CHƯƠNG 28
Người từ nhà tù ra

     ào Kinh bước những bước chân đầy tự tin từ trại tù ra.
Tới ngã ba con đường nhựa, Kinh cảm nhận như chỉ có mỗi mình Kinh đang sống thực, còn tất cả người xe nườm nượp hối hả trên đường kia họ đang mơ. Kinh nhìn lại lần cưối cùng bức tường rào thép gai cao ngất của khu trại cải tạo Đồng Mây. Nơi đây Kinh đã thừa thời gian ngồi ngẫm nghĩ lại đời mình. Nơi đây Kinh đã thấm đủ nỗi đắng cay uất ức. Vĩnh biệt nhà tù và cũng cảm ơn nhà tù đã bao bọc đời Kinh bằng bức tường rào thép cao ngất kia. Bao năm được tôi luyện và sống cách biệt với thế giới bên ngoài, Kinh khôn hơn và vỡ ra nhiều điều mà xưa nay Kinh lầm lẫn mê muội.
 Kinh vừa đi vừa suy tính những kế hoạch đã nung nấu từ những ngày đói khát trong ngục tối. Ra tù Kinh phải quyết độc lập tự chủ, không để bất kỳ kẻ nào sai khiến nữa. Kinh sẵn sàng làm bất kỳ việc gì, kể cả đi hót rác đổ phân để có tiền. Cuộc đời này phải có tiền, có nhiều tiền mới mở mặt ra được. Nhà tù đã tôi luyện kinh có được đức tính kiên nhẫn. Từ giờ phút này, Kinh sẽ thực hiện biện pháp “ba không” Không nói -Không nghe- Không tin- Kinh sẽ không tin bất kỳ ai...
Con đường rải nhựa bốc hơi nóng rừng rực, những chiếc xe chở than chạy rùng rùng, bụi cuộn bay mù mịt. Kinh thản  nhiên bước từng bước, coi đất trời nắng mưa bụi bặm chẳng là gì. Đời Kinh đã trải qua quá nhiều bụi bặm. Nằm trong ngục tối lâu, Đào Kinh không còn khái niệm về thời gian của trời đất. Lúc này đi giữa thành phố người xe hối hả, Kinh lại cảm nhận như chỉ có mỗi mình Kinh đang tỉnh, còn thiên hạ thì mê man cuống cuồng như những thằng điên. Làm sao mà họ lại cứ vội vàng hối hả thế kia? Kinh ngơ ngác như lạc vào nơi nào khác lạ chứ không phải cái thành phố mà Kinh đã từng từ đó vào tù. Đường ngang ngõ dọc của thành phố rộng ra, nhà cao tầng mọc lên lộng lẫy. Kinh lần về xóm Hoa Kiều, nơi Kinh còn có gian nhà của gia đình người Hoa cho Kinh trước ngày Kinh bị bắt. Ngay đến con đường vào xóm Hoa Kiều, Kinh cũng không còn nhận ra. Kinh phải đứng lại một lúc để xác định vị trí ngôi nhà thờ trên núi Đạo để căn lối vào xóm người Hoa. Đúng lối ngõ xưa đây mà ngôi nhà đã bay biến đâu mất. Trên nền cũ của ngôi nhà người Hoa đã mọc lên ngôi nhà cao ba tầng lộng lẫy sơn màu vàng rực. Trước cửa nhà là mảnh vườn trồng hoa hồng lẫn hoa dơn trắng nõn. Kinh đẩy cổng bước vào chợt sững lại bởi chú chó lừng lững như con bê đứng giữa sân gầm gừ nhìn Kinh. Nó nghĩ đích thị Kinh là thằng kẻ trộm. Một phụ nữ bế con nhỏ nhúng nhính đôi bầu vú căng đầy bước ra mở to cặp mắt sắc lẹm nhìn Kinh ngỡ ngàng. Kinh đứng ngây không nói được lời nào.
- Ông là ai?
- Tôi là Kinh đây.
- Ông đến nhà tôi có việc gì?
- Đã bảo tôi là Kinh! Đây là đất nhà tôi mà.
- Ông có điên không đấy.
Người phụ nữ một tay ôm con một tay đẩy Kinh ra cổng.
- Tôi là là Đào Kinh...Kinh ấp úng.
- Ông có là giời cũng mời ông ra khỏi nhà tôi. Gia đình tôi đã ở đây bao năm nay, đất đai nhà cửa tôi có giấy tờ nhà nước cấp hẳn hoi nhá. Ông đừng vớ vẩn.
