EM BÉ CÂM TRƯỚC ĐỀN ĂNG-KO
Tác giả: Lê Lựu

     m câm nhưng không điếc. Người phiên dịch của chúng tôi hỏi em như một thói quen khi mới gặp ngươi lạ. Tên gì? Em bé ngơ ngác nhìn người phiên dịch, cái nhìn như một câu hỏi vừa ấm ức vừa chua xót. Anh hỏi em? Làm sao em có thể nói với anh được.
Em bé nhìn rồi cúi xuống. Hai con mắt sáng, điểm sinh động nhất ở em, đã hơi khép lại. Bao trùm lên người em lúc này là lớp da màu gụ đã bị hoen ố và mối mọt bởi những vết bong rộp và những vết sẹo; nhát dao chém cô, ghẻ lở có, nhọt đã vỡ và nhọt đang lên có. Em sợ chúng tôi là người của Ăng-ka ư? Không. Những ông nhà báo nước ngoài đến chứng kiến toi ác của Pôn Pốt và hôm nay đi thăm Ăng-ko. Người phiên dịch giải thích như mỗi khi anh ta dẫn chúng tôi đến nói chuyện với bất cứ người nào. Em bé hơi mỉm cười nhưng vẫn ngơ ngác nhìn người phiên dịch, rồi nhìn khắp lượt chung tôi. Cái nhìn vẫn như một câu hỏi: Trong đám người này ai thiện, ai ác, ai có thể cho em một nắm cơm, ai thủ một chiếc búa sẵn sàng giơ lên đập vào đầu em?
Hàng ngàn em bé đi lang thang trên đường ngày mới giải phóng đều có cái nhìn những kẻ lạ mặt như thế. Cho đến hôm nay, em vẫn chưa hết ngờ vực ư?
Nhưng em chạy gần hai ki-lô-mét đến đây làm gì?
Lúc ngồi trên xe nhìn em cởi trần, cứ miết theo rìa đường mà chạy, ngỡ tưởng em bé chừng chín mười tuổi ấy đang đùa nghịch với các bạn, hoặc đi tìm kiếm ai, hoặc đuổi bắt một trò chơi. Chừng mười lăm phút sau khi đến đây: chúng tôi đang chờ đợi người giới thiệu đã thấy em thở và cười, nụ cười mừng chứng tỏ đã đuổi kịp xe. Có người trong chúng tôi còn ngỡ là đã gặp em ở thị xã Xiêm Riệp, trên đường đến chỗ chờ đợi.
Em đi đâu? Có muốn xem các nhà báo chụp hình không? Người phiên dịch hỏi. Em nhìn anh ta cười, nụ cưỡi ngượng ngập niềm vui. Đến lúc này chúng tôi mới phát hiện em không thể nói được. Em câm nhưng không điếc.
Đừng hỏi gì em. Tội nghiệp, dù dấu vết còn lại trên người em đã có bao nhiêu điều đáng hỏi. Chúng tôi lặng lẽ tản ra và bước lên đá, điểm bắt đâu của công trình vĩ đại từ mười thế kỷ trước.
Em bé luyến tiếc nhìn theo. Tôi quay lại giơ tay vẫy tạm biệt. Em đứng mỉm cười. Người hướng dẫn chúng tôi bắt đầu công việc.
“Ăng-ko, gốc tiếng Phạn là Na-ga-ra, nghĩa là kinh đô. Có lẽ tên này xuất hiện vào thời kỳ cực thịnh của đất nước Campuchia cổ đại. Đó là thời kỳ văn minh Ăng-ko. Các dòng vua Gia Ya Vác Man chọn vùng đất xinh đẹp và trù phú thuộc tỉnh Xiêm Giẹp này làm trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của đất nước. Ăng-ko nổi tiếng là một kỳ quan của thế giới một quân thể dện đài đồ sộ và tuyệt mỹ, trong đó có hai khu đền lớn: Ăng-ko Thom nghĩa là kinh đô lớn, còn gọi là Đế Thiên. Ăng-ko Vát (kinh đô chùa) còn gọi là Đế Thích. Cả hai khu đền lớn này đều tiêu biểu cho nghệ thuật kiến trúc của dân tộc Campuchia từ mười thế kỷ trước đã sánh ngang tầm kiến trúc vĩ đại nhất của loài người…”.
