ĐIỂM TỰA
Tác giả: VŨ NGỌC KHÔI

     nh Phương thân yêu.
Khi viết cho anh lá thư nay tôi phải ghìm cơn đau quặn một. Một viên đạn đã nằm sâu trong mạng sườn của tôi. Tôi bị thương vào đợt tấn công thứ mười lăm của bọn phản động. Lúc này tiếng súng đang lùi dần vê phía bên kia biên giới. Những không vì thế mà chúng tôi rời bỏ điểm chốt trên đầm lầy. Năm mười hai ngày đêm chiến đấu, nó đã trở thành điểm tựa vững chãi trong lòng mỗi chúng tôi.
Chính vì điều này, hôm nay giữa hai trận đánh, tôi gắng viết cho anh.
Như anh biết đấy, sau khi cấp trên điều anh - một ngươi bạn chiến đấu ý hợp âm đầu của tôi - tới một chiến trường cần thiết khác, đơn vị được bổ sung thêm đồn trưởng Nghĩa. Đối với Nghĩa, tôi luôn luôn quý trọng và kính yêu như người anh. Nghĩa hơn tôi về tuổi đời và hiểu biết Anh chiến đấu rất dũng cảm và tận tụy với nhiệm vụ. Nhưng trong cuộc chiến đấu vừa qua, giữa tôi và Nghĩa có những nhận thức không giống nhau. Bởi vậy, chúng tôi vừa trải qua không chỉ là những trận chiến đấu quyết liệt để đánh thắng quân thù mà còn là một cuộc đấu tranh nội bộ để giành lấy sức mạnh chiến thắng ấy. Tôi thiết nghĩ, đó là điều bổ ích cần phải nói với anh.
Cách đây hai năm: bọn phản động bắt đầu đánh lén chúng ta. Hai năm trời, chúng vu khống, gây hằn thù và liên tục tấn công, nhưng chưa bao giờ chiến trường căng thẳng như bây giờ. Trước đợt chiến đấu này, bộ chỉ huy mặt trận tới thăm đơn vị và dân quân đồng chí chỉ huy mặt trận đã giao nhiệm vụ: bằng bất cứ giá nào, các đồng chí cũng phải giữ vững từng tấc đất của Tổ quốc, giữ yên lành sự sống của nhân dân..."
Như anh đã biết, trong địa ban này thì vùng đầm lầy là một trọng điểm. Đó là cửa ngõ để xuyên vào đường lộ. Phía trước đầm lầy là dòng sông biên cương. Phía sau là ngọn núi đá vôi độc nhất nổi lên ngăn cách với đồng bằng. Dãy núi chạy dài theo hình cánh ná án ngữ biên giới. Nếu chiếm được điểm cao nay, kẻ dịch sẽ khống chế toàn bộ tuyến đường vận chuyển phía sau và một hệ thống thị trấn làng mạc đông dân cùng cánh đồng lúa phì nhiêu đang mở rộng.
Với những ý nghĩ đó, vùng đầm lây trở thành quyết chiến điểm của phân đội chúng tôi. Lúc đầu, trạm kiểm soát biên phòng đóng ngay trên cửa lạch. Bọn Khơ-me đỏ đã nã súng vào đây nhiều lần. Về sau, chúng tôi rời trạm vào sâu trong rừng đước, và chuyển cát, chặt cây đóng cọc, tổ chức thành những công sự khá kiên cố. Với những công trình đó, chúng tôi sôi nổi chuẩn bị cho cuộc chiến đấu mới. Nghĩa năng nổ chèo thuyền và chạy hết điểm này đến điểm khác để đôn đốc anh em. Giữa lúc ấy, địa phương tăng cương thêm cho chúng tôi một trung đội dân quân. Trực tiếp chỉ huy đơn vị này là xả đội trưởng Ba Lực, một du kích dã từng chiến đấu dày dạn trong vùng đầm lầy. Người anh hơi thấp nhưng to chắc, luôn luôn tất bật với dáng điệu tươi cười, một vai đeo túi dết, một vai quàng khẩu AK báng gấp. Gặp nhau, anh bóp chặt tay tôi và cưỡi khà khà vang một khúc rừng:
- Đánh tới hả? Thui ruột cũng không lui, nghen.
Chúng tôi ôm chầm lấy nhau, cười chảy nước mắt.
Trong buổi hội ngộ hôm đó, tôi còn gặp điều cảm động bất ngờ nữa. Anh còn nhớ Năm The chứ? Cô bé dịu hiền hễ ai nói đùa là má đỏ ửng lên, cứ bối rối cắn đuôi tóc ấy mà - Cái cô bé dũng cảm đã xung phong làm giao liên cho đồn biên phòng khi chúng ta mới đặt chân lên khảo sát cùng biên giới này ấy mà. Xin lỗi, tôi phải nói kỹ với anh điều này, bởi vì, giờ đây The đã trở thành người gắn bó với cuộc đời tôi. Chúng tôi chính thức yêu nhau đến nay vừa tròn ba tháng mươi hai ngày. Tôi viết thư về nhà. Má tôi lặn lội từ rừng U Minh lên đây để thăm chúng tôi. Đơn vị cùng hai gia đình đều hài lòng.
Hôm chia tay The để trở lại vùng đầm lầy, tôi nói:
- Bây giờ má già rồi, chỉ con em là lớn nhất. Hai anh đã hy sinh, chị Tư lấy chồng xa. Em phải gánh vác gia đình, chăm nom ba em nhỏ đỡ má. Nếu chiến sự bình thường, em hãy cùng du kích và dân làng bám đồng sản xuất. Nhưng nếu biến động lớn thì theo sự sẵp xếp của chính quyền, em hãy giúp má về nơi an toàn.
The im lặng cắn đuôi tóc, ngược cặp mắt đen tròn nhìn tôi như muốn khóc:
- Nhưng... em lo...
Tôi nắm chặt lấy bàn tay mềm mại của The:
- Đừng lo gì cho anh. Các anh sẽ đứng vững, nếu ở phía sau an toàn.
