CHUYẾN XE ĐÊM
Tác giả: MA VĂN KHÁNG

     hiếc xe lại hỏng.
Lần này là lần thứ mấy, kể từ lúc nó rời biên giới? Ngồi ở băng ghế sau, người phụ nữ phương Tây xinh xắn không nhớ, nhưng khó chịu và buồn lo lộ ra mặt. Bởi vì lúc này trời đã tối. Trời tối ở một vùng đất xa lạ, còn ngổn ngang, bữa bộn vết tích của chiến tranh. Đất hoang lạnh, loang lổ những vết cháy. Cây xém, ủ rũ cạnh những đống vỏ đạn pháo lớn và những vòng thép gai bò loằng ngoằng gớm guốc. Đường đã vắng từ lúc chập tối.
Giờ, thì chẳng còn sự sống trên mặt con đương gập ghềnh, lồi lõm hố đạn pháo. Không có xe đi ngược chiều và cùng chiều, kể cả những chiếc xe hai bò kéo, bánh xe to một cách cổ lỗ và như là vô lý của những người dân vừa ra khỏi cuộc chiến tranh đang tìm đường trở về quê cũ. Không còn tiếng nó lăn lọc cọc đều đều trong hành trình giống như trong một cuộc viễn du vô định.
Giờ, chiếc xe trở nên cô đơn.
Họ đã phải đổi xe ở biên giơi. Chiếc Mazda sang trọng được thay thế bằng chiếc com măng ca cũ kỹ minh đầy bụi, lam lũ, không có biển số. Trông nó đã nao cả lòng, nhất là khi nghe ngươi sĩ quan dặn người lái xe: "Chú ý: gặp ai, không được nói cho họ biết xe chở ai, đi đâu. Dọc đường, không cho bất cứ một ai đi nhờ xe".
Ngươi phụ nữ hiểu ngay từ lúc đó: tính mệnh của họ trên đất nước xa lạ này hoàn toàn phụ thuộc vào chiếc xe và anh lái xe, một chiến sĩ Việt Nam nhỏ nhắn hiền lành. Ôi chao! Chiếc xe thì quả là không tin cậy được. Giờ, nó lại chết giữa vùng đất mênh mang, nhìn đâu cũng chỉ thấy mờ mờ nhũng cây thốt nốt cao lớn, chơi vơi trên vòm trời, chẳng có gì chơi vơi, chống chếnh như loài cây ấy vào lúc này.
Thấy xe hỏng, người đàn ông phương Tây ngồi cùng người phụ nữ, từ nãy vẫn lim dim như hoài niệm cái gì đó, choàng tỉnh, đẩy cửa xe, chui ra. Đó là một người đàn ông cao lớn, vạm vỡ, bụng xệ. Cái bụng xệ không gây ấn tượng chậm chạp, nặng nề. Vì cái quần jean bó tôn người ông cao lên, rất hòa hợp với cái áo bu-dông bó gọn thân trên và cái vẻ háo hức trẻ trung trên khuôn mặt dãi dầu, từng trải. Ông là phóng viên của nhiều tơ báo lớn trên thế giới, quen với những khung cảnh chiến trường, nỗi hiểm nguy và những sự kiện mới mẻ, sôi động của hành tinh.
- Rô-đa, em cứ yên tâm.
Người đàn ông ghé mặt vào cửa xe, an ủi người phụ nữ. Cạnh ông, chị nhỏ bé, non nớt như một cô em út. Họ mới lấy nhau. Và người đàn ông đã thuyết phục được vợ mới cưới thuận theo ý muốn phản ánh cái máu mê nghề nghiệp của mình: hưởng tuần trăng mật trên con đường thiên lý của nghề nhà báo, ở một đây nước xa xôi, đầy bí hiểm: "Em có biết không? Bọn cai trị ở nước ấy bắt đàn ông đàn bà phải sống cách biệt trong các trại tập trung. Chúng chỉ định người đàn bà này lấy người đàn ông kia. Chúng cũng tổ chức cưới cho họ. Cưới hàng chục cặp ghép đôi như ghép gà, ghép lợn rồi ai lại về trại nấy. Không ai được phép có một cái gương. Soi mặt dưới bóng nước, bắt gặp chúng đập chết liền". Nghe người chồng nói vậy, người vợ rùng mình. Thật là kinh khủng và quái gở. Làm sao có thể tin được. Tính tò mò được khơi dậy. Chị bằng lòng. Và họ bay đến Việt Nam, rồi bây giờ quá cảnh qua đây, vùng đất nước vừa mới thoát khỏi cái tai ương khủng khiếp vô nhân đạo nhất kia, mới có ít ngày.