- Chị cho tôi hỏi thăm con Măng.
- Thôi thôi, ông lầm lẫn mất rồi. Tôi không biết con Măng con Mực nào hết. Mời ông đi cho.
Kinh lại dò lần sang cụ già hàng xóm xưa để hỏi cho rõ sự tình. Kinh không ngờ cụ già cũng suy sụp nhanh vậy. Mắt cụ đã mù, tai lại điếc không còn nghe, không còn nhìn thấy gì nữa. Mọi người trong xóm không ai còn nhận ra Kinh. Kinh cuốc bộ ra cửa hàng ăn uống số Một tìm con Măng. Lại một lần nữa Kinh ngơ ngác, cửa hàng ăn uống số Một xưa cũng biến bay mất. Nơi đây đã thành khu trung tâm thương mại bán buôn sầm uất. Cả cái thành phố này không ai còn biết Kinh là ai. Kinh sà vào quán nước của một ông già bên vỉa hè hút nhờ điếu thuốc lào. Lần này có chết đói Kinh cũng không thèm nhờ vả Trần Tăng nữa. Kinh không muốn về quê trong cảnh tình khốn khó này. Biết tìm vợ chồng con Măng ở đâu? Cái con bé rõ bạc bẽo. Từ ngày Kinh vào tù, nó đi thăm Kinh có hai lần rồi lặn mất tăm. Lần đầu nó vào thăm khóc lóc, thương Kinh. Kinh đã tin, bảo nó chỗ giấu tiền và vàng để nó chạy cho Kinh được ra tù sớm. Lần sau vào thăm Kinh, nó lại bảo không tìm thấy tiền vàng đâu. Thế đấy. Chỗ giấu tiền vàng trong nhà, ngoài Kinh ra có ai biết đâu. Nó an ủi Kinh chịu khó cải tạo cho tốt để chóng được ra tù, sau này về ở với vợ chồng nó. Rõ con này còn lọc lõi hơn cả thằng bố Trần Tăng nó. Kinh hút một điếu thuốc lào, ngửa cổ nhả khói lim dim mắt nhìn lên bầu trời xanh, nhìn thiên hạ đang hối hả cuống cuồng qua lại trước mắt Kinh. Cụ già bán nước thi thoảng lại liếc trộm gương mặt dữ tợn của Kinh, một gương mặt đang âm mưu toan tính chuyện gì to lớn lắm.
- Anh không phải người vùng này đúng không? Bất chợt cụ già hỏi.
- Cụ đoán đúng đấy.
- Tôi biết ngay, nhìn anh có gì bức bách lắm.
- Cụ lại đoán đúng. Tôi đang muốn giết người mà không biết giết ai đây.
-  Nhà anh lại đùa.
- Tôi không đùa- Kinh nói- Cụ cứ tưởng tượng một thằng đi tù mười năm về, nhà cửa mất hết, lại bị đuổi ra đường không chốn nương thân, có lẽ hắn phải tìm giết một ai đó để lại được vào tù hớ hớ.
Cụ già cười hở cả cái miệng rộng không còn chiếc răng nào. Cụ nhìn Kinh vồn vã rót cốc nước chè ủ trong giành còn bốc hơi nóng đưa cho Kinh.
- Mời anh xơi nước, trông nhà anh có tướng giết người đấy. Tôi bảo cho mà biết nhá, giết người chẳng khó chi. Cái khó là giết ai? Ai là kẻ đáng phải giết?
- Tôi cảm ơn và bái phục cụ. Cụ qủa là người chí tình. Tôi đang băn khoăn lẫn lộn, chẳng còn biết ai là người thân, ai là kẻ thù. Tôi chào cụ  tôi đi.