Em đứng phía sau, ngả mặt lách cái nhìn giữa hai ký giả đang mải miết ghi. Trong lúc chúng tôi vội vã thu lại trong ống kinh, vội vã ghi lại những dòng chữ để chứng tỏ sự có mặt của mình và áp chặt sự tò mò, tính hiếu kỳ vào nền văn minh chót vót này thi em bé câm đứng ở bậc đá phía dườl trông như đứng dưới chân mọi người, trang nghiêm và sợ sệt. Có lẽ em sợ có ai sẽ tách rời em ra khỏi nơi này, không cho em được phép nghe và nhìn!
Cứ đứng lại đây em bé. Tôi nhìn như gọi em và né người để em có thể sờ tay theo những nét khắc vào đá. Nhưng cao quá, em cố rướn tay lên cũng chỉ chạm đến vạch giới hạn cuối cùng của bức tranh. Hãy đứng lùi xa một chút mới có thể nhìn được. Em bé nghe thấy lời khuyên trong im lặng của tôi? Em lùi ra xa đến cự ly vừa đủ, chỉ cần ngửa mặt cũng nhìn được bức tranh. Như thế có mờ quá không ôi, những ông nhà báo nước loài cao lớn, các ông hãy xê ra một chút để cho em bé câm mà rất tinh nhanh này có thể nhìn thấy các công trình kỳ diệu của đất nước mình.
Em bé vẫn đi theo chúng tôi, theo mọi người, đi hết bục tranh dài 250 mét khắc trên đá. Có hiểu hết không em? Tất cả mười một nghìn nhân vật khắc trên đó hầu hết là biểu hiện sự giành giật cuộc sống giữa con người và thú vật mà tiêu biểu cho loài thú hoang dã tàn bạo là cá sấu. Từ năm 860, khi lấy viên đá đầu tiên từ núi Kren-xa về để xây nên công trinh này, người ta sẵn có ấn tượng về cá sấu, kẻ thù không thể chung sống với con người. Cái ấn tượng ấy có từ bao giờ, nó sâu xa đến đâu mà dân tộc này sẵn sàng mổ hết trâu bò lấy da rải 10 ki-lô-mét để đưa những viên đá đẽo sẵn từ núi Kren-xa về đây khỏi bị xây xát! Sự căm giận ấy tràn ngập đến đâu, mạnh mẽ nhường nào mả dân tộc này sẵn sàng hy sinh hàng chục vạn người để xây dựng nên công trình hùng vĩ chứng tỏ súc mạnh của con người cao đến vô tận và khắc vào đá cho mãi mãi mai sau thấy rõ bộ mặt của kẻ thù: Những con cá sấu và những kẻ đã thành người vẫn mang lòng dạ man rợ loài thú. Những cái đó có từ bao giờ đến năm 860 cả dân tộc này làm nên sự kỳ diệu vô cùng đến thế. Để từ thời ấy đến bây giờ chúng tôi và em vẫn còn sờ thấy được, nhìn ngắm được. Tôi nhớ buồi chiều chúng tôi đi thăm hồ cá sấu ở thị xã Xiêm Riệp. Gần hai trăm con cá lớn, những con cá to hơn người chúng tôi, đang lặn dưới nước tránh nắng trông mập mờ như xoan ngâm chưa bóc vỏ trong ao của các tỉnh ở đồng bằng Việt Nam. Bên cạnh hồ nuôi cá sấu lớn là hồ nuôi hàng nghìn cá sấu nhỏ. Hai hàm răng xếp cởi trên môi, chân dài ngoằng, những con cá bằng bắp chân, bắp tay, cuốn lấy nhau thành từng đống trên bãi cát quanh hồ nước.
Nuôi bằng gì? - Tôi buột miệng hỏi.