Từ đó tôi đinh ninh The sẽ làm theo lời mình. Nhưng không ngờ, đùng một cái, tôi gặp The ở đây. Vừa thấy tôi, The chạy xô tới, hai tay năm chặt lấy tay tôi reo lên vui sướng:
- Chui cha anh Hai! Em phải nài mãi chú Ba mới cho em vô miệt với anh đó.
Tôi giả bộ giận, nghiêm nét mặt:
- Nhưng cớ gì em không nghe lời anh dặn?
The ngớ người đứng im. Một giây sau như đã hiểu ra, cô phá lên cười ngặt ngoẽo.
- Trời, ngó bộ anh lo cho má hả. Má không nhờ tới em đâu. Chính má lại bắt em vô miệt cùng anh đánh quân cướp tràn sang đó. Má bảo: "Việc nhà việc xóm có bọn già chung tao lo. Tụi bay trẻ tuổi phải ra đàng trước. Ba quân cướp mà tràn qua thì đầu người còn mất chớ nói chi đến giữ nhà". Đó, anh coi, tinh thần của má cao thế đó.
Vậy đó anh Phương ạ, người trên cây cứ lo cho người dưới gốc, con người dưới gốc càng lo cho người trên cây. Nhưng suy cho cùng thì các má các chị lo cho mình đúng hơn. Vì phía ước không trụ được thì phía sau đúng vững làm sao? Nghe The và anh eln du kích kể lại, tôi càng vững tâm. Hậu phương được tổ chức chu đáo theo những phương án linh động. Bà con dân làng càng hạ quyết tâm sẽ bám trụ sản xuất, thu hoạch tốt vụ múa đang chín rộ và sẵn sàng làm nhiệm vụ tiếp tế tải thương...
Còn đối với chúng tôi là trách nhiệm của ngươi cầm súng trụ chốt nơi này. Hậu phương đã dựa vào chúng tôi và chúng tôi sẽ dựa vào hậu phương để chiến đấu. Đó là cái điểm tựa vững chãi cho cả tiền tuyến và hậu phương trong cuộc chiến đấu này.
Chúng tôi lặng lẽ chuẩn bị cho trận đánh đầu tiên. Vào lúc sẩm tối, trận địa phòng ngự được củng cố xong. Trẽn toàn tuyến đầm lầy, chúng tôi chia làm bốn cụm chốt giữ. Anh Ba Lực và tôi phụ trách hai cụm giữ rừng đước. Năm The và bốn du kích nữa được bổ sung vào mũi trên cửa lạch do đôn rường Nghĩa chỉ huy. Còn xã đội phó Tỉnh nắm chắc một mũi phục kích sườn trái núi đá vôi để yểm trợ các hướng và bất ngờ đánh vào sườn quân địch.
Thời gian chờ đợi thật nặng nề.
Toàn vùng đầm lầy im lặng. Chỉ có tiếng muỗi kêu ve ve khắp đó đây cùng tiếng giun dế cóc nhái ra rả trong lòng đất. Ờ vùng đẫm lầy, chúng tôi còn có thêm một kẻ thù nguy hiểm nữa, đó là muỗi. Thật vậy, muỗi ở đây to kỳ lạ. Đốt đau như kim châm. Iại còn một điều đáng ngại nữa, là phải lội nước ngâm bùn. Nước ở đây không ngọt cũng không mặn, nó lờ lợ, chua chua. Lòng đầm được tạo nên bởi phù sa và các loại cỏ rác, lá cây mục ngưng đọng hàng nghìn năm, nên đây đó thỉnh thoảng lại sủi bọt ủng ục, bốc hơi thum thủm. Có những chỗ rất nguy hiểm, bùn lầy dày đặc tưởng như không đáy. Nếu ai vô ý sa xuống đấy thì cư đứng im chờ ngươi kéo, chứ càng cựa quậy càng chìm nghỉm, không có chỗ nào bấu víu để rút nốt chân. Nhiều khi trời hanh khí độc bốc lên gặp ngọn lửa cháy ngùn ngụt. Ban đêm lân tinh bay xanh lè khắp mặt đầm. Rải rác mới tìm thấy một đám đất nổi, hay một mạch đá ngầm để đứng chan cho vững. Còn lại, bạt ngàn mênh mông khắp đồng lầy và rừng đước. Những cây đước bền bỉ thi gan cũng mưa gió đâm vút cành lá lên trời cao, tỏa rễ dị kỳ bò lan trên mặt nước cắm sâu xuống đầm lây. Những cây đước hùng vì này bám rễ vào nhau chằng chịt đã tạo thành những mảnh đất cho chúng tôi sống. Chúng tôi mắc võng từ nhánh này sang nhánh kia. Thổi cơm trên cành cây. Giải trí vui chơi trên rễ đước. Và cuối cùng, cũng dựa vào đước mà chúng tôi tổ chức trận địa phòng ngự. Những bao cát sọt đất, những cọc tre cọc gỗ, đá núi chuyển tư phía sau tới được chất cao như những bục hào nổi xen giữa ngang hàng đước ken vào nhau. Đứng trong trận địa này, tôi nghĩ thầm: Không một tên địch nào sán gần đước tới đây, những bục hào nổi này sẽ ngăn cản mọi đường đạn chúng bắn tới, và từ đây chúng tôi ung dung bắn tỉa từng tên một nếu chúng liều mạng lội tới hoặc bơi xuồng lại. Tôi nghĩi thể và rất yên tâm.
Nhưng anh Phương ạ, sự đời không đơn giản. Tờ mờ sáng hôm ấy chưng bắt đâu nổ súng. Phát đạn đầu tiên chúng bẳn vào cửa lạch. Tôi nhảy choàng xuống võng hét to:
- Chúng nó pháo kích. Tất cả vào công sự!
Mọi người nhanh chóng vào vị trí chiến đấu. Đúng lúc ấy, một quả pháo 130 ly giã đúng chỗ tôi nằm khi nãy. Bùn nước tung lên ào ào. Cây nghiêng ngả. Mãnh đạn vãi ra như mưa. Liền đó tôi không còn nhận ra gì nũa. Chúng pháo kích tơi tấp. Đạn nổ rung động. Lửa chớp nhay nháy. Chúng cấp tập dữ dội liền 30 phút.