Kinh lang thang ra bến tầu thuỷ, hi vọng gặp người quen. Kinh ngạc nhiên nhìn bảng thông báo tầu chạy ra biên giới xuất phát mười giờ đêm nay, ai cũng có thể mua được vé dễ dàng. Nằm trong tù Kinh đâu biết tuyến giao thông Miền Đông từ lâu người dân đã được đi lại bình thường. Kinh mừng quá mua ngay một vé, hy vọng ra được biên giới tìm gặp lại nàng Mai. Những năm đói khổ trong tù Kinh luôn mơ tưởng tới những tháng ngày hạnh phúc bên người đàn bà Trung Quốc. Ra được biên giới Kinh sẽ về lại ngôi nhà của gia đình nàng Mai ở gần bến sông. Chắc bây giờ thằng Thụân con trai nàng Mai đi bộ đội đã được về rồi. Gặp lại Kinh chắc nó mừng lắm. Kinh sẽ lại cùng nó làm ăn buôn bán như xưa. Chiếc thuyền của nàng Mai để lại, trước ngày vào tù, Kinh đã kịp sửa chữa giao cho thằng Tráng, cậu con trai ở xóm Hoa Kiều đưa sang Hải Phòng để tránh công an thu giữ làm tang vật trong vụ Kinh tổ chức đưa người trốn đi nước ngoài. Bây giờ thì không biết thằng Tráng phiêu bạt nơi đâu. Khổ thân cái thằng, đùng một cái mất cả cha lẫn mẹ, chẳng còn biết mình là ai. Liệu cậu ta còn giữ được chiếc thuyền ấy đến bây giờ?
Phấn khởi mua được chiếc vé tầu, Kinh vào quán cơm gọi đủ các món ăn thoả thích, bõ những ngày đói khổ trong tù. Mãi mười giờ đêm tầu mới chạy, Kinh vào nhà chờ, nằm ra ghế đánh một giấc rõ say. Khi tỉnh dậy Kinh đã thấy người chờ tầu ngồi chật kín xung quanh. Kinh nhận ra ai cũng lấm lét nhìn mình ái ngại. Họ tưởng Kinh là dân bụi nên để yên cho ngủ. Kinh ái ngại ngồi dậy, một bé gái nhẩy tót vào cạnh Kinh.
- Bác nằm mãi rồi, giờ đến lượt cháu. Bé gái nói.
- Thuỳ, con đừng hỗn. Lại đây ngồi với mẹ. Người phụ nữ mắng con, mắt nhìn Kinh thăm dò.
- Cứ để cháu nằm đây. Xin lỗi, tôi mệt quá nằm chiếm hết chỗ của mọi người. Kinh cười thân thiện, nhích ra một bên nhường chỗ cho cô bé.
- Cháu chỉ nằm chơi thôi mà bác. Mẹ cháu bảo khi nào xuống tầu ngủ ngon hơn.
- Mẹ cháu nói đúng đấy. Mười giờ đêm tầu chạy, ngủ một giấc đến sáng là tới bến.
- Bác thông thạo đường này nhỉ- Người phụ nữ vắn véo làm thân, bác đi tầu mà chả có đồ đạc gì, lát nữa nhờ bác mang xuống tầu giúp em mấy thứ nhé. Em về quê ngoại các cụ cho cứu đói mấy chục cân gạo.
- Cô về xã nào ngoài đó?
- Em về Thanh Xuân.
- Tôi cũng về Thanh Xuân đây.
- Thế thì may quá. Bác giúp Em.
Đến giờ nhà tầu đón khách, Kinh vác giúp hai mẹ con người phụ nữ bao gạo xuống tầu trước. Kinh nhận cho hai mẹ con chị phụ nữ chỗ ngồi cạnh cửa sổ cho thoáng mát. Kinh không ngờ bây giờ người ta lại đổ ra biên giới đông vậy. Các hàng ghế người ngồi chen chúc không thừa nghế nào. Kinh bảo chị phụ nữ ngồi nhận chỗ để Kinh chen xuống quầy căng tin hút liền hai điếu thuốc lào thấy người khoan khoái. Kinh mua bốn chiếc bánh mỳ dúi cho chị phụ nữ và bé gái mỗi người một chiếc.
- Bánh ngon lắm, hai mẹ con ăn cho nóng. Đi tầu cứ phải ăn no.
Bé gái nhìn Kinh cười thân thiện. Chị phụ nữ e ngại nhận chiếc bánh từ tay Kinh cảm động.
- Cảm ơn anh. Không có anh giúp đỡ mẹ con tôi không biết xoay xở thế nào.