Ngày xưa và bây giờ cho nó ăn cá đánh từ Biển Hồ – Người hướng dẫn trả lời - Còn suốt hơn ba năm thời Pôn Pốt, chúng cho ăn toàn thịt người. Cá lớn thì bảy ngày ăn một bữa, mỗi bữa hai con ăn một người. Một người chặt ra làm ba bốn, cứ chặt đủ tiêu chuẩn thì thôi. Còn cá sấu con, ba ngày ăn một bữa thức ăn là thịt người róc xương và băm nhỏ. Hiện những người róc xương và chặt người để nuôi cá sấu vẫn còn, các anh muốn hỏi, chúng tôi xin mời đến gặp.
Sẽ gặp những kẻ trực tiếp làm công việc man rợ ấy ư? Cái quan trọng là kẻ nào đã xui khiến họ. Một trong những kẻ giết người ấy đã ngồi trước mặt chúng tôi. Hắn nói răng Ăng-ka đã chỉ thị cho hắn giết bằng bất cứ thư gì, bằng bất cứ cách gì mà kẻ bị giết và mọi người không thể nào quên được thì cứ giết. Những kẻ gọi là Ăng-ka tan rã rồi. Nhưng những người có cha, mẹ, những người có vợ, có chân bị chặt làm ba khúc, bị róc thịt, đập xương thì vẫn còn đây, có thể nắm lấy những kẻ cầm dao, cầm búa chặt vào khúc xương của họ, làm chảy nhưng dòng máu của máu họ. Hãy xé rách từng chiếc xương của chúng ra. Hoãn toàn chính đáng. Nhưng không quan trọng, không cần thiết. Những người ruột thịt của những nạn nhân đứng quanh hồ nuôi cá sấu, chiều qua đều nói với chúng tôi điều đó. Nhưng nỗi đau vẫn còn, nỗi lo sợ vẫn còn. Họ đau nỗi đau của họ và nỗi lo của chúng tôi, những ký giả nằm ngoài đang chăm chú nghe họ kể, đang vội vã ghi chép, liệu có thúc giục được ai, kêu gọi được ai ở bất cứ nơi nào trên trái đất này phải nhanh chóng cảnh tỉnh, phải nhanh chóng hành động, đừng để những kẻ chặt người ra nhiều khúc, róc thịt người, băm vụn, xé đôi những đứa trẻ, rạch bụng những người mang thai để nuôi cá sấu? Đừng để có mặt ở bất cứ nơi nào. Đừng để nó thắng lợi ở một nơi này rồi lan tràn ra nơi khác như cuộc diệt chủng ở đây.
Từ khi đến Campuchia, sự ngơ ngác của tôi bắt gặp sự ngơ ngác chạy dọc, ngang khắp đất nước này. Tất cả mọi người tôi hỏi đều trả lời không hiểu, không thể hiểu tại sao lại có sự tàn sát dã man, đẫm máu, kinh khủng, ghê rợn như thế. Không hiểu. Không thể nào hiểu được có một nhà báo nước ngoài nói, dân tộc Campuchia trong ba năm qua là một cuộc tự sát. Có phải như thế không? Một dân tộc chỉ cần một nhịp trống, một tiếng đàn... Ở nơi nào đó nổi lên là tất cả già, trẻ, gái, trai rập chân theo nhịp, uốn người theo nhịp và nhảy múa, múa cả ngày, cả đêm, múa quên ăn, quên mọi nỗi ưu phiền. Một dân tộc ai cũng có thể mỉm cười cả hàng triệu người hành hương cũng sẵn sàng mỉm cười, cả những tượng đá Bay-on cũng quay mặt bốn phương cười với bàn dân thiên hạ, cười với trời đất. Một dân tộc từ khi mới hình thành còn cởi trần đóng khố đã biết cầm lấy cung nỏ, giáo mác giành giật cuộc sống từ nanh vuốt của cá sấu bỗng dưng lại băm vằm bà con mình, bạn bè mình để nuôi cá sấu, để làm nên những tội ác thời trung cổ? Vô cùng khó hiểu. Kẻ cầm dao chặt người làm ba đang ngồi trước mặt chúng tôi. Tên nó là Sóc Tê Rêl, 36 tuổi, có một vợ năm con, quê ở Thơ-mo Phốc, vùng địa đầu tỉnh Bạt-đom-boong. Hắn nói rằng hắn không thể hiểu, hắn cũng ngơ ngác không hiểu vi sao lại như thế. Kể cả vợ con hắn suốt ba năm không có tin tức mà hắn thì không được về phép, không hiểu tại sao? Chúng tôi tin lời hắn. Ở một đất nước không ai được phép viết thư, không có phương tiện và không được phép đi lại, trừ những kẻ đi giết người và những người đi chạy trốn. Hắn không hiểu gì xung quanh, ngoài công việc chặt người làm ba và không biết tin tức gì vợ con hắn là phải.