Được sự an ủi của chồng, người phụ nữ yên dạ. Chị gật đầu hơi nũng nịu. Và người đàn ông hôn vợ rồi đi lên phía đầu xe lúc này nắp ca bô đã mở, hất lên; ở đó lúi húi bóng người lái xe bé nhỏ.
- Xe làm sao thế, anh người Việt - Người đàn ông hỏi, giọng cô tỏ ra không sốt ruột.
- Thủng két nước, ông ạ. Người lái xe đáp khẽ, nhưng lại chợt giật mình chồm lên, gào vào trong xe lúc đó có ánh đèn vừa lóe dậy vàng đục: Tắt đèn! Tắt đèn đi, chị ơi!
Người đàn ông quay đầu lại. Ánh đèn trong xe vừa bật - chắc là người phụ nữ định tìm cái gì đó - đã tắt ngấm. Người phụ nữ kêu the thé, chừng như bực bội.
Ngươi đàn ông bước lại giữa xe, nhún vai. Trong xe, im thin thít. Cả hai đều tự hiểu một cách thật sâu xa rằng, ánh sáng lúc này là mục tiêu của bao điều hung hiểm. Tốt nhất là yên lặng trong đêm và chờ đợi. Nhưng mà chờ đợi bao lâu nữa. Thủng két nước giữa chốn này!
Người đàn ông đứng tựa lưng vào cửa xe như chở che cho vợ, nhìn anh lái lui húi ở đầu xe, chốc chốc lại thở dài vô vọng.
Nhưng bỗng, thình! Nắp ca bô xe dập xuống. Người đàn ông bước nhanh lên đầu xe. Người lái xe đang lau tay.
Lát sau, ông quay lại, mở cửa xe, gieo mình xuống cạnh vợ, thở phào sung sướng:
- Thủng kết nước! Nhưng, thật là kỳ diệu! Thật là kỳ diệu!
- Chữa được rồi, Bốp? - Người phụ nữ níu vai chồng, ríu rít: Chữa xong thật rồi à! May quá!
- Anh ta đã chữa. Bằng gì em có biết không? Ở Cu-ba, năm sáu mươi, anh cũng gặp một ca như vậy. Ở Ăng-gô-la vừa rồi chiếc xe chở anh cũng rơi vào cảnh tương tự, người lái xe bít lỗ thủng bằng xà phòng. Còn ở đây, bây giờ, anh lái người Việt này chít các lỗ thủng bằng cứt trâu! Thật là kỳ lạ!
Thật là kỳ lạ! Lúc chiều tối, họ đã gặp những chiếc xe từ chiến trường về, đi ngược chiều tới họ. Nhiều chiếc không kính. Có chiếc dùng đèn pin thay đèn pha và cả hai vợ chồng đã cười như nắc nẻ khi thấy một chiếc xe trên nóc buồng lái đặt một phuy xăng, xăng theo vòi cao su rỏ thẳng xuống đầu máy, chắc là bơm xăng hỏng. Họ đã băn khoăn tự hỏi: những người chiến sĩ kia, vì lẽ gì mà vất vả thế? Họ đem thân họ đến đất này đâu có phải là để giải phóng cho đồng bào họ? Ai cũng biết người Việt đã trải qua hơn ba chục năm chiến tranh trên đất nước của mình rồi. Người phóng viên đã hỏi câu đó với một vị chỉ huy ở biên giới. Người chỉ huy nguyên là một thầy giáo dạy tiếng Pháp. Ông không trả lời thẳng vào câu phỏng vấn của nhà báo: “Theo chỗ tôi biết, trong ngôn ngữ tất cả các nước châu Âu, đều có chữ tình. Tình yêu, tình bạn, tình gia đình, tình thầy trò - ông nói điềm đạm. Nhưng trong tiếng Việt của chúng tôi, cạnh chữ tình còn có chữ nghĩa; nghĩa về phương diện nảo đó, là kết tinh của tình, nghĩa vợ chồng, nghĩa bè bạn, nghĩa xóm giềng lân bang...". Đó thật là một điều mới lạ nữa vơi người phóng viên.