Con tầu rùng rùng nổ máy tu lên hồi còi dài rời bến. Kinh nhìn qua ô cửa khoang tầu, những ngọn đèn trên phố lung linh mờ dần. Con tầu lao vào màn đêm mênh mông. Sóng ràn rạt mạn tầu, từng đốm lân tinh sáng lấp lánh bắn tung toé lên khỏi mặt nước đen sẫm. Từ lâu lắm Kinh mới có được cảm giác ấm lòng như lúc này. Qua bao thăng trầm cuộc đời, mỗi lần kinh trắng tay thì lại găp được sự đồng cảm của đàn bà. Các cụ xưa đã nói, “đen bạc đỏ tình” Có lẽ tại cái mặt Kinh chỉ khi nào hết tiền đói rách thì trông mới hiền đi làm đàn bà mủi lòng. Ngày còn khốn khó đi làm thuê cho gia tộc Hoàng Kỳ Bắc, Kinh đã được nàng Cam yêu mến. Kinh yêu nàng Cam đến ngẩn ngơ mụ mẫm cả người, nàng bảo sao Kinh cũng nghe. Chỉ từ khi Trần Tăng khoác cho cái áo cốt cán, Kinh vênh vang được ít ngày thì nàng Cam lại phản bội Kinh. Kinh Bắt quả tang Trần tăng ngủ với nàng Cam mà Kinh vẫn nhẫn nhục chịu đựng. Khi thất thế trơ trọi một mình, nghe trẻ con đặt vè mỉa mai khinh rẻ thì Kinh lại được nàng Mai thuyền chuối cưu mang. Khi cuộc đời có chút hương vị, nàng Mai lại bỏ Kinh mà đi để Kinh bơ vơ một mình. Và ngay lúc này, sau khi đã ngồi tù mười năm, Kinh lại đang được người đàn bà ngồi cạnh nhìn bằng ánh mắt thân thiện. Cô bé gái đã ngủ trong lòng Kinh vô tư.
- Anh ở xóm mấy Thanh Xuân?
- Tôi ở xóm hai.
- Anh nghĩ gì mà căng thẳng thế?
- Chẳng có chuyện gì.
- Thế mà tôi ngỡ anh đang gặp chuyện khó khăn. Trong đời ít nhiều ai cũng có lần gặp khó khăn- Người phụ nữ nói- Điều quan trọng người đó có vượt qua được không. Mỗi lần vượt qua mình lại có thêm kinh nghiệm sống.
- Chị nói đúng quá, chắc chị cũng đã gặp khó khăn nhiều.
- Lần khó khăn nhất trong đời tôi bị chồng mang đi đứa con ba tuổi về bên kia. Và tôi đã phải đi bước nữa với người đàn ông khác. Anh ấy cũng bị chị vợ chạy về bên ấy bỏ lại đứa con còn bé tẹo cho anh ấy nuôi. Con bé thật đáng yêu. Nó đang nằm trong lòng anh đấy. Con bé coi tôi như mẹ đẻ của nó vậy. Đàn ông các anh thân một mình sống dễ, đàn bà chúng em khó khăn lắm.
- Chị nói thế cũng chưa đúng, đàn ông không có bàn tay đàn bà cũng chẳng súng sướng gì.
- Quá nửa đêm, Kinh thiếp đi ở trạng thái nửa mê nửa tỉnh cạnh người phụ nữ mới quen. Lòng Kinh dịu lại ấm áp lạ lùng. Trong mơ, Kinh lẫn lộn nàng Mai chính là người phụ nữ này. Chợt có bàn tay êm ái nắm cổ tay kinh lay nhẹ, tỉnh dậy Kinh thấy con tầu đang từ từ vào bến. Nắng buổi sớm chiếu qua ô cửa khoang tầu hắt lên khuôn mặt người phụ nữ hồng rực. Lúc này Kinh mới nhận ra vẻ đẹp dịu dàng của người phụ nữ ngồi cạnh Kinh suốt đêm qua. Kinh lay gọi cô bé còn đang ngủ say trong lòng Kinh dậy.
- Cả đêm qua chị không ngủ sao?
- Tôi có thói quen mỗi lần đi tầu khó ngủ lắm- Chị nói- đưa tay đỡ đứa trẻ ngồi dậy.
Con tầu đã cập bến, mọi người rục rịch thu xếp đồ đạc xuốg tầu. Kinh vác bao gạo trên vai giúp chị phụ nữ. Chiếc xe khách đã đón sẵn trên bến, Kinh nhẩy lên xe nhận chỗ cho chị phụ nữ. Đường từ bến tầu về Thanh Xuân còn mười tám cây số nữa, những ai về thị trấn đều phải lên chiếc xe này. Sự ân cần của Kinh làm chị phụ nữ cảm động. Chiếc xe khách về tới thị trấn, chị phụ nữ nói:
- Cảm ơn anh đã gíup mẹ con tôi, chỉ còn vài cây số nữa, mời anh về nhà tôi chơi.