Kẻ làm ra sự tàn sát này là ai, từ đâu đến? Không sao hiểu được. Những kẻ cầm dao, cầm súng, cầm vồ, cầm búa chỉ nhìn lệnh của Ăng-ka trực tiếp của chúng, ngoài ra không thấy ai ra lệnh sai khiến. Ai là kẻ biến chúng thanh dã thú và huỷ hoại đất nước này/ Không hiểu Sóc Tê Rêl chỉ nhớ có một lần, một lần làm hắn sung sướng và ân hận nên không thể nào quên. Ngày 23, đúng là ngày 23, trùng với sinh nhật đưa con đầu lòng của hắn nên hắn nhớ kỹ. Ngày 23, tháng 2, năm 1978, đoàn cán bộ của "Người bạn lớn" đến thăm và nhận tám tạ cá sấu, "quà tặng" của "Đảng" và đồng bào Xiêm Riệp gửi biếu “người anh vĩ đại". Lúc ấy khoảng năm giờ chiều, Sóc Tê Rêl đang “làm việc", máu me bê bết ở chuôi dao và khắp hai bàn tay. Bảy ngươi trong đoàn thì có bốn người mang kính trắng. Họ đến chỗ Sóc xem hắn làm việc và nghe người đại diện Ăng-ka báo cáo "thành tích" của hắn. Nghe và xem xong một người còn trẻ nhưng được gọi là đoàn trưởng chìa bàn tay múp míp trắng ra bắt tay Sóc. Như một phản xạ tự nhiên, hắn vội rút hai bàn tay tanh hôi của hắn lại. Người trưởng đoàn "bạn” đã nhanh nhẹn nắm lấy bàn tay đầy máu của hắn: “Hảo hảo, hắn hảo!1 (Tốt, tốt, rất tốt) Yêu quý nhau lâu dài, tình nghĩa lâu dài là những lúc làm việc quên mình, như thế này ông trưởng đoàn “người bạn lớn" khen hắn. Nỗi cảm động, khép nép còn đang rạo rực chạy khắp người thì ông đã khéo léo rút khăn mùi soa trắng tinh chùi nhưng vết máu dính ở tay ông.
Các ngài "bạn lớn” thật tài tình. Các ngài chỉ dùng những mệnh lệnh truyền miệng ở Bắc Kinh và ở Phnôm Pênh, rất ít khi các ngài làm ra chỉ thị bằng văn bản. Và những gì có dấu vết của các ngài ở đây cũng được thu dọn, đốt, hủy và mang theo chuyến Bô-inh chạy trốn trước ngày 7 tháng giêng. Nhưng còn bàn tay cầm dao và nhây nhớp máu này rửa sạch làm sao, mang theo làm sao? Hãy băm vằm nó ra, xé nát nó ra. Điều đó chưa quan trọng. Cái quan trọng hơn, hiểm độc hơn là các bàn tay đã đặt vào đây, khích lệ nó, dính máu ở nó rồi sẽ đặt vào bàn tay nào nữa?
Ôi, những tâm hồn còn muốn sống và yêu thương, còn muốn đông vui và yên ấm, nếu còn bàng quan cái chết của dân tộc này, còn thấy yên tâm với sự "giúp đỡ chí tình của người bạn lớn", còn thấy xôn xao trước lời khen "Hảo, hảo, hấn hảo", của "Người bạn vĩ đại" thì hãy coi chừng bàn tay rất mềm mại kia sẽ đặt nhẹ nhàng và rất nhanh nhẹn nắm chặt lấy bàn tay các người.