Đạn ngớt, chúng tôi nhô đầu lên khỏi chiến hào. Quang cảnh xung quanh đã biến dạng. Cây cối ngả nghiêng, lá rụng bay như bươm bướm phủ lấp mặt đầm lầy. Có những vạt rừng bị thui đen, lửa vẫn bốc cháy phừng phừng. Có những cây đước đại thụ bị đạn bới tung, ngọn cắm xuống bùn, chùm rễ chổng ngược lên trời như những ngón tay kỳ dị giơ lên chới với. Cả một khu rừng rậm rạp kín đáo phút chốc bị tàn phá, để lộ ra những khoảng trời trống trải.
Tôi đưa mắt nhìn quanh trận địa. Anh em đã đứng vào chiến hào. Công sự đã bị bới lộn nhiều chỗ. Các chiến sĩ ai nấy khẩn trương sửa chữa lại trận địa. Tôi quàng súng lên vai, cúi người chạy dọc chiến hào đến từng ổ chiến đấu để kiểm tra quân số, thương vong. Nhưng rất may, phân đội tôi chưa ai bị hy sinh ngoài hai đồng chí bị thương nhẹ vì mảnh đạn. Tôi quay ra giúp Bình, Văn, hai xạ thủ đại liên đang hì hục kéo cỗ súng nặng nề è cổ lún dưới bùn lên đặt sau một góc đước già cỗi. Bình lấy khăn thông vội nòng súng và lau qua chỗ bùn đất bê bết. Văn mở hòm nạp đạn. Tôi ngắm lại vị trí đặt súng và cảm thấy hài lòng, từ đây khẩu đại liên này có thể khống chế được hướng chính yếu. Vừa lúc ấy tiếng nói của Tâm từ chòi trinh sát vọng lại:
- Báo cáo đội trưởng, bên kia biên giới bọn địch đã xuất hiện.
Tôi đưa ống nhòm lên. Quả nhiên, bên kia sông, từ sau những khóm lau hiện ra những bóng người lố nhố qua ánh lửa chợp nhờn. Những mũi thuyền đã lách khỏi cây bụi cây rậm. Phút chốc, trên mặt sông dày đặc nhũng con thuyền lao vun vút. Tôi đưa mắt nhìn về cửa lạch. Tất cả vẫn im lìm. Bọn địch đang lặng lẽ tiến qua lòng sông. Tôi thầm nghĩ: "Có lẽ Nghĩa đang cố chờ chúng vào sâu trong tâm súng".
Tôi quay lại quan sát trận địa của mình. Mọi người đã sẵn sàng, súng nâng ngang tầm mắt. Chuông điện thoại réo. Tôi lao vào hầm chỉ huy nghe máy. Bên kia đâu dây, tiếng Nghĩa vang lên:
- Hai Thành đấy à? Tìinh hình ra sao?
- Báo cáo anh, bình thường. Chỉ hai đông chí bị sượt da, đã băng bó. Công sự bị sạt nhiều đoạn nhưng đã củng cố và mọi người đang sẵn sàng chiến đấu.
- Tốt. Hãy cẩn thận. Chúng đang vượt sông. Tin trên cho biết, chúng bắt đầu tiến công toàn địa bàn của đồn ta phụ trách. Riêng vùng đầm lầy, địch dùng tới một rung đoàn có hoả pháo yểm trợ. Chúng ta sẽ phải chịu đựng nhiều khó khăn đấy, ráng sức nghe.
- Anh yên tâm.
- Chúng đã vượt qua đường biên giới rồi đó. Tạm biệt nhé. Chuẩn bị nổ súng thôi.
Nghĩa đặt máy. Chuông lại réo. Tôi nghe tiếp. Tiếng Ba Lục reo vui.
- Hai đó hả. Bay thấy chi chưa? Tụi Miên ăn cướp đã chui vô rọ đó. Dày đặc như lá tre. Cố ghìm hết tụi chó xuống lòng đầm nghe.
- Chú Ba yên tâm. Bọn tôi đang chờ chúng đây.
- Khá lắm. Đánh tới nghen. Hẹn với bay sau thắng lợi Ba Lực sẽ thưởng một bữa xị đế cùng cá bống cơm châm nước mắm Phú Quốc, nhậu chết thôi nghen!
Nói rồi Ba Lực cười khà khà thay lời chia tay.
Đó, chúng tôi bước vào trận đánh vô tư như vậy. Nhưng thực ra, trận chiến đấu đã trả bẵng một giá quyết liệt. Đợi những tên cướp vào sâu trong tầm súng. Khi những mũi thuyên đầu tiên vừa chạm bãi, chúng tôi nô sũng đồng loạt. Dưới làn mưa đạn xối xả, hàng chục tên địch gục xuống không kịp trở tay, hàng trăm tên khác bị hất lộn ngửa xuống sông. Những chiếc xuống không người bị bắn chim, bị lật nghiêng hoặc xoay tròn trên mặt nước.
Hàng ngũ địch trở nên rối loạn. Chúng kêu gọi và la hét dữ dội. Có tên bơi, có tên lặn ngụp, cũng có tên cố ngóc đầu dậy chĩa súng lên bắn lại điên cuồng. Nhiều tên cố sống cố chết bám một vạt đất nổi, níu quanh rễ đước lồng lộn đánh trả ta. Những tên này bắn mạnh, nhằm ghìm hỏa lực ta xuống để tạo cho những chiếc thuyền phía sau có thể vượt lên cập mạn vào vạt rừng trước mặt. Một thằng béo đen, có vẻ là chỉ huy, vừa bám được vào một bãi sú liền nhỏm dậy khoát tay, gào lên ra lệnh. Nhưng hắn chưa kịp đứng dậy đã bị Tâm ở vọng quan sát nổ giòn giã ba phát tiểu liên vào bụng. Hắn đứng khựng lại, khẩu AK rơi khỏi tay, đôi mắt trợn ngược, từ tư cắm lộn đầu xuống nước. Đồng bọn của hắn ở phía sau ào ạt xông lên. Chúng hét lên đầy kích động. Có tên nhảy chồm chồm, vừa bơi vừa chạy. Có tên vừa nấp vừa bắn trả bừa bãi. Tôi đến bên khẩu đại liên nói với Bình:
- Cứ bình tĩnh. Cậu ngắm thật kỹ lia cho lũ kia một vệt.
