ đau ấy, đôi khi muốn ngất xỉu, chàng phải gắng sức lắm vì vết thương đang nhiễm trùng. Chàng nghe nóng sốt, mắt mình mờ mịt nhưng quyết không nghỉ ngơi, cố gắng mang viện binh giải cứu cha mình. Chú ngựa già của quân Trịnh cũng đã kiệt sức, buộc lòng phải bỏ lại. Chàng chạy bộ không được bao lâu thì chống gươm quị xuống, nước mắt chàng trào ra vì cha chàng và ba quân ở thành lũy Trấn Ninh đang trông cậy vào chàng.
Nguyễn Hữu Cảnh đang quì gối trước thanh kiếm, cúi người gấp lại để cảm nhận sức lực còn lại. Chàng còn cảm thấy buồn vì chưa làm tròn nhiệm vụ và e ngại mình sẽ không còn gặp Thị Thừa được nữa. Những hình ảnh mơ tưởng về tương lai của chàng và nàng hiển hiện, người con gái ấy như thôi thúc chàng phải gượng dậy và lạ thay chàng càng nghĩ về nàng thì nghe như thêm được phần nào sinh lực. Chàng thở hổn hển tìm lại chút sức sống, những lời thì thào văng vẳng của Thị Thừa như bên tai. Đó là những lời động viên, như càng lúc càng thôi thúc hơn. Nguyễn Hữu Cảnh nhìn quanh, xung quanh vắng hoe không một bóng người. Chàng nhận ra những lời lẻ kia chẳng qua là do chàng tưởng tượng, có lẽ đầu óc đã không còn tỉnh táo. Bỗng chàng nhoẻn cười giữa đêm khuya khoắt, rồi chàng gấp người thấp khóc lóc và một lúc như vậy để ngủ.
Đến khi trời sáng tỏ, Nguyễn Hữu Cảnh nghe tiếng nói bên tai của ai đó. Chàng ngỡ như Thị Thừa đở chàng dậy nhưng đó là một người tiều phu đi tìm củi sớm mai, cho chàng uống nước và nâng chàng dậy.
-  Đạ tạ ông lão!- Chàng cám ơn người giúp mình, rồi lấy thanh kiếm cầm chắc trên tay.
-  Ngươi có phải là Hắc hổ, con trai tướng quân Nguyễn Hữu Dật?
-  Ông biết ta sao?
-  Chỉ thấy dung mạo, nhưng đã biết ngay đó là ngươi rồi. Ngươi quả là "nhà nòi" của Tướng quân Nguyễn Hữu Dật, quả là cha nào con nấy.
Ông lão nói đến đó, liếc thấy vết thương trên vai chàng. Ông lấy nước rửa máu tụ bầm làm vết thương sưng tấy, rồi đến bên đường tìm mấy đọt non cây dâm bụt. Ông có mang theo bình rượu riêng, hòa lẫn hai thứ vào nhau rồi áp vào vết thương thật mạnh. Nguyễn Hữu Cảnh cố gắng chịu đau, một lúc thì chàng nghe khỏe khoắn hơn, nên dạm hỏi đường về Thuận Hóa.
-  Ta biết ngươi phá vòng vây về Thuận Hóa xin viện binh, nhưng đường còn xa mà ngươi không còn phương tiện nào. Chi bằng ta còn một con trâu đang thả, cho ngươi đi thẳng ra hướng biển. Ở đó có người nhà của ta, mượn thuyền mà đi vào cho thuận gió...
-  Đa tạ, thật đa tạ. Xin ông lão cho biết tên tuổi để mong sau hậu tạ.
-  Ta không phải là người nào xa lạ, lúc nhỏ từng trông coi ngươi đó. Nhưng giờ ta đã già cả, trả ơn ta cũng chẳng thể làm gì.
Lúc này, Nguyễn Hữu Cảnh nhớ mài mại ra hai người lính năm xưa từng được cắt cử theo trông coi mình. Ông cũng từng bị phạt vạ vì không làm tốt việc trông giữ ấy và cũng suýt bị cha chàng chặt đầu vì theo Nguyễn Hữu Tiến. Thế nhưng thời gian cấp bách, không thể nào nhắc lại chuyện phải trái trước đây nên Nguyễn Hữu Cảnh đành phải cúi đầu tạ từ. Chàng leo lên lưng trâu hối thúc nó băng ra hướng biển và tìm thấy mấy căn nhà của các ngư dân nghèo. Vài con thuyền nhẹ chuẩn bị ra khơi, thế là chàng được cho theo họ.
Những chiếc thuyền Bầu được đan bằng mây tre nhẹ tênh. Gió thổi theo hướng Nam, con thuyền cứ thế băng băng về kinh thành. Chàng còn được nghỉ ngơi, ngồi ngắm ra khơi mà mơ tưởng về người con gái đẹp. Mấy chú cá heo ở đâu đó đua theo, tựa như ngày trước chàng từng cứu nó, giờ trở về  tiếp giúp mình đi cho nhanh hơn.