Chúng tôi đến thăm trại trẻ mồ côi vào buổi sáng ngày chủ nhật. Trại có 117 em - mới thu nhặt được ngần ấy. Những em lớn nhất khoảng 15 tuổi, em bé nhất khoảng tám tuổi. Phải dùng chữ "khoảng" vì hầu hết không em nào biết chữ để nhớ ngày tháng năm sinh của ninh. Đó cũng là một trong nhiều điều không biết. Quê quán ở đâu? Không biết! Bố mẹ còn hay mất? Không biết! Bị lạc trong trường hợp nào? Không biết! Gia đình vì sao bị giết? Không biết! Chết ở đâu và bằng cách nào? Không biết! Trong bốn hàng dài suốt một màu đen phẳng lặng không biết gì. Duy có ba ern hơi động đậy, động đậy ngập ngừng. Cô giáo Bun Chăm Oát khuyến khích em nào biết gì cứ mạnh dạn nói.
Em thứ nhất đứng dậy. Chưa đứng thẳng hết người em đã quay mặt vào trong rồi lấy đầu khăn kẻ ca rô quàng ở cổ chấm nước mắt. Dường như biết mình là người lớn trong trại phải nén lại nhiều hơn em nói:
- Thưa, em biết, vì đêm nào người trong nhà em cũng không ngủ. Cứ nằm nghe xem bước chân của Ăng-ka đi về phía nào. Nếu ở phía nhà mình thì cứ việc sắp sẵn ra để chuyển chỗ ở mới. Đêm Ăng-ka vào nhà em, em ngủ quên, khi sáng ra...
Em òa khóc. Tiếng khóc lây rất nhanh, tất cả 117 em cùng òa khóc theo. Tiếng khóc sẵn sàng ấy từ bấy lâu nay, đến giờ vẫn phải cố nén, bỗng đống loạt vỡ ra; cả gian phòng trống rỗng không một chiếc ghế, tiếng khóc va vào các bức tường như vang to hơn. Cô giáo lo lắng nhìn chúng tôi bằng đôi mắt đỏ hoe. Đến khi tiếng khóc lặng lẽ lan đến chúng tôi thì tiếng khóc của căn phòng vợi đi. Đừng nên khía vào nỗi đau của các em! Tôi thầm nghĩ. Nhưng cô giáo bỗng nói, giọng cô tự nhiên rắn lại: “Các em hãy nói, nói thật nhiều để các ông nhà báo nước ngoài viết lên cho mọi người hiểu, ai đã giết bố mẹ các em, anh chị các em..."
Căn phòng lại phăng phắc im lặng. Các em đưa mắt nhìn nhau, rồi nhìn cô giáo. Cô giáo quay nhìn chúng tôi.
- Thưa các ông, phần các em chưa hiểu và cũng chưa biết gì về nỗi bơ vơ, phần đang bàng hoàng như người ốm dậy. Mong các ông hiểu cho.
Vâng, chúng tôi hiểu! Một đất nước vừa qua một trận dịch của một loại siêu vi trùng, dù hôm nay "tai qua, nạn khỏi" đã mấy ai tìm ra hết nguyên nhân.