- Rõ. Anh cứ mặc em.
Bình gật đầu, rê mũi súng, nheo mắt. Văn nhanh nhẹn nâng băng đạn đỏ chói lên ngang nòng. Pằng, pằng, pằng! Đột nhiên, khẩu đại liên rung lên xôi xả. Bọn địch rụng xuống nháo nhác.
- Hay lắm. Bắn rất khá!
Tôi reo lên và nhổm dậy quan sát bọn địch đang tan tác. Bỗng một loạt liên thanh từ bên trái tạt qua mặt tôi, bắn xé vào trận địa ta. Tôi ngồi xụp xuống, quay sang nhìn. Một thằng cởi trần quanh người đeo đầy băng đạn, có mây tên khác bâu quanh hỗ trợ, đang cặp khẩu trung liên ngang nách, quỳ gối nghiến răng lia mạnh mũi súng. Cùng lúc ấy, không rõ từ đâu, một quả cối đã giáng trúng vào công sự, đất đá nổ tung. Khẩu đại liên bỗng câm lặng. Tôi nhìn lại, Bình đã bốc xuống, mũ rơi khỏi đầu, mặt áp nghiêng trên báng súng. Tôi khẽ kêu lên:
- Bình!
Thấy đại liên tắt, bọn địch reo lên xấn xổ xông tời. Bên kia, khẩu trung liên của chúng được thể càng ra sức áp đảo. Luồng đạn nóng rát bay ngang mặt hào. Tôi nghiến răng: "Nguy hiểm thật! Phải diệt ngay thằng trung liên này". Rồi rút quả lựu đạn tháo kíp, nắm chặt trong tay, tôi trườn người theo đường hào, áp sát lại phía chúng. Một thoáng sau tôi đã ở bên sườn bọn địch. Nhưng vẫn còn cách chúng một vũng lầy khá rộng. Cần phải sát lại gần hơn nữa cho chính xác. Tôi bò tiếp về phía sau. Ước chừng là đã vòng qua được vũng lầy, tôi nhỏm dậy. Vừa lúc, một tên địch nhìn thấy tôi liền nổ sung. Tôi bỗng thấy mát lạnh bên vai trai. Mặc. Tối nghiến răng quăng mạnh thủ pháo và thụp xuống. Trái đạn nổ chói óc. Tôi ngẩng lên vừa kịp nhận thấy ba tên địch ngã vật trong đám khói xanh mờ. May sao khi ấy khẩu đại liên của ta đã hoạt động trở lại. Tiếng nổ lại vang lên giòn giã. Tôi ngồi phệt xuống đất, giơ tay áp lên vai trái. Máu ướt đẫm cả rồi. Viên đạn đã sướt qua bả vai, nhưng rất may nó không trúng xương. Tuy nhiên, vết thương vẫn làm tôi đau đớn. Mắt hoa lên, tôi thò tay vào túi tìm cuộn băng. Bỗng từ đâu, y tá Thi nhào tới ôm chầm lây tôi:
- Anh bị rồi à. Chết thật, sao lại bỏ vị trí chỉ huy?
Vừa nói anh vừa nhanh nhẹn băng bó. Tôi ngả lưng ra thành hào mỉm cười. Nụ cười mệt mỏi và nhợt nhạt:
- Nguy hiểm quá. Thằng trung hliên áp sát lại khống chế trận địa. Không diệt được nó thì gay.
- Dù sao cũng phải nhớ vị trí của mình. Anh bỏ trận địa, có thể sẽ hở sườn.
Thi vẫn gay gắt phê bình tôi. Tuy là y tá, nhưng anh từng đã tham gia nhiều trận đánh, nên anh không chỉ lo việc cứu thương, mà luôn luôn có ý thức quán xuyến trận địa để góp ý cho đồng đội. Tôi vui vẻ:
- Đồng ý. Băng xong chưa?
Thi gật đầu. Tôi chống tay đứng dậy, xách súng khom người lao đi. Trở lại vị trí cũ, tôi giật mình nhận thấy sự nhận xét của Thi rất đúng. Lợi dụng lúc khẩu đại liên tắt, một chiếc xuồng lớn chở hàng chục tên giặc không rõ từ đâu đã lặng lẽ lướt tới bãi sậy sát phía sau trận địa. Tôi kêu lên:
- B.41 đâu?
- Có.
Trung sĩ Hải vội xách súng chạy lại.
- Phải diệt bọn kia ngay! - Tôi chỉ cho anh chiếc xuồng đang luôn tới Nó định quặp pha sau ta đó.
Hải không nói, quỳ xuống, áp ngực sát bao cát, nheo mật lại.
Ầm! Một tiếng nổ cùng một dải lửa xanh lê bắn phụt lại sau. Cả chiếc xuồng bỗng tan biến đâu mất trong cột nhóc dựng đứng lên cao. Khi cột nước ụp xuống, tôi chỉ còn thấy nước đổ rào rào, sủi bọt trắng xóa cùng những mảnh ván tan tác bập bềnh, lại một mối nguy nữa bị đánh tan.
Cùng lúc ấy, trên các mũi khác, bọn địch đều bị đánh tơi tả. Chúng cố sống cố chết xông tới nhưng không sao bám được chân lên bãi. Qua đây tôi càng hiểu rằng, việc đứng chân trên đầm lầy đã khó, song kẻ đến sau muốn chiếm lại đầm lầy còn gay go gấp bội. Chính vì điều này mà chúng tôi càng phải quyết tâm giữ vững điểm chốt, bởi vì ai làm chủ được mảnh đất này kẻ đó sẽ thắng.