- Bác về nhà cháu, mẹ cháu luộc khoai mời bác ăn. Bé gái nũng nịu cầm tay Kinh, miệng cười rõ tươi.
Câu nói thật thà ngô nghê của bé gái, Kinh không nỡ từ chối. Kinh lại vác bao gạo lên vai cùng hai mẹ con chị phụ nữ đi dọc bờ sông xuôi về Thanh Xuân. Qua cơn biến động của cuộc chiến tranh biên giới, thị trấn đã bị san bằng địa. Dân tình đi sơ tán giờ đã trở về đất cũ đang hối hả xây dựng lại nhà cửa theo quy hoạch đô thị mới. Con đường chạy dọc bờ sông được mở rộng như đường thành phố. Những ngôi nhà cao tầng đang xây còn ngổn ngang gạch cát. Tới cửa nhà chị phụ nữ, Kinh đặt bao gạo xuống quan sát xung quanh mới nhận ra nơi này cũng chỉ cách nhà nàng Mai chừng vài ba trăm mét. Người phụ nữ mở cửa mời Kinh vào nhà.
- Tiếng quen chị từ hôm qua, vẫn chưa biết tên chị.
- Xin lỗi, tôi cũng đoảng quá chưa hỏi cả tên anh.
- Tôi tên là Kinh.
- Còn tôi là Duyên, cháu gái đây tên là Thuỳ. Bố cháu giờ này ra chợ Cá rồi. Tôi đi luộc khoai anh ăn nhé.
- Tôi phải đi, cám ơn chị. Giờ thì tôi chẳng cần giấu chị làm gì, tôi là thằng ở tù mười năm vừa được ra thì gặp chị.
Chị Duyên ngỡ ngàng nhìn Kinh.
- Hoá ra anh cũng đã qua những năm tháng khó khăn. Mười năm ở tù chẳng dễ dàng gì. Tại sao từ tối qua anh không dám nói điêù này.
- Chị mà biết tôi là thằng ở tù ra, liệu chị có dám chịu để tôi giúp không?
Chị Duyên cười gượng, con thuỳ ôm chân Kinh, hỏi:
- Bác Kinh ơi, đi tù có vui không bác?
Kinh cười trước câu hỏi ngu ngơ của đứa trẻ.
- Đi tù là phạm tội cháu hiểu chưa. Lớn lên cháu sẽ biết.
- Vậy bác đã phạm tội gì?
- Thuỳ, con không được hỗn nào.
- Trẻ con mà chị. Cứ để cháu nó tự nhiên. Bác mắc tội đã giúp nhứng người trốn đi nước ngoài cháu ạ.
- Mẹ đẻ cháu cũng trốn đi nước ngoài đấy bác ạ.
- Cháu học cho giỏi, thế nào cũng có ngày mẹ đẻ cháu được về thăm cháu. Thôi bác đi đây, chào hai mẹ con.
Kinh bước ra ngõ còn quay lại vẫy tay chào hai mẹ con chị Duyên. Qua một ngày tự do đầu tiên sau mười năm ngồi tù, Kinh thấp thỏm tìm về ngôi nhà của gia đình nàng Mai xưa. Vừa bước vào ngõ, Kinh đã nhìn thấy người đàn ông gầy guộc, mắt hom hem ngồi bó những cành thanh hao khô làm chổi. Thấy Kinh, người đàn ông hấp háy đôi mắt đầy gỉ vàng khè đùn ra hai bên sống mũi sần sùi. Mấy con gà con đói ăn dạn dĩ nhào vào đống thanh hao tìm mổ những con nhện con dán rúc trong đống thanh hao khô.
- Chào anh, Kinh nói, tôi là người quen cậu Thuận nhà ta. Cậu Thuận đi bộ đội đã về chưa hả anh?
- Về rồi, đang ở trong nhà đấy.
Kinh bước vào trong nhà, cả ba gian nhà vắng lạnh hôi mốc. Trong góc nhà có mỗi chiếc giường ọp ẹp trống trơn được trải chiếc chiếu rách trơ cả giát. Kinh rờn rợn nhìn lên ban thờ nhận ra bức ảnh ông nội thằng Thuận đang nhìn Kinh chằm chặp với ánh mắt căm hờn. Chẳng nhìn thấy thằng Thuận đâu, Kinh giật mình linh cảm có điều gì gờn gợn chạy ra sân.