Có ai sờ nhẹ lên lưng tôi. Tôi quay lại. À, vẫn là anh bạn nhỏ của tôi: Chú bé câm. Trong một ngày hôm nay ba lần chú xuất hiện, cả ba lần tôi đều ngạc nhiên. Sau lần đầu “đuổi kịp xe" rồi “cùng nhau” xem tranh, xem trọng tôi mải miết theo các bạn đồng nghiệp leo chót vót lên những vòm tháp và ngồi thở. Từ lúc ấy không thấy em đâu. Sự gặp gỡ và chia tay cũng đột ngột như nhau. Khi chúng tôi rời Ăng-ko Thom đã lại thấy chú tủm tìm cười dưới chân tượng Bay-on. Rồi lại “mất" nhau. Đến bây giờ, sau nửa ngày đã leo trèo, trong khi chờ một giờ để các bạn đồng nghiệp hỏi han thêm, ghi chép thêm, tôi kiếm một tảng đá phẳng ở khu rừng cách đấy chừng vài trăm mét, nghĩa là vẫn có thể nghe tiếng ô tô nổ máy để trở về, nhìn lại khuất nẻo một chút để ngồi vì tôi cũng cần sự vắng vẻ cho lắng lại cảm xúc của mình. Dường như để cảm ơn những lần tôi né người hoặc đẩy những đồng nghiệp lùi ra xa một chút nhường chỗ cho em, lúc này em đến bên tôi với cử chỉ thân thiết, sờ nắn lên người tôi, nắm lấy bàn tay, ngắm nhìn bộ quân phục, gật gù âu yêm. Tôi cũng cười và gật gù theo em. Bỗng dưng tôi cũng thành người câm. Hai chúng tôi chỉ dùng những cử chỉ làm dấu hiệu rồi hoặc cùng cười, hoặc cũng ngơ ngác không thể hiểu mỗi người nói cái gì, muốn chứng tỏ điều gì. Sau một hôi lâu làm việc gì đó mà tôi không hiểu nổi dù vẫn cười, vẫn chau mày gật đầu: chợt em túm bàn tay tôi kéo đi. Tìm kiếm cái gì đó! Không biết. Tôi cứ để nguyên những ngón tay mình trong bàn tay bé bỏng của em, để em lầm lũi kéo đi đến bên một gốc dừa, chỉ lên ngọn dừa, chỉ vào chùm dừa rồi phùng má làm những động tác khác. Tôi lẩm nhẩm bằng tiếng Việt tán thưởng cho em: Ừ cây dừa to quá, gần hai vòng tay mới kín gốc. Ừ xanh lắm; ừ quả, úi chào, quả to đặc biệt. Đúng, đúng, đúng rồi, họ hái dừa mang về ăn. Phải, phải, cái cùi này kho thịt nạc có thể phồng má trợn mắt mà nhai vẫn không thể nuốt kịp. Ừ đúng, đúng, họ lấy nước đó uống mát tuyệt vời. Đúng rồi, nước dừa hút từ gốc lên. Đúng đúng, trước tiên phải đào hố chôn cây dừa xuống. Ừ, ừ rồi tưới tắm, rồi xơi dừa cho tơi quanh gốc ừ, ừ... ừ...!
Sự phụ họa của tôi không thể thỏa mãn hay sao mà em cầm lấy bàn tay tôi vứt đi như thể vứt hẳn cái vật thừa thãi ngu ngốc này đi chỗ khác cho rảnh mắt. Nhưng rồi em lại cầm ngay lấy bàn tay ấy kéo tôi ngồi xuống. Em bới bới quanh gốc dừa bằng hai bàn tay không. Hai bàn tay không không bới nổi, em chạy đi kiếm cành cây về đào, bẩy. Lẽ tất nhiên là tôi không thể tham gia cái trò chơi muôn thuở của trẻ con, chúng nó có thể tìm thấy sự lý thú ở bất cứ một đô vật gì ta không để ý. Ở Việt Nam trong năm đánh Mỹ tôi đã gặp một gia đình hai vợ chồng phải đi làm ca và trực chiến, nhốt các con ở trong nhà, bên cạnh những chiếc hô cá nhân và hầm, là ba cậu con trai. Hàng tháng trời các em bị nhốt, dù bố mẹ đã mua rất nhiều đồ chơi nhưng không có thứ đồ chơi nào được nguyên vẹn lấy một ngày, hấp dẫn đến một ngày. Vẫn phải nhốt vì không biết máy bay sẽ đến ngày nào, bỏ bom lúc nào. Mỗi ngày bị tù túng, mỗi ngày ba đưa trẻ tìm ra trò chơi mới. Cuối cùng chúng thi nhau chặt cả khung xe đạp biến những tuýp thành các loại súng, còn lốp, săm cắt ra làm võng đeo và dây trói giặc Mỹ xâm lược.
Các em bé Campuchia, tôi không biết các em có thích những trò chơi gì? Thích khám phá những gì?