Trận đánh mở đầu được kết thúc vào trưa hôm sau. Sau nhiều đợt tấn công bất lực, bọn cướp bỏ chạy tán loạn về bên kia biên giới. Những chúng chưa từ bỏ âm mưu xâm chiếm. Chúng phải lui quân để tính toán lại và sẽ tổ chức những trận đánh tiếp theo.
Biết rõ điều ấy, chúng tôi củng cố lại công sự, nhanh chóng rút kinh nghiệm chuẩn bị cho trận đánh sau tốt hơn. Kiểm điểm lại chúng tôi cũng có những thiệt hại đáng kể: Nhiều công sự, hầm hào bị phả hủy, bảy anh em bị thương vong. Số anh em này phải lui lại chân núi đá vôi để đợi dịp lui về tuyến sau. Năm The được rút về bổ sung cho đội cấp cứu tải thương.
Trong cuộc họp của tổ Đảng và ban chỉ huy chốt, đã có những ý kiến nêu lên nhiều khó khăn nếu ta phải cầm cự ở đây lâu dài. Trước những ý kiến này, Nghĩa không phát biểu nhưng xem ra anh cũng có nhiều nỗi băn khoăn. Riêng Ba Lực vốn tính bộc trực, anh nói thẳng:
- Ở đâm lầy dĩ nhiên là khổ rồi. Cực mọi mặt, thiếu đủ đường. Nhưng việc ấy không bàn. Cái phải nói đến là ta có dám đứng chân ở đây không, hay là mới một trận đã thối chí?
Câu nói của Ba Lực vừa là câu hỏi, vừa là lời khẳng định khiến mọi người đều im lặng. Lát sau Nghĩa kết luận:
- Anh Ba nói đúng. Chúng ta đến đây để giữ chốt. Điều đó là nhiệm vụ. Chỉ có chuyện cần tính cho kỹ, làm sao đánh chốt mà bảo đảm ít thương vong. Tôi e sắp tới đây, bọn địch sẽ dùng hỏa pháo đập mạnh, phá hủy công sự phòng ngự làm ta mất điểm tựa...
Thì ra vậy. Lúc này tôi mới hiểu nỗi băn khoăn của Nghĩa là điểm tựa vào công sự. Kể ra anh lo lắng cũng có lý. Trong chiến đấu điểm tựa rất quan trọng. Nhưng nếu nói ở đẫm lầy chỉ có công sự mới là điểm tựa thì chưa đủ. Tôi chợt nghĩ đến cuộc chiến đấu bền bỉ của nghĩa quân bãi sậy do Nguyễn Trung Trực lãnh đạo và những chiến sĩ du kích của cả hai thời kỳ đánh Pháp và đánh Mỹ trong đầm lầy... Với nhũng chiến sĩ ấy, tôi tin rằng, điểm tựa của chúng ta không chỉ là công sự, mà là một cái gì lớn lao hơn, vững chắc hơn...
Tôi nghĩ như vậy nhưng tôi không phát biểu, vì cuộc họp đã kết thúc Mọi người đều nhất trí trong trận đánh vừa rồi ta thắng lợi lơn. Anh em đang hăng hái và sẵn sàng đối phó những trận tiếp theo. Tuy nhiên, những ý kiến của Nghĩa vẫn để lại trong lòng tôi nhiều do dự. Và quả nhiên ba ngay sau đó, nó được chứng minh bằng thực tế.
Ba ngày sau, bọn địch tiếp tục tấn công. Chúng nổ súng vào lúc nửa đêm. Với ý đồ dùng hỏa pháo để phá tan tuyến phòng ngự của ta, chúng đã bắn pháo cấp tập liên tiếp sáu tiếng đồng hồ liền. Sáng hôm sau, toàn bộ trận địa của chúng tôi đã biến thành một bãi trắng. Xung quanh chỉ có trời và nước. Chỗ đất còn lại thì bùng nhùng, bùn không ra bùn, đất không phải đất. Bao nhiêu đường dây liên lạc đều bị cắt đứt không sao nối lại được. Anh em phải bám rễ đước, bám vào những thân cây còn lại để chiến đấu. Sự đi lại cực kỳ khó khăn. Thương binh phải cấp cứu tại chỗ.
Nhất là việc tiếp tế ăn uống ngày càng trở nên gay cấn. Hàng ngày, anh nuôi chỉ có thể phát cho mỗi người một nắm cơm và dúm muối trắng. Chúng tôi phải chia ra ăn cho tới sáng hôm sau. Nhưng rồi lương thực cũng cạn dần, mà lực lượng tiếp tế phía sau vẫn chưa lên được. Mạch nước ngọt trong núi cũng rất hiếm. Hứng suốt ngày đêm may ra được một thùng, vừa đủ nấu cơm và tiếp nước cho thương binh. Anh em đã bắt đầu phải dùng nước lợ trong đầm.
Với tất cả những khó khăn ấy, chúng tôi đã cầm cự quyết liệt với kẻ thù suốt bốn tuần. Trong gần một tháng trời ấy, chúng tôi đã đánh bật hàng chục đợt tấn công quy mô và chặn đứng nhiều mũi đánh lén của bọn lấn chiếm.
Nhưng dần dần chúng tôi đã bị kiệt sức. Hàng tháng trơi ngâm mình trong bùn nước, một số bị sốt rét, số còn lại phải liên tục quần nhau với giặc nên sức khỏe hao hụt, cơ thể mệt mỏi. Nhưng anh Phương ạ, điều nguy hiểm hơn là tư tưởng chiến đấu của một số anh em đã bắt đầu sa sút. Có những đồng chí đâm ra hoài nghi ta không đủ súc cắm giữ được vùng đầm lầy, có đông chí lo lắng cho là cứ đánh chác kiểu này, nếu không bị địch tiêu diệt thì cũng bị đói bị ốm mã chết. Thậm chí có người còn nảy sinh tư tưởng rút bỏ vùng đầm lầy, lùi lại sau để dựa vào hậu phương vững chắc hơn. Với những suy nghĩ ấy, lác đác đã có hiện tượng đào ngũ...