Và bây giờ khi xe đã chữa xong, tiếp tục lăn bánh, người phóng viên lại có cảm giác ngỡ ngàng, mỗi bánh xe lăn là một bước đi vào những điều chưa biết, tư cảnh quan tới không khí, khoảng trời.
"Mùa khô kéo dài 6 tháng. Người đàn ông nhớ tới một trang sách trong cuốn sách khảo cứu về đất nước này mà ông đã được đọc rất kỹ trước khi qua đây. Bạn có thể nhìn thấy cây thốt nốt xa tít ở chân trời chỉ còn nhỏ bé, đơn côi như ngọn cỏ, đựng trơ vơ như chứng nhân từ tiền sử. Đất phù sa cổ khô, chờ mưa xuống sẽ xuê ra, tơi tả. Lúc ấy người Khơ-me sẽ sạ lúa, cứ mỗi mẫu là 60 cân hạt. Cây lúa cao lên, họ sẽ bừa áo đi. Cây yếu tự chết. Cây nào sống sót thì sống mạnh mẽ, mãnh liệt, y hệt con người ở xứ sở này. Đất nước sống bằng gạo và khô cá này ngờ đâu đã có lịch sử từ 2500 năm trước công nguyên, đã trải qua các vương quốc, vương triều...".
Bánh xe chạm đánh kịch vào gờ một chiếc cầu, cắt đứt dòng suy tưởng của người đàn ông. Cả hai vợ chồng cùng hơi bị xô về phía trước. Và họ cùng nhìn thấy lố nhố trong bóng đêm ba bốn cái mũ sắt cùng mấy ngọn súng tiểu liên. Người lái xe ngoảnh ra cửa, đưa tay lên chào những người gác cầu, nói cái gì đó và chiếc xe lại lăn đi ngay.
Sự gặp gỡ thỉnh thoảng một chiếc cầu và các trạm gác vừa làm cho hai vợ chồng người phóng viên yên lòng, lại vừa gây cho họ cảm giác phấp phỏng.
Xe cách cầu được một quãng, người lái xe trẻ tuổi, quay lại, vẻ như là bâng quơ:
- Không có bộ đội thì trong vòng một ngày, chiếc cầu sẽ bị bọn phỉ phá sập ngay.
Ngươi phụ nữ co người lại sau câu nói đó. Nhất là lúc này đêm bỗng nhiên trở nên nhờ nhờ sáng, người đàn ông háo hức vì nghề nghiệp, đã chuyển lên ngồi ở ghế trước và không khí trở nên hắt hiu khác thường. Đêm mờ cành hiện lên sự vắng vẻ, cái vắng vẻ chứa chấp những bất trắc khôn lường.
- Một đất nước huyền thoại và trữ tình. Rô-đa ạ.
Người chồng quay lại, đắm chìm trong suy tưởng, thoát khỏi cái hiện thực lạnh lẽo ngoài kia. Nhưng người vợ đã bíu lấy cổ chồng, giọng lạnh run:
- Bốp, lạy Chúa! Sao chúng ta không đợi sáng mai hãy đi.
- Ồ nghề nghiệp của anh. Rô-đa à, trong tĩnh lặng buổi đêm, ta nhìn được chiều sâu của các sự kiện.
- Lạy Chúa! Em vùa đọc xong “Chùm nho uất hận" của Sten-béc. Sao em có cảm giác chúng ta đang ngồi trong chiếc xe Hudson của gia đình Tôm đi về miền Ca-li-phoóc-nia xa xôi, vô định quá.
- Đừng nghĩ u ám thế. Rô-đa.
- Lạy Chúa, trong cuộc di cư tuyệt vọng ấy, thoạt đầu là ông nội Tôm chết, kế đó là bà nội Tôm...
Người đàn ông lắc đầu, im lặng. Cái rùng mình từ người phụ nữ lan sang ông, lướt qua ông để lại trong ông một cảm giác lửng lơ và khi thấy xe chạy gần một tiếng đồng hồ nữa mà không gặp lại một chiếc cầu nào thì ông thấy nỗi lo sợ của người vợ là hợp lý ông cũng thấy như mình đang chờ đón một cái gì đó như là sự may mắn, điều rủi ro, và các chức phận cảm giác của ông căng dần lên, khó chịu.