Tôi vẫn nhìn về khu tượng đền, vẫn lấp ló thấy dáng đứng của tượng đá Bay-on.
Nếu tất cả trẻ con trên trái đất này đều đằng đẵng kiếm sống từng ngày và chạy trốn cái chết từng giờ, rồi thế giới sẽ ra sao? Tất cả những người làm cha làm mẹ sẽ ra sao? Tôi cứ tự hỏi mình như thế, tự hỏi rằng vì sao một dân tộc đã có thể biến những tảng đá thành nụ cười, thành lời nói lại có thể hanh hạ những đứa trẻ đến nhường này.
Vì sao em lại câm mà không điếc? Trong ý nghĩ miên man của mình, tôi gọi đến em bé, thì ngay lúc ấy, em giật giật áo rồi túm lấy tay tôi bắt xòe ra đặt lên đấy một nắm tóc đã vò rối lại. Chuyện gì đã xảy ra? Em chỉ những sợi tóc ở tay tôi rồi chỉ về phía gốc dừa em đang bới dở. Những sợi tóc ngắn còn dính cả lớp da đầu đã khô kết lại. Không hiểu đấy là tóc của đàn bà hay đàn ông, dù sự cố gắng hết sức của em cũng chỉ làm tôi hiểu được là đã có một người bị chôn xuống đấy, khi chôn miệng người ấy vẫn còn kêu được.
Nhưng đấy là bố hay mẹ em, là chú bác hay anh, chị của em? Em bé dẫn tôi đi đến những gốc cây xoài, thốt nốt... Tất cả 25 gốc cây đều có người bị giết, bị chôn ở đấy. Sợ những động tác của em tôi chưa hiểu đúng hoặc tôi chưa tin điều em nói: "Ở gốc cây này họ đập đầu, ở gốc cây này họ chôn sống, ở đây họ cắt cổ... Gốc này, gốc này..." Em móc tay lên những mảnh sọ, những sợi tóc, những xương ống tay để những tỏ những lời em nói là đúng.
Làm ba lần như thế xong, em bị tôi ra hiệu vứt cành cây đi. Em bằng lòng làm theo. Tôi đã quen những ám hiệu có thể nhận ra mỗi gốc cây chúng đã giết người kiểu gì. Chả lẽ cả 25 gốc cây kia đều là người trong gia đình em? Ở một đại đội thuộc tiểu đoàn 8 ở tỉnh P. co 80 chiến sĩ thì 65 người có bố mẹ, anh em trong gia đĩnh bị giết. Gia đình bị giết nhiều người nhất là 27, ít là 3. Con số 25 em chỉ mà tôi đếm được ở đây chưa phải là nhiều nhưng nếu là cả gia đình em bị giết thì bằng cánh nào em sống được! Lúc ấy em ở đâu lại có thể nhìn thấy tất cả. Có phải em mới câm từ ngày ấy không? Ai có thể nói cho tôi nghe những điều em bé không thể nói được! Những người dân đứng quanh đây không ai biết và cũng không thể nói gì trước kẻ vừa câm vừa điếc như tôi. Còn những tượng đá Bay-on thì vẫn im lặng nhìn ra bốn phía mỉm cưỡi.
Hai ngày sau, nhân lúc các em ở trại mồ côi đến thăm nhà tù, thăm trại nuôi cá sấu và những hố chôn người, tôi mới nhận ra không phải như thể, không phải 25 người bị chôn dưới 25 gốc cây trước Ăng-ko Thom là người trong gia đình em bé câm. Cô giáo Bun Cham Oát đang dẫn em cùng các bạn cho tôi biết, khi đưa em nào trại, những người dân quanh Ăng-ko nói em không phải người tỉnh này. Em lang thang từ đâu đến và ở lại quanh quẩn vùng này khoảng bảy tám tháng trước khi giải phóng. Nhưng em ở đâu, bố mẹ em còn hay mất, em câm từ bao giờ thì không ai biết, không ai có thể biết được.