Tình hình ngay càng căng thẳng. Nhất là sau đợt bọn Miên dùng lối đánh du kích, chia thành các tốp lẻ, lợi dụng ban đêm bao vây chốt của ta trong suốt mấy ngày. Ở điểm chốt của Nghĩa bị thương thêm một số. Anh phải rời bỏ cửa lạch co cụm lại sát trận địa của phân đội tôi để chống giữ. Cũng may, giũa lúc đó, lực lượng du kích địa phương chi viện thêm cùng cánh quân của Hai Tĩnh từ núi đá vôi đánh vào sườn trái quân dịch, tiêu diệt nhiều tên, phá vỡ vòng vây của chúng. Nhân dịp đó, chúng tôi đánh thốc ra bẻ gãy cánh quân chủ yếu của địch, buộc chúng phải tháo chạy sang bên kia biên giới, để lại nhiều xác chết trên đầm lầy.
Sau trận đánh này, ban chỉ huy chốt quyết định triệu tập toàn thể đảng viên mở cuộc họp chi bộ ghép giữa lực lượng biên phòng và dân quân. Trước lúc họp tôi và Nghĩa đã gặp nhau, tranh luận gay gắt. Nghĩa đã có những biểu hiện dao động. Anh nói:
- Tôi thấy không thể cắm chốt kiểu này mãi được. Hệ thống công sự đã bị phá hủy hết. Không còn điểm tựa để chiến đâu. Vậy mà cứ ở lì tại đây, giơ lưng ra đỡ đạn... Hừ, da thịt đọ với sắt thép mãi sao được?
- Có nghĩa là ta không phòng ngự nổi sao? - Tôi hỏi.
- Không hẳn như vậy. Nhưng tôi cho rằng: cắm chốt trên vùng đầm lầy là không lợi và không thể giữ trận địa mãi được. Bọn Miên thì lúc tấn công qui mô, lúc đánh lẻ, lại có hỏa pháo yểm trợ như mưa. Còn ta thì cứ cắm chốt, mục tiêu lồ lộ, không di chuyển, không ngụy trang... Tôi không hiểu ta cố giữ cái cửa khẩu và trạm kiểm soát cũ để làm gì?
- Không phải là cửa khẩu - Tôi phản đối - Mà ta phải bảo vệ toàn vẹn chủ quyên lãnh thổ. Bằng bất cứ giá nào, chủng ta cũng không cho phép bọn Miên xâm chiêm được một tấc đất của Tổ quốc. Nhưng tôi đồng ý với anh. Chúng ta không nên cắm chốt ở một chỗ, giơ lưng ra mà chịu báng.
- Tức là đồng chí cũng đồng ý rời bỏ vùng đầm lầy?
- Sao lại bỏ đầm lầy? Tôi chưa hiểu. Anh định rút lui ư?
- Không phải rút lui. Mà là lùi trận đìa lại phía sau.
- Cả vùng đầm lầy này rộng hai trăm hecta. Tức là ta sẽ bỏ lại cho địch một khoảnh đất bằng hai xã?
- Ta lùi về chân núi đá vôi để củng cô công sự. Đó la điểm cao lợi thế, để phòng ngự, dễ tấn công, lại có chỗ dựa vững chắc.
- Nhưng ta chịu mất đứt đi một vùng đất rộng hai trăm héc ta này sao?
- Dù sao ở đây cũng chỉ là đầm lầy. Dẫu chiếm được, bọn địch cũng khó bám vào đấy để sống. Ngay ta cũng vậy, xem ra anh em khó có thể chịu đựng hơn nữa, đã bom đạn chết chóc, lại đói khát... Vì vậy, tôi cho rằng ta về án ngữ ở chân núi đá vôi là hợp lý. Ở đấy có khó khăn gì ta còn liên lạc kịp thời với phía sau. Hậu phương sẽ tiếp tế lương thục, thực phẩm cũng như chuyển thương dễ dàng hơn. Còn ở đây, tôi cảm thấy chúng ta đơn độc quá.
Vậy đó! Tôi đã hiểu rõ mọi ý nghĩ của Nghĩa. Ke ra anh nói cũng có lý. Nếu trận địa phòng ngự dựa vào chân núi thì trước hết ta có công sự vững chắc tránh được phi pháo sát hại. Vả lại, việc tiếp tế tải thương nối liền với hậu cứ có nhiều thuận lợi: Song nghiêm khắc mà nói, đó là tư tưởng thoát lui. Hơn nữa, điểm tựa là gì? Theo tôi nghĩ, điểm tựa không đơn thuần là công sự như Nghĩa nói, mà trước hết phải là lòng tin vào sự tất thắng và tư tưởng tiến công. Điểm tựa ẩy phải được xây dựng vững chắc ngay trong lòng mỗi một người, từ đồng chí chỉ huy tới anh em chiến sĩ. Giữa lúc mọi người đang căng thẳng chờ đợi ở người chỉ huy một mệnh lệnh nào đó, bỗng nhiên có tiếng hô rút lui, thì không thể tồn tại một đội ngũ chiến đấu nghiêm chỉnh nữa, mà khác chi dòng nước đang dâng cao lại phá bỏ một đoạn đê hiểm yếu. Tại sao tự nhiên ta lại bỏ đi một vũng đất mà kẻ thù đã tốn bao xương máu cũng không đánh nổi được? Người giữ mảnh đất ấy đã khó bám, thì kẻ mong chiếm lấy nó càng gay go gấp bội. Giả thiết nếu ta bỏ nơi nãy cho địch thì sau này đồng đội của ta sẽ phải trả biết bao xương máu nữa mới chiếm lại được. Vả lại, không lẽ trong cuộc chiến đấu này mình cứ phải đi tìm một điểm tựa cụ thể? Sao không nghĩ rằng mỗi một chiến sĩ đang đựng ở vị trì chiến đấu này phải trở thành một điểm tựa vững chắc cho người khác, cho hậu phương. Tôi chợt nghĩ tới má Bảy, tơi người mẹ vợ tương lai của tôi và câu nói của bà: “Tụi bay trẻ tuổi phải ra đằng trước mà giữ. Ba quân cướp mà tràn qua thì đầu người con mất chứ nói chi giữ nhà". Đấy, bà con cô bác ở phía sau đều gửi gắm lòng tin như vậy cho chúng tôi đứng phía trước. Tôi biết lúc này ở quê hương, bà con đang lao vào một chiến dịch gặt lúa để đề phòng bọn địch tràn tới cướp bóc. Trận chiến đấu ấy cũng quyết liệt không kém gì chúng tôi ở đây. Song hai cuộc chiến đấu ấy đều phải tiến hành song song không thể bỏ một mặt trận nào được. Hơn nữa, sở dĩ chúng tôi phải độc lập tác chiến ở đây đã hơn một tháng, vì cấp trên đang tập trung lực lượng mở những hướng chủ yếu vào mặt trận chính, nhằm tiêu diệt lực lượng phản động và đánh tan ý chí xâm lược của chúng. Chính vì vậy, chúng tôi cũng còn là một điểm tựa của nhiều điểm tựa khác.