Thấm nhiễm khắp không gian là cơn tê giá của những hãi hùng tưởng tượng mà hết sức đáng sợ. Trời đất trống tuếch, nhưng bất cứ ở nơi nào đó cũng có thể nảy ra một cái gì đó rất bất ngờ, ở ngoài sự phỏng đoán của con người.
Sự tương phản tình cảm ở trong xe, đối cực với trạng thái tâm lý của người phụ nữ và phân não của người đàn ông, là anh lái xe. Anh còn rất trẻ trong bộ quần áo lính, những bộ quân áo lính không bao giờ mới, nhưng bao giờ cũng làm cho người mặc trẻ ra. Chỉ độ hăm mốt hăm hai, anh có một khuôn mặt không thật đặc sắc nhưng dễ mến, nhìn bán diện, cái trán hơi dô, gò mũi cao và cái cằm thon lẹm, nhỏ, hệt cằm con cái. Song đáng chú ý nhất là con mắt. Xe chạy không đèn. Nhưng mắt anh là ngọn đèn. Hình như nó phát ra hai luồng sáng. Và con người trẻ tuổi ấy lại diễn đạt sự bình tĩnh đến mức người đứng tuổi vốn có ưu thế ấy phải ghen tị. Sự bình tĩnh thuần thục và tự nhiên làm sao. Đó không phải là sự lên gân cố tinh, hay thái độ vô tư lự, không hiểu biết. Cũng chẳng phải là sự phớt lờ, khinh bạc. Sự bình tĩnh vì từng trải, vì làm chủ được sự vật, hòa hợp một cách thật nhuần nhuyễn với cái gì đó như là một bản lĩnh chiến sĩ, có thể hiện lên thành hình hài cho một kiệt tác điêu khắc.
Người phóng viên phương Tây cảm nhận điều đó không thật rõ ràng, nhưng ông muốn ghi lại hình ảnh này trong ký ức vâ ông đang tận từ ngữ, phong điệu để định hình sự diễn đạt. Nhưng, ông bị đột ngột.
- Ông nên ngồi ra ghế sau đi.
Người lái xe bỗng ngoảnh sang người phóng viên, nói khe khẽ, nét mặt không hề thay đổi, nhưng đó là một nét mặt khó miêu tả nhất vì đằng sau cái thần thái tự nhiên ấy là cái mênh mang sâu thẳm của tinh thần. Người phóng viên dò đoán, cố nắm bắt cái tinh thần ấy thì người lái xe đã thêm:
- Ngồi ở ghế trên này nguy hiểm đấy, ông ạ.
Lần này giọng nói của người lái xe có vẻ nghiêm trang. Lập tức, ngươi phóng viên cảm thấy bị xúc phạm.
- Tôi đã từng ở mặt trận Pa-lét-xtin. Tôi đã ở bãi biển Hi-rôn Cu ba khi bọn Mỹ bị đánh trả tơi bời. Tôi vừa ở Áp-ga-ni-xtăng về...
Người lái xe quay lại, hai con mắt thông minh chớp chớp. Anh hiểu ông nhà báo, nhưng hơi mỉm cười:
- Ở đây bọn tàn quân Pôn Pốt nó ranh ma lắm, ông ạ. Phát súng đầu tiên chúng dành cho người lái. Phát sau là một quả B.41. Tháng trước có một ông bị vạ lây với tôi vì thế, may chỉ bị thương. Vả lại đừng nên để bà ấy ngồi một mình.
Cơn tự ái của người phóng viên tan ngay sau câu nói ấy. Ông hiểu rồi: không phải là người lái xe coi thường ông. Nhân cách này cao cả và lạ lùng: anh ta chỉ muốn mình mình hứng chịu nỗi hiểm nguy.
Xe dừng lại một phút để người đàn ông chuyển về hàng ghế sau. Và khi xe tiếp tục chuyển bánh ông lại rơi vào một trạng thái tâm lý dở dang, lừng chừng rất quen thuộc. Y như cái cảnh tranh tối tranh sáng nhuốm một vẻ bâng khuâng ở ngoài xe: đồng hoang trải rộng chập chờn những đám sương trắng mỏng manh như khói ẩn giấu đâu đó nỗi kinh dị về những huyễn tượng yêu ma, quái đản.