Ở bất cứ nơi nào đã giải phóng cũng có cách gọi giống nhau, con người đã trở lại ánh sáng và ánh sáng ở bất kỳ đâu cũng có đầy đủ sức mạnh của nó. Ví dụ như suốt mấy ngày qua không ai biết chút gì về em bé câm thì bỗng chốc rành rọt tất cả. Em đã được gặp cha em: Kẻ ngày ngày chặt người làm ba, Sóc Tê Rêl. Hắn lách vào đám trẻ đang xem những dụng cụ giết người ở trại giam, kêu khe khẽ: “Sóc, Sóc, cha đây, cha đây con!". Khi nhận ra hắn, em bé òa khóc, muốn kêu lên thật to, nhưng em cứ ú ớ không ra tiếng. “Cho xin phép gặp con tôi!". Hắn đề nghị. Người chiến sĩ bảo vệ bảo hắn đưa em bé ra nhà khách của trại giam. Trên đường đi hắn đứng lại lom khom ghè mồm gần vành tai em. Đứa bé đứng lại làm những ám hiệu, rồi giơ bàn tay xòe cả năm ngón. Hắn chộp lấy tay em, ngửa mặt giữa trời, kêu thét: “Chúng nó giết cả vợ con tôi rồi! Các ông bà ơi, bọn Ăng-ka giết cả vợ tôi, cả bốn đứa con tôi rồi, ối trời ơi... hơ... hơ..." Bàn tay hắn đậy vào cái mặt ngửa hẳn lên trời, lảo đảo rồi ngã vật xuống. Những chiến sĩ và cô gái xô đến đỡ hắn dậy, dìu vào nhà. Nằm trên giương, áp mặt xuống gối hắn khóc và thở hồng hộc. Em bé câm đập đầu và hai bàn tay vào lưng hắn, nước mắt chảy và mồ hôi em vã ra ướt đẫm khắp ngươi. Cô giáo Chăm Bun lấy khăn lau cho em xong, em lại đập mặt xuống lưng người cha, khóc. Em khóc như chưa bao giờ được khóc, chưa lần nào dám khóc kể từ khi mất mẹ, mất bốn người anh, chị và bằng cách nào em đã thoát chết lang bạt đến đây. Có ai biết trong nỗi đau vật vã của em mời chỉ là tiếng khóc tiếc thương người mẹ cùng các anh các chị hay đã có tiếng khóc căm giận tủi hờn về một kẻ làm cha. Đã biết gì chưa em bé? Hỡi Sóc Tê Rêl! Anh hãy nói cho con anh biết đi nói đi, để đứa trẻ khỏi phải khóc lăn nữa.
Tôi muốn kêu lên, nhưng Sóc Tê Rêl vẫn khóc và thở.
Hắn đang thương tiếc và hối hận ư? Mỗi ngày cầm dao lên hắn có ngờ rằng cũng có kẻ khác sẵn sàng cầm dao, cầm đồ cắt cổ và đập chết vợ hắn và những đứa trẻ con hắn không. Hãy lau nước mắt và ngồi dậy, Sóc Te Rêl! Đứa bé đang ngồi cạnh anh, bấy lâu nay anh đã quên nó, nhưng nước mắt của nó mới có thể rửa sạch tội ác cho anh. Hãy nhìn vào mắt nó, chỉ có mắt trẻ em mới là nơi bắt đầu một cuộc sống trong sạch.
Buổi chiều, trên đường về trại trẻ mô côi, Sóc vẫn đi bên tôi. Em không khóc nhưng khuôn mặt bầm lại, em dẫm từng bước chân như nén xuống mặt đất, lặng thinh. Tôi vẫn cầm lấy bàn tay bé bỏng của em và im lặng, trong im lặng nghiêm trang này em hẳn đang nghĩ về những buổi học chữ ngày mai cùng các bạn. Cùng các bạn lại học hát dù em không thể hát, học múa và vui chơi. Nhưng em cũng như hàng trăm bạn khác không phải chỉ biết có nụ cưỡi im lặng, chắc chắn em sẽ nhớ đến những gì đã xảy ra ngày hôm nay: Những tiếng khóc cho ngày hôm qua.

Dốc 70 Hoàng Hoa Thám

Tháng 3- 1979