Nghĩ thể, tôi khẳng định với Nghĩa:
- Tôi cho rằng trước lúc tìm được mảnh đất để đứng chân, cần phải tìm được chỗ dựa vững chắc cho tinh thần người chiến sĩ đã.
Nghĩa nhìn tôi chòng chọc:
- Đồng chí định nói gì cứ toạc móng heo ra. Tôi không thích lối nói bóng bẩy ấy. Vậy theo đồng chí, ta cứ cắm chốt mãi chỗ này mới đúng hay sao?
- Không. Tôi đồng ý với anh một điểm, ta sẽ không cắm chốt cố định. Nhưng ta không được bỏ vùng đầm lầy lui về chân núi. Theo tôi, ta phải cơ động chiến đấu trong đầm lầy như những chiến sĩ du kích trước đây.
- Nghe nói thi hay đấy. Nhưng làm được điều ấy đâu có dễ.
- Tất nhiên lã khó. Nhưng tôi tin rằng anh em sẽ lãm được khi có quyết tâm. Hơn nữa, bên cạnh chúng ta còn có những chiến sĩ du kích dày dạn như Ba Lục, Hai Tĩnh và bà con phía sau...
Nghĩa đỏ mặt:
- Tôi cho đó là lý luận. Thực tế sẽ không giản đơn. Rồi anh vùng vằng - nhưng anh nên nhớ. Nếu ta cứ cắm chốt ở đây có thể đưa đến cái chết oan uổng cho nhiều sinh mạng. Vì vậy, trong cuộc họp tới đây anh cần có trách nhiệm trước từng lời nói của mình.
Đúng lắm. Cần phải có trách nhiệm. Nhưng trách nhiệm trước hết là cao nhất, theo tôi nghĩ: là sự mất còn của mảnh đất mà Tổ quốc đã giao cho chúng tôi giữ gìn. Tôi tin rằng mình nghĩ đúng. Đây là lần đầu tiên chúng tôi va chạm với nhau.
Sớm hôm sau Năm The đến băng lại vết thương cho tôi. Lựa lúc vắng vẻ, cô hỏi tôi với ý trách móc:
- Khi hồi em nghe nói anh và anh Nghĩa có va chạm vơi nhau?
- Đâu có - Tôi gượng cười - Anh chỉ trao đổi vi trách nhiệm.
- Nhưng em nghe hình như anh hơi máy móc.
Tôi kinh ngạc nhìn The. Cô tiếp:
- Anh Nghĩa thương chiến sĩ dữ á! Có lẽ vì thế mà ảnh muốn tránh cho anh em khỏi bị thiệt hại oan uổng chăng. Vả lại anh cũng cần phải có thực tế chút xíu: bao nhiêu thương binh nằm lại trong hang chưa có cách nào chuyển ra. Hơn nữa, lương thực đã cạn. Liệu anh em có thể sống trong đầm bao lâu nữa? Chẳng qua anh Nghĩa muốn gần hậu phương thôi.
Tôi lặng đi suy nghĩ. Tôi thương The. Tôi không biết giải thích thế nào cho The hiểu. Cuối cùng tôi phải nói:
- Vậy The không biết rằng anh là người tha thiết gắn bó tới hậu phương đến thế nào? Đó là cuộc sông của má, của các em, và tình yêu của chúng ta. Chẳng lẽ anh không biết rằng lùi lại phía sau là đỡ gian khổ và có thể sẽ tránh được những hy sinh cần thiết? Nhưng Năm nghĩ xem, đây là mảnh đất chúng ta đây từng đổ máu... Anh không muốn rời khỏi đây để chúng ta phải đổ máu nhiều hơn nữa mới giành nổi những gĩ chúng ta đang có trong tay...
The im lặng suy nghĩ. Lát sau cô thở dài:
- Dù sao lúc này cũng rất khó khăn. Anh em đã hết lương ăn mà thương binh thì ùn lại, chưa chuyển lại sau được. Điều cần thiết lâ phải phá vây để liên lạc được với hậu phương.
- Anh tin là mọi người sẽ bàn bạc để tìm ra lối thoát. Còn trước mắt, bằng mọi giá, chúng ta phải giữ vững vùng đầm lầy, đó chính là điều mà bà con cô bác đang trông chờ ở chúng ta. Còn nếu bỗng nhiên ta lùi lại, thì hậu phương sẽ mất lòng tin. Và anh cho rằng lúc đó, chúng ta sẽ không giữ nổi một cái gì nữa hết.
Trưa hôm ấy cuộc họp chi bộ được tiến hành. Mọi ý kiến đã được đem ra bàn bạc sôi nổi. Cuối cùng tập thể đã ủng hộ ý kiến của tôi. Nhưng đồng thời, mọi người cũng thấy được hết những khó khăn đang tồn tại mà Nghĩa đã vạch ra. Do đó, chi bộ đã quyết định và phân công cụ thể như sau: Nghĩa sẽ chỉ huy phá vây phía sau để chuyển thương binh ra ngoài và liên lạc với hậu phương. Bộ phận còn lại dưới sự chỉ huy của tôi và Ba Lực tiếp tục chốt và giữ vùng đầm lầy bằng chiến thuật vận động linh hoạt, không cắm chốt chết cứng ở một nơi như trước nữa.