Xe đã gặp lại một chiếc cầu. Trên dặm đường thăm thẳm, đó là nỗi an ủi duy nhất của nó. Lần này trời sáng hơn. Và vì người lái dừng xe xin thuốc lá người gác nên người phóng viên nhìn rõ gương mặt, những anh bộ đội Việt Nam: những người lính rất trẻ, tỉnh táo và mắt lấp lánh nhiệt tình khi nhận ra trong xe có hai người phương Tây, nhất là lại có một phụ nữ.
Nhưng, cuộc gặp gỡ như định kỳ ấy lại khiến người phụ nữ thấp thỏm. Về tâm linh, chị tinh tế hơn chồng. Sau phút yên lòng, chiếc xe đi vào nỗi bơ vơ, đơn chiếc. Ở mỗi đoạn đường, hai cây cầu là hai điểm nương tựa, an toàn, và chỉ có vậy thôi, còn khúc giữa dằng dặc là dặm đường đầy những bất hạnh khôn lường.
Người phụ nữ níu tay chồng, dồn dập hơi thở:
- Bốp! Thật là kinh khủng! Chỉ với cái không khí này em cũng đã hiểu bọn người xưa kia thống trị xứ sở này tàn ác như thé nào. Nhưng, sao ta lại dấn thân vào đất này! Thật là mạo hiểm! Mà em cũng chẳng hiểu: tại sao người Việt lại dính vào công việc ở đây. Họ rỗi việc quá hay sao, nên thấy đám cãi nhau liền xô lại can.
- Không phải! Bọn Pôn Pốt đánh họ đấy chứ! Người đàn ông cải chính.
Người phụ nữ vẫn lắc đầu:
- Em không thích, Bốp à. Chúng ta sống yên ổn, thái bình và buôn bán với ai thỏa thuận với ta. Sao họ không như ta?
Lần này người đàn ông không giải thích cho vợ nữa. Chị là một phụ nữ xinh đẹp, đảm, yếu ớt và ngây thơ. Vậy thôi. Nhưng người lái xe sau khi nghe người đàn ông dịch lại câu nói của người phụ nữ, gần như nhoai nửa người qua lưng ghế, anh chỉ lái có một tay.
- Chị chưa hiểu dân tộc tôi. - Anh nói - Chị tôi, năm trước xung phong đi xây dựng kinh tế ở Tây Nguyên. Hăm hở lắm. Những vừa rồi tôi về phép thì gặp bà ấy bồng bế tất cả con cái về làng. Không phải bà ấy không chịu được khổ. Trên ấy sung túc là khác. Nhưng bà ấy về vì... nhớ quê. Cái làng quê Việt Nam giữ chặt chân người ta lắm. Người ta chẳng muốn rời khỏi làng nình, xã mình, huyện mình, tỉnh mình, chứ đừng nói đi tới nước khác. Người Tàu thì khác! Với ba củ lạc rang, họ đi khắp thế giới. Họ đến đất này, thoạt tiên xin ngủ nhờ đầu hè nhà người Khơ me. Ít lâu sau, họ mở sòng bạc, cửa hàng tạp hoá. Rồi họ lấy vợ người địa phương. Rồi bắt đầu mua đất. Người Campuchia đánh bạc hết tiền, cầm đất. Hết đất, thế là vợ chồng con cái lên xe cho bò kéo đi. Thực dân một cách êm thấm là cái cách của ngươi Tàu. Còn chúng tôi, tất nhiên không phải thế. Nhưng nói thế nào để chị hiểu nhỉ? Ờ, vấn đề chính trị, ờ, đúng là bọn Pôn Pốt đã gây sự với chúng tôi... nhưng không phải chỉ có thế...
Hình như lúng túng về cách diễn đạt, người lái xe trở lại tư thế bình thường, hai tay xoay nhè nhẹ vành tay lái:
- Ông bà trông kìa, có giống cánh đồng ma không? Người Khơ-me có câu thành ngữ rất hay: "người Tàu đuổi người Khơ-me, người Khơ-me đuổi ma". Đó, cầm đất cho người Tàu xong, người Khơ-me lại lặn lội đến các cánh đồng hoang, bắt đầu khai phá.