Đến quá giờ Ngọ, cửa biển Thuận An thấy trong tầm mắt. Nguyễn Hữu Cảnh mong ngóng gió đưa nhanh hơn nữa để kịp trình báo Chúa thượng cứu rỗi thành trì. Chàng phải chờ một khắc giờ nữa, mới tới được Phá Tam Giang. Nguyễn Hữu Cảnh trương cờ lệnh, đám lính đồn trú quanh cửa biển Thuận an cho những chiến thuyền vững chắc hơn ra đón. Chàng vẫn chọn con đường đi theo sông Hương về vùng đồi Thiên Mụ, làng Kim Long nơi chúa Nguyễn Phúc Tần chọn đóng đô.
Trên bả vai giờ đây càng rịn máu hồng, chàng không ngại đau đớn mà chạy nhanh vào trong cung chúa. Gặp được ngài Chưởng Dinh Nguyễn Cửu Kiều nhưng ông ấy vẫn như người mắc tóc, luộm thuộm hỏi han làm mất thì giờ. Chúa Nguyễn Phúc Tần hay được tin, cho mời Nguyễn Hữu Cảnh mau vào chầu.
Nguyễn Hữu Cảnh cúi lạy mấy lạy, rồi chàng dâng thư cha mình xin viện binh. Chúa Nguyễn Phúc Tần đọc thư, rưng rưng nước mắt:
-  Thời gian chống cự đã gần tháng trời mới xin viện binh, rõ là Nguyễn Hữu Dật thấy quá sức mình mới biên thư. Chưởng dinh hãy sắp xếp cho Cai cơ được dưỡng thương, lần này ta sẽ đích thân mang viện binh ra chiến trường, quyết sống mái với quân Trịnh Căn.
Nguyễn Cửu Kiều nghe chúa nói thế nên vội vã can ngăn:
-  Thưa chúa thượng, bề tôi nghĩ là để Cai cơ nghỉ ngơi vài ngày lại sức, rồi mang quân ra biên thùy, cớ sao phải hành động thay...Nếu như có bề gì thật là...khó.
-  Chưởng Dinh chớ quá lo, cố gắng sắp xếp việc triều chính vài ngày, ta giao toàn quyền cho ngươi thay ta. Ta không nỡ nào ngồi kinh thành hưởng phúc lạc, để các danh tướng mình cơ cực ngoài biên cương.
Vì biết cha chàng quá gian nan ngoài biên thùy, lại thêm tên trúng vào vai chàng, nên Chúa muốn thân chinh ra biên ải. Thực là một vị chúa hiền vương, Nguyễn Hữu Cảnh rất đỗi cảm kích.
Chưởng Dinh Nguyễn Cửu Kiều đã có tuổi và rất hay hiềm khích với những người tuổi còn trẻ nhưng tài đức toàn vẹn, liếc nhìn Nguyễn Hữu Cảnh tựa như đó là nguyên nhân làm chúa phải thân chinh đánh giặc. Nguyễn Hữu Cảnh cũng không thoát khỏi sự ganh tỵ, chàng đang bị thương nhưng ông ta cứ nghĩ là chàng giả vờ.
-  Sao ngươi không nói gì, chúa thượng biết lẽ phải thay ngươi mang viện binh đi. Còn ngươi thì mong chờ được dưỡng sức, có phải là bề tôi tận tụy vì chúa nữa không?
Nguyễn Hữu Cảnh cúi gập đầu xuống như chối tội ấy, thực sự cha chàng giờ này không biết còn đủ sức giữ vững thành Trấn Ninh nữa hay không. Chàng cũng rất muốn làm tiên phong mang viện binh cứu cha, nhưng chúa đã ban lệnh thì không dám hó hé.
-  Thôi chớ tranh cãi- Chúa Nguyễn Phúc Tần nhắc lại- Hãy ban lệnh ta ra ba quân để còn kịp ngày mai lên đường. Ta cho phép ngươi ở lại đây vài ngày, khi xong việc ta sẽ ghé qua Nam Bố Chính thăm hỏi.
Nguyễn Hữu Cảnh lạy tạ, lòng rất cảm kích sự quan tâm của Chúa thượng, như là những lời động viên rất lớn làm chàng thêm lây lất. Chàng quyết đem hết sức lực phụng sự Chúa, một lòng tôn thờ nhà Nguyễn mãi mãi. Chàng cúi lạy rồi lui ra, vết thương làm chàng chao đảo. Chàng được sắp xếp cho ở tạm nhà của Chưởng Dinh, đợi khi hồi phục mới trở ra Nam Bố Chính.