Tinh thần nghị quyết lập tức được thi hành. Ngay đêm ấy, chúng tôi đã tập trung lực lượng đánh thốc vào đội hình của bọn Miên án ngữ trên con đường thông về phía sau. Bọn cướp ở đây rất đông. Nhưng vì bất ngờ bị chúng tôi tấn công từ hai sườn lại, chúng lúng túng phải theo cửa lạch rút ra ngoài sau năm giờ chống cự quyết liệt. Vậy là chúng tôi đã thực hiện được hai mục đích: đánh bật được bọn lấn chiếm ra khỏi phía sau và mở được con đường mới để đưa phân đội của Nghĩa áp tải số thương binh chuyển vê hậu tuyến.
Từ đó trở đi chúng tôi càng khó khăn hơn, bọn Miên lại xông lên chiếm lấy con đường, cố tình bao vây khép chặt vùng đầm lầy. Chúng tôi tiếp tục chiến đấu ròng rã hơn nửa tháng trời với bao khó khăn thiếu thốn. Nhưng bọn Miên không sao bám chân được trên vùng đầm lầy. Chúng dùng hỏa pháo nhưng vô hiệu, vì không xác định nổi nơi quân ta chốt giữ. Song nếu chúng bơi qua sông hoặc dùng thuyền đổ quân tới, là lại bị quân ta từ nhiều nơi xuất hiện đánh bật trở lại.
Cho đến trận cuối cùng chúng đã dùng toàn bộ lực lượng đánh sang quyết chiếm bằng được vùng đầm lầy. Nửa đêm hôm ấy, chúng pháo kích như mưa, đồng thời cho quân áp tải đổ bộ lên bờ. Chúng tôi kịp thời triển khai ra ven bãi để đón đánh. Cuộc chiến đấu kéo dài tới gần sáng, thậm chí nhiều mũi đã hết đạn phải xông đánh giáp là cà. Bọn giặc tràn sang ngày một đông, buộc chúng tôi phải co dần về giữa đầm. Chúng đã chiếm được vùng cửa lạch. Trong lúc vận động tác chiến, Ba Lực bị trúng mìn hy sinh. Còn tôi cũng bị viên đạn của một tên Miên lên lút phía sau bắn trúng bụng. Mắt tôi hoa lên, đất trời quay cuồng. Tôi chỉ kịp chống tay dưới lên, ôm chặt lấy thân cây được, đưa mắt nhìn quanh một lượt cánh đồng lầy quen thuộc trước khi ngã xuống...
Anh Phương ạ, tôi đã thiếp đi không biết bao lâu. Khi mở mặt ra, tôi ngạc nhiên thấy mình vẫn nằm giữa đầm lầy trong một cán lều quân y sạch sẽ. Năm The ngồi cạnh đang bón cho tôi từng thìa cháo. Tôi bàng hoàng tưởng mình mơ, chống tay ngồi dậy. Nhưng vết thương bị giật mạnh khiến tôi đau cuộn nơi bụng. Năm The giữ tôi lại:
- Nằm im, anh. Vết thương đang nặng, anh đừng cố.
Tôi nắm chặt tay The, run run hỏi:
- The, anh em đâu cả rồi?
The nhìn tôi trìu mến:
- Anh yên tâm, đầm lầy vẫn đứng vững.
Tôi sung sướng nhìn xung quanh, quên mất nỗi đau cùng sự mệt mỏi trong người. The mỉm cười nói cho tôi rõ:
- Giữa lúc trận địa của ta bị nguy khốn thì quân tiếp viện kịp đến đánh tan bọn lấn chiếm. Số còn lại đã kéo nhau tháo chạy sang bên kia biên giới.
- Còn bây giờ?
- Giờ đây ta đã có đủ lực lượng bổ sung và đang triển khai trên các chốt do anh Nghĩa chỉ huy.
- Sao, anh Nghĩa à?
- Dạ. Anh Nghĩa đã trở về đúng lúc.
Tôi nắm tay The, sung sướng. Cũng lúc ấy, Nghĩa từ ngoài bước vào...
Anh Phương thân yêu!
Đó là câu chuyện tôi muốn kể lại anh nghe.
Khi tôi viết thư này thì quân ta đã mở những đợt phản công chiến lược, quét sạch toàn bộ bọn xâm chiếm ra khỏi biên giới thân yêu của Tổ quốc. Riêng điểm chốt vùng đầm lầy, bè lũ phản động đã bị đuổi xa. Và chắc chắn không bao lâu nữa, nhân dân cách mạng chân chính Campuchia sẽ nổi dậy tiêu diệt bọn phản động đến tận hang ổ của chúng.
Giờ đây nhìn lại, nhiều chiến sĩ kiên cường của chúng ta như anh Ba Lực, đồng chí Hải, Bình, Thi và nhiều anh em đồng chi khác ngã xuống để vùng đầm lầy mãi mãi bất diệt. Giờ đây hàng trăm hàng ngàn chiến sĩ trẻ tuổi khác đã bỏ súng lên biên giới làm nhiệm vụ, ai cũng trải qua những thử thách quyết liệt nhưng rồi để trưởng thành. Bởi vì trong mỗi một con người ấy đều có một điểm tựa vững chắc. Đó là niềm tin vào sự nghiệp tất thắng của công cuộc bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc.
Anh Phương thân yêu.
Tôi viết đến đây đã dài và câu chuyện tôi kể anh nghe cũng đã trọn vẹn. Song cuộc chiến đấu của chúng ta vẫn đang tiếp tục. Tôi hy vọng vết thương sẽ chóng lành để trở lại cũng đồng đội vững vàng đứng trong đội ngũ.
Còn giờ đây, tạm biệt anh. Năm The cùng anh em cáng thương đang đến kia rồi.
Chúc anh vui mạnh và chiến thắng!

Ngày 28 tháng 6 Biên giới Tây Nam