"Anh ta hiểu biết vấn đề một cánh sâu xa". Người phóng viên nghĩ. Nhưng, câu chuyện về tội ác của bọn người cai trị đất nước này lẽ ra có thể kể được rất nhiều nữa đã bị dừng lại. Dường như không muốn gây những ấn ương nặng nề cho người phụ nữ, cảnh ở ngoài xe đã đủ lắm rồi - anh lái xe, sau một vòng cua hẹp, giọng bỗng trở nên nhẹ tênh:
- Đến Campuchia, ông nên đưa bà ấy đi xem Ăng-co.
- Anh đã đi chưa? - Người phóng viên hỏi.
- Tôi đã đưa khách đến đó một vài lần. Chà! Thật là cả một kỳ quan. Mùa khô này, ông bà nếu xem ở phía đông nên xem từ quãng 8 giờ đến 10 giờ sáng. Lúc ấy mặt trời vàng như mật ong, tượng các vũ nữ rực rỡ, lộng lẫy nét hình, đẹp hơn tượng trong hoàng cung nhiều. Ừ, đẹp nhất là tượng phụ nữ. Mà phụ nữ Campuchia đẹp thật. Bà chị tôi 38 tuổi đã xồ xề. Phụ nữ dân tộc này 40 vẫn thon gọn, vóc dáng, đầy sức sống nữ tính - Anh lái xe hơi mỉm cưỡi: Ông bà nên đến Ăng-co. Đến đó, ông thử nghĩ, giả dụ ông có một người xóm giềng tài năng như thế...
Ngươi phụ nữ bị nỗi sợ hãi ám ảnh dày vò, không để ý tới ý tứ chứa đựng trong từng câu nói của anh lái xe, nghe chồng dịch lại chưa hết, đã lắc đầu quầy quậy:
- Không! Không! Tôi chẳng đi đâu cả! Lạy Chúa! Đến Phôm Pênh tôi mua vé máy bay về ngay nước tôi thôi. Bốp! Thôi đừng kể những chuyện khủng khiếp nữa.
Những câu nói gay gắt của người phụ nữ làm không khí trong xe trở nên nặng nề. Không ai nói nữa. Và lúc này, xe đang đi vào một vùng tối âm u. Bóng đen từ khu rừng cao su rậm tỏa ra, vệt đường trước kính xe chìm lẫn vào cõi mung lung.
Mắt căng rọi cái nhìn tập trung vệ phía trước, anh lái xe cho xe chạy chầm chậm như vừa chạy vừa dò đường. Người phụ nữ nép vào bên chồng, run rẩy. Chị lẩm nhẩm như đọc kinh: "Bốp! Chắc chắn là họ đã dò mìn cẩn thận rồi chứ". "Bốp, sao mãi không đến một chiếc cầu nào "Bốp, dừng lại ở trạm gác cầu sắp tới nhé. Em chịu không nổi nữa rồi!".
Và nỗi sợ hãi của chị đã tới cực điểm, đã thành sự thật. Chị bỗng ôm chặt chồng, rú lên một tiếng khiếp đảm và tắc nghẽn.
Đoành! Đoành! Đoành! Đạn vừa nổ ba tiếng phá vỡ bõng đêm. Đó là tiếng súng bắn chiếc xe của bọn tàn quân.
Người phóng viên chồm lên, thét một tiếng còn kinh hãi hơn tiếng rú của người phụ nữ, ông nhìn thấy người lái xe đập mặt xuồng vành tay lái:
- Trời!
Ông run hết cả người, cảm thấy mất hết tự chủ. Cảnh tượng trước mắt ông là sự thật mà như ác mộng. Tên phỉ thiện xạ nào đó bắn thật chính xác, ba viên đạn xuyên qua ngực người lái xe phá chếch ở phía lưng anh. Anh gục xuống lưng hơi cồm dập, ở đó mấu đà ứa ra đen thẫm. Vậy là hết rồi. Hết rồi. "Phát đạn đầu chúng dành cho ngươi lái xe. Phát thứ hai là một quả B.41“ Bọn tàn quân vẫn giữ cái lối xử sự như thời chúng còn thống trị đất này: chúng không ưa bắt tù binh, không sử dụng trại giam. Chúng giết người ngay tại chỗ, gọn ghẽ và chóng vánh.