- Cháu Thuận không thấy có trong nhà anh ạ?
- Anh không nhìn thấy nó sao, Nó đang ngự trên ban thờ với ông nội nó đấy thôi. Người đàn ông lạnh lùng nói, nó đã chết rồi mà anh không biết sao? Nó chết mà chưa kịp chụp ảnh để thờ nên anh không biết là phải. Từ ngày nó chết lúc nào nó cũng ở nhà với tôi không còn phải đi đâu hết. Nó rất yêu ông nội nó nên anh chả rủ được nó đi nữa đâu. Mẹ nó đã bỏ chúng tôi đi mất tăm mất tích rồi. Quân khốn kiếp, chúng tràn sang giết chết tươi thằng bé đang đóng quân trên đồn Pò Hèn. Nó giết thăng bé còn đang trong giấc ngủ say. Bây giờ thì nó không phải đi đâu nữa. Anh ở huyện đội đến phải không? Anh còn định rủ rê nó đi nữa sao?
Người đàn ông nói lảm nhảm mãi làm Kinh sợ hãi. Đúng anh ta đã bị điên. Không hiểu anh ta bị điên vì mất con hay vì ở tù lâu ngày qúa nên quẫn trí.
Kinh lang thang ra bến sông. Gió lộng lên từng đợt sóng lăn tăn, dòng sông vẫn lặng lẽ trôi như ngày nào. Hai bên bờ Thanh Xuân và Tầm Dương tầu thuyền đỗ san sát. Mùi tanh nồng từ những khoang thuyền vừa từ biển vào chất đầy cá cua tôm mực. Người mua kẻ bán nhốn nháo tranh giành nhau mối hàng. Kinh bước xuống bến ngó ngiêng, biết đâu trong số tầu thuyền lớn nhỏ kia lại có cả con thuyền của nàng Mai xưa. Con thuyền ấy đã làm thay đổi cuộc đời Kinh từ thằng nông dân chân làng Đoài trở thành thằng phản quốc phải đi tù mười năm liền. Trước khi vào tù Kinh đã kịp nhắn lại cho bà Cháo khi nào thuyền về bến phải bảo thằng Tráng đưa thuyền sang Hải phòng trốn, đừng để công an bắt. Kinh đi dọc bến, chẳng nhận ra con thuyền nào của nàng Mai xưa. Từ ngày vào tù, Kinh không nhận được tin tức của thằng Tráng, chẳng biết nó có còn giữ nổi con thuyền của nàng Mai? Mặt trời đã lên cao, một vài chiếc thuyền đã bán xong hàng nổ máy rời bến. Một chiếc tầu cá từ hướng khơi về muộn đang lừ lừ lao vào bến. Mấy mẹ buôn cá chầu chực trên bến nhao nhao xuống tầu tranh nhau từng lồ cá. Có tiếng la ó rít lên giận dữ của người đàn bà buôn cá. Bà ta  ngoa ngoắt chửi tất cả đứa nào con nào mua tranh mua cướp hết phần bà. Bà giậm chân bành bạch mắt trợn lên như muốn đâm thủng con tầu này cho chìm xuống sông, cho chết hết cả lũ người làm ăn buôn bán không biết điều nhường nhịn bà.
- Cha tiên sư bố chúng mày, bà ta gào lên, bà đã chờ ở bến suốt từ sáng, giờ về tay không thì húp nước đái mà sống được sao.
Từ giọng nói đến hình dáng của bà ta, Kinh nhận ra đúng bà Cháo, mẹ của cái Muôi cái Muỗng cái Thìa làng Đoài. Từ trên bờ, Kinh phi như bay xuống tầu. Tất cả người nhà tầu và những người buôn cá ngỡ ng&agr!!!15548_27.htm!!! Đã xem 32609 lần.

Mọt Sách sưu tầm
Nguồn: Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Văn Học
Được bạn: Mọt Sách đưa lên
vào ngày: 1 tháng 6 năm 2015

Truyện Dưới chín tầng trời ---~~~cungtacgia~~~---
--!!tach_noi_dung!!--

Mọt Sách sưu tầm
Nguồn: Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Văn Học
Được bạn: Mọt Sách đưa lên
vào ngày: 1 tháng 6 năm 2015

--!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!--