Người đàn ông lảo đảo đứng dậy, mất hết tri giác. Nhưng ông bỗng nắm lấy lưng ghế trước. Sao lạ thế này? Trong cái phút hoàn toàn tuyệt vọng nãy, khi người vợ yêu quý đã chết ngất bên mình, kỳ lạ quá, ngươi đàn ông bỗng thấy trọng lượng thân thể mình sụt xuống, ông hẫng ngươi, chông chênh trong một cảm giác mờ mờ ảo ảo: ngoài cửa xe, cảnh bỗng chuyển dịch như các khuôn hình của một cuộn phim.
"Xe vẫn chạy". Người đàn ông bàng hoàng khi thấy phía sau xe vụt qua một luỗng hơi nóng ngột và một tiếng nổ lớn. Ông ngồi xuống, nghiến chặt răng.
Quả thật chiếc xe có khựng lại, nhưng chí một giây thôi. Và bọn tàn quân chưa kịp phóng quả đạn hủy diệt vào nó, nó đã tiếp tục lăn bánh. Chiếc xe không chết. Nó lao vùn tụt, tốc độ xem ra có phần còn nhanh hơn lúc nãy. Tựa như có một lực vô hình đẩy nó. Tựa như có một phép thần nào điều khiển nó. Tựa như vừa xuất hiện một bầu trời năng lượng mới chưa từng có. Bởi vì anh lái xe người Việt vẫn gục trên tay lái, máu càng lúc càng đẫm khoang lưng áo. Bởi vì anh lái như đang ở trong giây phút hấp hối: thỉnh thoảng anh lại nghển lên giống như là quằn quại, nhìn về phía trước, rồi lại dụi mặt xuống tay lái, đau đớn hực hực thở hắt ra.
Mươi phút sau, chiếc xe đỗ lại ở một cây cầu có những người linh gác. Anh lái xe đã bất tỉnh, nhưng chân vẫn còn đặt hờ trên chân ga, tay vẫn nắm chặt vành tay lái.
Câu chuyện về chiếc xe vượt qua cõi chết vô cùng khó hiểu đã trở thành một trong những chuyện kỳ lạ của chiến tranh. Tính toán chi li thì với ba viên đạn xuyên qua phổi, anh lái xe người Việt coi như đã gục ngay tại chỗ rồi. Cũng không phải là chiếc xe đã chạy theo quán tính. Đường rừng ở đây ngoằn ngoèo, không theo một sơ đồ cố định nào... Vả lại, tính ra, nó đã chạy được tới gân mười cây số để tới sự sống an toàn.
Câu chuyện gây xôn xao cho các bác sĩ và các phóng viên.
Hai vợ chồng ngươi phóng viên phương Tây đền bệnh viện. Anh lái xe người Việt chưa chết. Đến bên giường anh, người phụ nữ đặt bó hoa lên cái bàn nhỏ cạnh anh, nước mắt giàn giụa. Con người đàn ông, thói quen nghề nghiệp lại hòa vào xúc động của ông.
Ông nắm tay người lái xe trẻ tuổi, rưng rưng:
- Thật là kỳ diệu! Vì sao lại có thể như thế được, anh người Việt ơi?
Mặt nhợt vì mất máu, anh lái xe mấp máy đôi môi nhỏ:
- Lúc ấy tôi như chết rồi. Nhưng ông bà là người tôi có trách nhiệm phải đảm bảo an toàn, ông bà như mọi người, cần phải sống. Ông bà lại mới lấy nhau. Tôi như chết rồi. Nhưng chân ga chưa chết, mắt cũng như tay cố sông thêm, cố gắng để sống thêm...
Ngước lên nhìn người phụ nữ mi mắt đầy nước, anh lái nhoẻn cười nụ cười in dấu cơn đau, méo xệch:
- Ông bả nên đi thăm Ăng-co đi. Đó mới là sự kỳ diệu...
Anh nói thế đã là quá sức rồi. Người phóng viên vội ghi lại ngay những lời của anh. Vì đó có thể là nhận lời cuối cùng của một người đã tự biểu hiện một cách hết sức tự nhiên và khiêm tốn nhân cách dan tộc mình: một dân tộc vị tha, sống, chết vì ngươi khác; điều đó đã thành một đạo lý, một nguồn năng lượng vô tận của họ.

4-12-1980